Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 4 tháng 5, 2015

Cô Đơn và Một mình - Trần Việt Hải


Tôi chọn đề tài này để viết vì tôi mê âm nhạc cùng văn học và triết học. Về từ ngữ Cô đơn trong Pháp ngữ là La solitude, cũng là Một mình, trong Anh ngữ thì có thể dịch Cô đơn như Loneliness và Một mình là Aloneness.  Để định nghĩa các từ ngữ này thì Cô đơn là một trạng thái của tâm hồn hay cảm giác buồn khổ, rất tiêu cực. Còn Một mình ám chỉ sự lạc lỏng riệng tư, ở ẩn, lẫn trốn một mình ta với ta, nó được tạo nên bởi tâm hồn cô lập về không gian, cùng về thời gian, mà có những người cảm nhận sự phân biệt như thế. Nhưng suy cho cùng, sự cô đơn của con người có lẽ do nguyên do xúc cảm về tâm lý nhất là khi ngoại cảnh hay chung quanh ta vắng hẳn tiếng cười, hay đối diện sự bận tâm chao đảo. Nó là một cảm giác đơn độc, lạc lỏng, buồn tênh cõi lòng. Môt mình ẩn chứa sự lạc quan, đơn chiết nhưng tích cực về tâm não. Như vậy thì Cô đơn chỉ được xem như đồng nghĩa với từ ngữ Một mình, như sự trơ trọi, ta với ta theo một số định nghĩa như của sách vở.

x
Trong văn học phương Đông, ví dụ như văn học Nhật bản, qua những văn thơ, tiểu thuyết xứ Nhật Phù Tang đề cập về nỗi cô đơn của người trẻ, người già trong xã hội, nạn tự vận, chết chóc thường xảy ra như đặc tính "rất Nhật". Xin đơn cử tiêu biểu như nhà văn của giải Nobel 1968 là văn hào Yasunari Kawabata (1899 – 1972). Các tác phẩm của Kawabata chứa đầy các tình cảm cô đơn, u buồn, các nỗi ám ảnh về sự chết chóc, những tư tưởng bi quan này có lẽ bắt nguồn từ các kinh nghiệm bi thương của tác giả lúc còn trẻ. Người cha của Kawabata qua đời khi ông mới hai tuổi và năm sau, bà mẹ thân yêu cũng không còn nữa. Kawabata được giao cho ông bà nội nuôi dưỡng nhưng bà nội cũng ra đi vào năm 1906, khi Kawabata mới 7 tuổi. Từ nay hai ông cháu sống cô đơn trên thế gian, giữa những người họ hàng ra đi dần dần.
Với Kawabata qua tác phẩm Ngàn Cánh Hạc dẫn chúng ta đến với vẻ đẹp của nghệ thuật và tâm hồn Nhật Bản, đồng thời tác phẩm cũng hé mở cho ta thấy những ẩn ức cô đơn, chất chứa vẻ ức dục trong mỗi con người, mang nét triết tâm lý học hay phân tâm học của triết gia Sigmund Freud và kiệt tác truyện kể Genji của Bà Murasaki là những ngọn nguồn bất tận mang lại cảm hứng sáng tạo trong sự nghiệp sáng tác lâu dài của ông. Xu hướng văn chương của Yasunari Kawabata đã để lại dấu ấn văn học cho những nhà văn Nhật Bản hiện đại đi sau ông, do ảnh hưởng tư tưởng của kiệt tác gia giải Nobel này. Đấy là sự cô đơn, cô độc bên văn học Á châu.
Nào bên Âu châu,  xin đưa ra 2 ví dụ, hãy xét qua thi ca của nữ thi sĩ đoạt giải Nobel 1996, Wislawa Szymborska (1923, 1996), qua tác phẫm mô tả về nỗi cô đơn tương lòng trong cuộc sống, đượm chất nhân bản tính, "Không có gì hai lần" (Nic Dwa Razy (tựa BaLan), Nothing Twice). Nic Dwa Razy là bài thơ bất hủ nói về nỗi cô đơn. Nó đã bắt rễ ăn sâu vào tiềm thức nhiều người, đi vào cuộc sống thường nhật của công chúng Ba Lan và những người yêu thơ trên thế giới, không chỉ là một bài thơ hay, mà còn là ca khúc
được phổ thơ cùng tên được nhiều người mến mộ. Mang tính triết lý vào đời thường mà cái gì cũng chỉ xảy ra một lần. Triết gia Heraclite (520 - 450 trước công nguyên) cho rằng, toàn bộ thực tại đều không ngừng biến đổi, không có gì vững bền. Không ai có thể tắm hai lần trên cùng một dòng sông. Không có gì giống hệt nhau cả. Xét cho cùng, nó giống nhau như hai giọt nước cũng chỉ là tương đối, so sánh vẻ bề ngoài. Khoa học đã chứng minh rằng, thành phần hóa học của hai giọt nước không bao giờ y chang nhau. Bài thơ Không có gì hai lần cũng có ý như vậy. Ngay trong khổ thơ đầu tiên, khổ thơ được xây dựng theo nguyên lý phản đề cho ta thấy rõ điều này:
Nothing can ever happen twice.
In consequence, the sorry fact is
that we arrive here improvised
and leave without the chance to practice.

(Không có gì xảy ra hai lần
Sẽ chẳng bao giờ là như vậy
Mới hay đó là nguyên nhân
Khi sinh ra ta không thuần thục
Ta không lão luyện lúc từ trần...

theo Lê Bá Thự chuyển ngữ thoát nghĩa)

Bản Anh ngữ:

Nothing can ever happen twice.
In consequence, the sorry fact is
that we arrive here improvised
and leave without the chance to practice.

Even if there is no one dumber,
if you're the planet's biggest dunce,
you can't repeat the class in summer:
this course is only offered once.

No day copies yesterday,
no two nights will teach what bliss is
in precisely the same way,
with precisely the same kisses.

One day, perhaps some idle tongue
mentions your name by accident:
I feel as if a rose were flung
into the room, all hue and scent.

The next day, though you're here with me,
I can't help looking at the clock:
A rose? A rose? What could that be?
Is it a flower or a rock?

Why do we treat the fleeting day
with so much needless fear and sorrow?
It's in its nature not to stay:
Today is always gone tomorrow.

With smiles and kisses, we prefer
to seek accord beneath our star,
although we're different (we concur)
just as two drops of water are.

(Wislawa Szymborska, translated by Clare Cavanagh and Stanislaw Baranczak)

(Không có gì hai lần
Không có gì xẩy ra hai lần
Sẽ chẳng bao giờ là như vậy
Mới hay đó là nguyên nhân
Khi sinh ra ta không thuần thục
Ta không lão luyện lúc từ trần.

Cho dù là những học trò tột cùng dốt đặc
dưới mái trường thế gian,
chúng ta chẳng thể nào tái lập
dù một mùa đông hay hè.

Không có ngày nào lặp lại,
Không có hai đêm như nhau,
Không có hai nụ hôn giống hệt,
Không có hai ánh mắt nhìn lại y như một.

Hôm qua bên em
có người nhắc tên anh
em như được một bông hồng
bay qua cửa sổ mở vào phòng.

Hôm nay chúng mình bên nhau,
Em quay mặt vào tường.
Bông hồng ư? Bông hồng ra sao?
Đó là bông hoa? Hay là cục đá?

Hỡi cái giờ tệ hại
sao mi gây lo ngại
chẳng đâu vào đâu?
Mi đang hiện hữu - rồi mi trôi qua.
Mi sẽ trôi qua - thế là tuyệt đẹp.

Miệng cười, tay ôm nhau
Chúng ta cố tìm hòa thuận
Cho dù chúng ta khác biệt
Như hai giọt nước trong lành.

Lê Bá Thự dịch từ nguyên bản tiếng Ba Lan)

Bây giờ sang sự cô đơn khác trong văn học của giải Nobel 1982, "Trăm Năm Cô Đơn" (tiếng Tây Ban Nha là Cien Años De Soledad) là cuốn tiểu thuyết nổi tiếng nhất của nhà văn người Colombia Gabriel Garcia Marquez. Tác phẩm được nhà xuất bản Sudamericana xuất bản lần đầu bằng tiếng Tây Ban Nha vào năm 1967 tại Buenos Aires (Argentina). Đến năm 1970, truyện đã được in bằng tiếng Tây Ban Nha hơn nửa triệu bản, cũng được in hai lần in ở Cuba là một trăm ngàn bản (copies). Khi đó còn có mười bảy hợp đồng xin phép tác giả được dịch tác phẩm này ra các thứ tiếng khác. Cho đến nay, tác phẩm đã chuyển dịch qua hơn 30 ngôn ngữ trên thế giới và được tặng giải văn học Chianchiano của Ý, được Pháp công nhận là cuốn sách hay nhất trong năm và được giới phê bình văn học Mỹ đánh giá là một trong 12 cuốn sách hay nhất trong thập niên 1960. Đây được xem như một kiệt tác văn chương của Gabriel Garcia Marquez, cùng với nhiều tác phẩm nổi danh top sellers khác của ông. Trăm Năm Cô Đơn đã mang đến cho tác giả vinh dự đoạt giải Nobel Văn học vào năm 1982.
Gabriel Garcia Marquez bắt đầu viết Trăm năm cô đơn vào đầu năm 1965. Tác phẩm kể về một dòng họ và ngôi làng nhỏ sinh sống (tên Macondo) qua một trăm năm, tựa như một phần lịch sử của xứ Colombia. Làng Macondo do Gabriel Garcia Marquez hư cấu tưởng tượng ra, dựa trên những ký ức của tuổi thơ của ông về kỷ niệm ngôi làng vào thuở niên thiếu của mình. Dòng họ Buendia bao gồm 7 thế hệ. Người đầu tiên trong dòng họ là Jose Acardio Buendia và người cuối cùng của dòng họ là Aureliano đã bị kiến ăn khi vừa mới được sinh ra. Dòng họ này đã tự lưu đày vào cõi cô đơn để chạy trốn tội loạn luân. Dù truyện do hư cấu, nhưng nhân vật của Trăm Năm Cô Đơn được tác giả lấy từ cuộc đời thật. Đại tá Aureliano Buendía mang nhiều điểm giống với ông ngoại của ông, vì cùng là đại tá thuộc phái Tự do trong cuộc chiến tranh. Nhưng chính ông ngoại của ông đã giết một người trong một cuộc thách đấu, điều này trùng hợp với nhân vật José Arcadio Buendía trong tiểu thuyết. Nhân vật Úrsula Iguarán thì mang nét giống với bà ngoại của Marquez, người cuối đời cũng bị mù. Nhóm bạn của Aureliano Babilonia ở phần cuối tiểu thuyết, mà trong đó cũng có một nhân vật mang họ Marquez. Sự kiện thảm sát trong truyện cũng đã từng xảy ra và thị trấn quê hương của ông cũng có thời thịnh vượng rồi suy tàn như làng Macondo.
x
Như trên đã nói, khi phải đào sâu phân biệt chữ nghĩa, khi xét qua khía cạnh tâm lý triết phân tâm, từ ngữ "Cô đơn" có lẽ hàm ý là trạng thái tiêu cực của tâm trí. Còn "Một mình" có thể có ý nghĩ là tích cực hơn. Dù điều này không được các các tự điển đi sâu về tính chất của chữ nghĩa. Trong nhiều từ điển, cô đơn và một mình thường được cho như giống nhau, là đồng nghĩa.
Cô đơn là trạng thái của tâm trí khi ta thường xuyên thiếu vắng người khác, hay có đối tượng ảnh hưởng đến tâm lý, dù cô dơn về sự nhung nhớ người tình, nhớ thân nhân, bạn bè hay nhớ quê hương, nhớ văn hóa gốc, nhớ cội nguồn,...  Một mình là trạng thái của tâm trí khi ta thường xuyên hân hoan trong bản thân mình. Cô đơn hàm ý khổ sở. Một mình lại là an lạc phúc lạc. Ông bụt ở ẩn một mình trên cao sơn hay nơi thiền thất vắng vẻ đâu hẳn khổ sở chứ lị? Nhà thơ Cát Biển khép mình tu ẩn như một cư sĩ, tâm hồn ông ni thư thái an lạc kia mà.
Cô đơn bao giờ cũng lo nghĩ, thiếu cái gì đó, khao khát cái gì đó, ham muốn cái gì đó như cô đơn cần tình yêu, tình thương,... không thấy phúc lạc, và tâm tu tâm không ổn định, hồn chơi vơi, buồn não. Trong khi "Một mình" thì ta được định tâm và tâm ổn phúc lạc. Một mình mang nghĩa tích cực, lạc quan, và là tốt đẹp. Nó có sự thanh tao, thanh lịch về nghĩa. Cô đơn mang nghĩa tương phản, đối nghịch lại.




Tâm lý của mỗi con người dù rằng cứng rắn sắt đá, mạnh mẽ đến đâu đi nữa cũng đã kinh nghiệm sa vào những lần cảm thấy lạc lõng, chênh vênh không điểm tựa, lúc mệt mỏi muốn buông thả bản thân vì xúc cảm trở nên yếu mềm. Hoặc giả có những lúc đi giữa dòng thác, nhưng rồi lại cảm thấy mình chỉ như một hạt cát nhỏ bé giữa nơi xa mạc mênh mông. Những kinh nghiệm như vậy ta mói thấy rằng bản thân mình trơ trọi, cô đơn như thế nào. Vì thế cho nên tâm trạng cô liêu, cô độc hay cô đơn chỉ là một, nếu ta cố gắng phủ nhận, ráng quên nó đi thì điều này chỉ khiến cho ta ngày càng chìm sâu vào khoảng trống vô vọng của tâm tư riêng mình mà thôi. Nỗi cô đơn chỉ có thể vơi đi khi ta xoa dịu nỗi cô đơn trong lòng người khác. Điều này bao hàm ý nghĩa là ta hãy mở rộng cánh cửa riêng tư của lòng mình và học cách quan tâm đến tha nhân hơn. Vì vậy cho nên khi ta cho đi để được yêu thương, cũng để cảm thông và chia sẻ để có được những tâm hồn đồng điệu đến với ta.
Phải chăng cô đơn là cho đi mà không có người nhận, là muốn nhận mà chẳng có ai cho. Cô đơn là chờ đợi, mà cái mình chờ đợi chẳng bao giờ đến. Như hai bờ sông nhìn nhau mà vẫn nghìn trùng cách xa bởi dòng sông, nên cô đơn có thể là dù gần nhau mà vẫn cách biệt. Không phải cách biệt của không gian mà là cách biệt của cõi lòng. Tâm trạng cô đơn có thể đưa con người đấn tâm thức sợ hãi và tuyệt vọng. Kinh nghiệm đau thương này có thể xẩy ra cho con người trong mọi thời đại, vợ chồng dù rằng sống sát bên nhau như vậy mà vẫn cảm nhận trạng thái cô đơn như câu tục ngữ "Đồng sàng dị mộng", ám chỉ sự kiện theo nghĩa đen là "Cùng nằm một giường mà mộng tưởng lại xa cách, khác nhau". Hay theo nghĩa bóng là "Sống gần nhau, nhưng không cùng mang những điểm tương đồng hay không là người bạn đồng hành tri kỷ có cùng chí hướng". Như ý tưởng trong câu thi ca "Ta đi bên người sao vẫn cảm thấy cô đơn". Như trên đã dẫn, sự cô đơn là tình cho đi mà không có người nhận, hoặc là muốn nhận mà chẳng có ai cho. Cô đơn có thể trong trạng thái mong ước chờ đợi, nhưng điều mong ước lại chẳng xảy đến. Như hai đối tượng từ hai bờ sông nhìn nhau mà vẫn nghìn trùng cách xa bởi dòng sông cách trở, mà chính sự kiện là gần nhau mà vẫn còn cách biệt tâm lý. Không phải cách biệt của không gian mà là cách biệt từ nội tâm cõi lòng. Do vậy trong tình trường những người phối ngẫu hay vợ chồng có thể cô đơn ngay khi họ ở gần sát bên nhau. Người ở gần bên ta mà sao lại thờ ơ, người và người vẫn có thể cách xa nhau trong tâm thức không khó gì đâu, xã hội các nơi vẫn có điều này hiẻn hiện, bởi vì nó là đặc tính của lối sống giữa người và người. Ngược lại, cũng có trường hợp người ở xa ta cách ngăn ngàn  dặm thăm thẳm chiều trôi, đường bay mà Concorde bay hoài mà không đến từ bên kia tinh cầu, hay ở trên cao thiên đàng “Peek family” đã xa xôi lắm rồi mà sao người vẫn làm thơ qua căn bệnh mộng tưởng cuồng si emailitis, hay cách xa vì thực thể đại dương bao la cách trở sao người vẫn nhớ, mà băng biển, vượt biên lần nữa cả sư đoàn cá mập hỏi thăm xơi tái không khó, nhưng mà sao người ta lại có thể gần vì giết người trong mộng, mộng lại kỳ kèo kỳ cựa, kèn cựa đòi trở về, mộng đem người như muốn gần ta trong tâm khảm. Sao lại kỳ cục vậy hở trời ? Không sợ madame bà bà cao tăng-xông sao hở trời ? Tôi hẹn dinner tại Favori hôm nọ với GS. tâm lý Dương Ngọc Sum, hỏi ông thầy kinh nghiệm gở bùa về vấn nạn linh thiêng bùa ngải cho trò bạn Pê-Ka Nguyễn Ngọc Linh luống tuồi quá "lục thập nhi nhỉ thuận", trò Linh PK hiện hướng về ngưỡng cửa 65 đòi nợ ông 7 Obama, mà suốt đời vẫn cu ky như người yêu cô đơn. Ông giáo Sum bảo trò Linh bị ếm bùa Kathmandu bên Nepal nặng quá 62 tuổi mà vẫn chưa chịu lên xe bông về nhà vợ, ông giáo guru giải mật bùa chú theo hệ phái Lamaism như ni-cô Lâm Mai Thy, trên cao nguyên “Lạc Xá” (Lhasa) tọa lạc cao độ 3606 m (tức 11 830 ft), ông giáo Lamaism guru bảo rằng : "60 tuổi mà chưa lên xe bông, chưa hề mặc tuxedo khi khui sâm-banh, cắt wedding cake hẳn là quá date, thầy chưa từng giải bùa Kathmandu bao giờ cả,... Cái này khó quá xá, thầy mà biết giải bùa Kathmandu chết liền đi thôi!".
x
Thật vậy, Kathmandu có đỉnh Himalaya ở cao độ trên 8,000 m (hay 26,000 ft) nên khả năng Lamaism của ông giáo Nepali guru không vói tới vì theo khoa mathematics của 3 ông giáo toán Nguyễn Huy Quang, Lý Tòng Tôn và Trần Mạnh Chi bấm máy Apple Ipad tính sai biệt cao độ giữa Hi Mã Lạp Sơn của Nê-Pan và Lạc-Xá chay thiền của Tây Tạng là 4,394 thước (quy ra đơn vị theo ông 7 Obama là 14,170 bộ Anh theo Prince Charles). Bởi thế cho nên trò PK Nguyễn Ngọc Linh sẽ là một "bachebor champ" muôn thuở (champion du baccalauréat pour toujours). Riêng gởi trò Linh San Jose mình ên bao năm không thèm lấy vợ gì cả như trò Tăng Đức Sơn mình ên từ Australia, intro mấy m ối mà giải "đầu heo" chưa bao giò có cả, Linh và Sơn hai người bạn thuộc chủ đề của bài văn nhé: Cô Đơn và Một Mình.
Bàn về góc nhỏ cô đơn thì trong cái góc sâu kín tâm tư ấy, cái riêng tư của networld mà không có password code thì mươi mười ông Steve Jobs hoặc Mark Zuckerberg hay Bill Gates cũng ngã mũ chào thua, ấy là cái vấn nạn khổ nạn khốn khó của cuộc đời, mười ông Lạt ma guru hay các giáo toán trên cũng chẳng biết được cách giải mật giải mã (break code), vì mỗi người như Linh và Sơn đều có cái thế giới sâu kín được khép kín. Thế giới riêng tư khép kín trong cõi lòng và thế giới bên ngoài xã hội. Thế giới tâm hồn sụp đổ thì thế giới bên ngoài thành lạc lỏng hoang vắng, là xao xác, là vô nghĩa. Thơ của cụ Thanh Hiên Tố Như   cho là "Lòng buồn cảnh có vui đâu bao giờ". Theo nhà vật lý học cũng là một y sĩ người Thụy Sĩ nổi tiềng, Paul Tournier (1898 – 1986), có nhiều tác phẩm đóng góp cho nhân loại về phạm trù khoa học, toán học , y học và tâm lý xã hội học (Psychococial scienece), cho câu nói về tình trạng cô đơn như sau: "Không gì làm chúng ta cô đơn hơn những bí mật của mình", (Rien ne nous rend si solitaire que nos secrets). Còn nhà bác học kỳ tài của nhân loại Albert Einstein nhìn khía cạnh cô đơn của chính mình như sau: "Tôi sống với sự cô đơn đau đớn trong tuổi trẻ nhưng lại ngọt ngào trong những năm tháng trưởng thành", (I live in that solitude which is painful in youth, but delicious in the years of maturity).
x
Albert Einstein (1879 – 1955) khai mở lòng như bác sĩ, khoa học gia Paul Tournier đã cho cảm nghĩ như thế. Cô đơn khi cảm giác không thể gọi thành tên được. Tôi hỏi hai bạn Linh va Sơn đấy. Này bạn, một mình bước đi trên con đường mà dòng người ồn ào tấp nập nhưng ta chỉ lẳng lặng làm thơ cho người. Hay nỗi cô đơn len lén trở về khi ta bước đi trong trơ trọi trên bờ cát vắng, lắng nghe sóng biển rì rào. Chân trời thì xa thăm thẳm, nhưng sao sóng mãi gọi tiếng lòng tên ai vậy hở trời. Cô đơn khi một mình trong khuê phòng. Phím dương cầm vẫn vang nhịp những giai điệu yêu thương bất tận, dù đêm khuya khi không gian như có nỗi niềm riêng. Cô đơn là khi một mình ta lang thang đếm bước trong mưa đếm bong bóng vỡ đầy tim, như mưa ngày nào sánh bước bên nhau, mưa bên ngoài hay mưa trong lòng của cảm giác đon côi. Như thơ của madame TTKH trong góc nhớ:

Tôi biết làm sao được hỡi trời
Giận anh không nỡ nhớ không thôi
Mưa buồn mưa hắt trong lòng ướt
Sợ quá đi anh, có một người.

Theo ý kiến của nhà văn, nhà thơ kiêm kịch tác gia người Tô Cách Lan Walter Scott (1771 – 1832) cho là khi người phối ngẫu hay bạn đời chúng ta ra đi hay chia tay nhau: "Khi nghĩ về những người bạn đồng hành đã rời ta, chúng ta cảm thấy cô đơn gấp đôi", (When thinking about companions gone, we feel ourselves doubly alone). Riêng nhà thần học (Lutheran), triết gia kiêm nhạc sĩ người Pháp gốc Đức Albert Schweitzer (1875 – 1965)  ghi nhận cảm nghĩ của mình về ý tưởng cô đơn như sau: "Tất cả chúng ta đều làm được nhiều điều cùng nhau, nhưng chúng ta đều chết trong cô độc", (Nous sommes tous tellement de choses ensemble, mais nous sommes tous en train de mourir de solitude).
x
Hãy tiếp tục với triết gia hiện sinh Jean Paul Sartre, trong cuốn tiểu thuyết tựa đề là “Bức tường” (Le Mur) đã mô tả rõ nét cô đơn không đối thoại được với nhau giữa người với người. Ông đã đặt vào miệng của nhân vật Pierre, con người cô đơn bệnh hoạn cảm thấy ngăn cách không hiểu được thái độ sống của người tình mình là cô Agatha, với  những lời tâm sự đầy cay đắng như sau : “Có một bức tường ngăn cách giữa chúng tôi, tôi nhìn thấy và nói chuyện hằng ngày với cô, nhưng xem ra cô đang sống bên kia bức tường”. Thật vậy, sống bên nhau, nhìn thấy nhau, nói chuyện với nhau, nhưng không hiểu được điều chi, không cảm được điều gì, cô đơn vẫn cô đơn. Sao lại không buồn thấy cha nhỉ ? Không như những tuyến đường lưu thông giao thoa giữa hai trái tim bị đứt đoạn vì không ai hiểu ai, mà còn hơn nữa khi thái độ, cái nhìn và lời nói của tha nhân nhiều lúc như xé nát trái tim ta, khiến ta khi đối diện với tha nhân cảm thấy mình bị vây hãm trong tổn thương. Bởi vậy, có lần Sartre kết luận : "L'enfer, c'est les autres" (Địa ngục, chính là tha nhân). Tình yêu ơi, hãy ở bên nhau mà vẫn xa nhau, vì người ở mà lòng không ở, mỗi người một thế giới khác nhau. Thế giới riêng trong cõi lòng và thế giới ngoài xã hội. Thế giới tâm hồn sụp đổ thì thế giới bên ngoài trở thành trống vắng, ôi như hoang vu.  
x
Tôi nhớ cốt truyện Dr. Zhivago của nhà văn Boris Pasternak, mà sách của bà giáo Phạm Vân Bằng nhập đề trong chương giáo đầu sách hồi ký năm xưa, cũng như hai ca sĩ Hồng Tước và Diệu Hương thố lộ là họ xem ciné và thích tuồng “Dr. Zhivago”, tuyệt vời lắm, tôi đồng ý hoàn toàn. Đoạn episode tôi thích trong truyện về nỗi cô đơn của Dr. Zhivago là truyện kể trên bước đường bôn tẩu BS. Zhivago bắt gặp loài hoa đỏ thanh hương trà (rowan, sorbier des oiseleurs), ông chạnh lòng nhung nhớ người tình Lara nhiều hơn là nhớ đến vợ con mình, vì tình yêu là tiếng lòng dành trọn cho nhau, nhưng mà đã bỏ cơm nguội, nhớ đến phở nóng phỏng tay, quý bà cơm nguội nghĩ sao nhỉ ? Pour moi, pas bon du tout.
x
Những năm cuối trung học tôi nghe bài ca Mr. Lonely, tôi nghĩ ba bà Vân Bằng, Hồng Tước và Diệu Hương  đã biết ca khúc này, xét giữa hai đề mục "Cô đơn và Một mình, Mr. Lonely thuộc đề mục đầu vì tình yêu trắc trở, lời ca van lơn, xót xa tê tái cõi lòng. Mr. Lonely, hay "Người Cô Đơn" (Ông Cô Đơn) là một ca khúc đồng sáng tác và thu âm bởi Bobby Vinton. Bài hát ra đời trong năm 1962, nó vang dội được vào bảng xếp hạng Billboard Hot 100 trong tháng Mười cùng năm. Khi Vinton cho ra dĩa nhạc Greatest Hits của mình vào mùa thu năm 1964, bài nhạc leo thang tột đỉnh là hạng Top # 1 trên bảng xếp hạng Billboard trong tháng mười hai năm 1964. Hãy nghe người ta cô đơn lạc hướng, tình si như thế nào nhé:


Lonely…
Lonely I'm Mr Lonely,
I have nobody,
For my own
I'm so lonely, I'm Mr. Lonely
I have nobody,
For my own
I'm so lonely,

You, my friends Linh and Sơn, this song went out to all my lonely nights long ago being single, at the lonesome time of bachelor boy...
I'm so lonely (so lonely),
I'm Mr. Lonely (Mr. Lonely)
I have nobody (I have nobody)
For my own (to call my own) girl

I'm so lonely (so lonely)
I'm Mr. Lonely (Mr. Lonely)
I have nobody (I have nobody)
For my own (to call my own) girl

How desperate, you men, the girl came wonderfully in your life, one day she disappeared, let you guys be lonely, lonely,...
I'm so lonely (so lonely)
I'm Mr. Lonely (Mr. Lonely)
I have nobody (I have nobody)
For my own (to call my own) girl

I'm so lonely (so lonely)
I'm Mr. Lonely (Mr. Lonely)
I have nobody (I have nobody)
For my own (to call my own) girl

Never thought the day would come where you would get hurt badly and run out of mind, then you guys would be out there chasing her shadow...
So lonely (so lonely)
I'm Mr. Lonely (Mr. Lonely)
I have nobody (I have nobody)
For my own (to call my own)

I'm so lonely (so lonely)
I'm Mr. Lonely (Mr. Lonely)
I have nobody (I have nobody)
For my own (to call my own) girl

Never thought that you'd be alone, you didn't think you'd be lonesome this long, oh, lonely, lonely...
I'm so lonely (so lonely)
I'm Mr. Lonely (Mr. Lonely)
I have nobody (I have nobody)
For my own (to call my own)

I'm so lonely (so lonely)
I'm Mr. Lonely (Mr. Lonely)
I have nobody (I have nobody)
For my own (to call my own) girl

Lonely, so lonely
So lonely, (so lonely),
Mr. Lonely, so lonely
So lonely, so lonely, (so lonely), Mr. Lonely
Lonely…
***
Cô đơn, tôi là tên cô đơn
Tôi chẳng có ai cả,
Đối với riêng tôi
Tôi rất cô đơn, Tôi là tên cô đơn
Tôi chẳng có ai cả,
Đối với nỗi niềm riêng tôi
Tôi cô đơn quá,...       (bà con ơi...)

Nếu Mr. Lonely của Bobby Vinton et al mang lời rên rỉ tiêu cực vì quá cô độc, cô liêu thì ca khúc Một Mình của nhạc sĩ Lam Phương theo cô ca sĩ Mélanie Nga My cho là "Một mình thì đã sao?", trong bài tùy bút "Hạnh phúc với... Một Mình" tôi chuộng nhất câu nói trên ở thể nghi vấn cùng thể xác định, câu văn ở diện lưỡng thể (Bi-form in the affirmative and interrogative modes). Như Nga My tâm sự:
"Trong khoảng 15 năm qua… từ khi NgaMy đến Hoa Kỳ, đã được nghe lại nhạc của nhạc sĩ Lam Phương trong một khung cảnh mới những ca từ ngày xưa vốn đơn sơ. Vốn là những trải nghiệm làm nhạc sĩ đau khổ, “khi phải gần gũi với những gì ông đã xa cách. Đối diện với một mình.
Không còn nữa những năm tháng huy hoàng nỗi cô đơn thoáng hiện từ “Thành phố Buồn”... và số lượng hùng hậu các ca khúc chia đều ra trong 50 năm sáng tác... trung bình 6 ca khúc cho mỗi năm".
Tác giả Nga My phân tích dùng ý và lời bài ca và kể kỷ niệm chính mình khi xét về ca khúc, mà nay tôi xin mang vào bài viết này, vì "Một mình" là phân nửa của chủ đề rồi. “Một Mình” của Nhạc sĩ Lam Phương là một trong những ca khúc buồn bâng khuâng, nhẹ nhàng, mang tâm trạng buồn man mát khi buổi ban mai thức giấc ra sau hiên nhà vắng lặng, chỉ một mình ta nhìn ta và nhìn thiên nhiên êm đềm để rồi từ đó cốt chuyện bài nhạc và ca từ tuôn ra,... như khi trong buổi dinner tại nhà hàng Favori, tôi hỏi cảm tác hứng khởi của nhạc sĩ Lam Phương, tôi kể anh nghe tôi nghe trong sự thích thù như tâm trạng chính mình trong bài ca, tôi chia sẻ kỷ niệm tương tự, với thật nhiều cảm xúc, bởi những ý tưởng trong dĩ vãng hiện về của một thời xưa cũ đã qua, đã có cái mất đi, quên lửng nhau rồi, buổi mai hôm nào làn gió cũ trở về trong xao xuyến buồn tênh:

Sớm mai thức giấc, nhìn quanh một mình
Ngoài hiên nắng lóe, đàn chim giật mình
Biết lời tỏ tình, đã có người nghe

Nắng xuyên qua lá, hạt sương lìa cành
Ðời mong manh quá, kể chi chuyện mình
Nắng buồn cuộc tình, bỗng tắt bình minh

Mélanie viết tiếp: "Nga My thích hát ca khúc “Một Mình”, có lẽ cảm thông được những sáng ở Hoa Kỳ, chợt thức giấc... đón nhận được cảm giác một mình mình ở lại... căn phòng trống vắng không phải là âm nhạc của một thời “Thành phố Buồn”... mộc mạc, giản dị... mà là một không gian Ohio, tuyết trắng xoá, hoặc là một mùa Xuân xanh mượt nõn nà, có tiếng chim riú rít... Cô đơn và lẻ loi... Em hát ca khúc không chỉ cho mình cảm nhận những rung cảm tận đáy tâm hồn cảm nhận được nỗi quạnh quẽ không đong đầy, mà trao tặng cho các chú các bác khán giả yêu cầu... cho người thân của mình... sáng mai thức giấc biết lời tỏ tình với đàn chim ngoài hiên đã lắng nghe."

Ðường xưa quen lối, tình dối người mang
Tình duyên trăm mối, một kiếp đa đoan
Cố tìm tình chồng chất ngổn ngang
Còn bao lâu nữa khi ta bạc đầu
Tình cờ gặp nhau, ngỡ ngàng nhìn nhau
Ðể rồi còn gì nữa cho nhau

Sáng trưa khuya tối, nhìn quanh một mình
Ðường quen không tới, tìm nhau ngại ngùng
Chỉ vì đời mình, chưa có bình minh...

Tương đồng với Nga My về tư tưởng, tôi nhận ra rằng như thấy tâm trạng mình trong bài hát có khung trời hoài niệm, dù thiết tha tình cảm trong lạc quan, của quá khứ khi tình người vỗ cánh bay xa, và tất cả còn lại là những ngỗn ngang chồng chất theo tháng ngày dài đã qua rồi. Những mối tình như bài hát của một kiếp đa đoan khi tình vẫn mãi ngự trị trong văn thơ hay âm nhạc, hình như ca khúc này Lam Phương viết cho nhiều người, mà họ cũng bị chồng chất ngỗn ngang, và cũng bị chất chồng đa dạng, đa đoan lắm đấy.
Với Mélanie Nga My, nhà báo Phạm Kim chia sẻ âm giọng của cô mang chút nét luyến láy, ngân chuẩn âm nét, một Bảo Yến, chất giọng Nga My nhẹ nhàng và truyền cảm, chút nét một Ngọc Lan trầm buồn của cảm xúc mượt mà êm ái. Còn ca sĩ Thanh Lan cho rằng Nga My có giọng nữ trầm quý hiếm, vì đa số nữ ca sĩ đều có giọng cao, và giọng nữ trầm này sẽ dễ dàng đi vào con tim người nghe,... Tôi tin như vậy, như chị Thanh Lan và anh Phạm Kim. Nga My thích viết van, tôi thích điểm này nữa. Cô viết tiếp:
"Em muốn hát tặng cho chính tác giả Lam Phương: “Thưa bác những lời nhạc chân tình của bác: mãi vẫn còn nhiều người yêu mến... và như cả đàn chim cũng còn ríu rít lắng nghe… nhạc của Bác như đang... chào đón bình minh”- Đang nói với mọi người thiên nhiên cũng chan hòa hạnh phúc khi ta buồn hoặc thiếu vắng. NgaMy thích một cái nhìn khác ánh sáng loé sáng tích cực của ca khúc...

Một mình thì đã sao?
Từ trên 200 ca khúc của nhạc sĩ gợi lại trong ký ức NgaMy biết bao kỷ niệm... "dù kỷ niệm cũng có khi làm ta đau khổ, vì đó là lúc mang ta về gần gũi với những gì mình đã xa cách… và mình đối diện với "một mình"...
Một mình với những yêu thương ấp ủ, trong hoàn cảnh một mình ta vẫn cần yêu và sống, Như NgaMy vẫn cám ơn đời mỗi sáng mai thức dậy... "Ta có thêm một ngày nữa để yêu thương..."
Ôi chao ơi ! Và dẫu sao Nga My vẫn hay hát say đắm hạnh phúc: "Một Mình"... và cám ơn nhạc sĩ Lam Phương đã sáng tác.", (Mélanie Nga My)
x
"Một Mình" của Lam Phương cho tôi vẻ đẹp của cuộc đời thiên vè nội tâm sâu kín nhất của một người đa cảm đa đoan, cũng như của nhiều người chia sẻ nỗi đa cảm đa đoan.

Sớm mai thức giấc, nhìn quanh một mình
Ngoài hiên nắng lóe, đàn chim giật mình
Biết lời tỏ tình, đã có người nghe...

Sáng, trưa, khuya, tối, nhìn quanh một mình
Đường quen không tới, tìm nhau ngại ngùng
Chỉ vì đời mình, chưa có bình minh
Nội dung bài hát này trong cung cách nào đó ngầm chứa duy triết tính khi dòng đời người lửng thửng trôi qua cho chúng ta những khái niệm thật khác nhau về một giai đoạn của cuộc sống và tình cảm chúng ta chất chứa trong đó. Có lẽ điều đơn giản nhất vẫn là chúng ta đã loay hoay quanh cái có rồi mất, cái mất rồi tiếc nuối,... dòng đời như gió cuốn mây trôi, cứ chờ thời gian rồi để cuốn trôi đi tất cả, phải chăng cuối cùng là sự tiếc nuối và hoài niệm khắc khoải theo dòng thời gian trôi đi vô tận.

Bằng những ý tưởng đậm nét về cuộc đời trong dõng nhạc Lam Phương trong bài tùy bút của Mélanie Nga My nhận xét về ca khúc Một Mình có cùng chủ đề của người viết bài, tôi xin kết thúc bài viết này ở đây và xin cám ơn nhưng bạn bè, thân mà tôi dùng trên trong bài viết như lời thăm hỏi của tôi, cũng vì tôi đã nhớ tên bạn. Đời sống đẹp lắm, tôi nhìn chủ đề bài viết này trong cái nhìn tươi tắn thắm đượm vẻ lạc quan, mong là quý netters, quý bà con, quý ông bà, bạn bè và độc giả chia sẻ cảm nghĩ như vậy nhé...

Xin gởi anh Lam Phương đôi dòng như đã nói hôm Favori, một kỷ niệm Favori vui cùng bạn bè...
(Một Mình (Lam Phương) - Quang Dũng)

Trần Việt Hải, Los Angeles.

(04/2015)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét