Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 28 tháng 5, 2015

Bộ trưởng Mỹ thăm VN, phát thông điệp tới Trung Quốc?

Tin cho hay, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter sẽ tới Việt Nam ngay sau khi dự Đối thoại Shangri-La.
Tin cho hay, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter sẽ tới Việt Nam ngay sau khi dự Đối thoại Shangri-La.

Tin liên hệ

Việt Nam trả đũa Trung Quốc?

Việt Nam mới bắt 4 tàu với 50 thuyền viên của Trung Quốc bị coi là đánh bắt trái phép trên vùng biển của Việt Nam

Việt Nam học hỏi kinh nghiệm đổ bộ từ Mỹ

Một phái đoàn của quân đội Việt Nam mới chứng kiến các binh sĩ TQLC Mỹ thể hiện khả năng đổ bộ lên bờ biển ở Hawaii, trong khi Trung Quốc không được mời

Trung Quốc: Mỹ có thể gây tai nạn ở biển Đông

Bắc Kinh nói rằng sự hiện diện của máy bay Mỹ trên các hòn đảo nhân tạo của Trung Quốc là "hành động thiếu trách nhiệm, nguy hiểm" và "có thể gây tai nạn”.

Trung Quốc xua đuổi máy bay Mỹ trên biển Đông

Hải quân Trung Quốc cảnh cáo một máy bay trinh sát của Hoa Kỳ bay trên các hòn đảo nhân đạo mà Bắc Kinh đang xây dựng ở biển Đông

Việt Nam ‘không đẩy ngư dân vào tình thế nguy hiểm’

Cơ quan bảo vệ quyền lợi của ngư dân của Việt Nam cho biết họ không đẩy các ngư phủ vào chỗ nguy hiểm khi tiếp tục kêu gọi ngư dân ra khơi
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Ashton Carter dự kiến sẽ tới Việt Nam cuối tuần này, sau khi tham dự diễn đàn an ninh khu vực ở Singapore, trong bối cảnh bùng ra khẩu chiến Mỹ - Trung về vấn đề biển Đông.
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius vừa tiết lộ về chuyến công du của ông Carter với hãng tin Bloomberg, đồng thời nói thêm rằng những hành động tuyên bố chủ quyền mạnh mẽ của Trung Quốc ở biển Đông đã đẩy Mỹ và Việt Nam lại gần nhau hơn.
Chính quyền Hà Nội chưa có thông báo chính thức về chuyến thăm mà Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, chuyên gia về quan hệ Việt – Mỹ tại Đại học George Mason, Hoa Kỳ, nói là có “tầm quan trọng khá đặc biệt” này.
Ông Hùng nhận định tiếp: "Ông Carter sang Shangri-La rồi mới tới Việt Nam. Trong khi đó, có một phái đoàn quốc hội của Thượng, Nghị viện Hoa Kỳ, dẫn đầu bởi Chủ tịch Ủy ban quốc phòng lại sang đó trước khi ông Carter sang. Dĩ nhiên hai người đó sẽ thảo luận ở Shangri-La rồi ông Carter mới sang Việt Nam".
Ông nói thêm: "Vấn đề gì đặt ra? Ông Bộ trưởng Quốc phòng sang thì chỉ nói chuyện quốc phòng thôi, và báo chí còn nói thêm là sẽ nói chuyện biển Đông. Chuyện đó nó quan trọng là bởi vì, thứ nhất, đang có chuyện biển Đông xảy ra, và thứ hai là cả hành pháp và lập pháp họ đều đến đó, để họ có lẽ có một lập trường thống nhất giữa hai bên, để họ thăm dò xem Việt Nam thế nào. Tôi nghĩ rằng ngoài việc báo chí nói biển Đông thì tôi chắn chắn là họ sẽ thảo luận những nội dung chuyến thăm của ông Trọng sắp sang đây".
Học giả này nhận định thêm rằng tình hình biển Đông hiện nay “rất căng thẳng”, và có thể tiến tới “nguy hiểm”, sau khi Bắc Kinh và Wasington lời qua tiếng lại về các hoạt động cấp tập lấp biển, xây đảo của Trung Quốc.

Tranh chấp trên biển được coi là một trong những vấn đề nằm cao trong nghị trình năm nay tại cuộc đối thoại Sangri-La kéo dài từ ngày 29 tới 31/5.
Tin cho hay, Đô đốc Tôn Kiến Quốc, Phó Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc, dẫn đầu đoàn đại biểu nước này tới tham dự hội nghị thượng đỉnh về an ninh khu vực.
Trong khi đó, tới ngày 27/5, vẫn chưa rõ quan chức nào của Việt Nam tham dự diễn đàn, và hiện nay chỉ có ông Lương Lê Minh xác nhận tham gia trên cương vị Tổng thư ký ASEAN.
Tin cho hay, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter sẽ tới Việt Nam ngay sau khi dự  Đối thoại Shangri-La.
Thông điệp mạnh mẽ
Dù Hà Nội và Washington đang xích lại gần nhau, Giáo sư Hùng nhận định về các trở ngại còn tồn tại trong quan hệ quân sự giữa hai nước.
Việt Nam muốn cộng tác với Mỹ nhiều hơn, nhưng một mặt lại phải nhìn đến Trung Quốc. Việt Nam lại không muốn mất lòng Trung Quốc. Một đằng thì bực tức vì nó bắt nạt mình, một đằng thì lại không muốn làm mất lòng nó. Cái đó là một trong những trở ngại chính để quốc phòng hai bên có thể tiến xa được.
Nhà nghiên cứu này nhận xét: "Việt Nam vẫn còn nghi ngờ Mỹ. Một số người vẫn sợ cái gọi là diễn biến hòa bình. Họ cho là Mỹ có thể sử dụng vấn đề nhân quyền để làm xói mòn chế độ của họ. Dạo này bớt đi nhưng vẫn còn một số người tin như vậy. Đó là một trở ngại chính".
Ông Hùng nói thêm: "Việt Nam muốn cộng tác với Mỹ nhiều hơn, nhưng một mặt lại phải nhìn đến Trung Quốc. Việt Nam lại không muốn mất lòng Trung Quốc. Một đằng thì bực tức vì nó bắt nạt mình, một đằng thì lại không muốn làm mất lòng nó. Cái đó là một trong những trở ngại chính để quốc phòng hai bên có thể tiến xa được".
Ông Hùng nói thêm rằng chuyến thăm của người đứng đầu Ngũ Giác Đài sẽ phát đi một thông điệp mạnh mẽ tới Trung Quốc về sự hợp tác quân sự giữa Hà Nội và Washington.
“Chính sách quyết liệt hay không nó sẽ thể hiện bằng hành động của Việt Nam trong chuyến thăm của ông Carter”, giáo sư này nói.
Trước khi ông Carter đặt chân tới Hà Nội, các thượng nghị sĩ Mỹ là John McCain và Jack Reed cũng sẽ tới thăm Việt Nam, và dự kiến sẽ gặp, thảo luận các vấn đề an ninh, kinh tế khu vực với quan chức chủ nhà.
Sau đó, đoàn thượng nghị sĩ thuộc Ủy ban Quân vụ Thượng viện của Hoa Kỳ sẽ sang Singapore để dự Đối thoại Shangri-La.
Trong thời gian vừa qua, Việt Nam đã đón tiếp nhiều phái đoàn cấp cao của cả hai ngành lập pháp và hành pháp của Hoa Kỳ.
Phát biểu tại Đại học Quốc gia Hà Nội hồi tháng Ba vừa qua, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius nói rằng “việc tiến hành thường xuyên các chuyến thăm quân sự cấp cao giúp cả hai bên hiểu và trở nên thoải mái với nhau hơn”, và “sự hiểu biết lẫn nhau này đang biến lời nói thành hành động”.
Nhà ngoại giao kỳ cựu này nói thêm rằng quan hệ hợp tác quốc phòng và an ninh giữa Hà Nội và Washington “đóng vai trò quan trọng đối với sự trỗi dậy của Việt Nam là một quốc gia vững mạnh, thịnh vượng và độc lập”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét