Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 3 tháng 11, 2014

Giá Một Trái Bom của Mỹ Gần Nửa Triệu Đô La - Hoả tiễn 3 Triệu Đô Dành Tặng IS ?

     LMH

Các mục tiêu của phiến quân IS trên đất Syria vừa bị phá hủy có giá trị bằng bao nhiêu % những loại bom đạn được quân đội Mỹ và đồng minh ném xuống?

Dưới đây là 5 loại vũ khí được quân đội Mỹ và đồng minh sử dụng nhiều nhất trong chiến dịch không kích chống lại phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tại Syria.
1. Hỏa tiển  hành trình BGM-109 Tomahawk: 3 triệu USD/quả
BGM-109 Tomahawk Block-IV
Không phải ngẫu nhiên mà hỏa tiển  hành trình BGM-109 Tomahawkđược mệnh danh là “sứ giả chiến tranh” vì thứ vũ khí chính xác này luôn giữ vai trò mở màn trong các chiến dịch quân sự của Mỹ.
Các chuyên gia quân sự đánh giá  Tomahawk là vũ khí cách mạng, tạo ra bước ngoặc thay đổi quy luật của chiến tranh hiện đại. Nếu trong các cuộc chiến tranh ở Triều Tiên và Việt Nam, không quân và bộ binh Mỹ từng phải chịu những tổn thất nặng nề về người và phương tiện thì nay với Tomahawk luật chơi đã thay đổi khi chỉ cần ngồi một nơi an toàn cách xa chiến trường hàng ngàn cây số và nhấn nút phóng hỏa tiển  Tomahawk có thể bắn lọt qua cửa sổ một tòa nhà mục tiêu.
BGM-109 Tomahawk có một số biến thể gồm: loại căn bản TLAM-C, loại rải bom chùm TLAM-D, loại mang đầu đạn hạt nhân TLAM-A và TLAM-N (chưa được sử dụng), phiên bản  chống tàu (TAShM) và phiên bản  hành trình phóng từ trên cạn (GLCM ).
2. Hỏa tiển không đối đất AGM-114 Hellfire: 100.000 - 425.000 USD/quả
Hellfire được phóng đi từ máy bay không người lái Predator
AGM-114 Hellfire (Lửa địa ngục) - loại hỏa tiển  không đối đất đa nhiệm vụ, đa mục tiêu, dẫn hướng bằng laser được quân đội Mỹ sử dụng từ năm 1974. Nó được trang bị  trên các trực thăng vũ trang và máy bay không người lái, AGM-114 có thể chống lại xe tăng, xe bọc thép hoặc cũng có thể làm hỏa tiển  đất đối đất.
Cho đến thời điểm này,  Hellfire đang được sản xuất với rất nhiều biến thể. Biến thể cơ bản nhất là AGM-114K sử dụng đầu đạn nổ lõm chuyên dùng để diệt các mục tiêu bọc giáp nặng như xe tăng và công sự kiên cố. Bản nâng cấp của AGM-114K là AGM-114K-A được trang bị thêm một vòng kim loại cứng có khả năng vỡ tung thành nhiều mảnh văng nhỏ khi nổ, giúp tăng tính sát thương của hỏa tiển  khi tấn công các mục tiêu không bọc giáp tại các địa hình trống trải. Tên lửa AGM-114K có giá 100.000 USD/quả.
Biến thể thứ hai AGM-114M được thiết kế  để sử dụng trong hải quân. Đầu đạn của biến thể này là loại nổ phá mảnh, vốn rất hiệu quả trong việc tấn công các loại thuyền nhẹ hay xe cộ đơn thuần. Đơn giá của AGM-114M là 125.000 USD/quả.
Ngoài ra, Hellfire còn có biến thể khác không liên quan đến loại đầu đạn sử dụng là AGM-114L, phiên bản này được tăng cường thêm một đầu dò radar ở băng sóng mm giúp hỏa tiển  có khả năng “bắn và quên”. Đầu dò này sẽ nhận thông tin trực tiếp từ radar trang bị trên trực thăng AH-64D hay AH-1 để tìm kiếm mục tiêu. Đây là phiên bản Hellfire đắt nhất có giá 425.000 USD/quả.
3. Hỏa tiển  không đối đất AGM-65 Maverick: 200.000 - 350.000 USD/quả
 Maverick được phóng đi từ máy bay F-16
AGM-65 Maverick là một loại hỏa tiển  không đối đất chiến thuật đi vào phục vụ trong không quân Mỹ từ năm 1972. Nó được thiết kế để chống lại các mục tiêu như xe thiết giáp, các cơ sở phòng không, tàu thuyền, các phương tiện vận chuyển trên mặt đất...
 Maverick có 3 nhóm biến thể chính khác nhau về hệ thống dẫn hướng, cụ thể là quang điện tử trong các phiên bản AGM-65A/B/H/J/K; ảnh hồng ngoại trong các mẫu AGM-65D/F/G và laser trong biến thể AGM-65E. Đầu đạn của hỏa tiển  gồm 2 loại: kiểu nổ lõm có khối lượng 57 kg dùng ngòi tiếp xúc trong các phiên bản AGM-65A/B/D/H và kiểu đầu đạn xuyên nổ mạnh, khối lượng 135 kg dùng ngòi giữ chậm trong các phiên bản AGM-65E/F/G/J/K.
Hiện nay không quân Mỹ  sử dụng 4 loại tên lửa Maverick gồm: AGM-65D: 300.000 USD/quả; AGM-65E: 200.000 USD/quả; AGM-65H: 325.000 USD/quả và AGM-65G2: 350.000 USD/quả.
4. Bom dẫn đường laser GBU-12 Paveway II: 35.000 USD/quả
Bom dẫn đường laser GBU-12 Paveway II treo dưới cánh máy bay chiến đấu
Bom dẫn đường laser GBU-12 Paveway II của Không quân Mỹ được sản xuất dựa trên loại bom hàng không Mk-82 thế hệ cũ, thực chất bom GBU-12 chính là bom thông thường Mk-82 loại 227 kg được nâng cấp bằng cách lắp thêm bộ phận  gồm đầu tự dẫn laser và cánh lái gắn lên thân.
GBU-12 được xếp vào loại bom thông minh bởi vì nó có thể tìm diệt mục tiêu theo quỹ đạo do chùm tia laser dẫn đường. Chùm tia laser này còn có thể đồng thời cung cấp vị trí mục tiêu cho cả 2 chiến đấu cơ ném bom F/A-18.
Bom GBU-12 Paveway II có các thông số căn bản: trọng lượng 227 kg; dài 3,33 m; đường kính 273 mm; đầu đạn của GBU-12 có độ chính xác cao chứa 87 kg chất nổ Tritonal.
5. Bom dẫn đường GPS JDAM: 70.000 - 80.000 USD/quả
Bom dẫn đường GPS GBU-31 JDAM
JDAM (Joint Direct Attack Munition) là loại bom thông minh có bộ điều khiển quỹ đạo gắn ở phần đuôi bom. Bộ điều khiển quỹ đạo trên sử dụng hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu (GPS) có tác dụng làm tăng độ chính xác cho bom, sử­ dụng được trong mọi điều kiện địa hình, thời tiết và có khả năng ném bom tự động.
Bom JDAM có thể ném từ­ độ cao 8 - 24 km, do đó không đòi hỏi phi công phải hạ thấp máy bay để tìm mục tiêu. Bom cũng cho phép ném từ­ bất kỳ góc độ nào trong khi máy bay đang lao xuống hoặc bay lên, đang bay thẳng trục hay lệch trục ném bom. Sự dẫn hướng của bom được thực hiện khép kín bởi sự kết hợp giữa hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu GPS và hệ dẫn quán tính 3 trục INS (INS là bộ phận phụ dẫn, chỉ có ý nghĩa khi GPS không hoạt động, như khi GPS bị làm nhiễu). Khả năng này của JDAM cho phép bom chống lại nguy cơ làm nhiễu GPS bằng kỹ thuật cao của đối ph­ương. Trong khi đó bom định vị bằng tia laser như GBU-12 Paveway II rất dễ bị lạc nếu gần mặt đất có khói hay sương mù.
Bom JDAM hiện có các phiên bản GBU-28/29/30/31/32 thực chất là được nâng cấp từ các mẫu bom trước­ đó nh­ư Mk-81/82/83/84 và bom xuyên thép BLU-109 bằng việc thêm vào hệ thống dẫn hướng GPS/INS. Bom JDAM có giá từ 70.000 - 80.000 USD/quả tùy theo phiên bản.
Những thông số về giá thành các loại vũ khí xuất hiện trong bài viết được tổng hợp từ nhiều nguồn và chỉ có tính chất tham khảo.
Bom GBU-31 JDAM được ném từ máy bay F-16

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét