Hôn nhân cùng huyết thống, di chứng bệnh tật ở con cái đang là một thực tế nhức nhối tại đồng bào dân tộc Chứt của huyện miền núi Hương Khê (Hà Tĩnh).
Từ việc trốn cha mẹ làm chuyện "yêu đương"
Đi theo tuyến tỉnh lộ 17, chúng tôi vào thẳng bản Rào Tre (Hương Khê, Hà Tĩnh). Những ngôi nhà gỗ mái ngói xinh xắn hiện lên dưới chân núi Ka Đay thật yên bình. Dưới những hàng cây xanh tốt là hình ảnh các anh bộ đội biên phòng bận rộn hướng dẫn người dân vỡ đất, trồng cây, gieo hạt.
Từ một nhóm người sinh sống trong hang đá, giờ đây cộng đồng người Chứt đã phát triển thành bản với 31 hộ và 118 nhân khẩu. Thế nhưng, mấy ai biết rằng đằng sau sự sôi động, phát triển đó là nỗi xót xa về tập tục hôn nhân cận huyết thống.
Với dân tộc Chứt, không có một luật lệ nào cho việc hôn nhân cùng huyết thống và chính họ cũng không ý thức về những hệ quả sau này. Câu chuyện hôn nhân cùng huyết thống để lại hậu quả nhìn rõ trước mắt đó là những đứa trẻ ra đời dị tật, không khỏe mạnh khiến ai lần đầu đến bản cảm thấy nhói lòng.
Đi theo tuyến tỉnh lộ 17, chúng tôi vào thẳng bản Rào Tre (Hương Khê, Hà Tĩnh). Những ngôi nhà gỗ mái ngói xinh xắn hiện lên dưới chân núi Ka Đay thật yên bình. Dưới những hàng cây xanh tốt là hình ảnh các anh bộ đội biên phòng bận rộn hướng dẫn người dân vỡ đất, trồng cây, gieo hạt.
Từ một nhóm người sinh sống trong hang đá, giờ đây cộng đồng người Chứt đã phát triển thành bản với 31 hộ và 118 nhân khẩu. Thế nhưng, mấy ai biết rằng đằng sau sự sôi động, phát triển đó là nỗi xót xa về tập tục hôn nhân cận huyết thống.
Với dân tộc Chứt, không có một luật lệ nào cho việc hôn nhân cùng huyết thống và chính họ cũng không ý thức về những hệ quả sau này. Câu chuyện hôn nhân cùng huyết thống để lại hậu quả nhìn rõ trước mắt đó là những đứa trẻ ra đời dị tật, không khỏe mạnh khiến ai lần đầu đến bản cảm thấy nhói lòng.
Bản thân vợ chồng Hồ Thị Sâm và Hồ Viết Hà cũng đau đớn khi đứa con sinh ra không được lành lặn, do hệ quả của hôn nhân cùng huyết thống.
Theo ông Đậu Xuân Lệ, xã đội trưởng, cán bộ cắm bản lâu năm tại Rào Tre: "Ở đây, con chị gái lấy con của em trai (quan hệ con cô - con cậu) là chuyện quá bình thường. Ví dụ như, bà Hồ Thị Loong (51 tuổi, con gái bà Hồ Thị Vẹt) lấy ông Hồ Lương (52 tuổi, con trai ông Hồ Văn Đại). Trong khi đó, bà Vẹt và ông Đại là hai chị em ruột. Hai người yêu nhau từ họ hàng thân quen, có cảm tình từ những lần lên núi đốn củi, trốn cha mẹ làm chuyện "yêu đương". Để rồi đến khi có con ngoài mong muốn thì: 'Ưng cái bụng thì dọn về ở sống chung!'. Nhìn 4 đứa con trai, gái của nhà bà Loong mà xót xa: tới 2 đứa bị tật nguyền, chân tay không lành lặn".
Cũng trong dòng họ này, cháu gái Hồ Thị Bình (16 tuổi, cháu gái bà Hồ Thị Vẹt) lấy cậu Hồ Viết Bốn (26 tuổi, con trai đầu của ông Hồ Quang). Xét về quan hệ trong gia đình thì đây là trường hợp con trai của cậu lấy con gái của cô, vì ông Quang và bà Vẹt là hai chị em ruột.
Khi hỏi về chuyện hôn nhân trong họ hàng, Hồ Bốn hồn nhiên nói: "Chúng tôi yêu nhau thì lấy nhau có gì là sai?" Vừa dứt câu chuyện ngắn với Hồ Bốn, nhìn sang một đứa trẻ đang nằm trên tay của Bình chừng 4 tháng tuổi cố thở từng tiếng khó nhọc, bé mắc chứng bệnh hen suyễn bẩm sinh, bàn chân trái 6 ngón chìa ra khỏi lòng mẹ mà không thể cầm lòng.
Nên duyên chồng vợ cũng từ bó củi, trường hợp của cặp đôi Hồ Thị Sâm (20 tuổi) và Hồ Viết Hà (25 tuổi) là anh em con chú, con bác cưới nhau thêm minh chứng cho kiểu hôn nhân cận huyết. Khi đứa con gái đầu lòng ra đời, niềm vui chưa kịp đến thì nỗi buồn mang tên con dị tật, chân bên trái bị cụt, khiến hai vợ chồng khóc hết nước mắt. Nhưng bản thân họ cũng đâu biết, dị tất của con là nguyên nhân do lấy nhau cận huyết thống.
Những đứa con cùng huyết thống đã ra đời tại bản Rào Tre.
Những đứa trẻ sinh ra từ những cuộc hôn nhân cận huyết thống đều có nguy cơ mang các bệnh di truyền do sự kết hợp của các gen mang bệnh như bệnh tan máu bẩm sinh, biến dạng xương mặt, quái thai, còi cọc, chết non, bụng phình to, nguy cơ tử vong cao... Thế nhưng, trong bản nhỏ dưới chân núi Ka Đay, cái tập tục ấy vẫn tồn tại dù xã hội đã bước sang thế kỷ 21.
Tộc người hiếm và ít
Trước năm 1958, người dân huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) chưa biết ở trong địa bàn có cộng đồng người Chứt sinh sống. Trong nhiều năm, một số người Chứt đã xuống chợ huyện để đổi chim, thú săn bắn được lấy gạo, muối, dao, rựa… Từ đó, cuộc hành quân đi tìm dân tộc lạ bắt đầu và mọi người bắt đầu biết đến người Chứt. Tuy nhiên, tới năm 1992, các nhà khoa học mới chính thức xác định được dân tộc Chứt chính là cộng đồng đang sống ở vùng núi xa xôi của huyện này.
Sau khi phát hiện được dân tộc mới, huyện Hương Khê đã mất hàng tháng trời để làm quen và gọi từng người rời bỏ hang đá ra sống bên ngoài, tập trung về xóm Vĩnh Thắng, xã Hương Vĩnh, Hương Khê. Ở đây một thời gian, mọi người tiếp tục lên rừng, chọn chỗ đất tốt dựng bản, đặt tên bản là bản Mèo Thây (bây giờ bản Rào Tre) thuộc xã Hương Liên, huyện Hương Khê.
Theo lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Tĩnh, hiện dân tộc Chứt có 31 hộ với 125 nhân khẩu, sống chủ yếu bằng nghề nương rẫy, săn bắn. Các gia đình sống dựa vào thiên nhiên là chính, lao động, sinh hoạt vẫn cần sự chỉ bảo, hướng dẫn của chính quyền địa phương và bộ đội cắm bản…
Chưa có giải pháp lâu dài
Nếu như hôn nhân cùng huyết thống vẫn duy trì tại bản Rào Tre thì hệ lụy của con cái sinh ra mang các bệnh bẩm sinh như: Biến dạng xương mặt, quái thai, còi cọc, chết non, bụng phình to, nguy cơ tử vong cao… sẽ tiếp diễn. Chưa có nhà khoa học, cơ quan chức năng nào đứng ra nghiên cứu, tìm hiểu về vấn đề hôn nhân cùng huyết thống tại tộc người này nhưng bản thân những cán bộ cắm bản tại đây đã bắt đầu lo ngại. Một số ý kiến cho rằng, do dân số tại bản Rào Tre quá ít, nam ít hơn nữ và sống chủ yếu quanh quẩn dưới chân núi thì khả năng bảo tồn nòi giống là rất khó nếu không lấy nhau cùng huyết thống.
Từ những cuộc hẹn hò, trò chuyện vui vẻ tình cảm anh, em cùng dòng máu có thể nảy sinh tình cảm yêu đương.
Vấn đề hôn nhân cùng huyết thống và tìm phương án tránh nguy cơ tuyệt chủng của tộc người Chứt đã bắt đầu nóng lên tại các cuộc họp ở địa phương. Đại úy Trần Tử Phượng (cán bộ tổ công tác tại bản thuộc Đồn biên phòng 575, Hương Khê, Hà Tĩnh) cho hay: "Chúng tôi đã cùng với cán bộ chính quyền các cấp tổ chức rất nhiều cuộc họp bàn về vấn đề hôn nhân cùng huyết thống của người Chứt nhưng chưa tìm ra được phương án khả thi nào. Đã có một số phương án dự định cho người Chứt giao lưu với người Kinh, mong muốn khoảng cách giữa hai dân tộc anh em sẽ được thu hẹp. Từ đó cho thanh niên dân tộc Chứt lập gia đình với người Kinh để cải thiện nòi giống, phát triển con số ngày càng lớn mạnh hơn".
Tuy nhiên đó cũng mới chỉ là phương án đề xuất, để đi vào thực hiện không phải chuyện đơn giản, cần có sự chung tay thực hiện của cơ quan chính quyền các cấp, các tổ chức, các nhà nghiên cứu khoa học và mỗi cá nhân.
Gia Bách
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét