Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Sáu, 26 tháng 6, 2015

Putin chính thức thăm Nhật , điều nầy TQ không bao giờ muốn

  25/06/2015 

Tổng thống Nga Putin sẽ chính thức thăm Nhật Bản trong năm nay. Đây là thông tin biến những lo ngại của Bắc Kinh về quan hệ Nga-Nhật trở thành sự thực.


Chinanews (Trung Quốc) đưa tin, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 24/6.
Theo đó, song phương đã xác nhận ông Putin sẽ thực hiện chuyến thăm chính thức Nhật Bản trong năm 2015.
Sputnik News (Nga) cho hay, nhân vật thân cận của ông Abe là Chủ nhiệm Văn phòng Hội đồng An ninh Quốc gia Nhật Bản Shotaro Yachi sẽ công du Moscow vào đầu tháng 7 tới.
Theo Sputnik, chuyến công du của ông Yachi nhằm "tìm kiếm con đường hòa bình để giải quyết khủng hoảng Ukraine", qua đó "đặt cơ sở cho chuyến thăm Nhật Bản của Tổng thống Nga".
Kể từ đầu tháng 6, Tokyo đã nhiều lần công khai tỏ rõ thái độ muốn "lôi kéo" Tổng thống Putin nhằm cải thiện quan hệ Nga-Nhật.
Trong một bài phát biểu bên lề Hội nghị thượng đỉnh G7 hôm 8/6, ông Abe tuyên bố Tokyo "không chuẩn bị thay đổi kế hoạch thăm Nhật trong năm 2015 của Tổng thống Nga Vladimir Putin".
Sau chuyến công du của ông Yachi, Nhật Bản có kế hoạch cử tiếp Ngoại trưởng Kishida Fumio tới Nga vào tháng 9, cũng để chuẩn bị cho việc ông Putin thăm Nhật.
Không chỉ vậy, Tokyo đang nỗ lực mời Nga tham gia hội nghị thượng đỉnh G7 2016 và ông Abe có thể trực tiếp gửi lời mời tới Tổng thống Nga theo hình thức "khôi phục mô hình G8", nhưng Putin cũng có thể được mời trong vai trò quan sát viên.
Chủ nhiệm Văn phòng Hội đồng An ninh Quốc gia Nhật Bản Shotaro Yachi chuẩn bị công du Nga.


Putin không nể nang, người Nga "đua nhau" tố Trung Quốc
Những nỗ lực "hàn gắn" quan hệ với Nga của Tokyo đã khiến Trung Quốc bất mãn.
Ngay sau phát biểu của Thủ tướng Abe hôm 8/6, báo chí Trung Quốc hả hê và rầm rộ đăng tải thông tin phản ứng từ Phát ngôn viên của Tổng thống Nga Dmitry Peskov.
Ông Peskov khi đó vẫn khẳng định: "Trong lịch trình của Tổng thống Putin không có hoạt động thăm Nhật."
Rõ ràng sự chuyển biến thái độ tích cực của Moscow đối với Tokyo trong vòng 3 tuần vừa qua là dấu hiệu khiến Trung Quốc phải lo lắng, đặc biệt khi chính ông Putin đã có những phát ngôn thẳng thừng và không nể nang đối với Bắc Kinh.
Phát biểu tại Diễn đàn kinh tế St. Petersburg hôm 18/6 vừa qua, Tổng thống Nga khiến Trung Quốc phải giật mình với tuyên bố: "Nga và Trung Quốc sẽ không trở thành bất kỳ quan hệ đồng minh quân sự nào."
Đây cũng là lần đầu ông Putin không còn "giải thích" rằng Nga-Trung chỉ là "đối tác và bạn" mà dùng thể phủ định để nói về vấn đề này, cho thấy thái độ chuyển biến có phần cứng rắn của Tổng thống Nga.
Bên cạnh phát biểu của Tổng thống Putin, các quan chức hàng đầu ngành tài chính của Nga chỉ trích mạnh mẽ Trung Quốc chỉ làm "bạn" với Nga... bằng miệng.
Giới công thương Nga cũng "tố" Trung Quốc chỉ muốn lợi dụng việc Nga bị trừng phạt để giành lấy các hợp đồng cung ứng béo bở cũng như thỏa mua bán vũ khí và trao đổi kỹ thuật quân sự từ Moscow, đồng thời cố tình nhũng nhiễu, chèn ép các doanh nghiệp của Nga.
Tỷ phú Nga Oleg Deripaska nói thẳng rằng Moscow "nên tìm cách cải thiện quan hệ và hợp tác với Mỹ - châu Âu, chứ không phải Trung Quốc."
Đặc biệt, hôm 22/6, nhiều nghị sĩ Đảng Dân chủ tự do Nga đã yêu cầu Thủ tướng Dmitry Medvedev can thiệp không cho Trung Quốc thuê 300.000 hecta đất nông nghiệp vùng Zabaikalye (Siberia) trong thời hạn 49 năm.
Các nhà lập pháp Nga lo ngại đây là một bước đi thể hiện mưu đồ địa chính trị nguy hiểm của Bắc Kinh và "rất có thể chỉ sau 20 năm nữa, tỉnh trưởng Zabaikalye sẽ là người Trung Quốc".
Máy bay tuần tra P3-C Orion của lực lượng Nhật cất cánh từ Philippines để tuần tra Biển Đông - Ảnh: Reuters
 Máy bay tuần tra P3-C Orion của lực lượng Nhật cất cánh từ

 Philippines để tuần tra Biển Đông

- Ảnh: Reuters

Nhật mạnh tay

với

Trung

Quốc trên Biển

Đông
Sự bất mãn của Bắc Kinh đối với việc Nhật Bản xích lại gần Nga được cho là xuất phát từ mối lo ngại nước này bị cộng đồng quốc tế cô lập về vấn đề Biển Đông nếu Moscow quyết định giữ lập trường trung lập.
Từ hôm 22/6, Mỹ và Nhật đã tiến hành các cuộc tập trận riêng biệt với Philippines, gần khu vực mà Trung Quốc xây đảo nhân tạo phi pháp ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam trên Biển Đông.
Hoạt động này được mô tả là động thái chứng minh Tokyo đang đóng vai trò lớn hơn trong việc kiềm chế dã tâm bành trướng của Bắc Kinh trong khu vực.
Reuters cho hay, chiếc máy bay tuần tra P3-C Orion của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản chở theo 3 sĩ quan khách mời Philippines đã bay ở độ cao hơn 1.500m phía trên rìa khu vực Bãi Cỏ Rong (Reed Bank) hôm 23/6.
Động thái của Nhật-Philippines khẳng định những tuyên bố cứng rắn trước đây của Washington không phải là nói suông. Các đồng minh của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương đã thực sự "bắt tay" để buộc Trung Quốc phải tuân thủ luật pháp quốc tế trên Biển Đông.
Trong thời gian qua, nhiều học giả quốc tế và các quan chức Mỹ đã kêu gọi Hải quân nước này điều tàu chiến và máy bay tới khu vực 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây trái phép.
Đây được xem là một biện pháp mạnh mẽ để khẳng định quyền tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông, đồng thời phủ nhận những đòi hỏi chủ quyền phi pháp của Bắc Kinh.
Và nếu chuyến thăm Nhật của Tổng thống Nga đạt được những kết quả thiết thực, thậm chí "mở đường" cho ông Putin đến G7 năm sau, thì rất có khả năng, Trung Quốc sẽ "không lối thoát" giữa vòng vây của "liên minh" quốc tế.
Q/sưu tầm/web

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét