Khi tôi không có gì để nói, nhưng vẫn muốn giữ liên lạc nên tôi chuyển tiếp email !...
Khi tôi muốn thể hiện một cái gì đó , nhưng không biết nói gì, và không biết làm thế nào, tôi chuyển tiếp email!... Để cho bạn biết rằng...
...Bạn vẫn còn được nhớ, bạn vẫn còn được quan tâm, bạn vẫn còn được thương yêu, bạn vẫn còn được chăm sóc, bạn vẫn sẽ nhận được những gì bạn muốn có .... Một email được chuyển tiếp từ tôi....
Vì vậy, người bạn của tôi, thời gian tới nếu bạn nhận được một email, không nghĩ rằng chỉlà một email tôi đã gửi cho bạn , mà còn cho thấy là...
...ngày hôm nayTôi đã nghĩ tưởng đến bạn !...
Xin vui lòng Gửi Email này tới bạn bè Hãy để họ biết Bạn đang nghĩ về họ....
TÙY DUYÊN
Mọi việc trên đời này đều tùy duyên.Việc gì đến - đúng lúc - đúng ngày giờ - đủ duyên - nó sẽ đến.Tu tâm sẽ đưa con người đến chỗ ngộ đạo (giác ngộ). Khi đạt giác ngộ, con người sẽ giải thoát phiền não khổ đau và được an lạc hạnh phúc. Đạt được bao nhiêu giác ngộ, con người sẽ giảm nhẹ bấy nhiêu phiền não khổ đau. Cũng như mây đen tan biến bao nhiêu, mặt trời tỏ rạng bấy nhiêu.Mây đen ví dụ cho phiền não. Mặt trời ví dụ cho trí tuệ sẵn có của con người. Con người ai ai cũng có trí tuệ, nhưng do phiền não che lấp, con người trôi lăn trong tâm tham sân si không nhận ra trí tuệ của mình mà thôi. Khi con người bớt phiền não, thì trí tuệ sẽ sáng ra. Điều này không do cầu nguyện mà được.Làm sao biết mình giác ngộ (ngộ đạo) hay chưa?Khi ngộ đạo, con người sẽ bật khóc vì xúc động, tâm tư bàng hoàng, không ngờ đạo ở ngay trước mắt, ở ngay trước mặt, tự bấy lâu nay, mà mình không hay, không biết, không nhận ra đó thôi. Đồng thời con người sẽ cảm thấy hoan hỷ, như chưa từng hoan hỷ.Trái cây (quả) đủ ngày tháng thì sẽ chín tới, không thể sớm hơn hay muộn hơn. Gieo nhân nào thì gặt quả nấy. Đó là cách tu nhân tích phước, tích đức, để chuyển hóa cuộc sống của mọi người.Thí dụ: Hôm nay, phát tâm ấn tống kinh sách để truyền bá chánh pháp, giúp người khai ngộ, thì chính mình là người được khai ngộ trước tiên. Quả báo phước lành đến ngay khi phát tâm, tuy chưa kịp hành động gì cả. Con người nên hiểu rõ đâu là chân lý, đâu là chánh pháp, để ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày.[]BBT.PHTQ.CANADAĐỪNG TỰ LÀM TỔN THƯƠNG CHÍNH MÌNH
Một đêm một con rắn trong khi đang tìm kiếm thức ăn, bò vào một xưởng mộc.
Người thợ mộc vốn khá bừa bộn, đã để lại một số dụng cụ nằm trên sàn nhà, trong số đó có một cái cưa.
Khi con rắn bò lòng vòng trong xưởng, nó trườn qua cái cưa, và bị một vết cắt nhỏ.
Ngay lập tức, nghĩ rằng cái cưa đã tấn công mình, nó quay lại và cắn thật mạnh vào cái cưa khiến cho miệng nó chảy máu.
Điều này khiến con rắn rất tức giận. Nó tấn công một lần nữa, và một lần nữa cho đến khi cái cưa đầy máuvà dường như đã “chết rồi”.Sắp chết vì những vết thương của mình, con rắn quyết định cắn một cái cuối cùng thật mạnh trước khi bò đi.Sáng hôm sau, người thợ mộc rất ngạc nhiên khi thấy một con rắn chết trước cửa nhà mình.Bài học:Đôi khi trong lúc cố gắng làm tổn thương người khác, con người chỉ làm tổn thương chính mình mà thôi.SUY NGẪMChúng ta biết rằng, ngoài danh và lợi, trên thế gian này, con người thường hay, tranh chấp với nhau, chỉ vì lời nói.Hai người nói chuyện, với nhau một lúc, không nhường nhịn nhau, không nhượng bộ nhau, chắc chắn đưa tới,tranh chấp cãi vã.Người có trí tuệ là người thực hiện được điều sau đây:Lời nói chẳng động tâm ta.Dù lời nói ngọt hay là đắng cay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét