Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 27 tháng 4, 2015

Tháng tư ở Cali - Giao Chỉ, San Jose

blank
 Tiếng cười giòn trong ngày ra mắt sách của nhà văn Giao Chỉ 
Sunday, April 19, 2015 3:48:49 PM - Ngọc Lan/Người Việt
WESTMINSTER, California (NV) Phải nói ngay rằng Đi, không ai tìm xác rơi và Lúc đó bác ở đâu? - hai quyển sách mới được giới thiệu của nhà văn Giao Chỉ Vũ Văn Lộc không phải là truyện để đọc mua vui, đọc để giải trí. 
alt

Nhà văn Giao Chỉ Vũ Văn Lộc trong buổi ra mắt hai quyển Đi, không ai tìm xác rơi
và Lúc đó bác ở đâu? vào trưa Thứ Bảy, 18 Tháng Tư tại Little Saigon.
                                                                                                   (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)

Thế nhưng, trước khi độc giả cảm thấy lòng mình chùng lại, ngậm ngùi, rơi nước mắt khi lần giở từng trang sách mỏng thì các diễn giả và đặc biệt là tác giả đã làm cho cả khán phòng ra mắt sách phải bật lên những tràng cười rộn rã bởi những nhận xét, những câu chuyện ngộ nghĩnh liên quan đến nhà văn Giao Chỉ và liên quan đến chuyện phải làm sao bán được sách.
Buổi ra mắt hai quyển sách đầu tiên trong dự định sẽ ra mắt 10 tác phẩm trong năm nay của nhà văn Giao Chỉ được tổ chức vào trưa Thứ Bảy, 18 Tháng Tư tại hội trường Việt Báo, bắt đầu sớm hơn giờ ghi trên thư mời... 5 phút. Đây có thể xem là một hiện tượng lạ trong các sinh hoạt cộng đồng Việt Nam nói chung, và cũng có thể xem như ban tổ chức đang góp phần làm nên những bước đột phá cho sự đúng giờ trong tất cả các sinh hoạt của người Việt tại hải ngoại về sau. Nữ tài tử Kiều Chinh, bà Phiến Đan, vợ giáo sư Nguyễn Xuân Vinh, đạo diễn Đỗ Tiến Đức, cựu Giám đốc nha điện ảnh VNCH, cựu Hải quân Đại tá Đỗ Kiểm là những diễn giả góp mặt trong buổi ra mắt Đi, không ai tìm xác rơi và Lúc đó bác ở đâu?
Nếu bà Phiến Đan cho rằng Mỗi chữ ông viết ra không phải hư cấu mà rất rất tự nhiên thì cựu Hải Quân Đại Tá Đỗ Kiểm nhận xét, Giao Chỉ là nhà văn đa tài đa năng. Bàng bạc trong các bài viết của anh cho thấy một con người thật thà với chính mình và thật thà với chính công việc mình làm. Và tính cách đó làm cho nhiều người thích mà cũng có nhiều người ghét. Nhưng anh là người có tình với đất nước.
Nếu tài tử Kiều Chinh cho rằng, Mỗi gia đình nên có những quyển sách này để lại cho đời sau thì đạo diễn Đỗ Tiến Đức, cựu giám đốc nha điện ảnh VNCH đề nghị Chuyển ngữ những tác phẩm đọc ra nước mắt của ông sang tiếng Anh ngữ để người nước ngoài cũng có thể đọc được những câu chuyện như thế này.
Đi, không ai tìm xác rơi là câu chuyện về người em vợ đi tìm xác anh rể là phi công gẫy cánh tại miền Đông Nam phần. Bao gồm cả 5 chuyện về những quả phụ VNCH trong ngày 30 Tháng Tư 1975.
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/articlefiles/206025-GiaoChi-02-400.jpg

Nhà văn Giao Chỉ Vũ Văn Lộc ký sách tặng độc giả trong buổi ra mắt hai quyển
Đi, không ai tìm xác rơi và Lúc đó bác ở đâu? tại Little Saigon.
                                                                                             (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)

Lúc đó bác ở đâu? là tất cả các bài viết về quý niên trưởng của tác giả liên quan đến ngày quốc hận Tháng Tư cách đây 40 năm, từ Đại tướng Minh, Đại tướng Viên, Đại tướng Khiêm, Đại tướng Khánh, Trung tướng Thiệu, Thiếu tướng Kỳ cho đến các nhân vật khác.
Trong phần tâm tình của tác giả cùng khán giả tham dự, nhà văn Giao Chỉ Vũ Văn Lộc đã làm tất cả cùng bật cười rộn rã bằng sự dí dỏm, tự nhiên, không màu mè, khách sáo của ông.
Từ việc ông cám ơn những lời khen tặng mà các diễn giả dành cho ông, đến việc 10 quyển sách ông ra mắt trong năm nay đều được dành tặng hết cho vợ ông, dù không ghi vào trong sách, từ chuyện ông kể về cô thợ may ở Long Xuyên ngày nào không thèm lấy ông vì ông chỉ là thiếu úy, để ông phải xuống Rạch Giá lấy được người chịu làm vợ thiếu úy, hay chuyện ông đã mang nguyên hồ than thở về nhà, để từ đó ông đã có thể thành Phật dưới trần gian... đã mang lại một không khí vui nhộn, thân tình, nhẹ nhàng cho một buổi ra mắt sách.
Rồi, như nhà văn Giao Chỉ nói, Tôi bắt chước đúng kiểu ra mắt sách của Mỹ là tác giả sẽ giở sách ra để đọc vài trang cho độc giả nghe. Giờ tôi kể cho mọi người nghe. Và ông bắt đầu kể những câu chuyện mà ông ghi nhận lại trong tác phẩm của mình, Để nhiều người vì tình mua sách về mà không đọc cũng có thể biết trong đó tôi viết gì.
Không chỉ vậy, cả việc giới thiệu về nội dung sách của ông cũng khác hẳn.
Tôi viết nhiều, 50% đúng, 50% sai. Trong 40 năm qua, viết được bao nhiêu lấy lại tất cả những cái đúng làm thành sách. Trong năm nay sẽ ra 10 cuốn sách lấy những tài liệu viết từ những năm trước để in. Thành ra tôi sẽ thành tác giả mà 1 năm có 10 cuốn sách, đó là điều ghê gớm nhưng cũng là ăn gian vì lấy tài liệu từ trước in lại. Ông nói tỉnh như không.
Nhà văn tiếp tục, Tôi bỏ được 50% sai, tất cả chỗ sai đều bỏ đi được, dù rằng giờ vẫn còn sai. 10 cuốn ra trong năm nay, 2 cuốn ra rồi, còn lại 8 cuốn. Nhưng phải bán được 2 cuốn này thì mới in 8 cuốn kia.
Và Giờ đến phần quan trọng nhất, hàng họ của chúng tôi là hay nhất! Không có cách nào hay hơn. Giới thiệu về tác phẩm của mình như thế, không ai mà không bật cười, và, người nghe sẽ phải dừng bước tại bàn bán sách để mua ngay những tác phẩm hay nhất của Giao Chỉ Vũ Văn Lộc.
Cũng trong buổi này, DVD Bộ Quân Phục của Cha Tôi, Chuyến Hải Hành Cuối Cùng, Bình Long Anh Dũng do ông Phạm Phú Nam, hiện là giám đốc Dân Sinh Media thực hiện, cũng được giới thiệu đến mọi người có mặt.
Như ông Nam nhận xét, Chỉ riêng tựa đề của DVD đã nói lên ý nghĩa của tình gia đình các chiến binh Việt Nam Cộng Hòa. Những ai muốn có bộ DVD này có thể liên lạc theo số điện thoại (562) 857-4525(562) 857-4525 hoặc (714) 336-0694(714) 336-0694.
Trong thư mời tham dự buổi ra mắt Đi, không ai tìm xác rơi và Lúc đó bác ở đâu? nhà văn Giao Chỉ viết, Chương trình ra mắt sách sẽ không có văn nghệ giúp vui. Không có những diễn tiến phức tạp. Không có tiếp tân cao lương mỹ vị, chỉ có chén rượu nhạt, một chút bánh trái hương hoa và rất nhiều tình cảm. Quả thực, buổi ra mắt sách đã diễn ra như thế, rất nhiều tình cảm.
Độc giả muốn mua sách có thể liên lạc thư về địa chỉ :

                 3017 Oakbridge Dr. San Jose, CA. 95121 hoặc email: giaochi12@gmail.com.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét