Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 23 tháng 2, 2015

Tôi Ɖi Trong Bóng Tối Mùa Xuȃn - Sông Hồng


Khi tác phẩm Nhật Ký Trên Biên Giới Việt-Trung 1885-1887(Nhật Ký) của tác giả Bác sῖ Paul Néis được Sông Hồng dịch sang Việt ngữ hoàn tất cuối năm 2001 tại Mountain View, Ca USA, tác phẩm được khoác lên bằng những trang giấy trắng với độ sáng 108 chưa từng được in cho bất kỳ tác phẩm nào từ xưa đến nay. Nhật Ký được bán ngay trong mùa Tết 2002 tại trường Trung Học Overfelt, California với số lượng gần 50 quyển trong vài giờ đồng hồ. Sau đó Nhật Ký được bán 2 lần vào Tết San Francisco 2003 và 2004 và tại Tết Fairground San Jose 2004.

Nhật Ký thật có duyên với những này Tết mùa Xuȃn trên đất Mỹ và chính tác giả Sông Hồng đã đưa tác phẩm ra ánh sáng vào những mùa Xuȃn.
Nhưng Nhật Ký đã thực sự sống chôn vùi trong bóng tối mênh mang của lịch sử dȃn tộc Việt Nam suốt 118 năm từ 1885 đến 2003 kể từ ngày Paul Néis đến Hà Nội 1 tháng 11 năm 1885. Cuộc phȃn định biên giới và vẽ bản đồ cắm cột mốc đường biên giới Việt Trung có sự chứng kiến và hiện diện hiểu biết của rất nhiều tướng lãnh sῖ quan Pháp tại các quȃn khu biên giới, các giới chức hành chánh Pháp và các thừa sai linh mục Pháp thì tại sao người Việt Nam trong suốt 118 năm ấy không ai bao giờ biết đến đường biên giới ấy của tổ quốc họ?
Nếu có ai từng hỏi tại sao đường biên giới Việt-Trung được vẽ như thế thì không có bất kỳ người Việt Nam nào trả lời được và đó chính là bóng tối mênh mang của lịch sử đã che dấu bản thȃn của dȃn tộc Việt Nam.
Cuộc chiến và căng thẳng tại Tonkin giữa quȃn Pháp và quȃn Trung Hoa (nhà Thanh) thực sự chấm dứt vào ngày 12 tháng 1, 1886 tại cuộc họp trong một ngôi chùa tại Ɖồng Ɖăng giữa đòan Pháp và Trung Hoa, sau gần một năm từ tháng 2 năm 1885 Tướng Négrier của Pháp phá sập cửa Nam Quan vào tiến vào đất Trung Hoa. Rõ ràng đã có thời gian quân nhà Thanh (Trung Hoa) đã từng thọc sâu vào lãnh thổ tổ quốc ta đến tận Sơn Tȃy, Bắc Ninh rất gần Hà Nội mà giặc Cờ Ɖen Lưu Vῖnh Phúc được xem là cánh tay đắc lực nhất của quȃn Thanh. Thời kỳ quȃn Thanh tiến đánh chiếm đóng phn lãnh thổ Tonkin, mà ngày nay là Bắc Việt được xem là cuộc xăm lăng lần thứ hai đất nước ta. Không ai biết gì về giai đoạn lịch sử quân Thanh xâm lăng đất nước ta lần thứ hai này, và những bí mật lịch sử đường biên giới của đất nước ta không sách sử Việt nào nói đến. Tại sao?


Một điểm quan trọng không kém trong tác phẩm Nhật Ký là Paul Néis không bao giờ nói về một mùa Xuȃn trên biên giới Việt Nam mặc dù Ông là nhà thám hiểm Ɖông Dương am hiểu nhiều phong tục tập quán của người An Nam, ông đã sống và đi trên đường biên giới suốt hai năm dài, nhưng ông không viết gì về mùa Xuȃn ngay cả vẻđẹp của một nhánh nụ hoa đào với bất kỳ chi tiết nào. Chuyến đi khảo sát ký kết hiệp ước và vẽ bản đồ biên giới dường như căng thẳng quá. Paul Néis đã viết rất nhiều về chứng bệnh sốt rét trên biên giới, những đêm ngày mưa rừng biên giới như thác nước xối xả, những ngọn núi cao của dãy núi Mẫu Sơn, những ngọn đồi núi đá vôi trùng điệp, những làng nghèo nàn của người Thô, những khúc sông Hồng ghềnh thách và 2 trận phục kích hiểm nghèo gần làng Tiền Phong trên Sông Hồng và sau cùng là cái chết của ông Haitce tại Móng Cáy. Có lẽ những vất vã, bệnh tật và nổi lo sợ những bất trắc khó khăn, sự nguy hiểm nơm nớp lo sợ sự tấn công của quȃn thổ phỉ Trung Hoa đã khiến ông quên đi những hình ảnh mùa Xuȃn trên biên giới Việt Nam? Có thể trên biên giới ấy chỉ toàn màu thê lương ảm đạm sau những tàn phá của chiến trận, hay lúc ấy toàn biên giới thật hoang sơ tiêu điều và những người dȃn biên giới không còn biết gì về phong tục Tết mùa Xuȃn của xứ sở. Những người lính bộ binh An Nam không bao giờ biết ngày Tết hay mùa Xuȃn chăng? Trong số cả ngàn phu khuȃn vác An Nam cũng chẳng hề nghe ai nhắc nhở về ngày Tết. Ɖiều gì thật sự xãy ra trong tư tưởng đoàn người An Nam đó?

Ngày nay, Nhật Ký đã mãi mãi sống với thiên thu, Nhật Ký được thu âm vào digital CD’s với kỹ thuật vào phẩm chất tuyệt đối, Nhật Ký được lưu trữ trong những con chips nhỏ xíu như chiếc móng tay út và được đưa vào không gian và thời gian, tác phẩm đã vῖnh viễn mang trọn linh hồn một dȃn tộc Việt Nam vì lần đầu tiên trong toàn bộ lịch sử của dȃn tộc tác phẩm Nhật Ký không hề mang một dấu vết gì về ký tự Trung Hoa. Nhật Ký được dịch sang Việt ngữ bởi một con người độc lập, tự do không viết cho bất cứ một giai đoạn chính trị lịch sử nào, và trên tất cả tác phẩm Nhật Ký mang một hơi thở của lịch sử, giọng đọc Nam Dao từ nước Úc.


adBanner

Nhật Ký Trên Giới Việt Trung 1885-1887 của tác giả Paul Néis đã đưa hồn tôi về bóng tối của lịch sử, mặc dù tôi đã đưa tác phẩm ra vùng ánh sáng của nhiều mùa Xuȃn tại California Hoa Kỳ từ bên kia xứ sở băng ngang Thái Bình Dương, nhưng những mùa Xuȃn ngập tràn ánh sáng ấy vẫn không giúp tác phẩm Nhật Ký thoát khỏi màu thê lương ảm đạm. Ɖó là vận mệnh của lịch sử dȃn tộc Việt Nam vẫn còn đầy gian khổ phía trước chăng?

Sông Hồng

Sunnyvale, Ca USA Mùa Xuȃn 2015

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét