Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 29 tháng 7, 2015

ẢI NAM QUAN - Chu tất Tiến.


Nhiều thập niên gần đây, khi nhà cầm quyền Cộng Sản đã để lộ dã tâm bán nước, hiện nguyên hình là một “CHÍNH PHỦ BÙ NHÌN” của Tầu Chệt, thì vấn đề Ải Nam Quan lại rộ lên từ Nam chí Bắc, từ đất Tổ sang đến các cộng đồng Việt Nam hải ngoại. Tùy theo vị trí của những nguồn dư luận, mà một trong hai khuynh hướng đối lập nhau được thể hiện. Với những người yêu nước, dù ở trong nước hay ở hải ngoại, thì Ải Nam Quan là của TA, trong khi Hà Nội và các tâm điểm thảo luận do Chính Phủ Bù Nhìn Cộng Sản tổ chức thì lại cho rắng đó là của TẦU.
 Dĩ nhiên, tuyệt đại đa số người Việt hải ngoại thì luôn bảo vệ Đất Tổ và không nhân nhượng trong lập trường cho rằng Ải Nam Quan là của TA, chỉ trừ một thiểu số rất ít ỏi, những kẻ vong bản, gàn dở, và thất học, thì mới cong lưng, cúi đầu chấp nhận lý luận của Đảng Cộng Sản Việt Nam mà cho rằng Ải Nam Quan vốn dĩ là do TẦU xây nên, thì nay TẦU chiếm giữ cũng là hợp lý thôi. Những  tay gàn dở đã hùa theo Tầu để dựa vào hiệp ước Thiên Tân ký năm 1885 mà cho rằng “CHÍNH VIỆT NAM ĐÃ KÝ KẾT HIỆP ƯỚC THIÊN TÂN và chấp nhận rằng Ải Nam Quan là của Tầu. Hiệp ước quốc tế này đã chứng minh rằng Ải Nam Quan là của TẦU. Ngoài ra, cái kiến trúc Ải Nam Quan từ xưa đến nay đều do Tầu xây cho nên, theo đúng lý lẽ thì Ải Nam Quan là của Tầu!” Chủ nhân của lý luận gàn dở ấy quên rằng khi đó, Pháp đã đô hộ Việt Nam và vì muốn hòa giải với Tầu, nên Thực Dân Pháp đã ép ta, lúc đó chẳng có sức mạnh nào cả, phải ký kết, không ký cũng không được.
Đến đây ta phải minh định rõ ràng hai điểm khác nhau: Kiến trúc Ải Nam Quan và Dải Đất trên đó Ải Nam Quan được xây dựng. Vì thế, khi nói đến chuyện tranh chấp ai là chủ Ải Nam Quan thì phải phân biệt: Chủ cái kiến trúc đó, và Chủ Đất. Một khi đã là “Ải” hay “Trấn Biên Thùy” thì nói đến sự sử dụng chung của cả hai bên biên giới.
Do đó khi nói: “Giang Sơn ta từ Ái Nam Quan đến Mũi Cà Mâu”, không có nghĩa là Giang Sơn từ bức tường phía Bắc của cái “Kiến Trúc Ải Nam Quan” kéo dài đến Mũi Cà Mâu, mà chỉ có nghĩa là “Đất” của ta tính từ Trung Tâm Điểm của Ải Nam Quan, nói đơn giản hơn, nếu đem Ải Nam Quan ra cưa làm đôi, thì Việt Nam và Tầu, mỗi nước chiếm một nửa phần đất, mà trên đó Ải Nam Quan được xây dựng! Cũng giống như khi nói: “Tôi đi từ Hà Nội đến Sài gòn”, không có nghĩa là “tôi đi từ biên giới phía Bắc của Hà Nội đến Sài Gòn”, mà có thể từ biên giới phía Nam của Hà Nội, hay từ giữa lòng Hà Nội mà đi…
Hơn nữa, chính chữ “Ải” đã nói lên rằng đó là cái cửa ra vào ở đường biên giới. Theo Tự Điển Nguyễn Văn Khôn, Ải = Frontier pass. Ải có thể là một cấu trúc lớn, cũng có thể chỉ là một chòi canh, một cánh cửa giao thương giữa hai nước có lính gác. Tại nhiều “cửa Ải” ở Trung đông, đôi khi chỉ là một cái rào cản bằng kẽm gai, lính gác hai bên kéo qua kéo lại. Như thế, Ải không thuộc về bất cứ Một nước nào mà phải thuộc về cả hai quốc gia nằm hai bên Ài, nếu chỉ có một Ải chung.
Thực tế lịch sử đã chứng minh rằng dải đất trên đó mà Ải Nam Quan được xây dựng là của TA một nửa: Nửa phía Nam thuộc về Ta, nửa phía Bắc thuộc về Tầu.
Nhiều sự kiện liên quan đến Ải Nam Quan đã minh chứng rằng Ải Nam Quan có một nửa (xẻ theo chiều ngang) là của Ta, và một nửa của Tầu như sau:
 Theo Ðại Nam Nhất Thống Chí (1882) đoạn nói về Ải Nam Quan:
Ải Nam Quan cách tỉnh thành (Lạng Sơn) 31 dặm về phía bắc, thuộc châu Văn Uyên, phía bắc giáp châu Bằng Tường tỉnh Quảng Tây nước Thanh, tức là chỗ mà người Thanh gọi Trấn Nam Quan. Cửa nầy dựng từ năm Gia Tĩnh nhà Minh, đến năm Ung Chính thứ 3 (1725) nhà Thanh, án sát tỉnh Quảng Tây là Cam Nhữ Lai tu bổ lại có tên nữa là "Ðại Nam Quan", phía đông là một dải núi đất, phía tây là một dải núi đá, đều dựa theo chân núi xây gạch làm tường, gồm 119 trượng, cửa quan đặt ở quãng giữa có biển đề "Trấn Nam Quan", dựng từ năm Ung Chính thứ 6 (1728) triều Thanh, có một cửa, có khóa, chỉ khi nào có công việc của sứ bộ mới mở. Bên trên cửa có trùng đài, biển đề 4 chữ "Trung ngoại nhất gia", dựng từ năm Tân Sửu [1781] đời Càn Long nhà Thanh. Phía bắc cửa có "Chiêu đức đài", đằng sau đài có "Ðình tham đường" (nhà giữ ngựa) của nước Thanh; phía nam có "Ngưỡng đức đài" của nước ta, bên tả bên hữu, có hai dãy hành lang, mỗi khi sứ bộ đến cửa quan thì dùng chỗ nầy làm nơi tạm nghỉ."
Theo "Ðịa-dư Các Tỉnh Bắc-Kỳ" của Ngô Vi-Liễn, Phạm Văn-Thư và Ðỗ Ðình-Nghiêm (Nhà in Lê Văn-Tân xuất-bản, Hà-Nội, 1926):
"Cửa Nam-Quan ở ngay biên-giới Trung-quốc và Việt-Nam. Kể từ Hà-Nội lên đến tỉnh-lỵ Lạng-Sơn là 150 km; đến cây-số 152 là chợ Kỳ-Lừa; đến cây-số 158 là Tam-Lung; đến cây-số 162 là Ðồng-Ðăng; đến cây-số 167 là cửa Nam-Quan đi sang Long-Châu bên Tàu. Như vậy từ Ðồng-Ðăng lên cửa Nam-Quan có 5 km; từ Kỳ-Lừa lên Nam-Quan mất 15 km [về phía tây-nam chợ Kỳ-Lừa có động Tam-Thanh, trước động Tam-Thanh có núi Vọng Phu hay tượng nàng Tô-Thị là những danh thắng của tỉnh Lạng-Sơn] và từ tỉnh-lỵ Lạng-Sơn lên Nam-Quan là 17 km."
Quyển "Phương Ðình Dư địa chí" của Nguyễn Văn Siêu (bản dịch của Ngô Mạnh-Nghinh, Tự-Do xuất-bản, Saigon, 1960) thì ghi:
"Cửa hay ải Nam-Quan, đời Hậu-Lê trở về trước gọi là cửa Pha-Lũy (hay Pha-Dữ), ở về phía bắc châu Văn-Uyên, trấn Lạng-Sơn. Từ châu Bằng-Tường (tỉnh Quảng-Tây) bên Trung-quốc muốn vào nước An-Nam phải qua cửa quan này".
-Về các sự kiện lịch sử liên quan đến Ải Nam Quan:
a) Năm 981, sau khi vua Đinh Tiên Hoàng của nước ta (tên lúc đó được gọi là “Đại Cồ Việt”) bị ám sát, vua nhà Tống là Tống Thái Tông sai Hầu Nhân Bảo tấn công nước ta qua đường Lạng Sơn, đã dừng chân ở phía Bắc của Ải Nam Quan, rồi mới truyền lệnh cho mũi tấn công thứ nhất là từ Ải Nam Quan, trong khi các mũi tấn công khác thì tìm đường khác mà xâm nhập. Việc này đã minh định là từ bên này cửa của Ải Nam Quan là đất của Ta.
b) Năm 1077, một lần nữa, Tống Thần Tông sai Quách Quỳ tấn công nước ta, lúc đó gọi là Đại Việt. Quân Tống cũng xếp hàng bên kia Ải Nam Quan rồi mới tiến xuống Ải Quyết Lý rồi tiếp theo là Ai Chi Lăng. (Ải Quyết Lý và Ải Chi Lăng là hai nơi cửa ngõ quan trọng được trấn giữ bởi một số quan lính ta. Hai Ải này không phải là Ải Biên Giới nên hoàn toàn do ta làm chủ).
c) Tiếp sau đó, đã hai lần vua nhà Nguyên là Hốt Tất Liệt (Kubilai) sai Thoát Hoan tấn công Đại Việt bằng đường bộ qua Lạng Sơn năm 1284, 1287. Quân lính cũng phải đi qua ải Nam Quan mà xâm nhập nước ta.
d) Năm 1774, sau khi Ải Nam Quan được Tầu dổi tên là Trấn Nam Quan, thì Ðốc trấn Lạng-Sơn là Nguyễn Trọng Ðang cho tu bổ Ngưỡng Đức Đài nằm về phía nam của Trấn Nam Quan, phía nước mình.
e) Năm 1788, theo lời cầu viện của thân mẫu của Lê Duy Kỳ, vua nhà Thanh là Càn Long (1736-1795) cử Tôn Sĩ Nghị cầm đại quân sang Đại Việt, đi bằng ba ngả: Tôn Sĩ Nghị cùng Hứa Thế Hanh vào cửa Nam Quan, qua Lạng Sơn đi xuống, Sầm Nghi Đống đi qua đường Cao Bằng, và đề đốc Vân Nam Ô Đại Kinh vào đường Tuyên Quang. Đoàn quân viễn chinh nhà Thanh bị vua nhà Tây Sơn là Quang Trung đánh tan, phải chạy về vào đầu năm kỷ dậu (1789).
Ngoài ra, còn hai câu chuyện mang tính lịch sử liên quan đến Ải Nam Quan, đã chứng minh rằng Ải Nam Quan là của Ta: 
1-Vào khoảng 1406-1417, thế kỷ 15, Nguyễn Phi Khanh bị quân Tầu bắt về Tầu. Nguyễn Trãi đi theo cha tới Ải Nam Quan, thì phải dừng lại, vì Nguyễn Phi Khanh dặn con phải trở về, lo đuổi quân Tầu, báo thù cho cha. Nguyễn Trãi vừa khóc vừa quay về và đầu quân dưới trướng Lê Lợi vào năm 1417. Như thế, Ải Nam Quan đã có từ trước thế kỷ 15.
2- Trước đó, vào năm 1308, thế kỷ 14, Mạc Đĩnh Chi đi sứ sang Tầu, đến cửa Ài Nam Quan bị quân Nguyên bắt chui vào cánh cửa nhỏ. Ông chống lại, thì bọn quan canh cửa đưa câu đối, nếu đối được thì họ sẽ mở cửa. Câu đối có nội dung như sau:
Quá quan trì, quan quan bế, nguyện quá khách quá quan
(nghĩa là: Tới cửa ải trễ, cửa quan đóng, mời khách qua đường cứ qua)
Một vế đối hóc búa đến 4 chữ quan và 3 chữ quá? Mạc Đĩnh Chi thấy khó, nhưng ông đã nhanh trí dùng mẹo để đối như sau:
Tiên đối dị, đối đối nan, thỉnh Tiên sinh tiên đối
(nghĩa là: Ra câu đối dễ, đối câu đối khó, xin mời Tiên sinh đối trước).
Vế đối của ông có 4 chữ đối và 3 chữ tiên, đúng với yêu cầu câu đối của viên quan ấy. Mạc Đĩnh Chi tìm được vế đối hay, khiến người Nguyên phải phục và liền mở cửa ải để đoàn sứ bộ của Mạc Đĩnh Chi qua biên giới.
Như thế, dải đất phía Nam của Ải Nam Quan nguyên thủy được xây dựng là thuộc của Ta, còn Tầu chỉ có cái kiến trúc nằm trên mảnh đất đó.
 Đến khi Hiệp Ước Thiên Tân được ký, thì Tầu đã di chuyển Ải Nam Quan vào sâu trong nội địa Tầu rồi, và đã xây một cái kiến trúc mới nằm ngay trong đất của TA.
Năm 1972, Chiến dịch Linebacker II do Nixon chỉ huy nhằm đánh thẳng vào đầu não Bắc Việt bằng bom. Bắc Việt cầu cứu Tầu. Lập tức Tầu đã lợi dụng chuyện này, cho lập một hàng rào phòng thủ bằng Hỏa Tiễn Sam, rồi dồn quân cắm sâu vào nội địa Bắc Việt với lý luận là phải bảo vệ hàng rào phòng thủ này. Khi cuộc ném bom chấm dứt bằng Hiệp Định Paris 1973, Tầu “quên” không rút quân khỏi những vùng đã đóng quân trước đây, và chiếm luôn những đỉnh cao đó.
 Đến trận Chiến Tranh Biên Giới Việt Trung, 1979, Tầu đã tung quân tấn công 6 tỉnh biên giới: Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh, cũng khởi điểm từ Ải Nam Quan (mới) và lập nhiều đồn mới về phía Nam của Ải Nam Quan.
  Ngày 5 tháng 3 năm 1979, sau khi chiến tranh kết thúc, Tầu rút quân về nước, nhưng cũng “quên” không trả đất và vẫn chiếm giữ vùng đất phía nam ải Nam Quan. Vì thế, trạm hải quan của Bắc Việt phải một lần nữa dời xuống phía nam ải nầy, sâu trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 300 đến 400 m về phía Nam.  
Điều nhục nhã cho lịch sử Việt là vào ngày 30 tháng 12 năm 1999, tại Hà nội, Nguyễn Mạnh Cầm, Ngoại Trưởng của Bắc Việt và Đường Gia Triển của Trung quốc chính thức ký ‘Hiệp ước biên giới trên đất liền’, xác nhận Ải Nam Quan thuộc về Tầu.
Như thế, dài đất mà trên đó xây Ải Nam Quan (cũ) là của hai nước Việt và Tầu. Sau này, Tầu lấn sân, xây Ải Nam Quan vào sâu trong đất của ta cả ngàn mét, và được Pháp công nhận. Vậy, công trình Ải Nam Quan (mới) là do người Tầu xây thật, nhưng dải đất mà trên đó Tầu xây Ải Nam Quan lại là của Việt Nam. Đó là sự chiếm đoạt giang sơn Tổ Quốc Ta rõ ràng.
Người Việt sau này có ý muốn đòi lại Ải Nam Quan, là muốn đòi lại mảnh đất mà trên đó, Tầu xây dựng cái Ái Nam Quan kia, chứ còn cái công trình xây cất bẳng gạch, xi măng đó thì đúng là của Tầu thiệt, không ai thèm đòi.
Giả sử mà bọn Tầu Ô kia mà chịu trả đất, thi ta nhất định giật sập cái Ải đó, hoặc biến cái kiến trúc đá đó thành một cái cầu tiêu khổng lồ cho dân Việt xử dụng, và sẽ xây một công trình khác, trên đúng chỗ mà xưa kia ông cha ta đã gọi là Ải Nam Quan cũ từ thế kỷ trước thế kỷ thứ 14.
Hiện nay, những kẻ nào lý luận theo kiểu Cộng Sản Tầu và Cộng Sản Việt Nam mà cho rằng Ải Nam Quan là của Tầu, đều là những kẻ vọng ngoại, phản quốc, đáng bị trừng trị theo Luật Hồng Đức là “lăng trì” hay cho 4 ngựa phân thây, tài sản bị xung công, vợ con bị đầy lên khu nước độc. Nếu chiếu theo Luật Hồng Đức như thế thì cả 15 tên thuộc Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản Việt Nam đều phải bị xử “lăng trì” hết vì tất cả đã đồng ý bán nước cho kẻ thù kinh niên là Tầu Cộng. Mong điều này sớm đến.
 
Chu Tất Tiến.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét