Trong năm 2014, có khoảng 131 triệu trẻ em được chào đời, hơn 54 triệu người đã ra đi, trái đất có thêm 77 triệu người mới.
Năm 2014 là một năm có rất nhiều sự kiện quan trọng xảy ra đối với loài người. Nhiều sự kiện được nhắc tới nhiều lần ở nơi này nhưng lại không được quan tâm cho mấy ở nơi kia, cũng có nhiều sự kiện sớm bị lãng quên theo thời gian.<!-- m -- >
Những sự kiện đáng chú ý nhất trong năm 2014 được ghi lại như sau :
Bệnh virus Ebola xuất hiện.
Thế Vận Hội mùa Đông được tổ chức tại Sochi ( Nga). Quốc hội Ukraine bỏ phiếu bãi nhiệm Tổng thống Viktor Yanukovych,
Máy bay của hàng không Malaysia chở 239 người bị mất tích trên đường từ Kuala Lumpur đi Bắc Kinh.
Crimea tổ chức cuộc trưng cầu dân ý về việc sát nhập vào Liên bang Nga.
276 nữ sinh Nigeria bị phiến quân Boko Haram bắt cóc để làm “nô lệ tình dục”.
Chìm tàu Sewol ở Hàn Quốc, 295 học sinh bị thiệt mạng.
Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố trừng phạt kinh tế Nga.
Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo bệnh bại liệt đang quay trở lại.
Giải vô địch bóng đá thế giới được tổ chức tại Brazil và đội Đức giành được cúp vô địch.
Xung đột giữa Do Thái và Hamas. Máy bay của hãng hàng không Malaysia chở 298 hành khách bị bắn hạ tại Ukraine.
Máy bay của hãng hàng không Algerie rơi 116 người tử vong. Biểu tình tại Hồng Kông đòi quyền bầu cử tự do chọn đặc khu trưởng, phản đối danh sách của ủy ban bầu cử đề ra.
2 lãnh đạo Khmer đỏ Nuon Chea và Khieu Samphan bị kết án chung thân vì tội “diệt chủng”.
Mỹ không kích phía bắc của Iraq nhằm tiêu diệt nhóm Hồi giáo quá khích ISIS, IPCC(Ủy ban Liên minh chính phủ về Biến đổi khí hậu) cảnh báo thế giới đang đối mặt với những tác hại của biến đổi khí hậu.
Đồng Rúp mất giá, Giá xăng dầu thế giới đột ngột tụt dốc, nhiều quốc gia điêu đứng,…
Những sự kiện được báo chí nhắc đến nhiều nhất là :
1. Bệnh Virus Ebola :
Là cơn bệnh sốt xuất huyết có tỷ lệ tử vong cao (từ 50 đến 90%), do vi rút Ebola gây ra, bệnh có thể lây truyền từ người này sang người khác. Được phát hiện vào tháng 2/2014 tại Tây Phi (Guinea, Sierra Leone và Liberia).
Tính tới ngày 10 tháng 12, đã có 6.598 người đã chết trong số 10,000 ca nhiễm Ebola. Bệnh này đã từng xảy ra vào năm 1976 , cũng tại Tây Phi, trong vòng bán kính 70 km của làng Yambuku. Hiện nay, người ta đang nỗ lực chế tạo vắc xin nhưng chưa tìm ra vắc xin nào.
Ngày 28/10, Úc là quốc gia đầu tiên đóng cửa biên giới đối với các quốc gia ở vùng dịch Ebola, theo đó ngày 31/10 Canada ngưng cấp visa cho những người đến từ Sierra, Liberia và Guinea. Hiện có trên 20 quốc gia ban hành lệnh cấm đi lại vùng có dịch Ebola.
(Khi nào thì con người có thể khống chế được căn bệnh quái ác này ?)
2.Việc sáp nhập Crimea vào Liên bang Nga và việc Mỹ và Liên minh châu Âu trừng phạt Nga:
Ngày 28/2, sáu ngày sau khi quốc hội Ukraine bỏ phiếu bãi nhiệm Tổng thống thân Nga Viktor Yanukovych , Nga đưa quân đội vào Crimea để bảo vệ quyền lợi chống lại Ukraine.
Ngày 16/3, Crimea là nước cộng hòa tự trị thuộc Ukraine, có dân số là 2 triệu người, 58,5% dân số thuộc dân tộc Nga và 24,4 % thuộc dân tộc Ukraine, đã tổ chức 1 cuộc trưng cầu dân ý với kết quả là 96,77 % của 1,233 triệu cử tri đi bầu (tỳ lệ đi bầu là 83,1%) xác nhận nguyện vọng muốn sáp nhập bán đảo này vào nước Nga.
Ngày 18/3/2014 Tổng thống Nga Putin và Thủ tướng Krym Aksjonow ký xác nhận bán đảo Crimea từ nay là một phần của nước Nga. Hành động này bị Mỹ và Liên minh châu Âu cho là vi phạm luật quốc tế.
Ngày 27/3, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã biểu quyết dự thảo nghị quyết tuyên bố việc Crimea sáp nhập vào Nga là bất hợp pháp. 100 nước ủng hô, 11 nước chống, 58 nước(có Trung Quốc) bỏ phiếu trắng. Tuy nhiên, do Nga là nước có quyền phủ quyết và đã bỏ phiếu chống nên nghị quyết đã không được thông qua.
Do đó, Crimea đã chính thức sáp nhập vào lãnh thổ Nga. 5 thành viên cố định của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc là: Mỹ Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, được chọn từ những cường quốc chiến thắng sau Đệ nhị Thế chiến. (năm 1971 Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được chọn để thế chỗ cho Trung Hoa Dân Quốc) vẫn tiếp tục áp dụng nguyên tắc là mỗi thành viên cố định đều có quyền phủ quyết , ngay cả việc phủ quyết ý kiến của đa số. Một nguyên tắc phi dân chủ?
Mỹ, Canada và Liên minh châu Âu đã dùng các biện pháp trừng phạt cấm đi lại và đóng băng tài sản đối với 1 số quan chức của Nga và trừng phạt kinh tế lên Nga, nhắm vào các lãnh vực năng lượng, ngân hàng và quốc phòng.
Để đáp lại, Nga cấm vận hầu hết các thực phẩm nhập từ phương Tây, Mỹ,Canada có trị giá 9 tỉ USD một năm.
Ngày 25/4, EU tuyên bố sẽ trừng phạt 15 cá nhân người Nga. được cho là phải chịu trách nhiệm với tình trạng bất ổn hiện nay tại Ukraine. Mỹ cũng sẽ trừng phạt nhắm vào các cá nhân, doanh nghiệp công nghệ quốc phòng Nga. Đáp lại, Nga cảnh cáo Mỹ sẽ phải chịu tác động “đau đớn”. Trung Quốc tỏ thái đô phản đối lệnh trừng phạt đối với Nga.
Ngày 25/4, EU tuyên bố sẽ trừng phạt 15 cá nhân người Nga. được cho là phải chịu trách nhiệm với tình trạng bất ổn hiện nay tại Ukraine. Mỹ cũng sẽ trừng phạt nhắm vào các cá nhân, doanh nghiệp công nghệ quốc phòng Nga. Đáp lại, Nga cảnh cáo Mỹ sẽ phải chịu tác động “đau đớn”. Trung Quốc tỏ thái đô phản đối lệnh trừng phạt đối với Nga.
Ngày 4/9, EU cấm các tập đoàn dầu khí thuộc sở hữu nhà nước Nga huy động vốn từ thị trường tài chính – tiền tệ châu Âu. Cấm các công ty năng lượng châu Âu tham gia với Nga trong những dự án hợp tác khoan thăm dò.
Ngày 28/11, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov tuyên bố các biện pháp trừng phạt Nga phá vỡ sự ổn định của kinh tế thế giới.
Ngày 28/11, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov tuyên bố các biện pháp trừng phạt Nga phá vỡ sự ổn định của kinh tế thế giới.
Ngày 30/11, Nga kêu gọi liên minh châu Âu (EU) dỡ bỏ lệnh trừng phạt chống lại Nga. Đổi lại, Nga sẽ dỡ bỏ lệnh cấm vận đối với thực phẩm của EU có trị giá 9 tỉ USD một năm.
Tân chủ tịch Ủy ban châu Âu cho biết việc Nga sát nhập khu vực Crimea của Ukraine vào Nga đã buộc châu Âu đi đến 2 chọn lựa: một là chiến tranh, hai là áp đặt biện pháp trừng phạt kinh tế với Nga. Việc giá dầu giảm và các lệnh trừng phạt của phương Tây sẽ khiến Nga thiệt hại nặng về kinh tế, hơn 140 tỉ USD một năm, tương đương với 7%GDP.
Ngày 2/12, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tuyên bố: “các lệnh trừng phạt của phương Tây đã gây tác động đến Nga”. Giá dầu giảm mạnh và đồng Ruble mất giá, dự báo tăng trưởng năm 2015 giảm từ 1.2% xuống âm 0,8%.
Ngày 4/12, Tổng thống Nga Vladimir Putin chỉ trích phương Tây như là trùm phát-xít Adoft Hitler trước đây, luôn tìm “trăm phương nghìn kế” tiêu diệt Liên bang Nga. Ông khẳng định :”Không 1 ai có thể đạt được mục đích quân sự trong lãnh thổ nước Nga. Crimea là 1 phần thiêng liêng thuộc chủ quyền Nga, tương tự Thánh địa Jerusalem của người Do Thái”
(Đây có phải là những sự kiện châm ngòi cho thế chiến thứ ba bùng nổ?)
Ngày 4/12, Tổng thống Nga Vladimir Putin chỉ trích phương Tây như là trùm phát-xít Adoft Hitler trước đây, luôn tìm “trăm phương nghìn kế” tiêu diệt Liên bang Nga. Ông khẳng định :”Không 1 ai có thể đạt được mục đích quân sự trong lãnh thổ nước Nga. Crimea là 1 phần thiêng liêng thuộc chủ quyền Nga, tương tự Thánh địa Jerusalem của người Do Thái”
(Đây có phải là những sự kiện châm ngòi cho thế chiến thứ ba bùng nổ?)
3. Xung đột giữa Do Thái và Hamas :
Một tuần lễ sau khi 3 thiếu niên Do Thái bị bắt cóc và bị giết chết, Do Thái mở cuộc tấn công vào dãi Gaza của Palestine, phá hủy 1 số đường hầm của Hamas, cắt đường tiếp tế và vận chuyển hàng hóa của phong trào Hamas. Sau 7 tuần chiến đấu (từ 8/7 đền 26/8) 2,100 người Palestine và 71 người Do Thái thiệt mạng.
Phong trào Hồi giáo Hamas đã chính thức ký 1 thỏa thuận ngưng bắn với Do Thái dưới sự trung gian của Ai Cập. Mặc dù thương vong nặng nề nhưng người Palestine tại Gaza mở tiệc ăn mừng chiến thắng.
Trong khi đó, tại Israel, Thủ tướng Benjamin Netanyahu lại đối mặt với những lời kêu gọi từ chức giữa làn sóng chỉ trích cho là thất bại trong cuộc chiến với Hamas, thắng chiến thuật nhưng thua về mặt chiến lược. 53% số người Mỹ trên 65 tuổi đổ lỗi cho lực lượng Hamas đã gây ra cuộc chiến, trong khi chỉ có 15% cho rằng lỗi đó thuộc về Do Thái.
Nhưng đối với những người Mỹ ở lứa tuổi 18~29 thì 29% cho rắng Do Thái phải chịu trách nhiệm, 21% đổ lỗi cho phong trào Hamas.
Nguyên nhân sâu xa của cuộc xung đột xuyên thế kỷ này là do sự bất bình đẳng của các nghị quyết của Liên hiệp quốc vào ngày 29/11/1947 khi xóa bỏ quyền tự trị của Anh ở Palestine và chia cắt vùng đất Palestine thành 2 quốc gia độc lập, của người Arập (1,3 triệu dân) và người Do Thái (600.000 dân mà phần lớn là mới hồi hương).
(Một cuộc chiến không có hồi kết ?)
4.Mỹ và đồng minh không kích Nhà nước Hồi giáo (IS) :
Ngày 8/8. Mỹ bắt đầu không kích phía bắc Iraq để ngăn chặn sự lan rộng của phiến quân khủng bố ISIS đang hung hăng chém đầu con tin, chiếm các mỏ dầu. Tại hội nghị Paris, 30 quốc gia đã cam kết sẽ tham gia một liên minh chống IS do Mỹ dẫn đầu.
Ngày 26/8, Mỹ khẳng định không hợp tác với Tổng thống Bashar Al-Assad để chống lại IS mặc dù chính quyền Syria lần đầu tiên bày tỏ sẳn sàng hợp tác với cộng đồng quốc tế, trong đó có Mỹ và Anh để tiêu diệt thành phần cực đoan IS.
Ngày 22/9, các nước đồng minh ở Ả Rập như Tiểu vương quốc Ả Rập, Jordan, Ả Rập Saudi, và Bahrain tham gia chiến dịch không kích Syria . Tổng thống Obama tuyên bố sẽ không điều lực lượng mặt đất, cũng sẽ không để Mỹ tiếp tục một cuộc chiếnIraq.Trong khi đó ngày 17/9, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel và tướng Martin Dempsey tuyên bố sẽ không kích nơi trú ẩn của IS ở Syria và có khả năng sẽ gời binh sĩ Mỹ tới Iraq để tham chiến chống IS.
Tuyên bố này được cho là có quan điểm trái ngược với Tổng thống Barack Obama. (Không biết có phải do bất đồng ý kiến về chiến lược chống IS này mà ông Hagel xin từ chức?).
(Cuộc chiến với IS gây go, tốn kém và có thể kéo dài trong nhiều năm ?)
(Cuộc chiến với IS gây go, tốn kém và có thể kéo dài trong nhiều năm ?)
5.Máy bay Boeing 777-200 của Hàng không Malaysia bị mất tích:
Ngày 8/3, chuyến bay mang số MH370 với 239 hành khách bị mất tích bí ẩn ở vịnh Thái Lan trên đường từ Malaysia đi Bắc Kinh. Chính quyền Malaysia tuyên bố MH370 đã bị điều khiển chuyển hướng sau khi biến mất khỏi màn hình radar, rồi rơi xuống nam Ấn Độ Dương, không ai trên máy bay sống sót và tất cả thiết bị thông tin liên lạc với mặt đất đều bị tắt.
Malaysia đã nỗ lực tìm kiếm khắp nơi nhưng vẫn không tìm thấy dấu vết nào. Việc tìm kiếm gặp nhiều khó khăn vì các nước trong khu vực không sẵn lòng chia sẻ thông tin về tầm hoạt động của hệ thống radar quân sự của nước mình (bí mật quân sự?). Hãng hàng không Malaysia đồng ý chi trả 50.000 USD tiền bảo hiểm tạm ứng cho gia đình những người mất tích.
Tuy nhiên 127 gia đình Trung Quốc đã từ chối khoản tiền này. Một nhóm thân nhân của các hành khách gây quỹ 5 triệu USD để thưởng cho bất kỳ ai vén được màn bí ẩn về MH370. Người đại diện nhóm cho biết :”Sự bí ẩn này là chưa từng có trong lịch sử hàng không, chúng ta cần phải chung sức để tìm ra sự thật”
(Thật bí ẩn, khi nào việc này sẽ được phơi bầy ra ánh sáng?)
(Thật bí ẩn, khi nào việc này sẽ được phơi bầy ra ánh sáng?)
6.Vụ chìm tàu Sewol ở Hàn Quốc :
Ngày 16/4, phà chở 450 người, chủ yếu là học sinh trung học, đi từ thành phố icheon đến Jeju, nguyên nhân là do rẽ gấp. Nữ Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hue đã ra lệnh dùng 171 chiếc tàu, 29 máy bay và 30 thợ lặn đề cứu được nhiều người nhất có thể.
Tuy nhiên, kết quả chỉ có 172 sống sót, 295 người thiệt mạng. Thủ tướng Chung Hong-won đã phát biểu :”Điều đúng đắn tôi cần làm hiện nay là nhận trách nhiệm và từ chức”, ông cũng nói rõ nhận thấy tồn tại trong xã hội vẫn có nhiều sai phạm, hành động sai trái và hy vọng mọi người sẽ sửa chữa, khắc phục để ngăn chặn những tai nạn đau lòng như thế này.
(Thật đáng khâm phục tinh thần nhận trách nhiệm này của họ?)
(Thật đáng khâm phục tinh thần nhận trách nhiệm này của họ?)
7. Máy bay Boeing 777-200ER của Hàng không Malaysia bị bắn hạ tại Ukraine:
Ngày 17/7/2014 (năm 2014 : 2+0+1+4=7), chiếc Boeing 777 của Hàng không Malaysia, mang số hiệu MH17 bị bắn rơi lúc 17 giờ, sau 17 năm hoạt động, Những con số 7 này đã khiến nhiều người ngỡ ngàng.
Toàn bộ 298 hành khách bị thiệt mang khi máy bay bị bắn ở vị trí cách biên giới Nga Ukraina 50km, trên đường từ Amsterdam đến Kua Lumpur. Các cơ quan tình báo Mỹ khẳng định một tên lửa đất đối không đã bắn hạ máy bay, được phóng đi từ vùng lãnh thổ do quân nổi dậy kiểm soát.
Thủ lĩnh của phe li khai cáo buộc chính phủ Ukraina là thủ phạm.. Chính phủ Malaysia kêu gọi thực hiện một cuộc điều tra quốc tế độc lập về vụ MH17 này. Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) đã cử 1 nhóm giám sát viên quốc tế tới hiện trường. Tuy nhiên, sự di chuyển và hoạt động của họ bị quân ly khai giới hạn.
(Ai có đủ khả năng để điều tra và ai sẽ phải bồi thường thiệt hại cho Malaysia đây ?. Hình như số 7 không hợp với hãng hàng không Malaysia ?)
(Ai có đủ khả năng để điều tra và ai sẽ phải bồi thường thiệt hại cho Malaysia đây ?. Hình như số 7 không hợp với hãng hàng không Malaysia ?)
8. Giá dầu thô thế giới lao dốc :
Giá dầu bắt đầu giảm mạnh kể từ tháng 7, từ 105USD/thùng xuống tới 63 USD/thùng, giảm trên 40%. Một phần là do Mỹ giảm số dầu nhập cảng, tăng sản lượng khai thác dầu, đạt 9,08 triệu thùng/ngày ( mức kỷ lục kể từ tháng 1/1983, nhờ áp dụng kỹ thuật mới và tăng số lượng giàn khoan lên đến 1.575 giàn) và cũng nhờ OPEC cương quyết không giảm lượng khai thác dầu, vẫn giữ mức 30 triệu thùng/ngày.
Trung Quốc là nước hưởng lợi nhiều nhất, trung bình nhập 6 triệu thùng/ngày, Nga, Iran, Nigeria và Venezuela là những nước có nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu dầu mỏ chịu thiệt hại nặng nhất, có nguy cơ bất ổn vì đồng tiền mất giá mạnh .
Tại Việt Nam mình, giá xăng giảm sẽ làm bớt gánh nặng cho người dân nhưng số thu ngân sách và các hoạt động xuất khẩu dầu thô bị ảnh hưởng tiêu cực vì 12,5% của ngân sách nhà nước là do xuất khẩu dầu thô, dẫn đến nhiều kế hoạch khai thác dầu sẽ phải ngừng hoạt động.
(Giá dầu thô tụt dốc đột ngột không bình thường này không phải do luật cung cầu mà là do yếu tố chính trị ?)
(Giá dầu thô tụt dốc đột ngột không bình thường này không phải do luật cung cầu mà là do yếu tố chính trị ?)
****
Nguyên vọng thiết tha của tuyệt đại đa số con người trên quả địa cầu là cùng nhau chung sống hòa bình. Chính vì mục đích hòa bình chung nên Liên Hiệp Quốc được thành hình vào ngày 26/6/1945, đến nay cũng được 69 năm, hiện có 193 thành viên, bao gồm hầu hết các quốc gia có chủ quyền trên trái đất.
Thế nhưng, nhiều xung đột vẫn còn xảy ra hàng ngày ở nhiều nơi, do từ mâu thuẫn ý thức giữa các tư tưởng khác nhau. Nguyên nhân của những mâu thuẫn này xuất phát từ tham vọng riêng của vài cá nhân lãnh đạo trong các giai cấp, dân tộc, tôn giáo. Chiến tranh phát xuất là do tâm lý của con người, là do bản năng muốn chinh phục của con người, khi bị kìm nén thì sẽ có lúc chiến tranh bùng nỗ để giải thoát các xung đột.
Những người theo học thuyết lịch sử cho rằng chiến tranh là bất khả kháng, giống như một tai nạn giao thông, nó sẽ xảy ra nhưng không biết chính xác vào lúc nào và ở đâu. Cũng có người cho rằng sự mất cân bằng giữa việc tăng dân số và thức ăn, tham vọng xâm chiếm nguồn tài nguyên, phân biệt chủng tộc, chênh lệch giàu nghèo ,… là những nguyên nhân chính đưa đến chiến tranh.
Trong khi đó, khí hậu của quả địa cầu đang thay đổi hàng ngày, những thay đổi này phần lớn (90%) là do tác động của con người, do đốt quá nhiều “nhiên liệu hóa thạch “, làm gia tăng lượng khí CO2 trong khí quyển. Trong vòng 10 năm tới, chi phí thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra cho toàn thế giới ước tính khoảng 7.000 tỉ USD.
Đến năm 2025, do nước biễn dâng cao, bão, lụt, nước ngọt bị nhiễm mặn, khoảng 5 tỉ người có thể sẽ sống trong những khu vực có nguy cơ về nước, lương thực, mất vệ sinh, tỉ lệ mắc bệnh cao. Ngày 24/9, tại New York, Tổng thơ ký Liên Hiệp Quốc kêu gọi 120 nhà lãnh đao thế giới hợp sức thực hiện mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính để chống lại biến đổi khí hậu.
Quả thật, cuộc sống của con người trên quả địa cầu không được bình yên. Đối với mỗi cá nhân chúng ta, những bất ổn ngoại cảnh thuộc về ngoại cảnh. Điều quan trọng là giữ cho nội tâm luôn được bình an ?
Một vài điều khuyên sau đây có thể giúp cho chúng ta có được một cuộc sống bình yên trong tâm hồn :
Một vài điều khuyên sau đây có thể giúp cho chúng ta có được một cuộc sống bình yên trong tâm hồn :
Đừng bao giờ bỏ lỡ bất kỳ cơ hội nào để cỗ vũ, khích lệ nhau, yêu nhau và tử tế với nhau. ( HH dịch)
-Hãy sống nhân ái với những người xung quanh ta.
-Hãy bỏ qua những giận hờn, ghen tức, tranh chấp hơn thua và nên tha thứ những lỗi lầm.
-Đừng để việc tranh chấp nhỏ làm tổn hại đến mối quan hệ lớn.
-Khi có bất hòa, hãy mau chóng giải quyết mâu thuẩn hiện tại, đừng lôi chuyện quá khứ ra.
-Khi nhận ra lỗi lầm của mình, hãy lập tức sửa đổi và không nên tiếp tục.
-Đánh giá thành công bằng những gì đã đánh mất để có được .
-Không đạt được điều mình mong muốn đôi khi lại là 1 điều may không ngờ.
-Sống vui một ngày lãi một ngày
Cầu mong năm 2015 sẽ là một năm bình an và hạnh phúc đối với mọi người.
-Hãy bỏ qua những giận hờn, ghen tức, tranh chấp hơn thua và nên tha thứ những lỗi lầm.
-Đừng để việc tranh chấp nhỏ làm tổn hại đến mối quan hệ lớn.
-Khi có bất hòa, hãy mau chóng giải quyết mâu thuẩn hiện tại, đừng lôi chuyện quá khứ ra.
-Khi nhận ra lỗi lầm của mình, hãy lập tức sửa đổi và không nên tiếp tục.
-Đánh giá thành công bằng những gì đã đánh mất để có được .
-Không đạt được điều mình mong muốn đôi khi lại là 1 điều may không ngờ.
-Sống vui một ngày lãi một ngày
Cầu mong năm 2015 sẽ là một năm bình an và hạnh phúc đối với mọi người.
Mục đích chính của chúng ta trên đời này là giúp đỡ nhau.
Và nếu các bạn không giúp họ được. ít nhất đừng làm họ bị thương tổn. ~ Đức Đạt Lai Lạt Ma ( HH dịch)
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét