CANADA (Vi Anh) — Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam Cộng Hoà, sắp qua năm thứ 40 ngày Việt Nam Cộng Hoà bị Cộng Sản Bắc Viết đánh chiếm, Canada, một trong mười mấy nước kỳ Hoà Ước Paris 1973, Thượng Viện Canada mở hội nghị về một giải pháp dùng Hiệp Định Paris 1973 giải quyết tranh chấp Biển Đông, trả lại công bằng cho Việt Nam Cộng Hòa, cho dân Việt Nam được quyền tự quyết trong cuộc bầu cử tự do có Liên Hiệp Quốc giám sát, đúng tinh thần pháp chế quốc tế và tinh thần cam kết trong hoà ước.
Sư kiện lịch sử này là do cuộc vận động kiên nhẫn và và điều hợp khéo léo của Thượng Nghị sĩ Ngô thanh Hải, một người Việt tỵ nạn Cộng Sản ở Canada được công cử làm Thượng Nghị sĩ của Canada. Hội nghị này được Thượng Viện Canada bão trợ, họp ngay trong toà nhà Thượng Viện của Quốc Hội Lưỡng Viện Canada, khu Parliament Hill, Center Block, Room 160-S, suốt ngày Thứ Năm 5 tháng 12, năm 2014.
Về phía Thượng Viện Canada có TNS Ngô thanh Hải, TNS Lang, Chủ Tich Uỷ ban Quốc Phòng và An Ninh, TNS White Chủ Tịch UB Nội Qui, Thủ Tục và Năng Quyền Quốc Hội, TNS Andeychuk, Chủ Tịch UB Ngoại vụ và Ngoại Thương, Ngài Tim Uppal, Bộ Trưởng Bộ Đa Văn hoá của chánh quyển liên bang Canada, Ngài Deepak Obhrai, Bộ Trưởng Ngoại Vụ và Nhân quyền, Ngài David W. Kilgour, Cựu Chủ Tich Viện Dân biểu và Bộ Trưởng đặc trách Á châu và Thái bình dương của chánh quyền Canada.
Phía Việt Nam Cộng Hoà có phái đoàn quân dân cán chính VNCH đến từ các cộng đồng người Canada gốc Việt trong nước Canada, các miền lớn Montreal, Toronto, Ottawa trên 20 người, trong đó có Chủ Tịch Cộng Đồng, Nhân sĩ trí thức, Chuyên gia sáu bảy luật sư đang hành nghề và luật gia Canada chánh tông và Canada gốc Việt, tiêu biểu như Luật sư Lâm chấn Thọ, Ls Trịnh quốc Toàn, luật gia Benoit Bénéteau, David Lamenti, Tiến sĩ Bá ngọc Đào và Ts Nguyễn thế Bình.
Phái đoàn quân dân, cán chính Việt Nam Cộng Hoà đến từ Mỹ có 8 người Giáo sư Nguyễn ngoc Bích, Ts Binh thế Nguyễn đến từ Miển Đông Mỹ, nhà báo Vi Anh, Cựu dân biểu VNCH, Nhạc sĩ Hồ văn Sinh, thường vụ của VNCH Foundation dến từ Miền Tây Mỹ.
Chương trình làm việc, sau phần nghi thức, giới thiệu bắt đầu hội nghi với phát biểu của TNS Ngô thanh Hải của Thương Viện Canada. Hình thức làm việc có tính liên họp giữa điều trần và chất vấn. Phái đoàn VNCH Người Việt hải ngoại điều trần, đề nghị quí vị nghị sĩ và viên chức chất vấn và giải thích liên quan đến viêc dùng Hiệp Định Paris để đem lại công bằng, chân lý cho Việt Nam Cộng Hòa bị Trung Cộng đánh lấy đảo năm 1974 và Cộng Sản Bắc Việt dành lấy VNCH ở Miển Nam và giải quyết những tranh chấp biển đảo đang xảy ra ở Á châu Thái bình dương. Trường hợp này đã có tiền lệ, thành viên Hiệp Định Paris 1973 đã triệu tập lại lên án CS Bắc Việt đã đánh chiếm Campuchia, bị các nước ký hiệp ước này trừng phạt cấm vận và buộc phải rút quân về VN.
Những diễn giả chánh có Gs Nguyễn ngọc Bích, Ls Lâm chấn Thọ, Nữ Ts Bình thế Nguyễn đọc bức thư của Ô Lê trọng Quát, Cựu Bộ Trưởng VNCH, Cưu Chủ Tich Uỷ ban Nội vụ và Quốc Phòng Hạ Viện, VNCH. Trong điều trần, chất vấn và hội luận có hai vấn đề chánh bàn luận rất gay go, sâu sác nhưng đa số quí vị thượng nghi sĩ chuyên trách về ngoại giao Canada, qui vị luật gia và luật sư gốc Việt có mặt có chung nhận định đều về những điểm căn bản sau.
Chiếu hiến chương Liên hiệp Quốc, Việt Nam Cộng Hòa còn tồn tại trên phương diện pháp lý. Hiệp ước Paris 1973 vẫn còn giá trị, chưa có nước nào chánh thức rút ra. Các nước đã ký hãy còn trách nhiệm vói chánh quyền và nhân dân Việt Nam Cộng Hòa. Trung Cộng và Cộng Sản Bắc Việt tiền thân của chế dộ CSVN bây giờ đã vi phạm thô bạo hiệp ước Hoà Bình Paris 1973: Trung Cộng đánh chiếm Hoàng sa của VNCH năm 1974, Cộng Sản Bắc Việt đánh chiếm VNCH năm 1975.
Nhà báo Vi Anh, Cựu Dân biểu VNCH đúc kết, nói suốt gần hết buổi thảo luận. Những vị có thẫm quyền của Canada và những viên chức VNCH và đại diện cộng đồng, đoàn thế dân chính, chánh đảng và nhân sĩ, trí thức có mặt đã trình bày:
Rõ ràng Trung Cộng, Cộng Sản Bắc Việt đã vi phạm Hiệp Định Hoà Đàm 1973, dùng lực lượng võ trang đánh chiếm lấy Hoàng sa của VNCH, chiếm lãnh thổ VNCH một cách thô bạo. Canada là một nước có ký trong hiệp ước, vì tinh thần thượng tôn quốc tế công pháp, vì trách nhiệm và nghĩa vụ cam kết ngoại giao, vì công lý cho nhân dân VN, vì chủ quyền chánh đáng của quốc gia dân tộc VN, xin chủ toạ đoàn cho biểu quyết. Để có một văn kiện quan trọng, và long trọng trên phương diện luật pháp và thực tế để tạo một tiến trình. Hầu chánh quyển Canada có chứng cớ đặt vấn đề với các nước đã ký trong hiệp ước năm 1973. Và để người Việt hải ngoại chứng lý tiếp tục vận động các nước khác đã ký trong Hiệp ước.
Hình ảnh trong Hội nghị.
TNS Hải chủ toạ cho ngưng thảo luận để biểu quyết đồng ý hay không đồng ý trên nguyên tắc dự thảo Quyết Định do Ls Thọ và một số luật gia của Canada đúc kết nguyện vọng của hội nghi đã trình bày.
TNS Hải chủ toạ cho ngưng thảo luận để biểu quyết đồng ý hay không đồng ý trên nguyên tắc dự thảo Quyết Định do Ls Thọ và một số luật gia của Canada đúc kết nguyện vọng của hội nghi đã trình bày.
Cả trăm vị trong chánh quyền Canada, Việt Nam Cộng Hòa, và quí vị có mặt trong hội nghị đồng ý chấp thuận dự thảo trên nguyên tắc, với đa số tuyệt tuyệt đối. Chủ Toạ TNS Hải còn thận trọng cho biểu quyết ngược lại, ai không đồng ý xin giơ tay: Không ai giơ tay cả, coi như tuyệt đối đồng thuận thông qua dự thảo Nghị Định.
Càng thận trong hơn, TNS Hải đề nghị hội trường cử ra 5 vị nhuận sách bản văn dự thảo. Hội nghi đề cử TNS Hải, Gs Bích, Ls Thọ, DB Vi Anh, Nữ Ts Bình nhuận sắc dư thảo Nghị Định của hội nghị để TNS Hải với tư cách là một người Việt hải ngoại và thương nghị sĩ của Canada trình bày với Thương Viện, chuyển trình Hạ Viên và những chức trách liên quan trong chánh quyền Canada- càng sớm càng tốt.
Sau đây là dự thảo đã dược 100% hội nghị biểu quyết thông qua, bản gốc bằng tiếng Anh, xin tạm dịch ra tiếng Việt như sau:
“Nên những thành phần tham dự yêu cầu và kêu gọi chánh quyền Canada, thông qua Bộ Trưởng Ngoại Giao, tham khảo với các nước đã ký Định ước của Hoà Ước Paris để tìm một giải pháp để nhân dân Việt Nam Cộng hoà ở Miền Nam Việt Nam có thể thực hiện quyền tự quyết qua bầu cử tự do dưới sự giám sát của Liên hiệp Quốc; hay một giải pháp khác mà chánh quyền các nước đã ký xem là cần thiết, để triệu tập một hội nghị quốc tế về VN trong đó có mặt của các đại diện của các nước đã ký Đinh Ước, thể theo Điều VII (b) của Định Ước, để giải quyết nhưng tranh chấp Biển Nam Trung Hoa, bằng cách mời thêm một số nước có liên quan tham dư hội nghị này.”
Ngày làm việc được chấm dứt bằng một cuộc viếng thăm Quốc Hội lưỡng viện của Canada, do các phu tá và công cán uỷ viên của văn phòng TNS Ngô thanh Hải hướng dẫn. Và khoảng 8 giờ tất cả tế tựu dến Việt Nam Restaurant của Ottawa dự bữa cơm thân mật do TNS Hải khoản đãi. Còn bữa ăn trưa làm việc khi hôi nghị do Thượng Viện mời. Và đêm trước phái đoàn VN từ các công dổng Việt ở Canada và Mỹ đến thì Tiến sĩ Lê duy Cấn của Cộng đồng Ottawa khoản đãi và một số văn nghệ sĩ giúp vui chào mừng VNCH và đồng bào các nơi đến lo việc nước, chuyện dân VNCH.
Vi Anh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét