Phạm Duy: Hương Rừng
Tiếng hát: Anh Dũng
(i) Sơn Nam: Hương rừng Cà Mau (Thay lời tựa)
Trong khói sông mênh mông, / Có bóng người vô danh
Từ bên này sông Tiền / Qua bên kia sông Hậu
Mang theo chiếc độc huyền / Ðiệu thơ Lục Vân Tiên
Với câu chữ: Kiến nghĩa bất vi vô dõng giả,
Tới Cà Mau - Rạch Giá / Cất chòi, đốt lữa giữa rừng thiêng...
Muỗi, vắt nhiều như cỏ, / Chướng khí mù như sương.
Thân không là lính thú / Sao chưa về cố hương?
Chiều chiều nghe vượn hú, / Hoa lá rụng, buồn buồn
Tiễn đưa về cửa biển / Những giọt nước lìa nguồn,
Ðôi tâm hồn cô tịch / Nghe lắng sầu cô thôn
Dưới trời mây heo hút..., / Hơi Vọng Cổ nương bờ tre bay vút
Ðiệu Hò... ơ theo nước chảy, chan hoà / năm tháng đã trôi qua
Ray rứt mãi đời ta / Nắng mưa miền cố thổ
Phong sương mấy độ qua đường phố, / Hạt bụi nghiêng mình nhớ đất quê...
Trong khói sông mênh mông, / Có bóng người vô danh
Từ bên này sông Tiền / Qua bên kia sông Hậu
Mang theo chiếc độc huyền / Ðiệu thơ Lục Vân Tiên
Với câu chữ: Kiến nghĩa bất vi vô dõng giả,
Tới Cà Mau - Rạch Giá / Cất chòi, đốt lữa giữa rừng thiêng...
Muỗi, vắt nhiều như cỏ, / Chướng khí mù như sương.
Thân không là lính thú / Sao chưa về cố hương?
Chiều chiều nghe vượn hú, / Hoa lá rụng, buồn buồn
Tiễn đưa về cửa biển / Những giọt nước lìa nguồn,
Ðôi tâm hồn cô tịch / Nghe lắng sầu cô thôn
Dưới trời mây heo hút..., / Hơi Vọng Cổ nương bờ tre bay vút
Ðiệu Hò... ơ theo nước chảy, chan hoà / năm tháng đã trôi qua
Ray rứt mãi đời ta / Nắng mưa miền cố thổ
Phong sương mấy độ qua đường phố, / Hạt bụi nghiêng mình nhớ đất quê...
(ii) BBC: Gs Trần Văn Khê qua đời
Giáo sư Trần Văn Khê, nhạc sỹ và nhà nghiên cứu âm nhạc, vừa qua đời tại Sài Gòn ở tuổi 94.
Ông sinh năm 1921 tại làng Vĩnh Kim, tỉnh Mỹ Tho cũ (nay thuộc tỉnh Tiền Giang), đi du học tại Pháp từ năm 1949 và là người Việt Nam đầu tiên đậu tiến sỹ Âm nhạc học vào năm 1958, với luận án "Âm nhạc truyền thống Việt Nam". Có thể nói ông là người đã khiến thế giới biết đến âm nhạc đờn ca tài tử Nam Bộ. Ông nguyên là giáo sư Trường đại học Sorbonne, Pháp, và là thành viên danh dự Hội đồng quốc tế âm nhạc của Unesco.
Giáo sư Khê là người có bề dày trong hoạt động nghiên cứu, giảng dạy, có công trong quảng bá âm nhạc và Văn hóa Việt Nam ra thế giới. Ông cũng là người không thờ ơ với thời cuộc, từng tham gia lá đơn của 150 trí thức hàng đầu Việt Nam kêu gọi Đảng Cộng sản và Chính phủ Việt Nam dừng dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên.
Giáo sư Trần Văn Khê, nhạc sỹ và nhà nghiên cứu âm nhạc, vừa qua đời tại Sài Gòn ở tuổi 94.
Ông sinh năm 1921 tại làng Vĩnh Kim, tỉnh Mỹ Tho cũ (nay thuộc tỉnh Tiền Giang), đi du học tại Pháp từ năm 1949 và là người Việt Nam đầu tiên đậu tiến sỹ Âm nhạc học vào năm 1958, với luận án "Âm nhạc truyền thống Việt Nam". Có thể nói ông là người đã khiến thế giới biết đến âm nhạc đờn ca tài tử Nam Bộ. Ông nguyên là giáo sư Trường đại học Sorbonne, Pháp, và là thành viên danh dự Hội đồng quốc tế âm nhạc của Unesco.
Giáo sư Khê là người có bề dày trong hoạt động nghiên cứu, giảng dạy, có công trong quảng bá âm nhạc và Văn hóa Việt Nam ra thế giới. Ông cũng là người không thờ ơ với thời cuộc, từng tham gia lá đơn của 150 trí thức hàng đầu Việt Nam kêu gọi Đảng Cộng sản và Chính phủ Việt Nam dừng dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên.
(iii) Gs Trần Năng Phùng: Hội Ngộ 40 Năm Viễn Xứ
Nhóm Cựu Sinh Viên Đại Học Sư Phạm &Văn Khoa Sài Gòn và Thân Hữu
14200 Brookhurst Street, Garden Grove, CA 92843, Đt 714 - 537-1340.
Một buổi tiệc “Hội Ngộ 40 Năm Viễn Xứ” do các cựu sinh viên hai trường Đại học Văn Khoa và Đại học Sư Phạm Sài Gòn cùng Thân Hữu sẽ được tổ chức tại: Majesty Restaurant (Emerald Bay cũ)
5015 W. Edinger Ave, Santa Ana, CA 92704
6giờ chiều ngày Chủ Nhật 30 tháng 8 năm 2015.
Chương trình: 6:00 PM: Gặp gỡ, hàn huyên…/ 7:00 PM: Khai Mạc
7:30 PM: Dạ tiệc bắt đầu, xen kẽ chương trình Văn nghệ / 11:00PM: Bế mạc
Để có tài chánh tổ chức, xin vui lòng đóng góp: (i) Vé Ủng Hộ: $30 cho một người, (ii)Vé Bảo Trợ: $50 cho một người.
Nhóm Cựu Sinh Viên Đại Học Sư Phạm &Văn Khoa Sài Gòn và Thân Hữu
14200 Brookhurst Street, Garden Grove, CA 92843, Đt 714 - 537-1340.
Một buổi tiệc “Hội Ngộ 40 Năm Viễn Xứ” do các cựu sinh viên hai trường Đại học Văn Khoa và Đại học Sư Phạm Sài Gòn cùng Thân Hữu sẽ được tổ chức tại: Majesty Restaurant (Emerald Bay cũ)
5015 W. Edinger Ave, Santa Ana, CA 92704
6giờ chiều ngày Chủ Nhật 30 tháng 8 năm 2015.
Chương trình: 6:00 PM: Gặp gỡ, hàn huyên…/ 7:00 PM: Khai Mạc
7:30 PM: Dạ tiệc bắt đầu, xen kẽ chương trình Văn nghệ / 11:00PM: Bế mạc
Để có tài chánh tổ chức, xin vui lòng đóng góp: (i) Vé Ủng Hộ: $30 cho một người, (ii)Vé Bảo Trợ: $50 cho một người.
Kính,
NNS..............................................................................................................................
(1) Chuyện Văn học:
(i) Sơn Nam: Hương Rừng Cà Mau
Hương rừng Cà Mau ấn hành lần đầu vào năm 1962, đã trải qua hơn 50 năm “tồn tại và phát triển”. Bản in lần đầu chỉ có 18 truyện ngắn và biên khảo, nhưng đến nay đã có Hương rừng Cà Mau tập 1, tập 2, tập 3.
1. Hòn Cổ Tron / 2- Ông già xay lúa / 3- Cây Huê xà / 4- Bác vật xà bông / 5- Ðảng Cánh Buồm Ðen / 6- Con Bảy đưa đò / 7- Chiếc ghe "gho"
8- Cô Út về rừng / 9- Miễu Bà Chúa Xứ / 10- Mùa len trâu / 11- Một cuộc biển dâu / 12- Ðóng gông ông thầy Quít / 13- Tình nghĩa giáo khoa Thư
14- Hát bội giữa rừng / 15- Hương rừng / 16- Bắt sấu rừng U Minh Hạ / 17- Người mù giăng câu / 18- Sông Gành Hào
Hương rừng Cà Mau ấn hành lần đầu vào năm 1962, đã trải qua hơn 50 năm “tồn tại và phát triển”. Bản in lần đầu chỉ có 18 truyện ngắn và biên khảo, nhưng đến nay đã có Hương rừng Cà Mau tập 1, tập 2, tập 3.
1. Hòn Cổ Tron / 2- Ông già xay lúa / 3- Cây Huê xà / 4- Bác vật xà bông / 5- Ðảng Cánh Buồm Ðen / 6- Con Bảy đưa đò / 7- Chiếc ghe "gho"
8- Cô Út về rừng / 9- Miễu Bà Chúa Xứ / 10- Mùa len trâu / 11- Một cuộc biển dâu / 12- Ðóng gông ông thầy Quít / 13- Tình nghĩa giáo khoa Thư
14- Hát bội giữa rừng / 15- Hương rừng / 16- Bắt sấu rừng U Minh Hạ / 17- Người mù giăng câu / 18- Sông Gành Hào
Sau này, nhà văn Sơn Nam còn cộng tác với tạp chí Hương Quê. Tạp chí này hiện nay ít ai còn lưu trữ, cũng một phần do nó chỉ “tặng miễn phí”, mỗi kỳ chỉ in một truyện ngắn của Sơn Nam hoặc Bình Nguyên Lộc, nhờ vậy có thêm khoảng 30 truyện ngắn của Sơn Nam. Khi công bố bản in đã mua tác quyền, NXB Trẻ tạm gọi các truyện ngắn ấy là Hương rừng Cà Mau 2. Dần dà về sau, do nhiều đóng góp khác thêm nên lại có tiếp Hương rừng Cà Mau 3, mới thành 66 truyện ngắn.
Thư viện chính là nơi nhà văn Sơn Nam lui tới nhiều nhất. Đáng chú ý nhất, ông được nhà khảo cổ Vương Hồng Sển giới thiệu vào thư viện của Hội Nghiên cứu về Đông Pháp, thư viện của Hội Khảo cứu Ấn Hoa (SEI) và kể cả thư viện của học giả Vương Hồng Sển - người sở hữu một kho sách khổng lồ.Nhờ mối quan hệ thân tình này, Sơn Nam đã tìm đọc rất nhiều sách báo xưa, trong đó gần như đủ bộ báo Lục tỉnh tân văn tại nhà ông V.H.Sển. Đây là một trong những tờ báo đầu tiên của Nam kỳ, do Trần Chánh Chiếu chủ trương bàn về kinh tế, chính trị, xã hội với tư tưởng cấp tiến. Bộ báo quý hiếm này đã giúp Sơn Nam rất nhiều trong khảo cứu sau này. Nhờ những tài liệu của ông Sển, về sau ông viết được nhiều tập sách giá trị, trong đó có Hương rừng Cà Mau....
Truyện ngắn của Sơn Nam rất cô đọng, súc tích, ngôn ngữ nặng tính địa phương mà giản dị, dễ gần. Ông viết như đang kể chuyện, thủ thỉ, tâm tình. Ông tả cảnh, tả người sống động đến từng chi tiết nhỏ. Chỉ qua vài dòng, một thiếu nữ vùng quê miệt vườn, một tay giết người hảo hớn, một kẻ săn bắt heo rừng, một thầy tu ở chùa Khmer hay một kẻ "đâm hà bá, phá sơn lâm"… hiển hiện ra trước mặt người đọc với đầy cảm xúc.
Mỗi truyện ngắn của "Ông già Nam Bộ" này là sự tổng hòa của kiến thức sâu rộng về địa lý, lịch sử, văn hóa dân tộc. Và không chỉ dừng ở đó, tâm hồn đa cảm, nhạy bén trong văn chương của ông đã giúp trang viết của Sơn Nam lưu giữ được những nét tinh tế trong phẩm chất, cá tính và tâm hồn người miền Tây... Ai từng đọc "Tình nghĩa giáo khoa thư" không thể quên được tình người nồng đượm trong từng câu chữ. Truyện kể về nhân viên của một tờ báo lặn lội về một vùng quê xa để gặp một độc giả đặt báo dài hạn mà lại thiếu tiền sáu tháng chưa thấy trả. Chuyến đi “đòi nợ” ngờ đâu trở thành chuyến gặp gỡ của đôi bạn tri kỷ khi cả hai gắn liền với tình yêu dành cho bộ Quốc văn giáo khoa thư lớp sơ đẳng, Việt Nam tiểu học tùng thư. Những câu thơ đạo lý gửi gắm qua trang sách vỡ lòng ngày nào gắn kết tuổi thơ của hai người dân quê với nhau, để rồi mang đến cho họ một thứ tình tri kỷ nói ít hiểu nhiều. Truyện kết thúc ở cảnh phái viên đi đòi nợ báo thao thức về cảnh nghèo và cái tình của người bạn trong căn chòi ở miệt rừng. Cái thao thức ấy dễ làm người ta rơi nước mắt..
Không chỉ có Tình nghĩa giáo khoa thư, những truyện ngắn Con Bảy đưa đò, Chuyện năm xưa, Bắt sấu rừng U Minh Hạ, Cô Út về rừng, Hương Rừng… trong tập sách của Sơn Nam dễ làm độc giả khi thì cay xè nơi sống mũi vì nét dân dã, mộc mạc ấp iu trong từng mảnh đời, thân phận của con người tứ xứ của vùng đất phương Nam, khi lại khiến ta có thể bật cười với lối viết cà rỡn, hài hước như kiểu bác Ba Phi.
Sơn Nam dẫn người đọc náu mình cùng ông trong thân cây mù u nào đó giữa rừng già để nghe chim kêu vượn hú, để lặng người thấy quê hương mình đẹp làm sao. Ông chỉ cho người đọc dõi mắt theo từng chuyến đò, chuyến ghe trên bờ sông Hậu để thấy những mảnh đời như lục bình trôi. Ông nhắc cho người ta nhớ dãy Thất Sơn huyền bí, vùng rừng Cà Mau thâm u vẫn còn chứa đựng trong nó những câu chuyện, những giá trị về đất và người cần phải được tiếp tục khai phá, tìm hiểu. (Anh Vân -VNExpress)
Thư viện chính là nơi nhà văn Sơn Nam lui tới nhiều nhất. Đáng chú ý nhất, ông được nhà khảo cổ Vương Hồng Sển giới thiệu vào thư viện của Hội Nghiên cứu về Đông Pháp, thư viện của Hội Khảo cứu Ấn Hoa (SEI) và kể cả thư viện của học giả Vương Hồng Sển - người sở hữu một kho sách khổng lồ.Nhờ mối quan hệ thân tình này, Sơn Nam đã tìm đọc rất nhiều sách báo xưa, trong đó gần như đủ bộ báo Lục tỉnh tân văn tại nhà ông V.H.Sển. Đây là một trong những tờ báo đầu tiên của Nam kỳ, do Trần Chánh Chiếu chủ trương bàn về kinh tế, chính trị, xã hội với tư tưởng cấp tiến. Bộ báo quý hiếm này đã giúp Sơn Nam rất nhiều trong khảo cứu sau này. Nhờ những tài liệu của ông Sển, về sau ông viết được nhiều tập sách giá trị, trong đó có Hương rừng Cà Mau....
Truyện ngắn của Sơn Nam rất cô đọng, súc tích, ngôn ngữ nặng tính địa phương mà giản dị, dễ gần. Ông viết như đang kể chuyện, thủ thỉ, tâm tình. Ông tả cảnh, tả người sống động đến từng chi tiết nhỏ. Chỉ qua vài dòng, một thiếu nữ vùng quê miệt vườn, một tay giết người hảo hớn, một kẻ săn bắt heo rừng, một thầy tu ở chùa Khmer hay một kẻ "đâm hà bá, phá sơn lâm"… hiển hiện ra trước mặt người đọc với đầy cảm xúc.
Mỗi truyện ngắn của "Ông già Nam Bộ" này là sự tổng hòa của kiến thức sâu rộng về địa lý, lịch sử, văn hóa dân tộc. Và không chỉ dừng ở đó, tâm hồn đa cảm, nhạy bén trong văn chương của ông đã giúp trang viết của Sơn Nam lưu giữ được những nét tinh tế trong phẩm chất, cá tính và tâm hồn người miền Tây... Ai từng đọc "Tình nghĩa giáo khoa thư" không thể quên được tình người nồng đượm trong từng câu chữ. Truyện kể về nhân viên của một tờ báo lặn lội về một vùng quê xa để gặp một độc giả đặt báo dài hạn mà lại thiếu tiền sáu tháng chưa thấy trả. Chuyến đi “đòi nợ” ngờ đâu trở thành chuyến gặp gỡ của đôi bạn tri kỷ khi cả hai gắn liền với tình yêu dành cho bộ Quốc văn giáo khoa thư lớp sơ đẳng, Việt Nam tiểu học tùng thư. Những câu thơ đạo lý gửi gắm qua trang sách vỡ lòng ngày nào gắn kết tuổi thơ của hai người dân quê với nhau, để rồi mang đến cho họ một thứ tình tri kỷ nói ít hiểu nhiều. Truyện kết thúc ở cảnh phái viên đi đòi nợ báo thao thức về cảnh nghèo và cái tình của người bạn trong căn chòi ở miệt rừng. Cái thao thức ấy dễ làm người ta rơi nước mắt..
Không chỉ có Tình nghĩa giáo khoa thư, những truyện ngắn Con Bảy đưa đò, Chuyện năm xưa, Bắt sấu rừng U Minh Hạ, Cô Út về rừng, Hương Rừng… trong tập sách của Sơn Nam dễ làm độc giả khi thì cay xè nơi sống mũi vì nét dân dã, mộc mạc ấp iu trong từng mảnh đời, thân phận của con người tứ xứ của vùng đất phương Nam, khi lại khiến ta có thể bật cười với lối viết cà rỡn, hài hước như kiểu bác Ba Phi.
Sơn Nam dẫn người đọc náu mình cùng ông trong thân cây mù u nào đó giữa rừng già để nghe chim kêu vượn hú, để lặng người thấy quê hương mình đẹp làm sao. Ông chỉ cho người đọc dõi mắt theo từng chuyến đò, chuyến ghe trên bờ sông Hậu để thấy những mảnh đời như lục bình trôi. Ông nhắc cho người ta nhớ dãy Thất Sơn huyền bí, vùng rừng Cà Mau thâm u vẫn còn chứa đựng trong nó những câu chuyện, những giá trị về đất và người cần phải được tiếp tục khai phá, tìm hiểu. (Anh Vân -VNExpress)
(ii) Ts Nguyễn Hưng Quốc: Nghĩ thoáng về chuyện đọc thơ
Trong một đất nước thường được gọi là nước thơ như Việt Nam, hẳn có nhiều người thích đọc thơ. Nhưng đọc thơ là đọc cái gì?
Đọc thơ, trước hết, theo tôi, là đọc một văn bản. Đọc văn bản là đọc chữ. Chữ thực chất là một thứ ký hiệu. Không có ký hiệu nào tự nó và cho nó cả. Ký hiệu nào cũng là một ký hiện của một cái gì khác. Ferdinand de Saussure (1857-1913) phân biệt hai khía cạnh của ký hiệu (sign): cái biểu đạt (signifier) và cái được biểu đạt (signified), tức, nói một cách tóm tắt, chữ và ý nghĩa của chữ. Nhưng chữ trong thơ không phải là những xác chữ trong từ điển. Trong thơ, mỗi chữ đều có âm vang và màu sắc riêng. Không những vậy, ngay cả cách trình bày của chữ và những khoảng cách giữa các chữ cũng có âm vang và màu sắc của chúng. Chính những âm vang và màu sắc ấy tạo nên nhạc tính và ẩn ý của thơ.
Đọc thơ, hơn nữa, là truy tìm những cấu trúc và những mối quan hệ liên quan đến những cấu trúc ấy. Có thể nói, hiểu một bài thơ là phát hiện ra được cái quan hệ ẩn tàng trong và ngoài bài thơ ấy. Phát hiện các quan hệ là phát hiện tính hệ thống của một bài thơ. Bài thơ hay bất cứ một tác phẩm nghệ thuật nào cũng là một hệ thống. Tính hệ thống được biểu hiện qua cấu trúc. Hiểu một bài thơ, do đó, thực chất là khám phá ra cấu trúc của nó.
Trước, với các nhà Phê bình Mới và các nhà cấu trúc luận, cấu trúc ấy là một cái gì khép kín, bao gồm các quan hệ nội tại giữa những cái biểu đạt và những cái được biểu đạt trong bài thơ. Với các nhà hậu cấu trúc và giải kiến tạo sau này, một cái cấu trúc khép kín như vậy là một điều phi thực. Cái được biểu đạt không phải là những gì cố định, bất biến và tự tại. Cái được biểu đạt ấy, đến lượt nó, lại trở thành cái biểu đạt cho một cái gì khác nữa. Cứ thế, liên tục. Hệ quả, cái gọi là hiểu một bài thơ là một tiến trình hầu như vô tận. Không ai có thể đi đến cùng nó cả. Nó không ngớt được mở rộng và cũng ngớt được/bị hóa thân, ở mỗi người đọc cũng như ở từng lần đọc. Chính vì thế, nhiều người ví bài thơ cũng như dòng sông của Heraclitus, triết gia cổ đại Hy Lạp, ở đó, không ai có thể tắm hai lần được.
Tiến trình nào cũng có sử tính: sử tính của việc tìm hiểu. Do đó, đằng sau một bài thơ, bất cứ là bài thơ nào, cũng có đến hai lịch sử: một, lịch sử nó được sáng tác và phổ biến; hai, lịch sử nó được đọc. Chỉ có loại lịch sử thứ hai mới trở thành tài sản của bài thơ: nó làm cho bài thơ giàu có và sâu sắc hơn hẳn. Nói cách khác, cái chúng ta quen gọi là ý nghĩa của bài thơ vừa là những gì chất chứa bên trong và/hay được khơi gợi từ bài thơ vừa là lịch sử của các phát hiện mà người đọc, từ thế hệ này đến thế hệ khác, mang đến cho nó. Cũng là Truyện Kiều, nhưng cái Truyện Kiều chúng ta có hiện nay chắc chắn là giàu có và sâu sắc hơn cái Truyện Kiều lúc Nguyễn Du còn sinh thời.
Khi đọc thơ, người ta không chỉ đọc thơ. Đọc thơ còn là đọc các cảm xúc và ý nghĩ dậy lên từ chính tâm hồn của mình. Đọc, do đó, không phải chỉ là một tiến trình hướng ngoại, hướng đến tác phẩm và sau đó, tác giả, mà còn là một tiến trình hướng nội, hướng vào thế giới mênh mông nhưng bí ẩn bên trong chính bản thân mình.
Tôi muốn ví việc đọc thơ với việc uống rượu: để thấy được cái ngon của rượu, người ta phải lắng nghe những cảm giác còn lại trên lưỡi và trong họng của mình. Lúc rượu đã chảy hẳn vào bụng (Theo VOA).
Trong một đất nước thường được gọi là nước thơ như Việt Nam, hẳn có nhiều người thích đọc thơ. Nhưng đọc thơ là đọc cái gì?
Đọc thơ, trước hết, theo tôi, là đọc một văn bản. Đọc văn bản là đọc chữ. Chữ thực chất là một thứ ký hiệu. Không có ký hiệu nào tự nó và cho nó cả. Ký hiệu nào cũng là một ký hiện của một cái gì khác. Ferdinand de Saussure (1857-1913) phân biệt hai khía cạnh của ký hiệu (sign): cái biểu đạt (signifier) và cái được biểu đạt (signified), tức, nói một cách tóm tắt, chữ và ý nghĩa của chữ. Nhưng chữ trong thơ không phải là những xác chữ trong từ điển. Trong thơ, mỗi chữ đều có âm vang và màu sắc riêng. Không những vậy, ngay cả cách trình bày của chữ và những khoảng cách giữa các chữ cũng có âm vang và màu sắc của chúng. Chính những âm vang và màu sắc ấy tạo nên nhạc tính và ẩn ý của thơ.
Đọc thơ, hơn nữa, là truy tìm những cấu trúc và những mối quan hệ liên quan đến những cấu trúc ấy. Có thể nói, hiểu một bài thơ là phát hiện ra được cái quan hệ ẩn tàng trong và ngoài bài thơ ấy. Phát hiện các quan hệ là phát hiện tính hệ thống của một bài thơ. Bài thơ hay bất cứ một tác phẩm nghệ thuật nào cũng là một hệ thống. Tính hệ thống được biểu hiện qua cấu trúc. Hiểu một bài thơ, do đó, thực chất là khám phá ra cấu trúc của nó.
Trước, với các nhà Phê bình Mới và các nhà cấu trúc luận, cấu trúc ấy là một cái gì khép kín, bao gồm các quan hệ nội tại giữa những cái biểu đạt và những cái được biểu đạt trong bài thơ. Với các nhà hậu cấu trúc và giải kiến tạo sau này, một cái cấu trúc khép kín như vậy là một điều phi thực. Cái được biểu đạt không phải là những gì cố định, bất biến và tự tại. Cái được biểu đạt ấy, đến lượt nó, lại trở thành cái biểu đạt cho một cái gì khác nữa. Cứ thế, liên tục. Hệ quả, cái gọi là hiểu một bài thơ là một tiến trình hầu như vô tận. Không ai có thể đi đến cùng nó cả. Nó không ngớt được mở rộng và cũng ngớt được/bị hóa thân, ở mỗi người đọc cũng như ở từng lần đọc. Chính vì thế, nhiều người ví bài thơ cũng như dòng sông của Heraclitus, triết gia cổ đại Hy Lạp, ở đó, không ai có thể tắm hai lần được.
Tiến trình nào cũng có sử tính: sử tính của việc tìm hiểu. Do đó, đằng sau một bài thơ, bất cứ là bài thơ nào, cũng có đến hai lịch sử: một, lịch sử nó được sáng tác và phổ biến; hai, lịch sử nó được đọc. Chỉ có loại lịch sử thứ hai mới trở thành tài sản của bài thơ: nó làm cho bài thơ giàu có và sâu sắc hơn hẳn. Nói cách khác, cái chúng ta quen gọi là ý nghĩa của bài thơ vừa là những gì chất chứa bên trong và/hay được khơi gợi từ bài thơ vừa là lịch sử của các phát hiện mà người đọc, từ thế hệ này đến thế hệ khác, mang đến cho nó. Cũng là Truyện Kiều, nhưng cái Truyện Kiều chúng ta có hiện nay chắc chắn là giàu có và sâu sắc hơn cái Truyện Kiều lúc Nguyễn Du còn sinh thời.
Khi đọc thơ, người ta không chỉ đọc thơ. Đọc thơ còn là đọc các cảm xúc và ý nghĩ dậy lên từ chính tâm hồn của mình. Đọc, do đó, không phải chỉ là một tiến trình hướng ngoại, hướng đến tác phẩm và sau đó, tác giả, mà còn là một tiến trình hướng nội, hướng vào thế giới mênh mông nhưng bí ẩn bên trong chính bản thân mình.
Tôi muốn ví việc đọc thơ với việc uống rượu: để thấy được cái ngon của rượu, người ta phải lắng nghe những cảm giác còn lại trên lưỡi và trong họng của mình. Lúc rượu đã chảy hẳn vào bụng (Theo VOA).
(i) Trần Vũ: Việt Nam lại như thời Tự Đức?
Khác với quân đội của các đế quốc, quân đội Việt Nam đã luôn phải xây dựng sức mạnh trên chính lòng ái quốc của dân tộc mình. Ngay cả khi Đại Nam đạt đến sức mạnh của một đế quốc Đông Dương, quân đội Đại Nam chưa biết vận dụng sức lực của các sắc tộc Chàm, Ai Lao hay Thủy Chân Lạp. Sức mạnh của quân đội Việt Nam là sức mạnh của sự đoàn kết, chết để giữ đất và chết để mở đất, của sắc tộc Kinh. Mạc Cửu ở Hà Tiên là một biệt lệ.
Ngược hẳn, quân La Mã hay Thập Tự Chinh là một hỗn hợp các sắc dân tham chiến vì lý tưởng chinh phục hoặc chống Hồi giáo.
Gần hơn, quân đội Anh trong hai thế chiến tập hợp lính Ái Nhĩ Lan (Ireland), Tân Tây Lan (New Zealand), Gia Nã Đại (Canada), Úc, Nam Phi và Ấn Độ, tinh thần ái quốc không hẳn là động cơ tham chiến của những người lính này.
Trường hợp Quân đội Liên hiệp Pháp không khác. Quân đội Pháp sử dụng một bộ phận lớn lính Ma-rốc, Algérie, Tunisie, Sénégal, Congo, Cameroun và binh chủng Lê dương. Trên chiến trường Việt Nam, lính ngoại quốc đông hơn lính Pháp, 52% quân số Lê dương là cựu binh Đức.
Có thể viết: Sức mạnh của các quân đội đế quốc là sức mạnh tổng hợp, xây dựng trên sức tổng hợp các lý thuyết, nhân chủng, nguyên vật liệu, kỹ thuật, tài chánh và cả lý tưởng.
Quốc gia Việt Nam chưa đạt đến sức mạnh này, tinh thần ái quốc vẫn là sức mạnh duy nhất. Đến chiến tranh Việt-Pháp, quân đội của Đại Nam gặp thử thách lớn khi lần đầu tiên phải đương đầu với quân đội Tây phương. Quân nhà Nguyễn thất bại liên tiếp khiến triều đình Huế phải ký các hòa ước Nhâm Tuất 1862, Giáp Tuất 1874, Quý Mùi 1883, rồi đến hòa ước Giáp Thân 1884, tức hòa ước Patenôtre, công nhận vĩnh viễn nền bảo hộ Pháp. Lòng ái quốc đã không tạo ra đủ sức mạnh để thắng các phương tiện kỹ thuật của đối phương. Chiến thắng của quân viễn chinh Pháp là chiến thắng của một nền công nghiệp nặng đã nghiền nát một nền nông nghiệp lạc hậu. Một cách khác, quân đội nhà Nguyễn tụt hậu kỹ thuật đến mức mà tinh thần ái quốc và lòng can đảm không thể bù đắp. Cái chết tiết tháo của các đại thần Phan Thanh Giản, Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu để lại trong lòng dân tộc vô vàn thương tiếc, cùng kính trọng. Nhưng những cái chết này không cứu vãn được nền độc lập quốc gia, chúng chỉ cứu vãn duy nhất danh dự của tầng lớp quan lại và triều đình.
Cơ hội đến và đi
Canh tân trở nên cần thiết. Nhưng không phải lúc nào quốc gia cũng có đủ thời gian và đủ khả năng canh tân. Lịch sử là một chuỗi cơ hội mà chỉ những quốc gia nào biết kịp nắm bắt mới có thể giành lấy những cơ hội kế tiếp.
Hệ thống dân vận và Viện Sử học Hà Nội cố gắng tìm ra những điểm tương đồng giữa phong trào Tây Sơn với Chính quyền Cộng Sản. Trong thực tế, nhìn theo chiều dài lịch sử, chính phủ Việt Nam đương quyền có nhiều điểm tương đồng với nhà Nguyễn và rất khác Tây Sơn trong cách đối đầu với phương Bắc. Trên mặt quân sự, quân nhà Nguyễn đã tiến vào Nam Vang lập Trấn Tây thành nhưng không bình định được Chân Lạp, Quân đội Nhân dân cũng đã trải qua kinh nghiệm này. Trên mặt chính trị, chính quyền Tây Sơn không thật sự thần phục nhà Thanh trong lúc các triều vua Nguyễn đã luôn nhìn về phương Bắc và phụ thuộc vào động thái của Thanh triều trong phương cách ngoại giao với Tây phương. Chính quyền Việt Nam hiện nay ứng xử tương tự.
Điểm tương đồng lớn nhất giữa chính phủ hiện tại với nhà Nguyễn nằm ở sự chậm trễ canh tân sau khi thống nhất đất nước.
Kể từ thế kỷ 19, lịch sử dân tộc cho phép duy nhất hai thời kỳ khả dĩ có thể canh tân quân đội: Bốn triều vua đầu nhà Nguyễn và từ thập niên 90 đến nay. Các giai đoạn khác, quốc gia chìm đắm trong chiến tranh và loạn lạc. Hoàng đế Gia Long có nhiều thuận lợi: Mối giao hảo ban đầu khá tốt đẹp với Pháp hoàng, ngay cả khi Pháp hoàng Louis XVI bị cách mạng đánh đổ, đường dây ngoại giao đã thiết lập, và ngay cả khi mối quan hệ này đứt đoạn, Âu châu đang chìm trong chiến tranh của Nepoleon cho phép Đại Nam một thời kỳ dài bình yên. Các giám mục, giáo sĩ, kỹ sư theo phò Gia Long đã chứng tỏ trung thành và đắc lực. Một chính sách phổ biến kiến thức của các kỹ sư này, một cách quy mô, mở mang công xưởng và tận dụng tri thức Tây phương bằng cách thuê mướn người Âu châu như Nhật Bản sẽ thực hiện về sau, đã có thể cải tổ quân đội Đại Nam một cách hữu hiệu. Gia Long còn thừa hưởng âm vang của hai chiến thắng Rạch Gầm và Đống Đa của Nguyễn Huệ, khiến Xiêm La và Đại Thanh quốc nể vì nhưng Gia Long đã không tận dụng những ưu thế này. Các hoàng đế kế nhiệm Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức đã không nhìn thấy bối cảnh thế giới vẫn còn thuận lợi và Đại Nam là một trong những quốc gia mạnh ở Á châu, kể cả khi so sánh với Nhật Bản.
Phía Bắc, Thanh triều phải đối đầu với các nội loạn triền miên ở Lưỡng Quảng cho đến 1864 mới dẹp yên Hồng Tú Toàn. Cuộc chiến với Thái bình Thiên quốc làm Thanh triều kiệt quệ. Phía Đông Bắc, Cao Ly đang bị Mãn Thanh chiếm đóng, còn Nhật Bản vẫn đóng cửa không giao tiếp với thế giới. Nhật Bản liên tiếp trải qua 11 trận đói trong suốt một thế kỷ rưỡi, mà nạn đói sau cùng diễn ra vào năm 1837. Các sứ quân Tokugawa suy yếu dần.
Phía Nam, Mã Lai không đủ sức uy hiếp Đại Nam. Phía Tây Nam, Xiêm La với 4 triệu dân không cản được Trương Minh Giảng tiến vào Chân Lạp.
Phía Tây Bắc, vương quốc Miến Điện với 3 triệu dân không có cả quân đội chính quy để gây hấn với Đại Nam. Lính Miến, trưng binh khi chiến tranh, không được tổ chức thành một đạo quân thường trực.
Phía Đông, biên giới Hoa Kỳ chỉ chạm đến Thái Bình dương vào năm 1848 sau khi giành lấy California từ tay quân đội Mexico.
Hiểm nguy đến từ Âu châu. Tuy nhiên, ngoài các thương điếm, Hà Lan và Bồ Đào Nha không đủ sức mở những cuộc viễn chinh lớn. Tây Ban Nha tuy hiện diện ở Phi Luật Tân đã bắt đầu chu kỳ suy tàn.
Đế quốc Phổ, một sức mạnh lục địa, không ưu tiên xây dựng hạm đội và hãy còn đang tìm cách chế ngự quân đội Pháp. Trường hợp Pháp, tiềm năng khoa học kỹ thuật và tham vọng vẫn tràn đầy nhưng hải quân Pháp bị tiêu hủy trong thủy chiến Trafalgar chưa vực dậy.
Đế chế Nga tập trung sức lực hoàn thành tuyến đường hỏa xa xuyên Tây Bá Lợi Á để tiến vào Mãn châu bằng đường bộ, vì Bắc Băng dương đóng băng quanh năm, khiến tham vọng Nga giới hạn vào Bắc Á.
Hoàng gia Anh đã bắt đầu xuất hiện ở miền duyên hải Miến Điện và Mã Lai ngay từ 1826, mở các thương điếm và ký thương ước.Trước yêu sách của các công ty hàng hải Peninsular and Oriental và Cunard Line, các triều vua George rồi Nữ hoàng Victoria sẽ gửi thêm chiến thuyền sang Á châu nhưng tập trung vào các vùng đất vừa khám phá ở Úc và Tân Tây Lan, rồi Trung Hoa, khiến lãng quên Đại Nam.
Các vua đầu triều Nguyễn, như thế, vẫn còn thời gian. Ngoài hai năm khởi loạn của Lê Văn Khôi và động loạn của vài bộ tộc thiểu số ở miền Thượng du Bắc Việt, nhà Nguyễn có sự ổn định ngai vàng và đã biết đến sự hiện diện của một nền văn minh khác ở Tây bán cầu. Chính sự hiện diện của nền văn minh này mới có thể giúp canh tân nếu có một chính sách đối ngoại vừa trung lập, vừa tương tác với nhiều quốc gia, vừa mở cửa tiếp nhận kỹ thuật Tây phương.
Trong suốt sáu thập kỷ, từ lúc Gia Long tiến vào Phú Xuân cho đến khi Tự Đức nhận tối hậu thư của Pháp, triều Nguyễn đã không canh tân.
Phó mặc số phận?
Chính sự thụ động này đã kết án số phận dân Việt, một kết án chung thân khi những canh tân quyết định thế giới diễn ra trong thế kỷ 19.
Nhà Nguyễn đã không áp dụng phương châm của Otto von Bismarck: "Chính trong thời bình phải đúc súng."
Sang thế kỷ 20, đầu thập niên 90, lịch sử đem đến cho dân tộc một cơ hội thứ nhì. Trước đó, Chính quyền Cộng Sản đã bị cả hai đế quốc Trung Hoa và Hoa Kỳ cô lập. Trong mặt nội chính, chính quyền này đã tự cấm vận tri thức của dân tộc khi không cho phép bất kỳ một giao dịch nào với thế giới. Thập niên 90, cánh cửa mở ra bên ngoài phơi bày hình ảnh của một quốc gia tụt hậu.
Dân chúng ý thức rất rõ: Việt Nam đã bị nhân loại qua mặt. Tuy vậy, quốc gia không nội loạn, đầu tư thế giới đã vực dậy kinh tế, sự thay đổi chiến lược của các đế quốc, sự thay đổi các ý thức hệ, vị trí và tiềm năng quốc gia dần khôi phục cho phép dân tộc một hy vọng. Nhưng cho đến phút này, tiến trình công nghiệp nặng và hiện đại hóa toàn diện quân đội vẫn còn phôi thai. Có thể giải thích vì Việt Nam vẫn là một quốc gia nghèo, dân trí thấp. Câu trả lời là nếu không canh tân, sẽ không bao giờ có thể nâng cao dân trí và nâng cao mức thu nhập quốc dân mà không vay mượn.
Hiểm nguy Trung Hoa còn là một lý do cấp thiết. Thời Mã Viện, dân tộc bị đô hộ vì thua kém binh lực mà quyết tâm không để bị đồng hóa còn cho phép khởi nghĩa giành lại đất đai, quyền làm người. Dưới triều Tự Đức, dân tộc bị đô hộ vì không thể bắt kịp kỹ thuật Tây phương, vì đã không hiểu các cuộc xâm chiếm nằm trong một chuyển động toàn cầu, trong phân chia giữa các đế quốc.
Cả hai nguy hiểm hôm nay nhập một.
Với kẻ thù truyền kiếp Trung Hoa.
Nếu thập niên 70 tương đương với nội chiến Nguyễn Ánh-Tây Sơn và chấm dứt khi Nguyễn Ánh vào Phú Xuân, thập niên 80 tương đương với triều Minh Mạng tiến quân vào Chân Lạp rồi đồn trú và sa lầy, thì thập niên 90 cũng tương đồng với giai đoạn chuyển tiếp của triều Thiệu Trị.
Hôm nay, sang thập niên 2010, dân tộc đã ở vào giữa triều Tự Đức và hiểm nguy thì hiện ra trông thấy.
Nếu chậm trễ, quốc gia sẽ lâm vào hoàn cảnh của Tự Đức còn chưa đầy một thập niên trước khi nhận tối hậu thư của giặc.
Một cách khách quan, ở vào giữa triều Tự Đức là đã muộn. Vì vận tốc canh tân của quốc gia, nếu thực hiện, vẫn chậm hơn vận tốc phát triển kinh tế, binh lực, vũ khí hiện đại của Bắc Kinh đã đạt đến tầm mức lớn.
Nhưng dân Việt vẫn muốn tin hãy còn kịp, chưa muộn. Phải canh tân trước khi một Yalta thứ nhì chia chác các vùng ảnh hưởng được ký kết giữa các đế quốc Nga, Hoa, Mỹ, như đã xảy ra vào tháng 2-1945 giữa Churchill, Roosevelt và Stalin, trao những tiểu quốc này vào tay đế quốc kia và những tiểu quốc khác vào tay đế quốc nọ.Với một phân vùng như vậy, Việt Nam sẽ không thoát được số mệnh trở thành chư hầu của Trung Hoa và tương lai dân Việt sẽ tùy thuộc hoàn toàn vào lương tâm Bắc Kinh.
Hạn chót của canh tân đất nước đã điểm. (BBC: Tác giả, hiện sống ở Texas, Hoa Kỳ. Bài cũng đã được tác giả đăng tại Hoa Kỳ).
Khác với quân đội của các đế quốc, quân đội Việt Nam đã luôn phải xây dựng sức mạnh trên chính lòng ái quốc của dân tộc mình. Ngay cả khi Đại Nam đạt đến sức mạnh của một đế quốc Đông Dương, quân đội Đại Nam chưa biết vận dụng sức lực của các sắc tộc Chàm, Ai Lao hay Thủy Chân Lạp. Sức mạnh của quân đội Việt Nam là sức mạnh của sự đoàn kết, chết để giữ đất và chết để mở đất, của sắc tộc Kinh. Mạc Cửu ở Hà Tiên là một biệt lệ.
Ngược hẳn, quân La Mã hay Thập Tự Chinh là một hỗn hợp các sắc dân tham chiến vì lý tưởng chinh phục hoặc chống Hồi giáo.
Gần hơn, quân đội Anh trong hai thế chiến tập hợp lính Ái Nhĩ Lan (Ireland), Tân Tây Lan (New Zealand), Gia Nã Đại (Canada), Úc, Nam Phi và Ấn Độ, tinh thần ái quốc không hẳn là động cơ tham chiến của những người lính này.
Trường hợp Quân đội Liên hiệp Pháp không khác. Quân đội Pháp sử dụng một bộ phận lớn lính Ma-rốc, Algérie, Tunisie, Sénégal, Congo, Cameroun và binh chủng Lê dương. Trên chiến trường Việt Nam, lính ngoại quốc đông hơn lính Pháp, 52% quân số Lê dương là cựu binh Đức.
Có thể viết: Sức mạnh của các quân đội đế quốc là sức mạnh tổng hợp, xây dựng trên sức tổng hợp các lý thuyết, nhân chủng, nguyên vật liệu, kỹ thuật, tài chánh và cả lý tưởng.
Quốc gia Việt Nam chưa đạt đến sức mạnh này, tinh thần ái quốc vẫn là sức mạnh duy nhất. Đến chiến tranh Việt-Pháp, quân đội của Đại Nam gặp thử thách lớn khi lần đầu tiên phải đương đầu với quân đội Tây phương. Quân nhà Nguyễn thất bại liên tiếp khiến triều đình Huế phải ký các hòa ước Nhâm Tuất 1862, Giáp Tuất 1874, Quý Mùi 1883, rồi đến hòa ước Giáp Thân 1884, tức hòa ước Patenôtre, công nhận vĩnh viễn nền bảo hộ Pháp. Lòng ái quốc đã không tạo ra đủ sức mạnh để thắng các phương tiện kỹ thuật của đối phương. Chiến thắng của quân viễn chinh Pháp là chiến thắng của một nền công nghiệp nặng đã nghiền nát một nền nông nghiệp lạc hậu. Một cách khác, quân đội nhà Nguyễn tụt hậu kỹ thuật đến mức mà tinh thần ái quốc và lòng can đảm không thể bù đắp. Cái chết tiết tháo của các đại thần Phan Thanh Giản, Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu để lại trong lòng dân tộc vô vàn thương tiếc, cùng kính trọng. Nhưng những cái chết này không cứu vãn được nền độc lập quốc gia, chúng chỉ cứu vãn duy nhất danh dự của tầng lớp quan lại và triều đình.
Cơ hội đến và đi
Canh tân trở nên cần thiết. Nhưng không phải lúc nào quốc gia cũng có đủ thời gian và đủ khả năng canh tân. Lịch sử là một chuỗi cơ hội mà chỉ những quốc gia nào biết kịp nắm bắt mới có thể giành lấy những cơ hội kế tiếp.
Hệ thống dân vận và Viện Sử học Hà Nội cố gắng tìm ra những điểm tương đồng giữa phong trào Tây Sơn với Chính quyền Cộng Sản. Trong thực tế, nhìn theo chiều dài lịch sử, chính phủ Việt Nam đương quyền có nhiều điểm tương đồng với nhà Nguyễn và rất khác Tây Sơn trong cách đối đầu với phương Bắc. Trên mặt quân sự, quân nhà Nguyễn đã tiến vào Nam Vang lập Trấn Tây thành nhưng không bình định được Chân Lạp, Quân đội Nhân dân cũng đã trải qua kinh nghiệm này. Trên mặt chính trị, chính quyền Tây Sơn không thật sự thần phục nhà Thanh trong lúc các triều vua Nguyễn đã luôn nhìn về phương Bắc và phụ thuộc vào động thái của Thanh triều trong phương cách ngoại giao với Tây phương. Chính quyền Việt Nam hiện nay ứng xử tương tự.
Điểm tương đồng lớn nhất giữa chính phủ hiện tại với nhà Nguyễn nằm ở sự chậm trễ canh tân sau khi thống nhất đất nước.
Kể từ thế kỷ 19, lịch sử dân tộc cho phép duy nhất hai thời kỳ khả dĩ có thể canh tân quân đội: Bốn triều vua đầu nhà Nguyễn và từ thập niên 90 đến nay. Các giai đoạn khác, quốc gia chìm đắm trong chiến tranh và loạn lạc. Hoàng đế Gia Long có nhiều thuận lợi: Mối giao hảo ban đầu khá tốt đẹp với Pháp hoàng, ngay cả khi Pháp hoàng Louis XVI bị cách mạng đánh đổ, đường dây ngoại giao đã thiết lập, và ngay cả khi mối quan hệ này đứt đoạn, Âu châu đang chìm trong chiến tranh của Nepoleon cho phép Đại Nam một thời kỳ dài bình yên. Các giám mục, giáo sĩ, kỹ sư theo phò Gia Long đã chứng tỏ trung thành và đắc lực. Một chính sách phổ biến kiến thức của các kỹ sư này, một cách quy mô, mở mang công xưởng và tận dụng tri thức Tây phương bằng cách thuê mướn người Âu châu như Nhật Bản sẽ thực hiện về sau, đã có thể cải tổ quân đội Đại Nam một cách hữu hiệu. Gia Long còn thừa hưởng âm vang của hai chiến thắng Rạch Gầm và Đống Đa của Nguyễn Huệ, khiến Xiêm La và Đại Thanh quốc nể vì nhưng Gia Long đã không tận dụng những ưu thế này. Các hoàng đế kế nhiệm Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức đã không nhìn thấy bối cảnh thế giới vẫn còn thuận lợi và Đại Nam là một trong những quốc gia mạnh ở Á châu, kể cả khi so sánh với Nhật Bản.
Phía Bắc, Thanh triều phải đối đầu với các nội loạn triền miên ở Lưỡng Quảng cho đến 1864 mới dẹp yên Hồng Tú Toàn. Cuộc chiến với Thái bình Thiên quốc làm Thanh triều kiệt quệ. Phía Đông Bắc, Cao Ly đang bị Mãn Thanh chiếm đóng, còn Nhật Bản vẫn đóng cửa không giao tiếp với thế giới. Nhật Bản liên tiếp trải qua 11 trận đói trong suốt một thế kỷ rưỡi, mà nạn đói sau cùng diễn ra vào năm 1837. Các sứ quân Tokugawa suy yếu dần.
Phía Nam, Mã Lai không đủ sức uy hiếp Đại Nam. Phía Tây Nam, Xiêm La với 4 triệu dân không cản được Trương Minh Giảng tiến vào Chân Lạp.
Phía Tây Bắc, vương quốc Miến Điện với 3 triệu dân không có cả quân đội chính quy để gây hấn với Đại Nam. Lính Miến, trưng binh khi chiến tranh, không được tổ chức thành một đạo quân thường trực.
Phía Đông, biên giới Hoa Kỳ chỉ chạm đến Thái Bình dương vào năm 1848 sau khi giành lấy California từ tay quân đội Mexico.
Hiểm nguy đến từ Âu châu. Tuy nhiên, ngoài các thương điếm, Hà Lan và Bồ Đào Nha không đủ sức mở những cuộc viễn chinh lớn. Tây Ban Nha tuy hiện diện ở Phi Luật Tân đã bắt đầu chu kỳ suy tàn.
Đế quốc Phổ, một sức mạnh lục địa, không ưu tiên xây dựng hạm đội và hãy còn đang tìm cách chế ngự quân đội Pháp. Trường hợp Pháp, tiềm năng khoa học kỹ thuật và tham vọng vẫn tràn đầy nhưng hải quân Pháp bị tiêu hủy trong thủy chiến Trafalgar chưa vực dậy.
Đế chế Nga tập trung sức lực hoàn thành tuyến đường hỏa xa xuyên Tây Bá Lợi Á để tiến vào Mãn châu bằng đường bộ, vì Bắc Băng dương đóng băng quanh năm, khiến tham vọng Nga giới hạn vào Bắc Á.
Hoàng gia Anh đã bắt đầu xuất hiện ở miền duyên hải Miến Điện và Mã Lai ngay từ 1826, mở các thương điếm và ký thương ước.Trước yêu sách của các công ty hàng hải Peninsular and Oriental và Cunard Line, các triều vua George rồi Nữ hoàng Victoria sẽ gửi thêm chiến thuyền sang Á châu nhưng tập trung vào các vùng đất vừa khám phá ở Úc và Tân Tây Lan, rồi Trung Hoa, khiến lãng quên Đại Nam.
Các vua đầu triều Nguyễn, như thế, vẫn còn thời gian. Ngoài hai năm khởi loạn của Lê Văn Khôi và động loạn của vài bộ tộc thiểu số ở miền Thượng du Bắc Việt, nhà Nguyễn có sự ổn định ngai vàng và đã biết đến sự hiện diện của một nền văn minh khác ở Tây bán cầu. Chính sự hiện diện của nền văn minh này mới có thể giúp canh tân nếu có một chính sách đối ngoại vừa trung lập, vừa tương tác với nhiều quốc gia, vừa mở cửa tiếp nhận kỹ thuật Tây phương.
Trong suốt sáu thập kỷ, từ lúc Gia Long tiến vào Phú Xuân cho đến khi Tự Đức nhận tối hậu thư của Pháp, triều Nguyễn đã không canh tân.
Phó mặc số phận?
Chính sự thụ động này đã kết án số phận dân Việt, một kết án chung thân khi những canh tân quyết định thế giới diễn ra trong thế kỷ 19.
Nhà Nguyễn đã không áp dụng phương châm của Otto von Bismarck: "Chính trong thời bình phải đúc súng."
Sang thế kỷ 20, đầu thập niên 90, lịch sử đem đến cho dân tộc một cơ hội thứ nhì. Trước đó, Chính quyền Cộng Sản đã bị cả hai đế quốc Trung Hoa và Hoa Kỳ cô lập. Trong mặt nội chính, chính quyền này đã tự cấm vận tri thức của dân tộc khi không cho phép bất kỳ một giao dịch nào với thế giới. Thập niên 90, cánh cửa mở ra bên ngoài phơi bày hình ảnh của một quốc gia tụt hậu.
Dân chúng ý thức rất rõ: Việt Nam đã bị nhân loại qua mặt. Tuy vậy, quốc gia không nội loạn, đầu tư thế giới đã vực dậy kinh tế, sự thay đổi chiến lược của các đế quốc, sự thay đổi các ý thức hệ, vị trí và tiềm năng quốc gia dần khôi phục cho phép dân tộc một hy vọng. Nhưng cho đến phút này, tiến trình công nghiệp nặng và hiện đại hóa toàn diện quân đội vẫn còn phôi thai. Có thể giải thích vì Việt Nam vẫn là một quốc gia nghèo, dân trí thấp. Câu trả lời là nếu không canh tân, sẽ không bao giờ có thể nâng cao dân trí và nâng cao mức thu nhập quốc dân mà không vay mượn.
Hiểm nguy Trung Hoa còn là một lý do cấp thiết. Thời Mã Viện, dân tộc bị đô hộ vì thua kém binh lực mà quyết tâm không để bị đồng hóa còn cho phép khởi nghĩa giành lại đất đai, quyền làm người. Dưới triều Tự Đức, dân tộc bị đô hộ vì không thể bắt kịp kỹ thuật Tây phương, vì đã không hiểu các cuộc xâm chiếm nằm trong một chuyển động toàn cầu, trong phân chia giữa các đế quốc.
Cả hai nguy hiểm hôm nay nhập một.
Với kẻ thù truyền kiếp Trung Hoa.
Nếu thập niên 70 tương đương với nội chiến Nguyễn Ánh-Tây Sơn và chấm dứt khi Nguyễn Ánh vào Phú Xuân, thập niên 80 tương đương với triều Minh Mạng tiến quân vào Chân Lạp rồi đồn trú và sa lầy, thì thập niên 90 cũng tương đồng với giai đoạn chuyển tiếp của triều Thiệu Trị.
Hôm nay, sang thập niên 2010, dân tộc đã ở vào giữa triều Tự Đức và hiểm nguy thì hiện ra trông thấy.
Nếu chậm trễ, quốc gia sẽ lâm vào hoàn cảnh của Tự Đức còn chưa đầy một thập niên trước khi nhận tối hậu thư của giặc.
Một cách khách quan, ở vào giữa triều Tự Đức là đã muộn. Vì vận tốc canh tân của quốc gia, nếu thực hiện, vẫn chậm hơn vận tốc phát triển kinh tế, binh lực, vũ khí hiện đại của Bắc Kinh đã đạt đến tầm mức lớn.
Nhưng dân Việt vẫn muốn tin hãy còn kịp, chưa muộn. Phải canh tân trước khi một Yalta thứ nhì chia chác các vùng ảnh hưởng được ký kết giữa các đế quốc Nga, Hoa, Mỹ, như đã xảy ra vào tháng 2-1945 giữa Churchill, Roosevelt và Stalin, trao những tiểu quốc này vào tay đế quốc kia và những tiểu quốc khác vào tay đế quốc nọ.Với một phân vùng như vậy, Việt Nam sẽ không thoát được số mệnh trở thành chư hầu của Trung Hoa và tương lai dân Việt sẽ tùy thuộc hoàn toàn vào lương tâm Bắc Kinh.
Hạn chót của canh tân đất nước đã điểm. (BBC: Tác giả, hiện sống ở Texas, Hoa Kỳ. Bài cũng đã được tác giả đăng tại Hoa Kỳ).
(ii) Gs Tương Lai: Bên ngoài trời còn có trời
Đây là mượn ý câu của Lý Giác, sứ Tàu đời nhà Tống, “thiên ngoại hữu thiên ưng viễn chiếu” tạm dịch là ngoài trời còn có trời, đừng có coi thường. Viên sứ Tàu sống ở thế kỷ thứ X này xem ra hiểu biết hơn, có viễn kiến hơn ngài ngoại trưởng họ Vương thế kỷ XXI (không hiểu có phải hậu duệ của Tổng binh Vương Thông thế kỷ XV đời nhà Minh bị nghĩa quân Lê Lợi đánh cho tơi tả để Nguyễn Trãi viết trong Bình Ngô đại cáo: “ra đến biển chưa thôi trống ngực, về đến Tàu còn toát mồ hôi”) dám tuyên bố liều mạng và xấc xược rằng: việc xây đắp các đảo nhân tạo, trong đó có Gạc Ma vừa cướp của Việt Nam, là xây trên sân nhà chúng nó.
Câu thơ của Lý Giác làm vào năm 987 khi đi sứ sang An Nam (có sách ghi là 971). Bài thơ nói lên cảm nhận của viên sứ Tàu về nước ta sau chiến thắng của Ngô Quyền dìm chết quân xâm lược nhà Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938 “một vũ công cao cả, vang dội đến nghìn thu há phải chỉ lừng lẫy ở một thời bấy giờ mà thôi đâu” như lời bàn của Ngô Thì Sĩ. Tiếp đó là chiến thắng oanh liệt của Lê Hoàn đánh tan tác quân xâm lược năm 981, giáng một đòn chí tử vào tham vọng bành trướng của vua tôi nhà Tống. Đó là cội nguồn của lời cảnh báo của Lý Giác, “thiên ngoại hữu thiên”, hai chữ thiên cùng một cách đọc và cả cách viết nhưng ý tứ thì khá hàm súc.
Chữ thiên đứng trước chắc là nói về “thiên tử” của “thiên triều” mà “trung nguyên” đứng giữa “thiên hạ” là tâm của trời đất, còn lại đều là bọn Man, Di, Nhung, Địch. Những nước Đông Di, Tây Nhung, Bắc Địch đều có thể bình định nhưng Nam Man là đáng ngại nhất, phải “ưng viễn chiếu”, nghĩa là “soi cho thấu”, ngụ ý “đừng coi thường”. Vậy là chữ thiên thứ hai là để nói về một “thiên hạ” khác ngoài “thiên triều” của “trung nguyên”, mà ở đây là nói đến An Nam? Sử ta còn ghi cuộc đối thơ giữa Lý Giác với nhà sư Đỗ Thuận, sứ giả của vua ta cải trang thành một người chèo thuyền, đã gây ấn tượng mạnh đối với một nhà thơ có tầm nhìn đáng nể khá hiếm hoi trong cương vị của một viên sứ Tàu!
Nếu không có những chiến công vang dội trên sông Bạch Đằng của Ngô Quyền và tiếp đó của Lê Hoàn thì e cũng không thể có cái nhìn đáng nể đó của một “quốc tử giám bác sĩ”, tước hiệu của Lý Giác, khi được vua nhà Tống chọn cử làm sứ thần sang nước ta. Có lẽ trong lịch sử mối bang giao giữa nước ta với “thiên triều” thì quãng thời gian dễ thở nhất là thời nhà Lý, sau chiến thắng lẫy lừng của Lý Thường Kiệt. Cũng chính trong bối cảnh đó mà người ta nói đến Tuyên Ngôn Độc lập lần thứ nhất với “Nam quốc sơn hà Nam đế cư. Tiệt nhiên định phận tại thiên thư”. Bằng chữ đế đầy thách thức đó, từ thế kỷ XI ông cha ta đã khẳng định sự tồn tại của một quốc gia độc lập và có chủ quyền, vừa bác bỏ sự ngạo mạn của “thiên triều” kỳ thị Hoa Di, phủ nhận vai trò độc tôn tự xưng của hoàng đế Trung Hoa.
Có ngẫm sâu vào điều này mới thấy khí phách của ông cha mình không bao giờ chịu khuất phục bọn bành trướng phương Bắc, đồng thời cũng thấy tư tưởng bành trướng đó ăn sâu vào cốt tuỷ của bọn xâm lược. Cái cột đồng Mã Viện dựng lên từ những năm 40 (đầu CN) với lời hăm doạ “đồng trụ chiết Giao chỉ diệt” vẫn là tâm địa nham hiểm của bá quyền phương Bắc xuyên suốt lịch sử. Đến thế kỷ thứ XVII mà Sùng Trinh, vua nhà Minh, vẫn còn lấy biểu tượng ác hiểm đó để ra câu đối Đồng trụ chí kim đài dĩ lục (Cột đồng đến nay rêu vẫn mọc). Sứ thần Giang Văn Minh đã đánh gục sự ngạo mạn của Sùng Trinh với vế đối Đằng Giang tự cổ huyết do hồng (Sông Đằng tự bấy máu còn loang) dù biết rằng mình sẽ chết vì vế đối này.
Không biết đoàn ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cấp tập được mời sang Tàu ngay sau khi có tin ông sẽ đi Mỹ liệu có học được chút nào khí phách của ông cha để được xem là “Sứ bất nhục quân mệnh, khả vi thiên cổ anh hùng” (tức là Sứ thần không làm nhục mệnh vua, xứng đáng là anh hùng thiên cổ) như Giang Văn Minh được phong tặng? Những chuyện thâm cung bí sử của những thương thảo thoả thuận không công bố mà giới báo chí nước ngoài gọi là mật đàm hay những cái nắm tay dưới gầm bàn ra sao thì chịu, vì trên báo chí chính thống thì không có dòng nào nói đến chuyện này cả. Nhưng từ Mã Viện, qua Sùng Trinh và đến ông Tập Cận Bình, người đồng chí “cùng chung ý thức hệ” (với các đồng chí kiên định lập trường xã hội chủ nghĩa của ta) thì cái điều ăn sâu vào cốt tuỷ của “thiên triều” muốn uy hiếp cả “thiên hạ” vẫn chẳng có gì thay đổi cả. Thì chẳng phải cái lưỡi bò ham hố của chúng đang thè ra muốn nuốt trọn Biển Đông đó sao?
Phải chăng cũng vì những hành động khi thì lắt léo, bịp bợm, khi thì ngang ngược, trắng trợn của một siêu cường “hung đồ” (tên gọi mới của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán thế kỷ XXI trên tờ Diplomat ngày 10-06-2015) đã thúc đẩy sự xoay trục sang châu Á của Mỹ? Chính sự xoay trục đó đang tạo điều kiện cho nhiều quốc gia châu Á mạnh mẽ hơn với bầu trời tổ quốc mình.
Vậy là lời cảnh báo của Lý Giác từ thế kỷ thứ X đang được mở rộng thêm biên độ và hàm lượng của nó. Chữ thiên của thế kỷ XXI xem ra có sức biểu đạt mạnh mẽ hơn nhiều, và mấy chữ “ưng viễn chiếu” cũng tăng thêm sức cảnh báo quyết liệt hơn. Bên ngoài “trời” của “thiên triều” họ Tập còn có “trời” khác rộng lớn và văn minh hơn, trong đó có bầu trời của Việt Nam đang nối liền với thế giới.
Liệu những người rồi sẽ gánh vác trọng trách đem chuông đi đánh xứ người có nhận thức được đầy đủ bài học lịch sử mà chọn cách ứng xử để không làm nhục đến truyền thống ông cha? Ngoài trời còn có trời, lời nhắn gửi ấy gọi dậy những suy ngẫm mông lung nhưng lại rất thiết thực vào thời điểm tế nhị này. (T.L. - Viết nhân Ngày báo chí21.6.2015)
*** Dương Danh Hy: 40 năm sau - Lịch sử đang lập lại
(Trích:...40 năm sau Chiến tranh Việt Nam, cuối cùng người Mỹ và Việt Nam đang làm những gì mà họ đáng lẽ phải làm từ năm 1978 khi nước Việt Nam thống nhất rất cần hòa giải và hợp tác với Mỹ (là kẻ thù cũ) để tái thiết và đối phó với hiểm họa mới từ Trung Cộng (là anh em bạn thù); hoặc từ năm 1945 khi nước Việt Nam mới do Hồ Chí Minh đứng đầu đang cố giành sự ủng hộ của Mỹ để hóa giải sự thù nghịch của nước Pháp thực dân và Trung hoa Dân quốc; hoặc từ năm 1875 khi vua Tự Đức cử ông Bùi Viện sang Mỹ tìm kiếm sự ủng hộ để chống lại ý đồ nước Pháp thực dân muốn biến Annam thành thuộc địa. Nhưng hai nước đã để tuột mất những cơ hội lịch sử. Bây giờ phải “trở về tương lai”, sau khi bị bầm dập bởi cuộc chiến tranh sai lầm đẫm máu, và lãng phí quá nhiều thời gian, sức lực và mạng sống vào những trò chơi hậu chiến điên khùng, bao gồm cái gọi là “Chiến tranh Đông Dương lần thứ ba” không kém khốc liệt giữa “anh em bạn thù (Trung Cộng)” và những đồng minh mới của họ.....Hơn một năm nay, từ khi Trung Quốc đưa giàn khoan HD 981 vào Biển Đông và ráo riết xây dựng các công trình quân sự và đảo nhân tạo trên các đảo san hô họ chiếm tại Hoàng Sa và Trường Sa, để chuẩn bị thiết lập khu vực nhận diện phòng không, đe dọa tự do hàng hải, thì Biển Đông đã nóng lên như thùng thuốc súng. Quốc hội Mỹ và giới nghiên cứu đã chuyển biến mạnh, buộc Chính quyền Obama phải có thái độ cứng rắn hơn, đưa máy bay quân sự và tàu chiến vào Biển Đông để răn đe, bất chấp Trung Quốc phản đối. Nhiều chính phủ và tổ chức quốc tế đã thực sự lo ngại. Một số nước đồng minh của Mỹ (như Japan và Australia) đã thay đổi hẳn thái độ, sẵn sàng tham gia tuần tra hải quân trên Biển Đông. Trong khi bức tranh địa chính trị tại khu vực thay đổi nhanh và rõ nét hơn, thì tương lại Biển Đông vẫn mù mịt và bất định. Liệu đối đầu Trung-Mỹ tại Biển Đông có dẫn đến chiến tranh thật không, hay chỉ là chiến tranh lạnh? Liệu Trung Quốc và Mỹ có thể thỏa thuận với nhau để chia sẻ quyền lực (như trước đây)? Liệu căng thẳng Trung-Việt có dẫn đến chiến tranh không, hay tiếp tục nhùng nhằng (không hòa không chiến) và Trung Quốc tiếp tục chiến thuật “cắt lát gặm dần” như “chuyện đã rồi”, không đánh vẫn thắng? Và cuối cùng, liệu sức ép của Mỹ và cộng đồng thế giới, cũng như quá trình dân chủ hóa tại Trung Quốc, có đủ sức xoay chuyển thái độ của Bắc Kinh, và hóa giải được xung đột lợi ích tại Biển Đông để biến thùng thuốc súng này thành khu vực hợp tác hòa bình và cùng khai thác?
....Trong khi chưa biết là chiến tranh lạnh hay Thế chiến thứ Ba, thì các học giả về Trung Quốc cho rằng màn chót của chế độ Trung Cộng có lẽ đã bắt đầu. Bề ngoài, Trung Quốc có vẻ giàu có và hùng mạnh, nhưng nó che đậy một hệ thống đã đổ vỡ bên trong. Không phải chỉ có ông Gordon Chang lâu nay dự báo “Trung Quốc sắp sụp đổ”, mà cả Giáo sư Paul Krugman (được giải Nobel kinh tế) cũng báo động rằng “Trung Quốc đã kịch đường” (tới điểm giới hạn). Đáng chú ý là cả Giáo sư David Shambaugh (một chuyên gia hàng đầu về Trung Quốc tại George Washington University) đã tuyên bố “màn chót của chế độ Trung Cộng đã bắt đầu”…
Chiến dịch “đả hổ” chống tham nhũng quyết liệt của ông Tập Cận Bình để cứu chế độ (hay củng cố địa vị) đang đẩy màn chót đến nhanh hơn. Việc tăng cường đàn áp càng bộc lộ sự rạn nứt của hệ thống và đẩy nhanh quá trình sụp đổ. Thay vì mở cửa, ông Tập Cận Bình đang tăng cường kiểm soát gấp đôi. Giới tinh hoa ở Trung Quốc sẵn sàng ra đi hàng loạt nếu hệ thống bắt đầu sụp đổ. Theo Elizabeth Economy (Council on Foreign Relations) 2/3 (hoặc 64%) người Trung Quốc có tài sản trên 1.6 triệu USD đang di cư hoặc định như vậy.
....Dù muốn hay không, Việt Nam vẫn phải sống cạnh người láng giềng khổng lồ, như một định mệnh về địa lý, không thể thay đổi được. Vì vậy về lâu về dài, Việt Nam phải tìm cách chung sống hòa bình tử tế với các nước láng giềng, trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau và cùng có lợi. Là một nước nhỏ hơn, muốn bảo vệ độc lập, chủ quyền của mình, Việt Nam phải thay đổi và mạnh lên để Trung Quốc phải tôn trọng. Nếu Việt Nam yếu đi trong khi Trung Quốc mạnh lên, thì chắc chắn Việt Nam sẽ mất độc lập, chủ quyền vì trở thành miếng mồi ngon cho tham vọng bành trướng bá quyền Trung Quốc. Đáng tiếc tình trạng hiện nay đúng là như vậy. Không phải Việt Nam chỉ mất đất biên giới và hải đảo tại Biển Đông, mà có thể sẽ mất tất cả, để “trở về tương lai” như thời kỳ Bắc thuộc.
....Muốn đối phó với một láng giềng lớn chuyên bắt nạt (như Trung Quốc), Việt Nam phải liên kết với đối tác chiến lược mạnh hơn (như Mỹ) làm đối trọng và răn đe. Đó là quy luật tất yếu ai cũng biết, nhưng vận dụng như thế nào là một chuyện khác. Có nhiều bài học lịch sử. Ví dụ, không nên dựa hẳn vào bên này để chống bên kia, gây thù chuốc oán, như trước đây Việt Nam đã dựa hẳn vào Trung Quốc để chống Mỹ, rồi sau này lại dựa hẳn vào Liên Xô để chống Trung Quốc. Nhưng cũng không nên có quan hệ đối tác chiến lược với quá nhiều nước, mà chẳng nước nào có khả năng đương đầu với Trung Quốc để bênh vực Việt Nam. Nó giống như câu thành ngữ “lắm mối tối nằm không”. Việc giữ cân bằng quan hệ với Trung Quốc và Mỹ bằng cách đi trên dây không phải là một chiến lược lâu dài. Càng không phải là một cái cớ để trì hoãn quan hệ đối tác chiến lược sống còn với Mỹ khi Trung Quốc đã lộ rõ bộ mặt thật là mối đe dọa chung đối với khu vực. Không nên nhầm lẫn mục tiêu chiến lược với phương tiện chiến thuật. Nếu không có quan hệ đối tác chiến lược với Mỹ và gia nhập TPP, Việt Nam dễ bị Trung Quốc bắt nạt và đô hộ. Muốn có quan hệ đối tác chiến lược hiệu quả, trước hết người Việt Nam phải đoàn kết và tự cường mạnh lên, để các đối tác tôn trọng và tin cậy. Quan hệ đối tác chiến lược sẽ trở thành vô nghĩa nếu không dựa trên tầm nhìn chiến lược và lòng tin chiến lược...
....Trong khi chưa biết là chiến tranh lạnh hay Thế chiến thứ Ba, thì các học giả về Trung Quốc cho rằng màn chót của chế độ Trung Cộng có lẽ đã bắt đầu. Bề ngoài, Trung Quốc có vẻ giàu có và hùng mạnh, nhưng nó che đậy một hệ thống đã đổ vỡ bên trong. Không phải chỉ có ông Gordon Chang lâu nay dự báo “Trung Quốc sắp sụp đổ”, mà cả Giáo sư Paul Krugman (được giải Nobel kinh tế) cũng báo động rằng “Trung Quốc đã kịch đường” (tới điểm giới hạn). Đáng chú ý là cả Giáo sư David Shambaugh (một chuyên gia hàng đầu về Trung Quốc tại George Washington University) đã tuyên bố “màn chót của chế độ Trung Cộng đã bắt đầu”…
Chiến dịch “đả hổ” chống tham nhũng quyết liệt của ông Tập Cận Bình để cứu chế độ (hay củng cố địa vị) đang đẩy màn chót đến nhanh hơn. Việc tăng cường đàn áp càng bộc lộ sự rạn nứt của hệ thống và đẩy nhanh quá trình sụp đổ. Thay vì mở cửa, ông Tập Cận Bình đang tăng cường kiểm soát gấp đôi. Giới tinh hoa ở Trung Quốc sẵn sàng ra đi hàng loạt nếu hệ thống bắt đầu sụp đổ. Theo Elizabeth Economy (Council on Foreign Relations) 2/3 (hoặc 64%) người Trung Quốc có tài sản trên 1.6 triệu USD đang di cư hoặc định như vậy.
....Dù muốn hay không, Việt Nam vẫn phải sống cạnh người láng giềng khổng lồ, như một định mệnh về địa lý, không thể thay đổi được. Vì vậy về lâu về dài, Việt Nam phải tìm cách chung sống hòa bình tử tế với các nước láng giềng, trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau và cùng có lợi. Là một nước nhỏ hơn, muốn bảo vệ độc lập, chủ quyền của mình, Việt Nam phải thay đổi và mạnh lên để Trung Quốc phải tôn trọng. Nếu Việt Nam yếu đi trong khi Trung Quốc mạnh lên, thì chắc chắn Việt Nam sẽ mất độc lập, chủ quyền vì trở thành miếng mồi ngon cho tham vọng bành trướng bá quyền Trung Quốc. Đáng tiếc tình trạng hiện nay đúng là như vậy. Không phải Việt Nam chỉ mất đất biên giới và hải đảo tại Biển Đông, mà có thể sẽ mất tất cả, để “trở về tương lai” như thời kỳ Bắc thuộc.
....Muốn đối phó với một láng giềng lớn chuyên bắt nạt (như Trung Quốc), Việt Nam phải liên kết với đối tác chiến lược mạnh hơn (như Mỹ) làm đối trọng và răn đe. Đó là quy luật tất yếu ai cũng biết, nhưng vận dụng như thế nào là một chuyện khác. Có nhiều bài học lịch sử. Ví dụ, không nên dựa hẳn vào bên này để chống bên kia, gây thù chuốc oán, như trước đây Việt Nam đã dựa hẳn vào Trung Quốc để chống Mỹ, rồi sau này lại dựa hẳn vào Liên Xô để chống Trung Quốc. Nhưng cũng không nên có quan hệ đối tác chiến lược với quá nhiều nước, mà chẳng nước nào có khả năng đương đầu với Trung Quốc để bênh vực Việt Nam. Nó giống như câu thành ngữ “lắm mối tối nằm không”. Việc giữ cân bằng quan hệ với Trung Quốc và Mỹ bằng cách đi trên dây không phải là một chiến lược lâu dài. Càng không phải là một cái cớ để trì hoãn quan hệ đối tác chiến lược sống còn với Mỹ khi Trung Quốc đã lộ rõ bộ mặt thật là mối đe dọa chung đối với khu vực. Không nên nhầm lẫn mục tiêu chiến lược với phương tiện chiến thuật. Nếu không có quan hệ đối tác chiến lược với Mỹ và gia nhập TPP, Việt Nam dễ bị Trung Quốc bắt nạt và đô hộ. Muốn có quan hệ đối tác chiến lược hiệu quả, trước hết người Việt Nam phải đoàn kết và tự cường mạnh lên, để các đối tác tôn trọng và tin cậy. Quan hệ đối tác chiến lược sẽ trở thành vô nghĩa nếu không dựa trên tầm nhìn chiến lược và lòng tin chiến lược...
(iii) Phạm Viết Đào: Từ Tam Quốc tới Biển Đông
Trung Quốc gây sự trên biến Hoa Đông và Biển Đông nhằm tạo ra những căng thẳng giả tạo, tạo ra những cuộc chiến tranh ảo để kích hoạt, xốc dậy tinh thần bá quyền đại Hán và có cớ chạy đua vũ trang.
Việc đổ tiền xây dựng các hòn đảo nhân tạo trên Biển Đông không mang ý nghĩa phòng thủ về quân sự mà chỉ mang ý nghĩa chính trị, doạ nạt những quốc gia nhỏ yếu hơn vì như một viên tướng Mỹ tuyên bố: hòn đảo này không chịu nổi 300 quả tên lửa Mỹ. Việc chạy đua vũ trang của Trung Quốc không phải để đánh ai, bành trướng lãnh thổ, lãnh hải vì trong lịch sử Trung Quốc thường thua trong các cuộc viễn chinh; hành động tăng cường vũ trang là để đối phó tình trạng suy vi của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Sử dụng sức mạnh quân đội để duy trì độc quyền lãnh đạo của đảng, khắc chế xu hướng ly tâm và ly khai ( liệt quốc) tức là sự phân rã của đất nước xã hội Trung Quốc thách thức quyền lãnh đạo của Đảng CS Trung Quốc.
Trong Tam quốc diễn nghĩa, để cứu đoàn quân đang chịu khát khi hành quân qua sa mạc Tào Tháo đã dùng mẹo phao tin: phía trước có rừng mơ. Nghe thấy mơ quân sĩ ứa nước miếng ra và quên được cơn khát.
Lôi cuốn dư luận
Những động thái gây sự trên Biển Hoa Đông và Biển Đông có giống chuyện rừng mơ Tào Tháo mà ông Tập Cận Bình muốn cuốn dư luận Trung Quốc vốn đang bức bí bởi thể chế và các vấn đề kinh tế-xã hội-chính trị nảy sinh do phát triển nóng?
Có hai cuộc chiến ảo Trung Quốc có thể tiến hành, tạo chiến tranh ảo trên biển thuận hơn vì gây chiến tranh ảo trên bộ rất dễ xảy ra chiến tranh thật. Trung Quốc có hàng chục quốc gia láng giềng lân bang và đều có vấn đề biên giới, lãnh thổ với Trung Quốc và nếu xảy ra chiến tranh thật thì lãnh đạo và nhân dân Trung Quốc chắc cũng không muốn vì thường thua.
Sử dụng sức mạnh quân đội để bảo vệ sự chuyên quyền do Đảng Cộng sản là chính sách mâu thuẫn, tiềm ẩn thảm hoạ, một chính sách tự nó phát sinh những hố tử thần giống với việc dùng con dao hai lưỡi. Không ngẫu nhiên với lực lương chính quy trên 2,3 triệu người, với 7 đại quân khu nhưng cấp hàm cao nhất của quân đội Trung Quốc hiện tại chỉ tới hàm thượng tướng. Không một viên tướng nào sau khi ông Mao Trạch Đông chết đi được bầu vào thường vụ Bộ Chính trị.
Do phát triển nóng, lại do những đặc điểm địa lý, lịch sử, sắc tộc, cộng với thể chế cộng sản thối nát đã dẫn tới sự phát triển không đồng đều, công bằng, trong khuôn khổ luật pháp giữa các vùng, miền, khu vực, sắc tộc, làm nới rộng khoảng cách giàu nghèo, bất công xã hội. Những mâu thuẫn này đã kích hoạt tinh thần ly tâm và ly khai. Bởi một tỉnh, một quân khu của Trung Quốc có diện tích và dân cư ngang bằng với một quốc gia tầm trung của thế giới.
Chiến dịch bài trừ tham nhũng khởi đầu nhắm vào lực lượng vũ trang thực chất là chiến dịch thanh lọc nội bộ, thanh lọc những phần tử không ăn cánh, không trung thành với quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc đứng đầu là Tập Cận Bình. Quân đội là đối tượng ông Tập thấy phải dọn dẹp trước để mỵ dân, làm dịu bớt những bức xúc, những vấn đề nóng do nền chính trị-kinh tế-xã hội cộng sản Trung Quốc mang lại. Với chiến dịch Đả hổ diệt ruồi này, Tập Cận Bình vô tình đã động vào gót chân Achille của chế độ độc tài đảng trị Trung Quốc, đụng vào niêu cơm của những đảng viên cao cấp. Nếu ông Tập Cận Bình muốn thực tập chống tham nhũng thì phải giải tán đảng cộng sản Trung Quốc, loại hết thảy mọi đặc quyền đặc lợi của cái loại giá áo túi cơm như có lúc ông Tập tuyên bố đang nấp dưới ngọn cờ cộng sản.Chiên dịch Đả hổ trở thành gậy ông đập lưng ông, mua thù chuốc oán, làm cho xã hội Trung Quốc bất an và phân tâm thêm.
Trung thành hơn năng lực?
Việc đưa ra toà một uỷ viên thường vụ Bộ Chính trị phụ tránh chính pháp, từng làm Bộ trưởng Bộ Công an, người có công xây dựng được một mạng lại an ninh mật vụ hùng mạnh; tạo nên sự tập quyền vào tay Đảng Cộng sản Trung Quốc thật sự là một đòn chí mạng đánh vào nền móng của ngôi nhà cộng sản Trung Quốc.
Chu Vĩnh Khang là cha đẻ của chủ nghĩa thực dân Trung Hoa kiểu mới, tung toàn lực để đầu tư khai thác (exploitation,) tìm đủ mọi cách để sở hữu chiếm đoạt bao gồm cả dùng thủ đoạn chính trị lẫn đầu tư tung vốn (acquisition) và bành trướng tối đa sức mạnh kinh tế của Trung Quốc lên những quốc gia Trung Quốc khai phá đầu tư.
Dưới thời Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào, chiến lược phát triển năng lương được phát triển tăng tốc ra cả ngoài biên giới hải đảo Trung Quốc, sang cả tận đất Mỹ. Công ty dầu hỏa của Trung Quốc CNOOP dưới quyền của Chu Vĩnh Khang đã suýt nữa tóm thâu trọn vẹn thành công ty dầu hỏa Unocal 76 nếu Hạ Viện Hoa Kỳ không can thiệp. Một con người có công lớn với Đảng Cộng sản Trung Quốc như Chu Vĩnh Khang; một con người sinh ra từ gia đình có công khai quốc như Bạc Hy Lai, tại sao suýt bị đẩy lên đoạn đầu đài?
Chuyện này làm chúng ta liên tưởng cái xoáy phản chủ khiến Nguỵ Diên bị mất mạng bởi Gia Cát Lượng, mặc dù Gia Cát Lượng rất biết công, tài Nguỵ Diên. Nguỵ Diên có tài, có công bị giết, trong khi Thục Hán đang cạn kiệt nhân tài và Gia Cát Lượng lại phó thác cho một tướng đàn em, tướng chiêu hồi Khương Duy, tướng của Nguỵ đã đầu hàng Gia Cát Lượng, nắm quân đội Hán?
Điều này cho thấy sách lược chọn người ngoan, người trung thành chứ không chọn người tài, có chính kiến, bản lĩnh riêng của Tập Cận Bình học theo Gia Cát Lượng.
Để an toàn cho việc chọc trời khuấy nước, không cách nào khác Tập Cận Bình phải nắm chắc tay súng, tức củng cố lực lượng quân đội.
Không ngẫu nhiên mà có lúc ông Tập đã có lúc tuyên bố khi lao vào chiến dịch Đả hổ, ông không màng tới vấn đề sống chết của cá nhân. Tuyên bố này của Tập Cận Bình làm cho chúng ta nhớ tới việc Bàng Đức thời Tam Quốc, khi được Tào Tháo giao cho đi cứu Tào Nhân nguy khốn ở Phàn Thành do bị Quan Vũ bao vây, Bàng Đức đã cho quân chở quan tài ra trận.
Qua động thái này cho thấy xã hội Trung Quốc đang trầm tích những vấn đề sống còn, những xung đột nội tại khốc liệt tới cực độ.
Để tiêu hoá được những tử địa đó, không còn cách nào khác là chạy đua vũ trang, củng cố lực lượng quân đội bằng việc tạo ra những cuộc chiến tranh ảo.
(BBC: Bài viết thể hiện quan điểm và cách hành văn của ông Phạm Viết Đào, hiện sống tại Hà Nội).
Trung Quốc gây sự trên biến Hoa Đông và Biển Đông nhằm tạo ra những căng thẳng giả tạo, tạo ra những cuộc chiến tranh ảo để kích hoạt, xốc dậy tinh thần bá quyền đại Hán và có cớ chạy đua vũ trang.
Việc đổ tiền xây dựng các hòn đảo nhân tạo trên Biển Đông không mang ý nghĩa phòng thủ về quân sự mà chỉ mang ý nghĩa chính trị, doạ nạt những quốc gia nhỏ yếu hơn vì như một viên tướng Mỹ tuyên bố: hòn đảo này không chịu nổi 300 quả tên lửa Mỹ. Việc chạy đua vũ trang của Trung Quốc không phải để đánh ai, bành trướng lãnh thổ, lãnh hải vì trong lịch sử Trung Quốc thường thua trong các cuộc viễn chinh; hành động tăng cường vũ trang là để đối phó tình trạng suy vi của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Sử dụng sức mạnh quân đội để duy trì độc quyền lãnh đạo của đảng, khắc chế xu hướng ly tâm và ly khai ( liệt quốc) tức là sự phân rã của đất nước xã hội Trung Quốc thách thức quyền lãnh đạo của Đảng CS Trung Quốc.
Trong Tam quốc diễn nghĩa, để cứu đoàn quân đang chịu khát khi hành quân qua sa mạc Tào Tháo đã dùng mẹo phao tin: phía trước có rừng mơ. Nghe thấy mơ quân sĩ ứa nước miếng ra và quên được cơn khát.
Lôi cuốn dư luận
Những động thái gây sự trên Biển Hoa Đông và Biển Đông có giống chuyện rừng mơ Tào Tháo mà ông Tập Cận Bình muốn cuốn dư luận Trung Quốc vốn đang bức bí bởi thể chế và các vấn đề kinh tế-xã hội-chính trị nảy sinh do phát triển nóng?
Có hai cuộc chiến ảo Trung Quốc có thể tiến hành, tạo chiến tranh ảo trên biển thuận hơn vì gây chiến tranh ảo trên bộ rất dễ xảy ra chiến tranh thật. Trung Quốc có hàng chục quốc gia láng giềng lân bang và đều có vấn đề biên giới, lãnh thổ với Trung Quốc và nếu xảy ra chiến tranh thật thì lãnh đạo và nhân dân Trung Quốc chắc cũng không muốn vì thường thua.
Sử dụng sức mạnh quân đội để bảo vệ sự chuyên quyền do Đảng Cộng sản là chính sách mâu thuẫn, tiềm ẩn thảm hoạ, một chính sách tự nó phát sinh những hố tử thần giống với việc dùng con dao hai lưỡi. Không ngẫu nhiên với lực lương chính quy trên 2,3 triệu người, với 7 đại quân khu nhưng cấp hàm cao nhất của quân đội Trung Quốc hiện tại chỉ tới hàm thượng tướng. Không một viên tướng nào sau khi ông Mao Trạch Đông chết đi được bầu vào thường vụ Bộ Chính trị.
Do phát triển nóng, lại do những đặc điểm địa lý, lịch sử, sắc tộc, cộng với thể chế cộng sản thối nát đã dẫn tới sự phát triển không đồng đều, công bằng, trong khuôn khổ luật pháp giữa các vùng, miền, khu vực, sắc tộc, làm nới rộng khoảng cách giàu nghèo, bất công xã hội. Những mâu thuẫn này đã kích hoạt tinh thần ly tâm và ly khai. Bởi một tỉnh, một quân khu của Trung Quốc có diện tích và dân cư ngang bằng với một quốc gia tầm trung của thế giới.
Chiến dịch bài trừ tham nhũng khởi đầu nhắm vào lực lượng vũ trang thực chất là chiến dịch thanh lọc nội bộ, thanh lọc những phần tử không ăn cánh, không trung thành với quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc đứng đầu là Tập Cận Bình. Quân đội là đối tượng ông Tập thấy phải dọn dẹp trước để mỵ dân, làm dịu bớt những bức xúc, những vấn đề nóng do nền chính trị-kinh tế-xã hội cộng sản Trung Quốc mang lại. Với chiến dịch Đả hổ diệt ruồi này, Tập Cận Bình vô tình đã động vào gót chân Achille của chế độ độc tài đảng trị Trung Quốc, đụng vào niêu cơm của những đảng viên cao cấp. Nếu ông Tập Cận Bình muốn thực tập chống tham nhũng thì phải giải tán đảng cộng sản Trung Quốc, loại hết thảy mọi đặc quyền đặc lợi của cái loại giá áo túi cơm như có lúc ông Tập tuyên bố đang nấp dưới ngọn cờ cộng sản.Chiên dịch Đả hổ trở thành gậy ông đập lưng ông, mua thù chuốc oán, làm cho xã hội Trung Quốc bất an và phân tâm thêm.
Trung thành hơn năng lực?
Việc đưa ra toà một uỷ viên thường vụ Bộ Chính trị phụ tránh chính pháp, từng làm Bộ trưởng Bộ Công an, người có công xây dựng được một mạng lại an ninh mật vụ hùng mạnh; tạo nên sự tập quyền vào tay Đảng Cộng sản Trung Quốc thật sự là một đòn chí mạng đánh vào nền móng của ngôi nhà cộng sản Trung Quốc.
Chu Vĩnh Khang là cha đẻ của chủ nghĩa thực dân Trung Hoa kiểu mới, tung toàn lực để đầu tư khai thác (exploitation,) tìm đủ mọi cách để sở hữu chiếm đoạt bao gồm cả dùng thủ đoạn chính trị lẫn đầu tư tung vốn (acquisition) và bành trướng tối đa sức mạnh kinh tế của Trung Quốc lên những quốc gia Trung Quốc khai phá đầu tư.
Dưới thời Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào, chiến lược phát triển năng lương được phát triển tăng tốc ra cả ngoài biên giới hải đảo Trung Quốc, sang cả tận đất Mỹ. Công ty dầu hỏa của Trung Quốc CNOOP dưới quyền của Chu Vĩnh Khang đã suýt nữa tóm thâu trọn vẹn thành công ty dầu hỏa Unocal 76 nếu Hạ Viện Hoa Kỳ không can thiệp. Một con người có công lớn với Đảng Cộng sản Trung Quốc như Chu Vĩnh Khang; một con người sinh ra từ gia đình có công khai quốc như Bạc Hy Lai, tại sao suýt bị đẩy lên đoạn đầu đài?
Chuyện này làm chúng ta liên tưởng cái xoáy phản chủ khiến Nguỵ Diên bị mất mạng bởi Gia Cát Lượng, mặc dù Gia Cát Lượng rất biết công, tài Nguỵ Diên. Nguỵ Diên có tài, có công bị giết, trong khi Thục Hán đang cạn kiệt nhân tài và Gia Cát Lượng lại phó thác cho một tướng đàn em, tướng chiêu hồi Khương Duy, tướng của Nguỵ đã đầu hàng Gia Cát Lượng, nắm quân đội Hán?
Điều này cho thấy sách lược chọn người ngoan, người trung thành chứ không chọn người tài, có chính kiến, bản lĩnh riêng của Tập Cận Bình học theo Gia Cát Lượng.
Để an toàn cho việc chọc trời khuấy nước, không cách nào khác Tập Cận Bình phải nắm chắc tay súng, tức củng cố lực lượng quân đội.
Không ngẫu nhiên mà có lúc ông Tập đã có lúc tuyên bố khi lao vào chiến dịch Đả hổ, ông không màng tới vấn đề sống chết của cá nhân. Tuyên bố này của Tập Cận Bình làm cho chúng ta nhớ tới việc Bàng Đức thời Tam Quốc, khi được Tào Tháo giao cho đi cứu Tào Nhân nguy khốn ở Phàn Thành do bị Quan Vũ bao vây, Bàng Đức đã cho quân chở quan tài ra trận.
Qua động thái này cho thấy xã hội Trung Quốc đang trầm tích những vấn đề sống còn, những xung đột nội tại khốc liệt tới cực độ.
Để tiêu hoá được những tử địa đó, không còn cách nào khác là chạy đua vũ trang, củng cố lực lượng quân đội bằng việc tạo ra những cuộc chiến tranh ảo.
(BBC: Bài viết thể hiện quan điểm và cách hành văn của ông Phạm Viết Đào, hiện sống tại Hà Nội).
Những hành động càn rỡ, ngang ngược của nhà cầm quyền Trung Quốc (TQ) trong mấy tháng gần đây ở Biển Đông – xây dựng trái phép những công trình kiên cố quy mô lớn trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam, đã và đang đe dọa, thách thức nghiêm trọng nền độc lập của dân tộc Việt Nam! Rất cần phải cảnh báo rằng kinh nghiệm lịch sử cho thấy nhà cầm quyền TQ có ‘truyền thống’ dám làm tất cả những gì người khác không dám. Không ý thức rõ vấn đề này, cứ để cho người TQ làm cái sự đã rồi thì tất cả đều đã muộn…
Để duy trì quyền lực, các hoàng đế TQ dám làm những điều mà không một người nào ở bất kỳ dân tộc nào, bất kể thời điểm nào có thể ‘nghĩ’ ra. Sử ký Tư Mã Thiên cho biết tướng Tần là Bạch Khởi, theo lệnh của Tần Doanh Chính (tức tần Thủy Hoàng sau này) chôn sống một lúc 40 vạn hàng binh nước Triệu năm 228 tr.CN!
Đàn áp những người chống đối thì từ cổ chí kim không hiếm, thế nhưng, dùng xe tăng để nghiến nát sinh viên - cháu con của chính họ, thì chỉ có TQ là độc nhất vô nhị trên trái đất này.
“Đầu tư” cả cái thai trong bụng để sau này làm vua như cách Lã Bất Vi đã làm là chuyện không thể tìm ra cái tương tự trong sử sách nhân loại...
Kiên nhẫn khác thường là một trong những đặc tính nổi bật của TQ. Họ dám bỏ ra gần 100 năm để đục núi đá, làm nên pho tượng Phật ngồi cao gần 100m trên núi Nga Mi; dám bỏ ra gần 500 năm để xây Vạn Lý Trường Thành…. Tại sao không nghĩ rằng họ có thể bỏ ra 50 năm hay 100 năm để dần dần, từng chút một, gặm mòn, lấn chiếm hết đảo này đến đảo khác ở Biển Đông?
Bất chấp tốn kém về người và của, miễn… xong việc, là đặc tính thứ hai. Các nhà sử học ước tính, để xây VLTT, không ít hơn vài triệu người đã bỏ mạng. Để xây Di Hòa Viên, Từ Hy Thái Hậu ‘cho qua’ toàn bộ kinh phí lẽ ra dành cho phát triển một hạm đội, miễn là bà ta được vui thú cuối đời. Không ít chuyên gia trên thế giới tính rằng chỉ riêng việc vận chuyển vật liệu để xây các công trình trên các đảo Gạc Ma, Huy Gơ (thuộc Trường Sa, Việt Nam) đã tốn nhiều tỷ USD. Hai đảo này nằm giữa Trường Sa: khỏi phải bàn về âm mưu dài lâu, nham hiểm của cách xây để cướp.
Dám làm mọi sự không tưởng nhưng vẫn làm được là đặc tính thứ ba. Từ thời cổ đại, Hán Vũ Đế (140-87 tr.CN) đã ‘mơ’ giấc mơ kiềm chế… người Việt bằng cách ra lệnh cấm bán gia súc, gia cầm giống cái cho người Giao Chỉ(?) Nói như thế để thấy ‘giấc mơ’ đè ép người Việt của chủ nghĩa Đại Hán đã có ít nhất từ 2.100 năm trước!
Gần đây nhất, chúng ta thấy TQ dám thành lập cái gọi là ‘thành phố Tam Sa”, trắng trợn gộp hai quần đảo của Việt Nam vào Đông Sa. Chưa có nước nào trên thế giới thành lập một thành phố mà nơi đầu đến chỗ cuối cách nhau cả ngàn cây số(!) Và, họ đang xây những tòa nhà cao đến 8 tầng để chứng minh rằng đó là thành phố?...
Không từ bất kỳ thủ đoạn nào, dẫu tàn ác, phi nhân, theo nguyên tắc ‘cứu cánh biện minh cho phương tiện’ là đặc tính thứ tư.
Trên thế giới, không hiếm những chính quyền đàn áp dã man người dân nhưng dùng xe tăng để nghiến nát sinh viên như TQ đã làm là điều không ai dám! Cũng tương tự như thế, việc các triều đại ‘hy sinh’ hàng triệu mạng sống để xây một công trình là điều chưa hề xảy ra trong lịch sử. VLTT là dẫn chứng điển hình.
Việc dẫu nhỏ, nhưng nếu cần để phô trương quyền lực thì TQ vẫn làm, là đặc tính thứ năm.
Ở Tử Cấm Thành có những tảng đá nguyên khối dài 11m, rộng 3,8 m (mà người viết bài này đã đo bằng thước dây), dày nghe đâu là 1m, nặng hơn 200 tấn(!) để làm “lối đi” của hoàng đế Trung Hoa, được khai thác cách Bắc Kinh hàng chục km. Vua chẳng bao giờ đi trên tảng đá đó vì nó chạm hình rồng, đi là tai nạn.
Thế nhưng, TQ sẵn sàng đào một con kênh dài hàng chục km, dẫn nước vào, chờ mùa đông đóng băng để “chở” những tảng đá đó về bằng cách kéo trượt trên băng. Nói như thế để thấy rằng đừng nghĩ việc nhỏ, phi thực tế nhưng có ý nghĩa chính trị, đối ngoại xâu sa thì TQ vẫn làm…
Những khái quát trên đây chỉ mới là phần nổi dễ thấy của một tảng băng. Còn rất nhiều những sự kiện, những bài học chua xót mà loài người phải luôn cảnh giác từ nguy cơ Đại Hán. Một trong những bài học điển hình nhất là bài học về Nhà Thanh – người Mãn. Lúc đầu, Mãn Thanh định Mãn hóa người Hán nhưng về sau, họ đã tự Hán hóa một cách thụ động vì không thể thoát được những thủ đoạn tinh vi của người Hán. Đến nay, trong số hàng triệu người gốc Mãn, chỉ còn vài trăm người nói tiếng Mãn là ‘tấm gương’ nhãn tiền về nguy cơ Hán hóa đối với bất kỳ dân tộc nào chịu ảnh hưởng trực tiếp và bị chi phối bởi TQ…
Chế Lan Viên đã có vần thơ rất hay: Hãy cảnh giác em ơi cảnh giác/ Nửa cái hôn phải tỉnh thức ngó quân thù… Thiết nghĩ, lời cảnh báo vẫn còn nguyên giá trị cho đến tận bây giờ…(Huế, 21.5.2015)
***PEW: Người Việt Nam ngả mạnh về Mỹ, quay lưng với Trung Quốc
Một cuộc khảo sát toàn cầu mới cho thấy người Việt Nam tiếp tục có quan điểm rất tích cực về hình ảnh và vai trò của Mỹ trên thế giới, trong khi thái độ tiêu cực về Trung Quốc ít thay đổi và thậm chí xấu đi.
Trung tâm Nghiên cứu Pew hôm thứ Ba (23 June 2015) công bố báo cáo về cuộc khảo sát quan điểm toàn cầu về Mỹ, Trung Quốc, sự cân bằng quyền lực quốc tế, và một số vấn đề chính yếu ở châu Á. Cuộc khảo sát được thực hiện thông qua 45.435 cuộc phỏng vấn trực tiếp hoặc qua điện thoại ở 40 quốc gia từ cuối tháng 3 tới cuối tháng 5 năm nay. 1000 người Việt Nam được Pew phỏng vấn trực tiếp.
Thiện cảm với Mỹ
78 phần trăm người Việt Nam được khảo sát cho biết họ có cái nhìn tích cực về nước Mỹ, tăng hai điểm phần trăm so với năm 2014, trong khi chỉ có 13 phần trăm nói điều ngược lại. Quan điểm này tương đồng với đa số những nước mà Pew khảo sát, cho thấy Mỹ được quốc tế nhìn nhận với thái độ phần lớn là tích cực, 69 phần trăm.
Đại bộ phận Giới trẻ Việt Nam có thiện cảm với Mỹ với 88 phần trăm những người trong độ tuổi từ 18-29 cho biết như vậy. Với nhóm tuổi 30-49 thì tỉ lệ này là 77 phần trăm và 64 phần trăm cho thế hệ từ 50 tuổi trở lên. Việt Nam là nước có cách biệt thế hệ lớn thứ hai trong tất cả những nước được khảo sát về quan điểm tích cực đối với Mỹ. Ngoài ra, phần đông người Việt Nam cho rằng Mỹ là nước tôn trọng những quyền tự do cá nhân (79 phần trăm), bày tỏ sự tin tưởng cao đối với Tổng thống Barack Obama về những vấn đề quốc tế (71 phần trăm), và ủng hộ cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo do Mỹ lãnh đạo (55 phần trăm).
Nói ‘không’ với Trung Quốc
Nhật Bản và Việt Nam là hai nước nổi bật trong cuộc khảo sát vì có quan điểm rất tiêu cực về Trung Quốc với tỉ lệ lần lượt là 89 và 74 phần trăm. 19 phần trăm người Việt Nam có quan điểm tích cực về Trung Quốc, cao hơn năm ngoái 3 điểm phần trăm.
Nước có quan điểm tích cực với Trung quốc là Pakistan (82%), Ghana (80%) và Nga (79%) .
Việt Nam, Nhật Bản, Philippines là ba nước thể hiện mạnh mẽ nhất quan điểm Trung Quốc sẽ không bao giờ thay thế Mỹ trong vai trò siêu cường thế giới. 50 phần trăm người Việt Nam nói rằng hiện giờ Mỹ mới là cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới trong khi chỉ có 14 phần trăm nói đó là Trung Quốc.Trung Quốc bị đánh giá kém về vấn đề Nhân quyền với nhìn nhận tiêu cực nhất đến từ các nước phương Tây, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia. 53 phần trăm người Việt Nam có cùng quan điểm này.
Chiến lược chuyển trọng tâm về châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ nhận được sự quan tâm rất lớn của các nước trong khu vực với hai cột trụ chính yếu là thỏa thuận thương mại tự do Quan hệ Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) với 11 nước và những cam kết quân sự của Mỹ với các đồng minh ở châu Á. Việt Nam dẫn đầu 12 nước đối tác TPP về tỉ lệ ủng hộ với 89 phần trăm người được khảo sát nói rằng thỏa thuận thương mại này là điều tốt, và chỉ có 2 phần trăm cho rằng không tốt. Khảo sát của Pew cho thấy tuyệt đại đa số (95 phần trăm) thanh niên Việt Nam từ 18 tới 29 tuổi ủng hộ đất nước gia nhập TPP trong khi tỉ lệ ủng hộ ở hai nhóm tuổi còn lại cũng rất cao, 86 và 87 phần trăm. 69 phần trăm người Việt Nam đề cao thắt chặt quan hệ kinh tế với Mỹ trong khi với Trung Quốc là 18 phần trăm và 4 phần trăm với cả hai nước.
Về quan hệ với Trung Quốc, gần ba phần tư người Việt Nam cho rằng cứng rắn với Trung Quốc về tranh chấp lãnh thổ quan trọng hơn là có mối quan hệ kinh tế mạnh mẽ với nước này (17 phần trăm). Đây có thể là lý do quan trọng giải thích vì sao tới 71 phần trăm người Việt Nam hoan nghênh Mỹ tập trung nguồn lực quân sự về khu vực châu Á. (Theo NguyenTanDung.Org.)
Một cuộc khảo sát toàn cầu mới cho thấy người Việt Nam tiếp tục có quan điểm rất tích cực về hình ảnh và vai trò của Mỹ trên thế giới, trong khi thái độ tiêu cực về Trung Quốc ít thay đổi và thậm chí xấu đi.
Trung tâm Nghiên cứu Pew hôm thứ Ba (23 June 2015) công bố báo cáo về cuộc khảo sát quan điểm toàn cầu về Mỹ, Trung Quốc, sự cân bằng quyền lực quốc tế, và một số vấn đề chính yếu ở châu Á. Cuộc khảo sát được thực hiện thông qua 45.435 cuộc phỏng vấn trực tiếp hoặc qua điện thoại ở 40 quốc gia từ cuối tháng 3 tới cuối tháng 5 năm nay. 1000 người Việt Nam được Pew phỏng vấn trực tiếp.
Thiện cảm với Mỹ
78 phần trăm người Việt Nam được khảo sát cho biết họ có cái nhìn tích cực về nước Mỹ, tăng hai điểm phần trăm so với năm 2014, trong khi chỉ có 13 phần trăm nói điều ngược lại. Quan điểm này tương đồng với đa số những nước mà Pew khảo sát, cho thấy Mỹ được quốc tế nhìn nhận với thái độ phần lớn là tích cực, 69 phần trăm.
Đại bộ phận Giới trẻ Việt Nam có thiện cảm với Mỹ với 88 phần trăm những người trong độ tuổi từ 18-29 cho biết như vậy. Với nhóm tuổi 30-49 thì tỉ lệ này là 77 phần trăm và 64 phần trăm cho thế hệ từ 50 tuổi trở lên. Việt Nam là nước có cách biệt thế hệ lớn thứ hai trong tất cả những nước được khảo sát về quan điểm tích cực đối với Mỹ. Ngoài ra, phần đông người Việt Nam cho rằng Mỹ là nước tôn trọng những quyền tự do cá nhân (79 phần trăm), bày tỏ sự tin tưởng cao đối với Tổng thống Barack Obama về những vấn đề quốc tế (71 phần trăm), và ủng hộ cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo do Mỹ lãnh đạo (55 phần trăm).
Nói ‘không’ với Trung Quốc
Nhật Bản và Việt Nam là hai nước nổi bật trong cuộc khảo sát vì có quan điểm rất tiêu cực về Trung Quốc với tỉ lệ lần lượt là 89 và 74 phần trăm. 19 phần trăm người Việt Nam có quan điểm tích cực về Trung Quốc, cao hơn năm ngoái 3 điểm phần trăm.
Nước có quan điểm tích cực với Trung quốc là Pakistan (82%), Ghana (80%) và Nga (79%) .
Việt Nam, Nhật Bản, Philippines là ba nước thể hiện mạnh mẽ nhất quan điểm Trung Quốc sẽ không bao giờ thay thế Mỹ trong vai trò siêu cường thế giới. 50 phần trăm người Việt Nam nói rằng hiện giờ Mỹ mới là cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới trong khi chỉ có 14 phần trăm nói đó là Trung Quốc.Trung Quốc bị đánh giá kém về vấn đề Nhân quyền với nhìn nhận tiêu cực nhất đến từ các nước phương Tây, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia. 53 phần trăm người Việt Nam có cùng quan điểm này.
Chiến lược chuyển trọng tâm về châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ nhận được sự quan tâm rất lớn của các nước trong khu vực với hai cột trụ chính yếu là thỏa thuận thương mại tự do Quan hệ Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) với 11 nước và những cam kết quân sự của Mỹ với các đồng minh ở châu Á. Việt Nam dẫn đầu 12 nước đối tác TPP về tỉ lệ ủng hộ với 89 phần trăm người được khảo sát nói rằng thỏa thuận thương mại này là điều tốt, và chỉ có 2 phần trăm cho rằng không tốt. Khảo sát của Pew cho thấy tuyệt đại đa số (95 phần trăm) thanh niên Việt Nam từ 18 tới 29 tuổi ủng hộ đất nước gia nhập TPP trong khi tỉ lệ ủng hộ ở hai nhóm tuổi còn lại cũng rất cao, 86 và 87 phần trăm. 69 phần trăm người Việt Nam đề cao thắt chặt quan hệ kinh tế với Mỹ trong khi với Trung Quốc là 18 phần trăm và 4 phần trăm với cả hai nước.
Về quan hệ với Trung Quốc, gần ba phần tư người Việt Nam cho rằng cứng rắn với Trung Quốc về tranh chấp lãnh thổ quan trọng hơn là có mối quan hệ kinh tế mạnh mẽ với nước này (17 phần trăm). Đây có thể là lý do quan trọng giải thích vì sao tới 71 phần trăm người Việt Nam hoan nghênh Mỹ tập trung nguồn lực quân sự về khu vực châu Á. (Theo NguyenTanDung.Org.)
(ii) Ts Alan Phan: Những con chim cánh cụt
Tôi hay viết cho tuổi trẻ Việt Nam vài lời nhắn nhủ của người đi trước. Đọc lại những bài nhiều người quan tâm như “Sao quê hương mình già nua đến vậy?”, hay “Quê hương có gì lạ không em?”…tôi thấy mình hơi nghiêm khắc với các bạn trẻ ngày nay, như một ông đồ già dạy học bên lũy tre làng. Thực ra, trong thâm tâm, tôi vẫn tự nhủ là dù thế hệ trẻ này có bị nhiều sai lạc vì sinh nhầm thời đại và môi trường; nhưng so với tuổi trẻ toàn cầu, bản chất con người Việt vẫn có nhiều nổi trội hơn các bạn đồng trang lứa.
Một đại lãnh tụ của ta có copy lại câu nói phổ thông của Quản Trọng cách đây ngàn năm bên Trung Quốc là “mười năm trồng cây, trăm năm trồng người”. Tôi không phải là nông phu nên không biết nhiều về canh tác. Nhưng theo kiến thức căn bản hiện đại, để có những mùa gặt sung mãn trong nông nghiệp, chúng ta cần,” hạt giống tốt, môi trường về thổ nhưỡng và khí hậu phù hợp, kỹ thuật chăm sóc bảo quản khoa học, hệ thống tiếp thị thực tiễn và nguồn tài chánh vững vàng”. Tóm lại, không khác gì việc xây dựng một doanh nghiệp sản xuất; hay một sự nghiệp thành công bền vững cho các bạn trẻ.
Hạt giống tốt là kho kỹ năng về trí tuệ và tinh thần; môi trường là văn hóa xã hội chung quanh; kỹ thuật canh tác là thu nhận một hệ thống giáo dục khoa học; tiếp thị là biết “bán” kỹ năng và trải nghiệm của mình cho khách thập phương. Nguồn tài chánh để hổ trợ sự phát triển sẽ tự động tìm đến sau khi các yếu tố trên hội đủ.
Như mọi tầng lớp trong xã hội, tuổi trẻ Việt hay bất cứ nơi đâu đều rất đa dạng, đa nguyên, mang nhiều khác biệt…từ thu nhập gia đình đến định vị theo truyền thống. Tại Việt Nam, những hoàng tử, công chúa đỏ C.O.C.C. vẫn là thành phần có nhiều ưu đãi và lợi thế nhất. Dù chiếm một tỷ lệ nhỏ, ảnh hưởng của họ trên văn hóa lớp trẻ khá sâu đậm. Cũng cần nói thêm là ngay cả trong thành phần này, có những bạn trẻ hư đốn suy sụp vì tiền và quyền của gia đình, nhưng cũng có nhiều đứa con ngoan, gặt hái các thành tựu ấn tượng trong việc trau dồi kỹ năng. Sau đó là tầng lớp trung lưu đang tăng trưởng theo đà tiến bộ chung của thế giới đã hội nhập ngoài kia, cùng với những lực chuyển liên tục đến từ thời đại “số” (digital era).
Nhưng nói chung, ít nhất là 70 % thế hệ trẻ hôm nay (một ước đoán không thống kê được tại VN) đang bị suy thoái và tụt hậu nghiêm trọng khi so sánh kỹ năng của họ với những đồng niên khắp thế giới, ngay cả tại những quốc gia mà cách đây vài chục năm chúng ta vẫn xem thường (như Lào, Kampuchia, Myanmar…). Có thể các em bắt đầu là những hạt giống tốt, nhưng môi trường dân sinh và hệ thống giáo dục tại Việt Nam đã cắt ngắn đôi cánh của các em. Sự vô cảm của các quyền lực khống chế khiến các em kẹt cứng dưới đáy vực và chỉ một số rất nhỏ đủ ý chí và may mắn để vượt qua thử thách.
Cùng một loại hạt giống đó của con người Việt, tuổi trẻ ở hải ngoại lại đạt được tỷ lệ có thể cao hơn những người Mỹ trắng sinh ra tại Mỹ. Theo thống kê của US Census Bureau, đến năm 2010, 29% dân Mỹ gốc Việt có bằng đại học (và có thể coi như thuộc tầng lớp trung lưu của xã hội Mỹ). Trong khi tỷ lệ cho Mỹ trắng là 31%. Nếu chỉ bao gồm thành phần của thế hệ sau (dưới 40 tuổi), tôi chắc là người gốc Việt đã qua mặt người Mỹ thổ địa. Phần lớn các em này là con của những người tỵ nạn và thuyền nhân, bao quanh bởi nghèo đói, khổ cực trong tuổi học trò. Họ đã vượt thử thách nhờ hạt giống tốt, nhờ môi trường dân sinh và hệ thống giáo dục khai mở cùng một cơ chế dân chủ pháp trị thực sự.
Chúng ta có thể tạm kết luận là dù con người Việt có những đặc tính bẩm sinh tốt lành, văn hóa xã hội, môi trường dân sinh, và cách thức đào tạo giáo dục mới là những yếu tố quyết định để cấu thành giá trị sau cùng của con người.
Khi tuổi trẻ Việt ở quốc nội bị “cắt cánh” tàn nhẫn để bảo vệ quyền và lợi của một thiểu số đảng viên, quan chức cùng gia đình, thì lựa chọn duy nhất là các em phải biết năng động tìm giải pháp thích hợp với tình thế “bótay.com”. Trong thực tại, sẽ có nhiều em theo chính sách”if you can’t fight them, join them” (không đánh nổi thì theo vậy) và cố gắng chạy chọt thi cử làm quan chức, gia nhập đảng v.v… Một số không ít các em khác, dù không thỏa hiệp với cái xấu hay lường gạt, cũng tìm đủ cách để luồn lách qua cơ chế “hành” chính để mưu sinh cho mình và gia đình. Một bài viết của ông già Alan có kêu gọi các em hãy luôn luôn tìm cơ hội để xách ba lô lên và ra khơi, mong là sẽ đủ may mắn và can đảm để đến với định mệnh đích thực của đời mình. Dĩ nhiên, còn nhiều giải pháp sáng tạo khác mà các em phải tự nghiên khảo và thử nghiệm.
Có một cuốn phim tài liệu nổi danh, “March of the penguins”, nói về một hành trình khắc nghiệt của những con chim cánh cụt đi tìm sự sinh tồn cho mình và những đứa con vừa sinh. Dưới nhiệt độ -62 độ C, những con chim nam (male) phải làm một hành trình hơn 100 cây số để ra biển rồi quay về đem thức ăn cho mẹ con đang ủ ấm gần nhà. Ngoài ra, những con chim luôn phải đối phó với những bão tố và thú dữ săn mồi. Dù chỉ là hình ảnh của những động vật không tâm thức, mọi người vẫn muốn khóc trước sự tàn bạo của Thiên Nhiên. Khi coi phim, đôi khi tôi tự hỏi sao Tạo Hóa không cho những con chim này đôi cánh để thu ngắn hành trình đầy nước mắt?
Và tự nhiên tôi lại nghĩ đến tuổi trẻ ở quê nhà. Tại sao người ta lại thay mặt Tạo Hóa để "cắt cụt đôi cánh" của các em với những giáo điều không tưởng, những huyền thoại bịp bợm, những gông cùm vô hình bằng chính sách ngu dân? Hay một văn hóa ăn nhậu, xin-cho, khoe mẽ? Chỉ vì quyền và lợi của một thiểu số tham lam và ích kỷ?
Nhưng cũng có thể những bế tắc tuyệt vọng trong cuộc đời có những mục đích cao cả hơn do Thượng Đế sắp xếp? Những sắc dân tạo những thành tựu to lớn trên thế giới là những con người bị ruồng bỏ, ngược đãi trên quê hương của họ. Những người Do Thái, Ba Lan, Ireland…có dân số tại các cộng đồng hải ngoại nhiều hơn tại quốc nội. Họ lại là những điểm tựa quan trọng cho sự phát triển về chính trị và kinh tế cho xứ sờ đã bỏ lại.
Có lẽ người Việt nên copy và cần di cư khoảng 50 triệu người trong tổng số dân hiện tại, để học thêm chút văn minh, kiến thức khắp thế giới; may ra quốc gia có thể trở thành siêu cường? William Ward có nói, “ Nghịch cảnh khiến nhiều người tan vỡ; nhưng cũng khiến nhiều người đạt những kỷ lục mới – Adversity causes some men to break, others to break records.” Hay như bài hát “Việt Nam quê hương ngạo nghễ” của Nguyễn Đức Quang “ làm người huy hoàng phải chọn làm người dân Nam”? (Blog Alan Phan)
Tôi hay viết cho tuổi trẻ Việt Nam vài lời nhắn nhủ của người đi trước. Đọc lại những bài nhiều người quan tâm như “Sao quê hương mình già nua đến vậy?”, hay “Quê hương có gì lạ không em?”…tôi thấy mình hơi nghiêm khắc với các bạn trẻ ngày nay, như một ông đồ già dạy học bên lũy tre làng. Thực ra, trong thâm tâm, tôi vẫn tự nhủ là dù thế hệ trẻ này có bị nhiều sai lạc vì sinh nhầm thời đại và môi trường; nhưng so với tuổi trẻ toàn cầu, bản chất con người Việt vẫn có nhiều nổi trội hơn các bạn đồng trang lứa.
Một đại lãnh tụ của ta có copy lại câu nói phổ thông của Quản Trọng cách đây ngàn năm bên Trung Quốc là “mười năm trồng cây, trăm năm trồng người”. Tôi không phải là nông phu nên không biết nhiều về canh tác. Nhưng theo kiến thức căn bản hiện đại, để có những mùa gặt sung mãn trong nông nghiệp, chúng ta cần,” hạt giống tốt, môi trường về thổ nhưỡng và khí hậu phù hợp, kỹ thuật chăm sóc bảo quản khoa học, hệ thống tiếp thị thực tiễn và nguồn tài chánh vững vàng”. Tóm lại, không khác gì việc xây dựng một doanh nghiệp sản xuất; hay một sự nghiệp thành công bền vững cho các bạn trẻ.
Hạt giống tốt là kho kỹ năng về trí tuệ và tinh thần; môi trường là văn hóa xã hội chung quanh; kỹ thuật canh tác là thu nhận một hệ thống giáo dục khoa học; tiếp thị là biết “bán” kỹ năng và trải nghiệm của mình cho khách thập phương. Nguồn tài chánh để hổ trợ sự phát triển sẽ tự động tìm đến sau khi các yếu tố trên hội đủ.
Như mọi tầng lớp trong xã hội, tuổi trẻ Việt hay bất cứ nơi đâu đều rất đa dạng, đa nguyên, mang nhiều khác biệt…từ thu nhập gia đình đến định vị theo truyền thống. Tại Việt Nam, những hoàng tử, công chúa đỏ C.O.C.C. vẫn là thành phần có nhiều ưu đãi và lợi thế nhất. Dù chiếm một tỷ lệ nhỏ, ảnh hưởng của họ trên văn hóa lớp trẻ khá sâu đậm. Cũng cần nói thêm là ngay cả trong thành phần này, có những bạn trẻ hư đốn suy sụp vì tiền và quyền của gia đình, nhưng cũng có nhiều đứa con ngoan, gặt hái các thành tựu ấn tượng trong việc trau dồi kỹ năng. Sau đó là tầng lớp trung lưu đang tăng trưởng theo đà tiến bộ chung của thế giới đã hội nhập ngoài kia, cùng với những lực chuyển liên tục đến từ thời đại “số” (digital era).
Nhưng nói chung, ít nhất là 70 % thế hệ trẻ hôm nay (một ước đoán không thống kê được tại VN) đang bị suy thoái và tụt hậu nghiêm trọng khi so sánh kỹ năng của họ với những đồng niên khắp thế giới, ngay cả tại những quốc gia mà cách đây vài chục năm chúng ta vẫn xem thường (như Lào, Kampuchia, Myanmar…). Có thể các em bắt đầu là những hạt giống tốt, nhưng môi trường dân sinh và hệ thống giáo dục tại Việt Nam đã cắt ngắn đôi cánh của các em. Sự vô cảm của các quyền lực khống chế khiến các em kẹt cứng dưới đáy vực và chỉ một số rất nhỏ đủ ý chí và may mắn để vượt qua thử thách.
Cùng một loại hạt giống đó của con người Việt, tuổi trẻ ở hải ngoại lại đạt được tỷ lệ có thể cao hơn những người Mỹ trắng sinh ra tại Mỹ. Theo thống kê của US Census Bureau, đến năm 2010, 29% dân Mỹ gốc Việt có bằng đại học (và có thể coi như thuộc tầng lớp trung lưu của xã hội Mỹ). Trong khi tỷ lệ cho Mỹ trắng là 31%. Nếu chỉ bao gồm thành phần của thế hệ sau (dưới 40 tuổi), tôi chắc là người gốc Việt đã qua mặt người Mỹ thổ địa. Phần lớn các em này là con của những người tỵ nạn và thuyền nhân, bao quanh bởi nghèo đói, khổ cực trong tuổi học trò. Họ đã vượt thử thách nhờ hạt giống tốt, nhờ môi trường dân sinh và hệ thống giáo dục khai mở cùng một cơ chế dân chủ pháp trị thực sự.
Chúng ta có thể tạm kết luận là dù con người Việt có những đặc tính bẩm sinh tốt lành, văn hóa xã hội, môi trường dân sinh, và cách thức đào tạo giáo dục mới là những yếu tố quyết định để cấu thành giá trị sau cùng của con người.
Khi tuổi trẻ Việt ở quốc nội bị “cắt cánh” tàn nhẫn để bảo vệ quyền và lợi của một thiểu số đảng viên, quan chức cùng gia đình, thì lựa chọn duy nhất là các em phải biết năng động tìm giải pháp thích hợp với tình thế “bótay.com”. Trong thực tại, sẽ có nhiều em theo chính sách”if you can’t fight them, join them” (không đánh nổi thì theo vậy) và cố gắng chạy chọt thi cử làm quan chức, gia nhập đảng v.v… Một số không ít các em khác, dù không thỏa hiệp với cái xấu hay lường gạt, cũng tìm đủ cách để luồn lách qua cơ chế “hành” chính để mưu sinh cho mình và gia đình. Một bài viết của ông già Alan có kêu gọi các em hãy luôn luôn tìm cơ hội để xách ba lô lên và ra khơi, mong là sẽ đủ may mắn và can đảm để đến với định mệnh đích thực của đời mình. Dĩ nhiên, còn nhiều giải pháp sáng tạo khác mà các em phải tự nghiên khảo và thử nghiệm.
Có một cuốn phim tài liệu nổi danh, “March of the penguins”, nói về một hành trình khắc nghiệt của những con chim cánh cụt đi tìm sự sinh tồn cho mình và những đứa con vừa sinh. Dưới nhiệt độ -62 độ C, những con chim nam (male) phải làm một hành trình hơn 100 cây số để ra biển rồi quay về đem thức ăn cho mẹ con đang ủ ấm gần nhà. Ngoài ra, những con chim luôn phải đối phó với những bão tố và thú dữ săn mồi. Dù chỉ là hình ảnh của những động vật không tâm thức, mọi người vẫn muốn khóc trước sự tàn bạo của Thiên Nhiên. Khi coi phim, đôi khi tôi tự hỏi sao Tạo Hóa không cho những con chim này đôi cánh để thu ngắn hành trình đầy nước mắt?
Và tự nhiên tôi lại nghĩ đến tuổi trẻ ở quê nhà. Tại sao người ta lại thay mặt Tạo Hóa để "cắt cụt đôi cánh" của các em với những giáo điều không tưởng, những huyền thoại bịp bợm, những gông cùm vô hình bằng chính sách ngu dân? Hay một văn hóa ăn nhậu, xin-cho, khoe mẽ? Chỉ vì quyền và lợi của một thiểu số tham lam và ích kỷ?
Nhưng cũng có thể những bế tắc tuyệt vọng trong cuộc đời có những mục đích cao cả hơn do Thượng Đế sắp xếp? Những sắc dân tạo những thành tựu to lớn trên thế giới là những con người bị ruồng bỏ, ngược đãi trên quê hương của họ. Những người Do Thái, Ba Lan, Ireland…có dân số tại các cộng đồng hải ngoại nhiều hơn tại quốc nội. Họ lại là những điểm tựa quan trọng cho sự phát triển về chính trị và kinh tế cho xứ sờ đã bỏ lại.
Có lẽ người Việt nên copy và cần di cư khoảng 50 triệu người trong tổng số dân hiện tại, để học thêm chút văn minh, kiến thức khắp thế giới; may ra quốc gia có thể trở thành siêu cường? William Ward có nói, “ Nghịch cảnh khiến nhiều người tan vỡ; nhưng cũng khiến nhiều người đạt những kỷ lục mới – Adversity causes some men to break, others to break records.” Hay như bài hát “Việt Nam quê hương ngạo nghễ” của Nguyễn Đức Quang “ làm người huy hoàng phải chọn làm người dân Nam”? (Blog Alan Phan)
(iii) Ts Phạm Chí Dũng: Từ Hoàng Hữu Phước đến Thích Thanh Quyết - Mạt trị cùng Mạt pháp
“Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, phải có con người xã hội chủ nghĩa”: Làm cách nào mà chế độ “không biết đến cuối thế kỷ này có chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam không” đã sinh hạ những con - người đại biểu Quốc hội thể hoang tưởng cao như các ông Hoàng Hữu Phước và Thích Thanh Quyết?
Tâm thần học
Tác phẩm “Tứ đại ngu” đã gắn chặt với hình ảnh một tác giả - đại biểu dân bầu Hoàng Hữu Phước về năng lực trời phú để thỏa sức nhục mạ một đại biểu dân bầu khác. Nhưng một kẻ đi tu như Thích Thanh Quyết còn làm được hơn cả thế: kiến nghị "Đảng và nhà nước VN phải xây dựng quân đội mạnh như quân đội của Bắc Triều Tiên" của tu sĩ này đã gián tiếp sỉ nhục cả Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Làm sao có thể lý giải được sự kiện Phật giáo ngàn năm tuổi của nước Việt lại được đại diện bởi một thượng tọa chỉ muốn quốc gia này biến thành đóng kín, tự cung tự cấp, đàn áp dân chúng thậm tệ và chí phèo với cả thế giới giống như Bắc Triều Tiên?
Song trùng hiện tượng Thích Thanh Quyết, “Đạo pháp, Dân tộc, Chủ nghĩa xã hội” - thể nhũ tương vốn bị xem là quặt quẹo và siêu thực trong chính thể còn cầm quyền - càng có cớ để nối giáo cho nhau và khiến nhiều Phật tử khó tránh được liên tưởng về một nền văn hóa Phật giáo cực đoan lẫn hiếu chiến đang trào phát ở VN.
Nếu “con người xã hội chủ nghĩa” Hoàng Hữu Phước đã tận tâm lên án dự luật Biểu tình và bài xích thậm tệ những người dân chỉ muốn thực thi quyền biểu tình đã được hiến định, chỉ trong khoảng một năm rưỡi gần đây, người có biệt danh "đồng chí Thích Thanh Quyết" cũng trần lộ không kém khi trở thành “hiện tượng Quốc hội” với hàng loạt phát ngôn từ vi mô đến vĩ mô cùng cử chỉ lấy lòng chế độ công an trị không cần che giấu.
Hiện hình mới nhất: tại phiên họp thảo luận của Quốc hội VN về báo cáo giám sát tình trạng oan sai vào giữa năm 2015, đại biểu đối lập với Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất đã phóng ra nhận định "tỷ lệ án oan sai trong điều tra, tố tụng hình sự hiện nay là rất nhỏ trong tổng số các vụ án được điều tra, xét xử" và "trên thực tế, khó tránh khỏi có những vụ oan sai". Hiện tượng tâm thần học đặc biệt đáng quan tâm là phát ngôn của "đồng chí Thích Thanh Quyết" lại lồ lộ trong bối cảnh xã hội VN đầy rẫy cảnh bức cung và nhục hình, nhiều vụ án oan sai bị lôi ra ánh sáng nhưng công luận còn muốn gào thét hơn nữa về rất nhiều vụ oan sai khác còn lẩn khuất trong bóng tối.
Mạt trị cùng mạt pháp
Sau đại biểu Quốc hội Hoàng Hữu Phước mà cho tới giờ vẫn bị dư luận gán cho biệt hiệu "nghị khùng", “đồng chí Thích Thanh Quyết” của Giáo hội Phật giáo Việt Nam có nhiều triển vọng trở thành nhân vật thứ hai được dư luận chú ý và bình phẩm về tư cách phát ngôn, lộng ngôn và có thể cả dại ngôn, sàm ngôn.
Không thể nói khác hơn, chủ nghĩa xã hội chưa biết khi nào mới có đã được cấu hình bởi những con - người xã hội chủ nghĩa hoang dã với thể hoang tưởng chính trị ở mức độ trầm kha như thế, điều mà những năm trước cử tri VN có nằm mơ cũng khó chiêm bao.Tâm thần thể hoang hưởng chính trị lại có thể được xem là biểu hiện cuối của giai đoạn phân hủy não trạng chế độ: chỉ cần cho lưu trú những tư cách như Hoàng Hữu Phước, chính thể đã đến hồi mạt trị. Còn “Đạo pháp, Dân tộc, Chủ nghĩa xã hội” cũng đang tiệm cận thời điểm lên men một phản ứng hóa học xả thải: chỉ cần tiếp tục lưu kho những tu sĩ biến thái nhân cách như Thích Thanh Quyết, Phật giáo VN đã quá đủ để bị quy về thời mạt pháp. (VOA - Ts Phạm Chí Dũng là nhà báo tự do hiện đang sinh sống tại Sài Gòn).
Tâm thần học
Tác phẩm “Tứ đại ngu” đã gắn chặt với hình ảnh một tác giả - đại biểu dân bầu Hoàng Hữu Phước về năng lực trời phú để thỏa sức nhục mạ một đại biểu dân bầu khác. Nhưng một kẻ đi tu như Thích Thanh Quyết còn làm được hơn cả thế: kiến nghị "Đảng và nhà nước VN phải xây dựng quân đội mạnh như quân đội của Bắc Triều Tiên" của tu sĩ này đã gián tiếp sỉ nhục cả Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Làm sao có thể lý giải được sự kiện Phật giáo ngàn năm tuổi của nước Việt lại được đại diện bởi một thượng tọa chỉ muốn quốc gia này biến thành đóng kín, tự cung tự cấp, đàn áp dân chúng thậm tệ và chí phèo với cả thế giới giống như Bắc Triều Tiên?
Song trùng hiện tượng Thích Thanh Quyết, “Đạo pháp, Dân tộc, Chủ nghĩa xã hội” - thể nhũ tương vốn bị xem là quặt quẹo và siêu thực trong chính thể còn cầm quyền - càng có cớ để nối giáo cho nhau và khiến nhiều Phật tử khó tránh được liên tưởng về một nền văn hóa Phật giáo cực đoan lẫn hiếu chiến đang trào phát ở VN.
Nếu “con người xã hội chủ nghĩa” Hoàng Hữu Phước đã tận tâm lên án dự luật Biểu tình và bài xích thậm tệ những người dân chỉ muốn thực thi quyền biểu tình đã được hiến định, chỉ trong khoảng một năm rưỡi gần đây, người có biệt danh "đồng chí Thích Thanh Quyết" cũng trần lộ không kém khi trở thành “hiện tượng Quốc hội” với hàng loạt phát ngôn từ vi mô đến vĩ mô cùng cử chỉ lấy lòng chế độ công an trị không cần che giấu.
Hiện hình mới nhất: tại phiên họp thảo luận của Quốc hội VN về báo cáo giám sát tình trạng oan sai vào giữa năm 2015, đại biểu đối lập với Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất đã phóng ra nhận định "tỷ lệ án oan sai trong điều tra, tố tụng hình sự hiện nay là rất nhỏ trong tổng số các vụ án được điều tra, xét xử" và "trên thực tế, khó tránh khỏi có những vụ oan sai". Hiện tượng tâm thần học đặc biệt đáng quan tâm là phát ngôn của "đồng chí Thích Thanh Quyết" lại lồ lộ trong bối cảnh xã hội VN đầy rẫy cảnh bức cung và nhục hình, nhiều vụ án oan sai bị lôi ra ánh sáng nhưng công luận còn muốn gào thét hơn nữa về rất nhiều vụ oan sai khác còn lẩn khuất trong bóng tối.
Mạt trị cùng mạt pháp
Sau đại biểu Quốc hội Hoàng Hữu Phước mà cho tới giờ vẫn bị dư luận gán cho biệt hiệu "nghị khùng", “đồng chí Thích Thanh Quyết” của Giáo hội Phật giáo Việt Nam có nhiều triển vọng trở thành nhân vật thứ hai được dư luận chú ý và bình phẩm về tư cách phát ngôn, lộng ngôn và có thể cả dại ngôn, sàm ngôn.
Không thể nói khác hơn, chủ nghĩa xã hội chưa biết khi nào mới có đã được cấu hình bởi những con - người xã hội chủ nghĩa hoang dã với thể hoang tưởng chính trị ở mức độ trầm kha như thế, điều mà những năm trước cử tri VN có nằm mơ cũng khó chiêm bao.Tâm thần thể hoang hưởng chính trị lại có thể được xem là biểu hiện cuối của giai đoạn phân hủy não trạng chế độ: chỉ cần cho lưu trú những tư cách như Hoàng Hữu Phước, chính thể đã đến hồi mạt trị. Còn “Đạo pháp, Dân tộc, Chủ nghĩa xã hội” cũng đang tiệm cận thời điểm lên men một phản ứng hóa học xả thải: chỉ cần tiếp tục lưu kho những tu sĩ biến thái nhân cách như Thích Thanh Quyết, Phật giáo VN đã quá đủ để bị quy về thời mạt pháp. (VOA - Ts Phạm Chí Dũng là nhà báo tự do hiện đang sinh sống tại Sài Gòn).
(4) Thơ từ Bạn bè gởi:
(i) Trần Mộng Tú
Đang giữa hạ chim bay về đầy phố
Đang giữa hạ chim bay về đầy phố
Mặt trời lăn mình trên bãi cỏ xanh
Con nước giơ tay níu hàng lau xuống
Em giơ tay quơ cái bóng tình anh
Đang giữa hạ mây trắng giăng ngang phố
Hàng cây lao xao chùm lá gọi nhau
Bày thỏ nhỏ chạy tung tăng dưới gốc
Đi kiếm nhâm nhi những hạt thơ đầu
Đang giữa hạ những con diều gọi gió
Sợi giây nào dài đủ một cuộc chơi
Em thả tình bay vào vùng huyễn hoặc
Nên tình chia trăm mảnh trăm nơi
Đang giữa hạ anh sắp về chưa nhỉ
Tháng sáu nghiêng vai nhớ một bàn tay
Em nghiêng tình rót đầy ly trong suốt
Ong có về nhỏ mật để cùng say.
(tmt - Tháng 6/2015)
Đang giữa hạ chim bay về đầy phố
Đang giữa hạ chim bay về đầy phố
Mặt trời lăn mình trên bãi cỏ xanh
Con nước giơ tay níu hàng lau xuống
Em giơ tay quơ cái bóng tình anh
Đang giữa hạ mây trắng giăng ngang phố
Hàng cây lao xao chùm lá gọi nhau
Bày thỏ nhỏ chạy tung tăng dưới gốc
Đi kiếm nhâm nhi những hạt thơ đầu
Đang giữa hạ những con diều gọi gió
Sợi giây nào dài đủ một cuộc chơi
Em thả tình bay vào vùng huyễn hoặc
Nên tình chia trăm mảnh trăm nơi
Đang giữa hạ anh sắp về chưa nhỉ
Tháng sáu nghiêng vai nhớ một bàn tay
Em nghiêng tình rót đầy ly trong suốt
Ong có về nhỏ mật để cùng say.
(tmt - Tháng 6/2015)
......................................................................................................................................
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét