Tính vị
Rau tần ô ( cải cúc ): tính ôn, vị ngọt, chát.
Phần để ăn: cọng lá.
Phần dùng làm thuốc: rễ, cọng, lá, hoa.
Tác dụng trị bệnh
Rau tần ô: Bình can bổ thận; trị chứng đi tiểu nhiều lần; giúp lưu thông khí huyết; trị chứng hồi hộp ( tim đập mạnh, đánh trống ngực ), mất ngủ, nằm mơ nhiều, tâm phiền bất an, ho nhiều đờm, tiêu chảy, sưng dạ dày, đêm đi tiểu nhiều lần, trợ giúp tiêu hóa, khai vị.
Cách dùng:
- Tinh dầu trong tần ô gặp nóng dễ bay hơi, nên khi chế biến ta cần dùng lửa lớn nấu nhanh.
- Nấu chung tần ô với thịt, trứng… khi ăn có thể làm tăng khả năng hấp thụ vitamin A.
Lưu ý khi dùng
- Thích hợp với người bị bệnh cao huyết áp, người lao động trí óc, thiếu máu, gãy xương.
- Tần ô vị cay, thơm và tính nhuận, do đó người vị hư, tiêu chảy không nên ăn nhiều.
- Vitamin: A (mg) 252, B6 (mg) 0.13, K (mg) 250, B3 (mg) 0.6, B5 (mg) 0.23, B1 (mg) 0.04, C (mg) 18, Carotene (mg) 1.51, B9 (mg) 190, B2 (mg) 0.09, E (mg) 0.92, Năng lượng (Kcal) 21.
- 3 chất dinh dưỡng chính: Protein (g) 1.9,Chất béo (g) 0.3, Cacbohydrate (g) 2.7.
- Khoáng chất: Canxi (mg) 73, Kali (mg) 220, Kẽm (mg) 0.35, Đồng (mg) 0.06, sắt (mg) 2.5, Natri (mg) 161.3, Selen (mg) 0.6, Photpho (mg) 36, Magne (mg) 20, chất xơ (g) 1.2.
- 3 chất dinh dưỡng chính: Protein (g) 1.9,Chất béo (g) 0.3, Cacbohydrate (g) 2.7.
- Khoáng chất: Canxi (mg) 73, Kali (mg) 220, Kẽm (mg) 0.35, Đồng (mg) 0.06, sắt (mg) 2.5, Natri (mg) 161.3, Selen (mg) 0.6, Photpho (mg) 36, Magne (mg) 20, chất xơ (g) 1.2.
Thông tin bổ sung
- Trong tần ô chứa tinh dầu có mùi thơm đặc trưng, có thể giúp tiêu hóa, khai vị. Hàm lượng vitamin, carotene phong phú cùng với nhiều loại amino axit, có tác dụng dưỡng tâm an thần, hạ huyết áp, bổ não, thanh huyết, hóa đờm, nhuận phế, bổ can, ổn định tinh thần, phòng gảm trí nhớ.
- Tần ô có hàm lượng chất xơ thô cao giúp tăng cường nhu động ruột, lợi tiểu tiện.
Các bài thuốc chữa bệnh từ tần ô
_ Đầu óc choáng váng do huyết áp cao:
Một bó tần ô.
Tần ô rửa sạch, thái nhỏ, giã nát ép lấy nước, mỗi lần uống lấy khoảng một ly rượu, dùng nước ấm pha uống, mỗi ngày 2 lần.
_ Ho nhiều, đờm đặc:
90g tần ô, đường phèn đủ dùng.
Tần ô rửa sạch rồi đem sắc nước, lọc bỏ bã, sau đó cho đường phèn vào, nấu đến khi đường tan, chia làm 2 lần uống.
_ Phiền nhiệt, đầu óc choáng váng, mất ngủ:
Tần ô, lá cây hoa cúc ( lá non )mỗi thứ 60 – 90g.
Nấu canh, mỗi ngày ăn 2 lần.
- Gan nóng, hoa mắt chóng mặt, tâm phiền bất an:
250g tần ô, một ít đường trắng.
Tần ô thái nhuyễn, ép lấy nước, mỗi lần dùng lấy 2 thìa pha với nước ấm uống, mỗi ngày 2 lần ( có thể cho thêm ít đường cho ngọt ).
_ Trị chứng tim đập mạnh, hạ huyết áp, choáng váng, mất ngủ, thần kinh suy nhược, giúp kiện tỳ:
350g tần ô, 250g tim heo, hành lá đủ dùng.
Tần ô bỏ cuống, rửa sạch, thái khúc; tim heo rửa sạch, thái lát; phi thơm hành lá với dầu; cho tim heo xào cho ráo nước; sau đó thêm muối, rượu vang, đường trắng,; cuối cùng mới cho tần ô vào xao đến khi tim heo chín hẳn, tần ô thấm gia vị, thêm ít bột ngọt vào là được.
_ Đau khoang dạ dày, biếng ăn:
250g tần ô.
Tần ô rửa sạch, trụng nước sôi, sau đó cho dầu mè, muối, giấm vào trộn đều để ăn.
_ Loét tá tràng:
100g rễ tần ô tươi, 30g bồ công anh ( khô ).
Cho nguyên liệu vào sắt nước uống, dùng liên tục 1 tuần trở lên.
_ Đờm nhiều, ho lâu, lao phổi:
500g tần ô, 5g trần bì.
Cho nguyên liệu vào sắt nước uống.
_ Đêm đi tiểu nhiều lần:
500g tần ô tươi, 50g đậu đen.
Cho nguyên liệu vào nấu canh ăn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét