Tôi đang ở Sài Gòn, ngồi nhìn ra cửa sổ. Bên ngoài nắng chói chang, đổ lửa, nhiệt độ hôm nay lên đến 35 độ C. “Thành phố này bắt đầu đầy cờ quạt và biểu ngữ. Tháng tư !. Trời chưa mưa. Tháng tư !. Sự vô cảm tăng dần với sức nóng. Tháng tư !. Không có gì thay đổi nổi tôi. Tháng tư !. Thành phố như một cơn đồng bóng !.”
Trong một bài thơ mới, nhà thơ Lê An Thế viết như thế. Ông ở Cali trên 30 năm nay, có lẽ ông vừa về thăm Sài Gòn.
Melbourne nước Úc, sáng nay nhà phê bình Nguyễn Hưng Quốc viết trên Facebook của ông: “Năm nào cũng thế, cứ đến Tháng Tư là tôi lại thấy có cái gì như bồn chồn, và buồn buồn. Có lẽ với nhiều người khác cũng vậy. Trong năm, hầu như không có tháng nào lại gắn liền với ký ức tập thể của người Việt một cách sâu sắc, và buồn bã đến như vậy. Ðó không phải là một tháng thắng hay thua cuộc, mà còn là một dấu mốc của sự đổi đời không phải đối với từng cá nhân mà còn đối với toàn dân tộc Việt. Nhớ, sau khi Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ, một Quan sát viên người Mỹ (tiếc, tôi không nhớ tên) có nói một câu thật hay về cuộc chiến tranh vừa mới chấm dứt: “Không có ai thắng cả. Tất cả đều chỉ là nạn nhân !” (There were no winners, only victims !).”
Với người từng sống ở miền Nam, đặc biệt từng sống ở Sài Gòn, ai cũng đang bực bội không chỉ vì nhiệt độ, mà còn vì đang vào Tháng Tư. Mời bạn cùng xem một số hình ảnh của miền Nam, của Sài Gòn, xem như xem một cuốn phim, mà nhà thơ Ðỗ Trung Quân gọi là “Phim chậm tháng tư” !!! .Sài Gòn 1968... Làm bao cát cho hầm trú, khi chiến tranh không còn “xác người nằm trôi sông, phơi trên ruộng đồng...” mà đã vào thẳng thành phố “từng chuyến bay đêm con thơ giật mình ...hầm trú tan hoang ôi da thịt vàng...”, với người thị thành chiến tranh đã có thể chạm tay vào được, nhà nào cũng có một hầm cát tránh pháo, “đại bác đêm đêm dội về thành phố “, khi ấy, có lẽ tôi lớn hơn chú bé đang xúc cát hoặc bằng chú đang thọc tay túi quần phía sau lưng kia... đêm đêm áp tai vào hầm cát nhìn ánh hỏa châu lơ lửng thắp sáng khoảng sân tối, và tiếng hát Khánh Ly... thành phố giới nghiêm buồn khôn tả...Sài Gòn 1970. Bạn còn nhớ những loại xe này: Velo Solex, Mobilette, Goebel... Tôi đã đến đây, đi xem phim ở thương xá EDEN này, chuyến đi Sài Gòn chơi là phần thưởng sau khi thi đậu Đệ thất.Bạn còn nhớ những tờ báo Thiếu Nhi này không? Chúng như những ốc đảo cho tâm hồn thơ dại của chúng ta trú náu trong cơn bão chiến tranh.Sài Gòn Mậu Thân - 1968 - Chúng ta nếm mùi chiến tranh. Cha mẹ đưa ta chạy loạn. Xích lô đạp, xích lô máy, ba gác máy chưa biết ai “kỷ lục”hơn ai?Bạn còn nhớ khẩu phần của quân đội Mỹ này không? Những cậu bé biết hút thuốc lén lút từ đây, những gói thuốc lá 4 điếu này, lén lút vì chưa đủ tuổi, nhưng chiến tranh không kể tuổi.Họ bị gọi là “giặc Mỹ cọp beo...” Nhưng xem này, anh nào cũng ngoan như con mèo với chén cơm của má. Bà mẹ vô danh ấy, hồn bây giờ ở đâu?Không thể gạt ký ức chiến tranh ra khỏi trí nhớ. Đây là những Con Thúy, Thằng Khoa, Thằng Vọng, Chương Còm, Bồn Lừa, Dũng Dakao... trong tác phẩm của nhà văn Duyên Anh. Trạm phát sữa - chương trình “đến lớp được uống sữa” để phát triển học đường, và thể chất thiếu niên Việt Nam .Sài Gòn 1968... Chiến tranh đã vào hẳn thành phố. Những giây phút đáng yêu hiếm hoi của thời lửa đạn. Cô bé trong tấm hình này nay có lẽ đã xấp xỉ tuổi 60.Sài Gòn 1970 - xuống đường chống tham nhũng. Biểu tình có khi bị giải tán, nhưng điều khác với hôm nay là vẫn... được biểu tình.Bạn còn nhớ chiếc xe Lam này không? Nó từng là phương tiện giao thông công cộng, rất bình dân, cũng đã đi vào âm nhạc bình dân. Chiếc mini jupe xẻ đùi từng làm đỏ mặt các nhà đạo đức thời ấy cũng là một phần biểu tượng phản kháng thói đạo đức giả trong xã hội. A, xem kìa, cái ông ngồi đối diện và cả đám thanh niên không dám nhìn, ngó lơ đi nơi khác, họ nhát cáy một cách dễ thương như vậy đấySài Gòn 1967. Một góc phố ở trung tâm. Bạn có nhận ra đây là ở đâu không?Ngày 23/04/1975, một người cha gánh đứa con nhỏ và một mớ đồ ít ỏi, từ Trảng Bom, chạy về hướng Sài Gòn. Tôi tự hỏi cậu bé trên lưng cha, hiện nay đã là một người trung niên trên 40 tuổi, còn sống hay không? Giờ này cậu như thế nào? Hôm đó mẹ cậu ở đâu?Sài Gòn 1975. Buổi giao thời. Thời của khăn rằn, băng đỏ, dép râu, nón tai bèo .... Thời của bọn “cách mạng 30” !!!.
Một đoạn thơ khác của anh Lê An Thế:
“Vào buổi chiều tôi ngồi trên một bờ sông. 40 năm trước tôi đã đến chỗ này. Dòng sông đục ngầu, đầy lục bình. 40 năm sau, dòng sông này có thêm những bao ny-lông, hộp giấy, rác rưởi. Mọi sự đều trôi ra biển. Và mất hút !.”
Ngày ấy tôi là một thằng bé 13 tuổi, giờ tôi sống đã 2/3 đời người.Đứt phim.
Nhìn Ra Bốn Phương
▼
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét