Đây là một bài nhạc viết cho phim Bố Già (The Godfather /1972).
Giai điệu của bài nhạc được nhạc sĩ người Ý Nino Rota (1911 – 1979) soạn và được giàn nhạc chơi không lời mang tên Love Theme from The Godfather, sau đó được Larry Kusik viết ca từ , mang tên Speak Softly Love. Bản nhạc nhận được giải Oscar cho Best Original Score cho The Godfather Part II (1974).Bài nhạc được thu dĩa (tôi nhớ,trong lúc chờ chuyến vượt biên, đã nằm nghe suốt buổi ở nhà bạn Nguyễn Trí Phương, xấp dĩa 33 tour, trong đó có bài này. Không biết bạn ta giờ ở đâu?)
Bài hát ban đầu được Andy Williams thể hiện, sau đó được rất nhiều nghệ sĩ và giàn nhạc trình diễn trong đó có André Rieu.<!--m->
Bài hát còn có rất nhiều phiên bản mang ngôn ngữ khác nhau: Ý (Parla Piu Piano/Placido Domingo), Pháp (Parle Plus Bas/Dalida/Kiều Nga), và tiếng Sicilian (Brucia La Terra), phiên bản này được hát bởi Anthony Corleone ( Franc D'Ambrosio ) trong The Godfather Part III .
Giai điệu của bài nhạc được nhạc sĩ người Ý Nino Rota (1911 – 1979) soạn và được giàn nhạc chơi không lời mang tên Love Theme from The Godfather, sau đó được Larry Kusik viết ca từ , mang tên Speak Softly Love. Bản nhạc nhận được giải Oscar cho Best Original Score cho The Godfather Part II (1974).Bài nhạc được thu dĩa (tôi nhớ,trong lúc chờ chuyến vượt biên, đã nằm nghe suốt buổi ở nhà bạn Nguyễn Trí Phương, xấp dĩa 33 tour, trong đó có bài này. Không biết bạn ta giờ ở đâu?)
Bài hát ban đầu được Andy Williams thể hiện, sau đó được rất nhiều nghệ sĩ và giàn nhạc trình diễn trong đó có André Rieu.<!--m->
Bài hát còn có rất nhiều phiên bản mang ngôn ngữ khác nhau: Ý (Parla Piu Piano/Placido Domingo), Pháp (Parle Plus Bas/Dalida/Kiều Nga), và tiếng Sicilian (Brucia La Terra), phiên bản này được hát bởi Anthony Corleone ( Franc D'Ambrosio ) trong The Godfather Part III .
Còn có phiên bản tiếng Nga, tiếng Tiệp Khắc, tiếng Hungary, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Ba Tư ,...và cả tiếng Campuchia.
Xin mời nghe:
Speak Softly Love/Andy Williams
Speak softly, love and hold me warm against your heart
I feel your words, the tender trembling moments start
We're in a world, our very own
Sharing a love that only few have ever known
Wine-colored days warmed by the sun
Deep velvet nights when we are one
Speak softly, love so no one hears us but the sky
The vows of love we make will live until we die
My life is yours and all because
You came into my world with love so softly love
Wine-colored days warmed by the sun
Deep velvet nights when we are one
Speak softly, love so no one hears us but the sky
The vows of love we make will live until we die
My life is yours and all because
You came into my world with love so softly love
The Godfather (Love Theme) André Rieu
Dĩ nhiên là, như đã có tiền lệ, những nhạc phim (hay) có giải Oscar thường có phiên bản tiếng Việt, bài này được Trường Kỳ viết lời, với tựa đề Thú yêu thương, được Elvis Phương hát trong Nhạc Trẻ 3 (1972)
Người không xót xa vì mất tình yêu không còn là người
Đời ta muôn kiếp thả hồn theo yêu
Tình như khói sương bay thóang trong mơ ngàn đời vu vơ
Speak Softly Love/Andy Williams
Speak softly, love and hold me warm against your heart
I feel your words, the tender trembling moments start
We're in a world, our very own
Sharing a love that only few have ever known
Wine-colored days warmed by the sun
Deep velvet nights when we are one
Speak softly, love so no one hears us but the sky
The vows of love we make will live until we die
My life is yours and all because
You came into my world with love so softly love
Wine-colored days warmed by the sun
Deep velvet nights when we are one
Speak softly, love so no one hears us but the sky
The vows of love we make will live until we die
My life is yours and all because
You came into my world with love so softly love
The Godfather (Love Theme) André Rieu
Dĩ nhiên là, như đã có tiền lệ, những nhạc phim (hay) có giải Oscar thường có phiên bản tiếng Việt, bài này được Trường Kỳ viết lời, với tựa đề Thú yêu thương, được Elvis Phương hát trong Nhạc Trẻ 3 (1972)
Tình như thoáng mây tình đến cùng ta âm thầm không ngờ
Tình như cánh hoa tình chiếm hồn ta đâu ngờ là tình
Tình như mưa gió thoảng vào trong tim
Tình như cánh chim bay đến trong ta sao nghe bồi hồi...
Tình như cánh hoa tình chiếm hồn ta đâu ngờ là tình
Tình như mưa gió thoảng vào trong tim
Tình như cánh chim bay đến trong ta sao nghe bồi hồi...
Có biết đau thương... mới hay là tình
Say đắm trong đời... thì mới là yêu...
Say đắm trong đời... thì mới là yêu...
Tình như đớn đau tình xé lòng nhau muôn đời không lành
Tình như ngất ngây tình đến cùng nhau mang nhiều tuyệt vời
Tình như giông bão dập vùi yêu thương
Tình như tiếng ca theo gió phương xa cho nhau lời chào...
Tình như ngất ngây tình đến cùng nhau mang nhiều tuyệt vời
Tình như giông bão dập vùi yêu thương
Tình như tiếng ca theo gió phương xa cho nhau lời chào...
Có biết đau thương... mới hay là tình
Say đắm trong đời... thì mới là yêu...
Đời không thiết tha vì có tình yêu không còn là đời Say đắm trong đời... thì mới là yêu...
Người không xót xa vì mất tình yêu không còn là người
Đời ta muôn kiếp thả hồn theo yêu
Tình như khói sương bay thóang trong mơ ngàn đời vu vơ
Bố Già và ba quý tử
Từ trái sang phải Micheal (em út), Bố Già, Sonny (anh cả) và Fred (anh hai)
The Godfather là cuốn tiểu thuyết của nhà văn Mỹ gốc Ý Mario Puzo xuất bản năm 1969, trở thành bestseller với 11 triệu bản in trong năm đầu tiên. Sách được Ngọc Thứ Lang dịch qua tiếng Việt với tựa Bố Già năm 1972 cũng là sách bán chạy nhất thời bấy giờ. Bản tiếng Việt của Ngọc Thứ Lang tuyệt hay, và từ bản dịch này mà từ Bố Già trở nên phổ cập ngôn từ trong tiếng Việt ngày nay.
Năm 1972, The Godfather được lên phim do Francis Ford Coppola đạo diễn, Marlon Brando và Al Pacino vào vai hai bố con nhà Corleone. Bộ phim thành công vang dội với ba giải Oscar, bốn giải Quả cầu vàng, và hầu hết các rạp hát thời bấy giờ đều cháy vé. Và dĩ nhiên The Godfather II được sản xuất tiếp vào năm1974, lại được 6 Oscar; đến 1990 làm tiếp Bố Già III và lần này thì được một .. giải Golden Raspberry (Mâm xôi vàng) cho hạng mục diễn viên phụ tồi nhất cho Sofia Coppola, chấm dứt series phim Bố Già.
Dù không thích bằng đọc truyện, nhưng đây cũng là bộ phim đáng xem, bỏ qua rất uổng. Trong danh sách 100 phim hay nhất của AFI năm 1998, The Godfather đứng hạng 3, và đến danh sách 2007 thì lên hạng 2, đổi cho Casablanca xuống hạng 3; còn The Godfather II thì vẫn giữ nguyên vị trí thứ 32, hơn xa các bộ phim đình đám Dr Jivago, Đỉnh Gió Hú, Trung đội...
Bộ phim nói về giới tội phạm mafia – The Godfather, dựa trên tiểu thuyết cùng tên của Mario Puzo, là một phim sặc mùi bạo động, đầy hình ảnh giết chóc của băng đảng, nhưng trong đó, lại có được một bản nhạc đệm của phim vô cùng trữ tình và lãng mạn.
Với tiết tấu và giai điệu nhẹ nhàng của bài tình ca rất Ý này, nó đã đi vào lòng người từ khi cuốn phim phát hành năm 1972, đó là ca khúc “Speak Softly Love” tạm dịch Lời nói yêu ngọt ngào
Với tiết tấu và giai điệu nhẹ nhàng của bài tình ca rất Ý này, nó đã đi vào lòng người từ khi cuốn phim phát hành năm 1972, đó là ca khúc “Speak Softly Love” tạm dịch Lời nói yêu ngọt ngào
Bản nhạc do Nino Rota, một nhạc sĩ người Ý viết năm 1972. Nhưng lạ thật, một bộ phim đánh đấm bắn nhau ì xèo, ông lại viết nhạc theme êm ái du dương đến thế. Phải chăng ý ông là, đằng sau những cú đấm, những phát súng lạnh lùng kia, tận trong thâm sâu của họ, vẫn là nổi khát khao những tình cảm dịu dàng; một tiếng dạ nhu mì của người thương, một tiếng cười trong trẻo của con trẻ...
Sau khi bộ phim phát hành, bài hát trở nên nỗi tiếng, và lời tiếng Ý được đưa vào và lấy tựa Parla più piano (Nói khẽ thôi) được ca sĩ Ý Gianni Morandi hát (1972).
Rồi từ đó đến nay, âm vang của bản tình ca vẫn được ngân nga lên khắp đó đây, nhiều ca sĩ và band nhạc nổi tiếng như Andy Williams, Bobby Vinton, Dalida, Guns & Roses,Tokyo Ska Paradise Orchestra… đã thu thanh bài này theo những phong cách nhạc khác nhau. Có phiên bản với dòng nhạc êm dịu, dặt dìu đẹp như chuyện tình yêu của Michael Corleone và cô thôn nữ Ý – Apollonia; có phiên bản được viết hoà âm phối khí theo lối nhạc rock cuồng loạn (hard rock) như những trận chiến thanh toán tàn bạo giữa các nhóm mafia.
Về phần dịch giả cuốn Bố Già, Ngọc Thứ Lang ,sau 75:Năm 1976, ông bị chính quyền mới bắt đi “phục hồi nhân phẩm” tại Trung tâm Cai nghiện Ma túy nằm trong tòa nhà Tu viện Fatima, Bình Triệu. Một nữ ký giả ngoại quốc có lần đến thăm Trung tâm Cai nghiện kể lại, cô rất ngạc nhiên khi biết Nguyễn Ngọc Tú, một con người thân tàn ma dại đang đứng trước mặt mình là dịch giả cuốn The Godfather của Mario Puzo.
(Theo Nguyễn Ngọc Chính)
Ông có nghĩ cuộc đời ông còn hơn cả những gì có trong tiểu thuyết!
Và có ai cho ông một lần nghe lại bản Speak Softly Love-Thú Yêu Thương êm dịu này ?
Thường với những bài viết về nhạc phim như thế này, tôi hay ké lời bình, nhưng ở đây tôi phải "chịu phép" trước lời bình quá hay của anh Nguyễn Ngọc Chinh, kể cả chuyện anh bình về truyện Bố Già do Ngọc Thứ Lang phỏng dịch. Tuy vậy cũng có một khoảng trống để tôi "chen" vào, đó là chuyện bố già "can thiệp" (bằng cách cắt đầu con ngựa hơn 1/2 triệu đô) để "thằng con" (nuôi), kép hát Johnny Fontane (Frank Sinatra), được đóng phim. "Người ta đồn rằng", cái phim ấy, phim From Here To Eternity sau đó giật được tới 8 giải Oscar, và dĩ nhiên Bố già cũng "nói phải quấy" để "thằng con" có một cái, cho dù các đàn anh Montgomery (Monty) Clift , Burt Lancaster, xứng đáng hơn nhiều (mà vẫn rớt!). Trong phim này cu con cũng "được" trổ tài ca hát. Các bác nào đã coi From Here To Eternity chắc còn nhớ cảnh Monty Clift thổi trumpet bài kèn báo giờ ngủ (bài kèn này cũng được thổi để tiễn đưa đông đội vào giấc ngủ ngàn năm), có thể coi lại cô bé Melissa Venema chơi bài Il Silenzio này! Không phải ai cũng có vinh dự "được tiễn đưa" bằng bài kén như thế!
Ông có nghĩ cuộc đời ông còn hơn cả những gì có trong tiểu thuyết!
Và có ai cho ông một lần nghe lại bản Speak Softly Love-Thú Yêu Thương êm dịu này ?
Thường với những bài viết về nhạc phim như thế này, tôi hay ké lời bình, nhưng ở đây tôi phải "chịu phép" trước lời bình quá hay của anh Nguyễn Ngọc Chinh, kể cả chuyện anh bình về truyện Bố Già do Ngọc Thứ Lang phỏng dịch. Tuy vậy cũng có một khoảng trống để tôi "chen" vào, đó là chuyện bố già "can thiệp" (bằng cách cắt đầu con ngựa hơn 1/2 triệu đô) để "thằng con" (nuôi), kép hát Johnny Fontane (Frank Sinatra), được đóng phim. "Người ta đồn rằng", cái phim ấy, phim From Here To Eternity sau đó giật được tới 8 giải Oscar, và dĩ nhiên Bố già cũng "nói phải quấy" để "thằng con" có một cái, cho dù các đàn anh Montgomery (Monty) Clift , Burt Lancaster, xứng đáng hơn nhiều (mà vẫn rớt!). Trong phim này cu con cũng "được" trổ tài ca hát. Các bác nào đã coi From Here To Eternity chắc còn nhớ cảnh Monty Clift thổi trumpet bài kèn báo giờ ngủ (bài kèn này cũng được thổi để tiễn đưa đông đội vào giấc ngủ ngàn năm), có thể coi lại cô bé Melissa Venema chơi bài Il Silenzio này! Không phải ai cũng có vinh dự "được tiễn đưa" bằng bài kén như thế!
Và cũng xin giới thiệu, nhạc sĩ người Ý Nino Rota, tác giả của Love Theme from The Godfather, cũng là tác giả của bài hát quen thuộc với thính giả Việt: A Time For Us (mà NS Phạm Duy đặt lời Việt là Tình Sử Romeo Và Juliet), và trước đó là người viết nhạc cho phim La Strada (1954) bất hủ của đạo diễn người Ý Federico Fellini , mà nhiều người trong chúng ta đã có cơ hội xem qua.
Phim , mình đã xem, truyện, mình đã đọc, nên đọc lời bình của Nguyễn Ngoc Chinh, mình sẽ rất lấy làm thú vị! Nó nhắc nhở một thời huy hoàng của tuổi trẻ,...ngày xưa.
Ngày ấy nghe bọn nhỏ hát "tình như củ khoai, mình bẻ làm hai ai ngờ khoai sùng"! Không ngờ nó lại "ứng" vào chuyện 30/4. Hài thật!
Lê Ngọc Phượng
Tháng 5 /2015
Tháng 5 /2015
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét