Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 29 tháng 1, 2015

Đặc khảo Hòang Sa-Trường Sa, khẳng định chủ quyền Việt Nam

Đặc khảo về Hòang Sa- Trường Sa
Đặc khảo về Hòang Sa- Trường Sa
 Files photos
Đặc khảo về Hòang Sa- Trường Sa, tiền thân là Tập san Sử Địa số 29 ra đời 40 năm truớc, vừa đuợc tái xuất bản trong tháng giêng năm 2015. Tập san Sử Địa số 29- Đặc khả về Hòang Sa- Trường Sa do người hiện nay là Tiến sĩ Nguyễn Nhã thực hiện sau khi Trung Quốc vào ngày 19 tháng 1 năm 1974 hòan tất việc cuỡng chiếm tòan bộ quần đảo Hòang Sa của Việt Nam.

Tài liệu này có tầm quan trọng ra sao trong việc chứng minh chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Hòang Sa và Trường Sa? Lâu nay nó được giới nghiên cứu tham khảo thế nào? Và với giá trị như thế công tác  phổ biến rộng rãi cần gì?
Giá trị
Phó giáo sư- tíến sĩ Trần Nam Tiến, khoa Sử Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn thành phố Hồ Chí Minh nhận lời đề tựa cho cuốn sách Đặc Khảo Hòang Sa- Trường Sa do nhà sách Phương Nam xuất bản đầu năm 2015, nói về giá trị của cuốn sách như sau:
Giá trị của tập sách đó tôi đã khẳng định trong phần giới thiệu: nó góp phần khẳng định rõ và không thể chối cãi về chủ quyền của Việt nam đối với hai quần đảo Hòang Sa và Trường Sa. Những bài viết đặc khảo Hòang Sa và Trường Sa tuy được xuất bản từ trước 75 nhưng giá trị lịch sử của nói được khẳng định rất rõ. Bản thân nó đã lan tỏa rất rộng trong giới nghiên cứu. Nó được trích dẫn và các nhà nghiên cứu ở Việt Nam và trên thế giới sử dụng rất nhiều. Như thế đó là điểm khẳng định giá trị của đặc khảo này.
Đặc Khảo Hòang Sa- Trường Sa khẳng định rõ và không thể chối cãi về chủ quyền của Việt nam đối với hai quần đảo Hòang Sa và Trường Sa...Nó được trích dẫn và các nhà nghiên cứu ở Việt Nam và trên thế giới sử dụng rất nhiều
PGSTS Trần Nam Tiến
Có thể nói những chứng cứ được đưa ra trong thời điểm đó cho thấy rõ giá trị lịch sử của chủ quyền Việt Nam đối với hai quần đảo Hòang Sa và Trường Sa. Có thể nói ông Nguyễn Nhã, nay là tiến sĩ Nguyễn Nhã, là ngưòi đầu tiên đứng ra tập hợp những nhà khoa học, những nhà nghiên cứu lúc đó được coi là những người có tâm huyết và họ đã khai thác lượng tư liệu rất đồ sộ của cả các thời trước của Việt Nam, kể cả thời kỳ các Chúa Nguyễn, đặc biệt thời kỳ Pháp các tài liệu của Phương Tây để công bố những bài viết mà giá trị của nó đến nay vẫn còn giá trị rất khoa học.
Việc nó được trích dẫn và dùng nhiều trong các công trình nghiên cứu về Hòang Sa, Trường Sa trong và ngòai nước cho thấy rất rõ các tài liệu mà những bài viết đó đưa ra có cơ sở rất rõ ràng. Nó được đưa ra rất sớm ngay khi xảy ra sự kiện Hòang Sa năm 1974. Điều này chứng tỏ rằng những tài liệu đó có giá trị và sự ổn định về mặt lịch sử.
Tiến sĩ Nguyễn Nhã, tác giả chính của Tập san Sử Địa số 29- Đặc khảo Hòang Sa và Trường Sa nay được in thành sách, cho biết lại sự ‘thăng trầm’ của tài liệu này từ khi ra đời cho đến khi được in thành sách như hiện nay:
Những số của tạp chí này đã được Trường Viễn Đông Bác Cổ của Pháp ở Hà Nội số hóa. Khi số hóa thì giáo sư Phan Huy Lê, chủ tịch Viện Khoa học Lịch sử VN có giới thiệu rồi. Và nó được đưa lên mạng, tất cả 29 số. Nhưng đây là lần đầu tiên tại Việt Nam in thành sách một số báo: Đặc khảo về Hoàng Sa và Trường Sa. Chưa có một số báo nghiên cứu sâu mà lại được in thành sách như thế.
Số 29 là số cuối cùng ra mắt vào ngày 29 tháng giêng năm 1975, sau đó không có xuất bản nữa.
Tham khảo
Như lời phó giáo sư- tiến sĩ Trần Nam Tiến thì Tập san Sử địa Số 29- Đặc khảo về Hòang Sa- Trường Sa là tư liệu lâu nay đuợc nhiều nhà nghiên cứu Biển Đông tại Việt Nam tham khảo.
Tôi dự báo rằng trong thời gian ngắn nữa thêm rất nhiều người nghiên cứu thêm về vấn đề này. Đó là điều mà Việt Nam hiện nay đang khuyến khích. Nhiều trung tâm nghiên cứu về Biển Đông, Biển Đảo ra đời tại các đơn vị nghiên cứu lớn của Việt Nam
PGSTS Trần Nam Tiến
Tuy nhiên việc phổ biến rộng rãi tài liệu này vẫn còn giới hạn. Nhà sách Phương Nam xuất bản chỉ với số luợng 1000 cuốn so với con số 5 ngàn bản khi mới ra đời vào ngày 20 tháng giêng năm 1975 cho thấy con số còn khiêm tốn chưa thể phổ cập đến cho người dân Việt Nam, nhất là giới trẻ hiện nay về chủ quyền của đất nứơc đối với hai quần đảo Hòang Sa và Trường Sa.
Phó giáo sư- tiến sĩ Trần Nam Tiến dù có thừa nhận ngày càng thêm nhiều nguời trẻ tham gia công tác nghiên cứu về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hòang Sa và Trường Sa, nhưng rồi vẫn còn một số hạn chế:
Theo tôi hiện nay có sự thay đổi khá nhiều so với trước đây: sự mở rộng phạm vi trong vấn đề nghiên cứu về chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hòang Sa và Trường Sa và rộng hơn ở Biển Đông. Lực lượng là vấn đề quan trọng trong nghiên cứu và công bố những công trình khoa học liên quan đến vấn đề này. Nhưng rõ ràng đội ngũ nghiên cứu còn chưa nhiều, và sự liên kết chưa được thể hiện một cách chặt chẽ. Tuy nhiên theo tôi nghĩ lực lượng ngày trong thời gian tới sẽ tăng lên. Đặc biệt là các bạn trẻ, những người có điều kiện tiếp xúc với những tài liệu; đặc biệt những tài liệu lưu trữ tại những kho lưu trữ Phương Tây lớn như Hà Lan, Anh… Đó là những người sau này sẽ trở thành những nhà nghiên cứu, những người đóng góp rất to lớn. Và tôi dự báo rằng trong thời gian ngắn nữa thêm rất nhiều người nghiên cứu thêm về vấn đề này. Đó là điều mà Việt Nam hiện nay đang khuyến khích. Nhiều trung tâm nghiên cứu về Biển Đông, Biển Đảo ra đời tại các đơn vị nghiên cứu lớn của Việt Nam. Chúng tôi thấy rất rõ xu thế đó.
Phổ biến
Tiến sĩ Nguyễn Nhã cho biết công việc cần thiết mà ông đang tích cực vận động lâu nay là nhờ những nhà chuyên môn và giỏi tiếng Anh dịch những tài liện như sách Đặc khảo về Hòang Sa và Trường Sa rồi in ấn và đưa đến thư viện của các trường đại học lớn trên thế giới. Mục đích để giới học thuật cũng như nhiều ngưòi tiếp cận được những chứng cứ lịch sử trung thực chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hòang Sa và Trường Sa.
Tiến sĩ Nguyễn Nhã cho biết về một thực trạng mà theo ông đáng quan ngại:
Tôi đã nói là tôi đến rất nhiều các nơi trên thế giới thấy vắng bóng các tư liệu của Việt Nam; nhưng đặc biệt tài liệu của Trung Quốc rất nhiều. Có thể nói hơn 400 luận án của Trung Quốc về vấn đề này.
Theo tôi nghĩ khi đấu tranh hòa bình, dựa vào luật pháp quốc tế thì không cách nào khác chúng ta phải quảng bá như thế nào ‘sự thật’ theo luật pháp quốc tế và (Việt Nam) ta cần phổ biến càng nhiều càng tốt, nguời ta sẽ ủng hộ.
Nhiều chuyên gia cả trong và ngòai nước hiểu biết vấn đề tranh chấp tại khu vực Biển Đông đều thừa nhận Việt Nam có những bằng chứng giá trị về chủ quyền trên hai quần đảo Hòang Sa và Trường Sa. Những chứng cứ như thế sẽ có sức thuyết phục khi đưa ra trước một tòa án quốc tế giải quyết tranh chấp giữa các bên. Bằng chứng đã rõ nhưng nhiều người lâu nay vẫn thắc mắc tại sao chính quyền Hà Nội vẫn chưa đưa vụ việc ra trước một tòa án hay trọng tài quốc tế để phân giải; trong khi đó Trung Quốc vẫn hằng ngày triển khai việc cải tạo, xây dựng những công trình kiên cố tại những nơi cưỡng chiếm được của Việt Nam trong mấy chục năm qua.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét