Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Sáu, 23 tháng 1, 2015

NHÂN MỘT VỤ KIỆN GIƯA BÁO NGUỜI VIỆT VÀ SÀI GÒN NHỎ - HKA


I.Mở đầu .
Trong cộng đồng người Việt tỵ nạn chúng ta đã xảy ra rất nhiều vụ kiện cáo . Cá nhân kiện cá nhân, một tổ chức kiện một tổ chức,tổ chức kiện cá nhân vv và v.v . Có một điều đáng chú ý là đa số các vụ kiện cáo xoay quanh trong vấn đề mạ lỵ,phỉ báng.... mà sự mạ lỵ ,phỉ báng nằm trong tiêu đề “Quốc Gia và Cộng Sản” . Bên nguyên đơn lúc nào cũng nói mình là một “nạn nhân” . Ở tiểu bang Washington cũng đã xảy ra mà bên nguyên đơn là một tổ chức cộng đồng,bên bị đơn là một uỷ ban chống cờ VC. Vụ kiện này cũng đi đến trình trạng kháng án.Ở texas cũng đã xảy một vụ kiện giửa cá nhân và cá nhân và còn nhiều nơi nữa nhưng vụ kiện vừa mới xảy ra ở nam California giửa hai hệ thống báo Người Việt và SàiGòn nhỏ. Đây là một vụ kiện đáng chú ý . Bên bị đơn phải bồi thường cho nguyên đơn một số tiền khá lớn trên 4 triệu đồng. Chúng ta thử tìm hiểu về vụ kiện này ,trước hết người viết xin phép quý độc giả được giới thiệu khái quát về người viết
a/ Người viết không quen biết bà HDT cũng như báo Người Việt
b/ Trong sinh hoạt cộng đồng người Việt tỵ nạn người viết đã theo dỏi những hoạt động của hai hệ thống báo Dsài Gòn Nhỏ và Người Việt.
C/ Người viết là một HO
d/ Có mõt lập trường của người Quốc Gia chân chính.

II. Một vài nét về tội danh phỉ báng, mạ lị.
  • Trước khi tìm hiểu vụ kiện người viết xin được phép nói sơ qua một ít luật lệ trong thuật ngữ về các tội liên quan đến vụ kiện ( xin lưu ý đây chỉ là một kiến thức tổng quát chứ không phải là một sưu tầm chuyên môn hay người viết là một luật gia...) Như vậy tính chính xác cũng bị giới hạn phần nào,nhưng cũng hy vọng giúp được một ít cho quý độc giả muốn tìm hiểu vấn đề'

-          Defamation, Slander và Libel : Dây là ba thuật ngử đồng nghĩa với nhau để chỉ về một phát biểu làm thương tổn đến danh dự của một đệ tam nhân và gây hậu quả làm cho đệ tam nhân bị phiền phức, mất công ăn việc làm, tổn thất tài chánh trong công việc làm ăn, hay bị quần chúng khinh bỉ. Phát biểu có thể bằng mọi cách như viết, in, nói, hình ảnh v.v. Khác nhau ở chổ, Defamation là nói chung cho mọi phát biểu, Libel chỉ về những phát biểu trên các bài viết và hình ảnh, và Slander chỉ về các phát biểu bằng miệng.
-          Public figure : Là những người nắm giủ các chức vụ trong cộng đồng, hay những người có tham gia vào các sinh hoạt cộng đồng mà quần chúng dể dàng nhận biết một cách rộng rải. (định nghĩa về public figure vô cùng đa đạng và rộng rải ngày nay ví dụ như một thầy giáo dạy học trong một trường học cũng là một public figure vì hành vi của họ có ảnh hưởng đến học sinh và phụ huynh trong cộng đồng)  một người có thể trở thành một public figure bất đắc dĩ ( involuntary public figure) mặc dầu họ không có ý định thu hút sự chú ý của quần chúng. Joe the Plumber là một thí dụ, Ông ta chì là một người thợ ống nước bình thường, vì tình cờ hỏi ứng cử viên Obama một câu mà trở thành nổi tiếng trên toàn quốc và trở thành một involuntary public figure.
-          Actual Malice: Ác ý hiển nhiên, một người vu khống người khác có ác ý hiển nhiên là người biết sự việc mình phát biểu là dối trá mà vẫn phát biểu không cần kiểm chứng hư thật. Yếu tố Actual malice là một yếu tố vô cùng quan trọng trong các vụ kiện về defamation & Slander mà nguyên đơn là một public figure. Vì nói một cách tổng quát, một public figure không thể nào kiện một người khác về tội defamation nếu không chứng minh được yếu tố Actual malice mặc dầu các yếu tố khác đã được chứng minh đầy đủ.( án lệ New York Time Co. v. Sullivan 1964).
-          Facts v. Opinion : Facts là những sự kiện còn opinion chỉ là những ý kiến. Thông thường người phát biểu ý kiến của cá nhân mình liên quan đến một cá nhân nào đó dầu là nhận xét xấu về họ không phải là defamation mà phải trình bày như là một sự kiện thì mới chịu trách nhiệm. Thí dụ : Tôi đã gặp Ông A. ba lần trong một tuần tại sòng bài ( Facts) theo ý tôi ông ta là một người ghiền bài bạc (opinion). Phát biểu như vậy tôi không hề có trách nhiệm nào cả mặc dầu thật tình ý kiến của tôi hoàn toàn sai vì ông A không nghiện cờ bạc. Nhưng nếu tôi chỉ nói trống không rằng Ông A là một tay nghiện bài bạc thì tôi đã biến ý kiến cá nhân mình thành một sự kiện có thật và Ông A có thể kiện tôi. Cũng vậy, nếu tôi không hề gặp Ông A ba lần trong một tuần nào đó thì rỏ ràng là tôi vu khống và phải chịu trách nhiệm..
Đa số các vụ kiện tương tự xảy ra trong cộng đồng Việt-Nam với nhau đều liên quan đến các public figures, thứ nhất vì cộng đồng chúng ta có quá nhiều public figures ( Việt-Nam ham nổi tiếng) thứ nhì vì trên thực tế ít ai đụng chạm đến những nhân vật vô danh. Vì vậy, để đơn giản vấn đề, tạm coi như nguyên đơn là một  public figure, bị đơn là bất kỳ một cá nhân nào đó.
Để thắng kiên một cá nhân nào đó về tội defamation & Slander, một public figure phài chứng minh được ít nhất bốn điều sau đây trước tòa:
1/ Bị đơn đã phát biểu một sự kiện có tính cách mạ ly đối với mình.
2/ Sự kiện phát biểu hoàn toàn sai sự thật.
3/ Mình đã bị tổn hại ( về vật chất hoặc tinh thần) vì sự phát biểu trên. Và quan trọng nhất là điểm sau đây.
4/ Bị đơn đã có Actual Malice khi phát biểu. ( Nếu không chứng minh được yếu tố Actual malice, Public figure sẽ không được bồi thường dựa theo án lệ New York Time Co. V. Sullivan 1964 nêu trên dầu cho ba yếu tố trên đã được chứng minh thành công.)
Để chống lại một vụ kiện về defamation & Slander bị đơn có các cách phản bác như sau:
1/ Những điều tôi đưa ra là sự thật. Sự thật là một vủ khí hửu hiệu nhất để biện hộ cho tội danh defamatiom ( Truth is the perfect defense against defamation)
2/ Tôi đã phát biểu dưới dạng ý kiến cá nhân chứ không phải trình bày những sự kiện.
3/ Tôi đã ngay tình, không biết đó là những sự kiện giả dối, và đã có cố gắng kiểm chứng sự thật. ( Luận cứ nầy để đánh đổ yếu tố Actual Malice của nguyên đơn đưa ra.)
Như vậy, chúng ta dể dàng thấy một public figure đi kiện một người khác về tội defamation rất khó thành công vì phải có trách nhiệm chứng minh nhiều điều, nhất là yếu tố Actual Malice rất khó chứng minh.

III. Người Việt vs Sài Gòn Nhỏ
Trở lại vụ kiện của báo Người Việt (NV) và báo Sài Gòn Nhỏ(SGN) . Trước hết chúng ta lấy nguyên văn bài viết của bà Đào Nương để xem thử báo NV lấy yếu tố nào để đi kiện và thắng kiện??
1/ (Trích)Hy vọng ông Phan Huy Đạt, chủ nhân của báo Người Việt sẽ công bố tên của 27 người này để bọn “tay sai cuả giặc Mỹ” đa nghi cứ cho rằng một ông giáo nghèo, một counselor của một trường đại học cộng đồng thì làm gì có tiền mà mua nổi nguyên một tờ báo to đùng như tờ Người Việt? Bọn “tay sai của giặc Mỹ” cho rằng nếu không phải “thằng” Sơn Hào thì cũng là “thằng “Hải Vị”, Made in VC mua tờ Người Việt rồi ông đứng tên dùm cho chúng. Đào Nương tôi không tin nhưng không biết làm sao để bênh ông. Chi bằng ông cứ đưa 27 con ma “tay dài” này ra trình làng là bọn “tay sai của giặc Mỹ” tin rằng đây là những người mang căn cước tị nạn cộng sản như “bọn họ”? Nhưng trong “27 active members” của ‘quỉ” nhân viên báo Người Việt này có tên ông Chihuahua thì “member” đau đớn nhất lại là trùm xò Hoàng Ngọc Tuệ.(ngưng trích )
2/ (trích)Nhưng sự kiện vợ của ông Hoàng Ngọc Tuệ, bà Hoàng Vĩnh ra mặt điều hành báo Người Việt mấy năm nay mới là lạ. Điều lạ thứ nhất: bà Hoàng Vĩnh không phải là một người có khả năng học vấn hay báo chí. Bà lại là một người có nhiều tai tiếng về tình ái. Điều lạ thứ hai: Là một người rất khôn ngoan, Hoàng Ngọc Tuệ ngu gì mà đưa vợ vào nơi thị phi để mà mang nhục? (ngưng trích).

Hai đoạn văn trên của bà Hoàng Dược Thảo(HDT) viết mà báo người Việt dùng đó để kiện . Như chúng tôi đã đưa ra một vài sự hiểu biết về những thuật ngữ liện quan đến vụ kiện . Trong phần trích 1 những gì bà HDT viết là những sự kiện(facts)mà sự kiện đó có thật . Trong giấy tờ người đứng chủ tờ báo Người Việt là ông Phan Huy Đạt nhưng trên mỗi tờ báo đều có công bố một ban biên tập và ban điều hành,một hội đồng quản trị . Sự kiện này hoàn toàn đúng,từ sự kiện (facts) này bà HDT có quyền phát biểu ý kiến( opinion) của của cá nhân bà ,hay nói cách khác là bà (bất cứ ai) cũng có quyền suy tư về sự kiện đó.Khi tìm hiểu về sự điều hành của báo Người Việt ,có sự tréo cẳng ngổng thì bà có quyền nêu những thắc mắc Hy vọng ông Phan Huy Đạt, chủ nhân của báo Người Việt sẽ công bố tên của 27 người này để bọn “tay sai cuả giặc Mỹ” đa nghi cứ cho rằng một ông giáo nghèo, một counselor của một trường đại học cộng đồng thì làm gì có tiền mà mua nổi nguyên một tờ báo to đùng như tờ Người Việt? Bọn “tay sai của giặc Mỹ” cho rằng nếu không phải “thằng” Sơn Hào thì cũng là “thằng “Hải Vị”, Made in VC mua tờ Người Việt rồi ông đứng tên dùm cho chúng. Đào Nương tôi không tin nhưng không biết làm sao để bênh ông. Chi bằng ông cứ đưa 27 con ma “tay dài” này ra trình làng là bọn “tay sai của giặc Mỹ” tin rằng đây là những người mang căn cước tị nạn cộng sản như “bọn họ”? Nhưng trong “27 active members” của ‘quỉ” nhân viên báo Người Việt này có tên ông Chihuahua thì “member” đau đớn nhất lại là trùm xò Hoàng Ngọc Tuệ.” Trong phần chữ in đậm sau cậu bà HDT có đặt dấu hỏi (?) và nguyên phần sau bà không kết luận hay nói cách khác là bà HDT không biến ý kiến (opinion) của mình thành sự kiện (facts).
Trong phần trích thứ 2 bà có nói đến bà Hoàng Vĩnh có tai tiếng về tình ái ,không gì cụ thể cả,điều này nếu tòa hỏi thì có hàng trăm cách để chứng minh (trừ phi bà Hoàng Vĩnh “chính chuyên một chồng” . Chúng ta cũng cần để ý là theo luật những vụ kiện như thế này ,phía nguyên đơn phải chứng minh được sự thiệt hại về vật chất . Nếu đúng là bị đơn đã phỉ báng,mạ lị.( ví dụ như trước đây tôi thu vô hàng tháng $50,000.00 sau bài báo đó tôi chỉ thu $15,00.00)và tinh thần ( tôi mất ngủ hay bị bệnh thần kinh ...sau bài báo đó) . Thật khó chứng minh sự thiệt hại (vì có thiệt hại đâu mà chứng minh } ngược lại báo Người Việt vẫn làm ăn khấm khá.. Đó là lý luận dựa theo một số luật định,còn thực tế thì bà HDT đã phải đền bù hơn 4 triệu về tội phỉ báng,vu cáo... mà như báo người Việt đã đăng “bà Hoàng Dược Thảo, bút hiệu Ðào Nương, viết rằng Cộng Sản Việt Nam đã mua nhật báo Người Việt và để cho ông Phan Huy Ðạt đứng tên chủ nhân. Cũng trong bài viết ấy, bà loan tin đồn thất thiệt về đời tư của bà Hoàng Vĩnh. (ngưng trích Hà Giang). Những điều mà báo NV kiện bà HDT không tìm thấy bất cứ ở bài viết nào của bà HDT. Thế mà kiện được và đã thắng. Khó tin nhất là ở xứ Mỹ nhưng đó là thật . “Thật khó hiểu” như bà /cô Hoàng Ngọc An nói . Khó hiểu hơn nữa khi ông chánh án nói khi bắt đầu phiên tòa (theo bài tường thuật của luật sư bị đơn “Ngay khi bắt đầu phiên tòa, ông chánh án đã nói rằng ông không quen thuộc với luật về phỉ báng, và điều này trở nên rõ ràng trong những quyết định của ông trước và trong phiên xử”. (“The trial can only be described as surreal. At the commencement of the action, the judge stated that he was not familiar with defamation law, and that became very apparent during pre-trial motions and trial”, Aaron Morris said)

Có nhiều người cho rằng hệ thống tòa án của Mỹ hoàn chỉnh nhất trên thế giới,riêng người viết không tin như vậy ,trong lịch sử xử án biết bao nhiêu lầm lẫn ,nhất là các tòa sơ thẩm địa phương ,các tóa địa phương này khi xử án có mời những công dân có lý lịch tốt( không phạm tội ) đến gọi là bồi thẩm đoàn(jury) ,những người này có quyền quyết định mức án về hình sự cũng như dân sự. Nên nhớ rằng bồi thẩm đoàn chỉ là những công dân , chưa chắc tất cả đều biết về luật lệ,một công dân không tìm hiểu luật pháp thì khó biết được chút nào trong cái “rừng luật” của Mỹ . Nếu về vụ án giết người hay trộm cắp những điều đó rỏ ràng , riêng về các tội mạ lị,phỉ báng thì thật là khó hiểu được ,có thể hiểu một cách tai hại giửa sự kiện và ý kiến,một ví dụ để làm cho rỏ hơn . Ông A đưa tấm hình của ông Đỗ Ngọc Yến chụp chung với đại sứ VC và Nguyễn Tấn Dũng,ông A nói đây là bằng chứng ông Đỗ N Yến làm ăn hay tay sai … để thi hành nghị quyết 36 của VC .Lời phát biểu của ông A hoàn tòan sai có tính cách vu cáo { lời xác định rỏ ràng}, câu nói này sẽ bị kết tội nếu ông Yến kiện,ra trước tòa ông A không có bằng chứng gì cả cho lời phát biểu của mình ,chỉ có tấm hình chụp chung không thể xác định được công việc của ông Yến ( mặc dù đa số người trong cộng đồng chúng ta cũng có ý nghĩ như ông A) . Nhưng cũng sự kiện đó (tấm hình) nếu ông A phát biểu “ Nhìn tấm hình chụp chung của ông Yến và những tên VC,khiến cho tôi(ông A) có những suy tư “ Chuyện gì đã xảy ra cho cộng đồng chúng ta đây? Nghị quyết 36 rất nguy hiễm ? Một liên hệ mật thiết nào giửa ông Yến và những tên VC có trong hình?...?” Lời phát biểu này là sự suy tư của ông A Ông không xác định nhưng ông có quyền nhìn một sự kiện có thật đề nói lên suy tư của mình ( nên nhớ là sự kiện phải có thật). Và, còn nhiều lẫn lộn khác nữa khiến cho bồi thẩm đoàn kết tội không chính xác . Đó là chưa nói đến vấn đề tâm lý của từng cá nhân trong bồi thẩm đoàn ,ví dụ một người trong cuộc sống họ thích nói xấu người này người nọ,thích dựng chuyện ( họ không bị coi là xấu về pháp ly ) những người như vậy thường mạnh miệng kết tội người khác để chứng tỏ ta là người đạo đức ,ghét xấu xa... Người viết không cảm thấy thoải mai về bồi thẩm đoàn. Nếu người viết không nhớ lầm thì thời VNCH khi xử án ở tòa sơ thẩm có một chánh thẩm và ba phụ thẩm..Tòa Thượng thẩm có ba thẩm phán ngồi xử án .Tối cao,pháp viện thì có chín thẩm phán. Những người này chắc chắn là luật lệ rất rành vì nghề của họ ( đặt vấn đề hối lộ ra ngoài). Trở lại tòa an1 ở Mỹ vì có nhiều thiếu sót nên có vấn đề chống án lên tòa cấp trên,tòa cấp trên (không có bồi thẩm đoàn} Vụ kiện vừa xảy ra chúng ta nghe được những lời phát biểu của một số bồi thẩm đoàn ,đọc kỷ những lời phát biếu đó người viết có ý kiến như sau: Những cuộn video mà báo NV đưa ra về những cảnh la ó của bà HDT ,những video này không chứng minh được là bà HDT phỉ báng,mạ lị,vu cáo cho báo người Việt,nó hổ trợ một phần nào ,có ý sự việc bà HDT viết bài bái ngày 28 tháng 7 năm 2012 đã được lặp lại(hành động trong video) như vậy bị đơn có ác ý,.hơn nữa là một thủ thuật khôn lanh của nhóm luật sư nguyên đơn , những lời la ó tẩy chay báo NV không có gì là vi phạm .Điều này cũng thường xảy ra ngay cả trong chính trường của Mỹ. Theo người viết những đoạn video đó có tính cách kích động (dụng ý của nguyên đơn) bồi thẩm đoàm,những bồi thẩm đoàn hình như để ý sơ qua những lời phát biểu của bà HDT ,họ chú ý đến thái độ của bà ,dĩ nhiên khi tranh đấu không ai nói nhỏ nhẹ cả,phát biểu nơi đám đông chắc chắn phải lớn tiếng,quyết liệt .Các bồi thẩm đòan qua những đoạn video trình chiếu , họ đánh giá qua cảm tính là bà HDT là một con cọp còn báo người việt là một con cừu rất dể thương Còn một điều nữa bồi thẩm đoàn không hiểu được một chút nào về sinh hoạt chính trị trong cộng đồng người Việt tỵ nạn,cho nên có người nói là do cạnh tranh nghề nghiệp ông Hoyt Hart, luật sư đại diện Người Việt, nói: “Trong lập luận kết thúc phiên xử, tôi hỏi bồi thẩm đoàn liệu họ có chấp nhận việc sử dụng tin bịa đặt và phao tin đồn thất thiệt làm phương pháp cạnh tranh không. Và trong phán quyết ngày hôm nay, bồi thẩm đoàn cho thấy họ không chấp nhận hành vi ấy.” Về phán quyết, chủ tọa bồi thẩm đoàn, một luật sư không muốn nêu tên (1), cho biết ý kiến riêng của ông: Cách hành xử của bà Hoàng Dược Thảo đối với yêu cầu đính chính của nhật báo Người Việt khiến ông quyết định kết tội bên bị. Ông nói: “Sau khi nhận thư yêu cầu đính chính, bị cáo không những đã không đính chính, không kiểm chứng kỹ hơn về những điều mình đã viết, mà còn đăng lại những câu phỉ báng ban đầu, rồi nêu đủ lập luận để biến những câu mà bà gọi là đặt câu hỏi trong bài viết nguyên thủy thành kết luận, đẩy sự phỉ báng đến mức độ trầm trọng hơn.”

Một bồi thẩm viên khác, bà Liz Diep (2)nói về quyết định cá nhân của bà trong phán quyết đối với Saigon Nhỏ: “Tôi quyết định khá dễ dàng, vì các quyết định đã thành hình trong ý nghĩ tôi từ trước khi nghị án. Các video được sử dụng làm bằng chứng có tính thuyết phục đối với tôi. Về phía bị cáo, họ không có nhiều căn cứ để bào chữa. Họ không có bằng chứng để chứng minh luận cứ của mình.” .Những lời phát biểu của các vị trong bồi thẩm đoàn chỉ là những cảm xúc mà thôi. Quyết định một sự việc quan trọng trên đời sống người khác . mà họ nói ”quyết định quá dể dàng đối với họ và quyết định đã được hình thành trong thơì gian nghị án (phát biểu của bà Liz Diep) Thật là buồn cười.
Tại Hoa Kỳ hằng năm có cả hàng trăm vụ kiện về phỉ báng mạ lỵ, 75% các vụ kiện đó, bồi thẩm đoàn quyết định cho nguyên đơn được bồi thường cả triệu Mỹ kim. Nhưng khi có kháng cáo, thì các nhà báo bị kiện thường được tha bổng hoặc được giảm bớt số tiềm bồi thường. Lý do là tại tòa sơ thẩm địa hạt, bồi thẩm đoàn thường không mấy thông thạo về luật pháp, nên đã ứng dụng sai luật phỉ báng mạ lỵ khi cho nguyên đơn hưởng bồi thường quá dễ dáng, hoặc quá nhiều. Căn cứ vào những sơ hở kỹ thuật đó, luật sư bên bị đơn [phóng viên, toà soạn] có cơ sở để xin phúc thẩm và thắng kiện lại.( theo L.Nguyễn Đat phD)

*** Một vài điểm cần chú ý :
1/ Hoạt động của các tòa án địa phương ( district court,county court,municiple court.....)liên quan mật thiết đến tình hình xã hội, chính trị, và an ninh tại địa phương. Mỗi quyết định của thẩm phán và bồi thẩm đoàn có tác động không những đến các phía trực tiếp liên quan đến vụ án mà còn ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh khác nhau trong đời sống xã hội và kinh tế của các cộng đồng địa phương đó
2/ Thẩm quyền của các tòa phúc thẩm không phải là xử lại án sơ thẩm, hay thay đổi quyết định của tòa sơ thẩm. Hay nói cách khác, tòa phúc thẩm không tuyên bố bị cáo có tội hay vô tội, mà chỉ xem xét những vi phạm, nếu có, về thủ tục trong án sơ thẩm. Tòa phúc thẩm thường chỉ căn cứ vào các tài liệu và hồ sơ đã được dùng trong án sơ thẩm. Đôi khi luật sư công tố và bào chữa của án sơ thẩm được mời đến tòa phúc thẩm để trình bày cho rõ những luật cứ đã được đưa ra tại tòa sơ thẩm. Khi tòa phúc thẩm tuyên bố hủy án sơ thẩm không có nghĩa là bị cáo được tuyên bố vô tội, mà án sơ thẩm đã có vi phạm khi tiến hành, do đó bị vô hiệu lực. Bị can có thể bị tái thẩm trong một phiên tòa khác ở cấp địa phương trên cùng một tội danh.( theo Viet phD)
3/ Nguyên đơn thường có thành tích bê bối trong xã hội, nay phổ biến thêm một tin xấu cũng không làm thiệt hại hơn cho nguyên đơn [đăng tin đương sư ăn cắp, làm đĩ v.v. khi trong quá khứ đương sự đã có lý lịch, tin tức công khai về những thành tích trên]. Do đó cũng có thể coi là một yếu tố miễn trách (theo Lưu Nguyễn Đạt phD).
Người viết thấy rằng trong vụ kiện vừa qua , báo người Việt đã nằm trong trường hợp điểm 1 và 3 .ở trên đây cũng là điểm thuận lợi cho SaiGòn Nhỏ kháng án
** * Ý kiến của người viết :
Trong những ngày qua nhiều bài viết trên diển đàn của cả hai phía (HDT và NV).. Chúng tôi có đọc rất kỷ để có một vài ý kiến sau :
1/ Những việc làm của báo Người Việt từ trước đến nay đã chứng tỏ cho chúng ta thấy báo NV có đứng về phía người Việt Quốc Gia tỵ nạn CS hay không?
2/ Những bài viết của Sài Gòn Nhỏ trước đây nói về các “ngài” “tù lương tâm” đó là ý kiến của mỗi người và có nhận xét,phát biểu riêng,không thể nói đó là đúng hoặc sai. Cộng Sản luôn xảo quyệt,làm đủ thứ trò để đánh lừa mọi người . Thật khó phân biệt. Riêng người viết bài này không bao giờ tin những nhân vật được gọi là “phản tỉnh” hay tù “lương tâm” được Mỹ rước. Phỉ bán họ thì không,nhưng chỉ nêu lên ý kiến “nên đề phòng,đừng vội tin” . Từ trước đến nay người viết chưa thấy (nếu quý vị nào biệt chỉ giúp) một người nào có một tinh thần Quốc Gia chân chính ở trong nước chống lại bọn vc ,chống lại chủ nghĩa cộng sản được Mỹ và vc thỏa thuận cho qua Mỹ Cần nên suy nghĩ điều này.
3/ Chống vc rất dể ,có thể nói là 99% chống cộng,nhưng chống lại bọn tay sai,ăn cơm Quốc Gia thờ ma cs hoặc bọn chính trị xôi thịt,hòa hợp hòa giải thì rát khó,có thể nói mấy ai chống vì chống sẽ đụng chạm,mất lòng... Bà HDT dám chống một cách ra mặt những thành phần vì lợi mà bán danh dự , bà chống mà không sợ mất quảng cáo(miếng cơm của bà) ,với cá nhân người viết luông tôn trọng những người như bà HDT .
4/ Giữa Saì Gòn Nhỏ và báo người Việt chúng ta nên đứng về phía nào để khỏi phải nhúng tay vào máu?
5/ Những người nào là Quốc Gia thật sự mà trước đây vì hiềm khích gì với bà HDT hay bị bà HDT “tẩm quất” thì lúc này nếu không ủng hộ bà HDT (còn hận thù vì bài bào của bà) thì nên giử thái độ im lặng (coi như chẳng có gì xảy ra).là tốt ,nếu lên tiếng để trả thù(cơ hội đến) thì không nên làm.Vì làm như vậy mất đi một lực đối kháng với báo Người Việt'
III. Kết luận
Chúng ta chờ xem. Người viết tin tưởng khi bà HDT kháng án thì tòa phúc thẩm sẽ xóa bản án (tin vì những phân tích nêu trên) .
Những vụ kiện như của ông Đỗ văn Phúc (Texas) hay Sài Gòn Nhỏ bây giờ và các vụ kiện khác mà bên nguyên tố cáo bên bị là phỉ báng ,mạ lị... gắn cho họ là Cộng Sản . Điều này chúng ta thấy gì ? Cộng Sản là xấu xa,bỉ ổi,một loại người mà nhân loại gớm ghê. Những kẻ nào thân hay tay sai với cộng sản thì nhục biết bao . Tòa án Mỹ phạt rất nặng những ai vu cáo cho kẻ khác là VC đủ để thấy vc như thế nào. Mong rằng những thành phần hòa giải hòa hợp,nối giáo cho vc trở về với lưong tri của mình,để khỏi mang nhục ./.
Bia Miệng. ( HKA)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét