Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 30 tháng 7, 2015

5 món đồ đặc biệt quý hiếm được tìm thấy ở những nơi không ai ngờ

1-296fb
Một số món đồ gắn với tên tuổi của những nhân vật nổi tiếng vô tình bị lãng quên hoặc không được nhận ra mà phải đến sau này chúng mới được phát hiện và được định giá đúng với giá trị vốn có.
Cuốn phim về Amelia Earhart

Vào mùa xuân năm 1937, nữ phi công Amelia đang chuẩn bị cho chuyến bay vòng quay thế giới của mình. Trước khi xuất phát, Earhart dừng chân tại một sân bay ở Burbank (Mỹ) với Al Bresnik, nhiếp ảnh gia riêng của mình để thực hiện một bộ ảnh. Anh trai của Al Bresnik là John cũng tham gia và ghi lại đoạn phim dài 3 phút rưỡi trên chiếc máy quay 16mm. Đoạn phim này sau đó được cất trên tủ văn phòng của ông trong suốt 50 năm, sau đó là văn phòng của con trai ông trong 20 năm tiếp theo, trước khi được phát hiện vào năm 2007.
Bộ phim cho thấy Earhart đã vô cùng nữ tính khi bà đứng trước ống kính và cả những người xung quanh chiếc máy bay. Đoạn phim này sau đó đã được phát hành cùng cuốn sách dài 80 trang về cuộc đời của Amelia Earhart. Nhà xuất bản cho biết họ sẽ lên kế hoạch hiến tặng đoạn phim này cho một bảo tàng.
Chiếc máy tính đầu tiên của hãng Apple
2-ac5e7

Thật bất ngờ khi rác thải của người này lại có thể là kho báu trị giá tới 200.000 USD với người khác. Một công ty tái chế ở thung lũng Silicon đang cố tìm kiếm một cụ bà, người đã bỏ đi chiếc máy Apple I vào đầu năm nay. Apple I là dòng máy được chính tay Steve Jobs và Steve Wozniak chế tạo trong gara của Steve Jobs vào năm 1976, chỉ có 200 chiếc từng được sản xuất. Mỗi chiếc khi đó có giá 666,66USD và các chuyên gia cho rằng chỉ còn 50 chiếc Apple I còn tồn tại.
Công ty tái chế này cho biết cụ bà trên mang tới nhiều chiếc hộp chứa các linh kiện điện tử, được thu dọn sau khi chồng bà qua đời. Bà cụ không đòi hóa đơn thuế, cũng như không để lại thông tin liên lạc. Những chiếc hộp này chỉ được mở sau đó vài tuần. Khi tìm thấy chiếc máy tính, công ty này đã không thể liên hệ với cụ bà. Một nhà sưu tập giấu tên đã bỏ ra 200.000 USD để mua lại chiếc máy này. Công ty tái chế cho biết họ vẫn đang tìm cụ bà để bàn giao lại 100.000USD từ số tiền bán máy. Tuy nhiên cho tới nay, vẫn chưa có bất kỳ  tin nào về tung tích của bà cụ.
Cây đàn guitar của John Lennon
3-a42cd
Một hiện vật quan trọng của ban nhạc The Beatles vừa xuất hiện trở lại sau 50 năm mất tích. Đó là chiếc đàn 1962 J-160E Gibson được John Lennon sử dụng trong thời kỳ khởi nghiệp của ban nhạc. Chiếc đàn biến mất vào năm 1963, trong buổi biểu diễn của Beatles tại London. Sau đó, tay guitar nghiệp dư John McCaw đã mua một chiếc đàn với giá vài trăm USD. Tới năm 2014, một người bạn nhận thấy sự tương đồng giữa cây đàn của McCaw và chiếc đàn mất tích của John Lennon, do vậy họ đã xem xét kỹ chiếc đàn này. Dựa trên vân gỗ, số hiệu và vẻ bề ngoài, cây đàn của McCaw được công nhận chính là chiếc đàn mất tích của John Lennon. Dự kiến cây đàn sẽ có giá từ 600.000-800.000 USD khi mang đấu giá.
Áo phi hành gia của Chris Hadfield
4-32d62
Chris Hadfield là một nhà du hành vũ trụ rất được yêu quý tại Canada. Ông là người Canada đầu tiên đi vào không gian, và được cho là đã góp công lớn trong việc phổ cập du hành vũ trụ tới công chúng. Điều đáng ngạc nhiên là một trong những bộ đồ bay của ông đã được tìm thấy trong một cửa hiệu đồ cũ ở Toronto vào năm 2015.
Tiến sĩ Julielynn Wong cho biết khi cô đang xem các món đồ thì nhận ra bộ đồ du hành vũ trụ với bảng tên của Hadfield. Ban đầu, Wong cho rằng đó là một bộ đồ hóa trang rất thật và mua lại với giá 40 USD. Sau đó, cô phát hiện đó chính là bộ đồ Hadfield đã mặc trên bìa cuốn sách nổi tiếng của ông. Evan, con trai của Hadfield, cho biết gia đình đã gửi nhầm chiếc hộp cho tổ chức từ thiện khi tới Canada. Ban đầu, gia đình dự kiến cho một trung tâm nghiên cứu khoa học mượn bộ đồ này.
Chiếc giày của Reese Witherspoon
5-c0850

Hai nhà leo núi ở Oregon (Mỹ) đã tìm thấy một hiện vật của Hollywood vào đầu năm 2015. Trong bộ phim nổi tiếng Wild, nhân vật của Reese Witherspoon đã cởi giày và ném xuống một vực sâu. Nhà leo núi Chris Kesting xem phim và ngay lập tức nhận ra địa điểm quay phim là ở phía Nam núi Hood. Anh và một người bạn đã tới khu vực này và chỉ mất 15 phút để tìm thấy chiếc giày trong bộ phim đó. Kesting đoán rằng đoàn làm phim đã không tìm kiếm chiếc giày sau khi hoàn tất cảnh quay và bỏ quên nó luôn. Hiện chiếc giày đang được Kesting cất giữ trong tủ sách của mình.
Theo Toptenz

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét