Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Sáu, 24 tháng 10, 2014

Nữ Y Tá Nina Phạm Đã Khỏi Bệnh Ebola và được Về Nhà

Nữ y tá Nina Phạm, người đầu tiên nhiễm virus Ebola trên đất Mỹ, vừa khỏi bệnh sau nhiều tuần bị cách ly. 
·         
Theo ABC News, Nina sáng qua bước ra khỏi bệnh viện của Viện Y tế Quốc gia Mỹ ở thành phố Bethesda, bang Maryland trong tràng pháo tay. "Tôi cảm thấy may mắn và được phù hộ khi đứng đây hôm nay", Nina nói.
Nina cảm ơn những người đã chăm sóc cho cô và nói cô mừng khi cuối cùng cũng được trở về nhà với chó cưng Bentley. Cô được Viện Y tế Quốc gia Mỹ xác định đã âm tính virus Ebola. 
Nữ y tá 26 tuổi, nhiễm Ebola từ Thomas Duncan, một công dân Liberia bay tới Mỹ hồi tháng 9. Cô là người chăm sóc cho Duncan trước khi ông qua đời ngày 8/10. Nina được xác định dương tính với virus chết người vào ngày 11/10, trở thành người đầu tiên nhiễm Ebola trên đất Mỹ.
Bentley, thú nuôi của Nina đã được đưa tới nơi chăm sóc động vật sau khi cô bị chẩn đoán mắc bệnh. Bentley âm tính với Ebola, nhưng giai đoạn ủ bệnh kéo dài 21 ngày vẫn chưa kết thúc cho tới 1/11. Vì vậy, nữ y tá và con chó của cô có thể sẽ đoàn tụ trong vài ngày tới. 
Đồng nghiệp của Nina, nữ y tá Amber Vison, 29 tuổi, cũng bị phát hiện dương tính với virus Ebola hôm 15/10. Trong khi đó, Craig Spencer, bác sĩ 33 tuổi người Mỹ, từng làm việc ở Tây Phi với các bệnh nhân Ebola hiện bị cách ly tại thành phố New York vì dương tính với virus. 
Nạn dịch Ebola nghiêm trọng nhất trong lịch sử đến nay làm ít nhất 4.877 người chết, chủ yếu tại Liberia, Sierra Leone và Guinea, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). WHO hôm nay đề ra các kế hoạch đẩy nhanh việc bào chế và triển khai vaccine thử nghiệm. Tổ chức này cho biết hàng trăm nghìn liều vaccine sẽ sẵn sàng để được dùng tại Tây Phi vào giữa năm tới.
Trọng Giáp (Video: Reuters

Cô gái Việt làm rung động cả nước Mỹ: Y tá Nina Phm khi Ebola, gp tng thng Obama trước khi v nhà!


Ông Obama trao cho cô Nina một cái ôm tại Tòa Bạch Ốc không lâu sau khi cô rời khỏi bệnh viện của Viện Y tế Quốc gia (NIH) bên ngoài thủ đô Washington.
Ông Obama trao cho cô Nina một cái ôm tại Tòa Bạch Ốc không lâu sau khi cô rời khỏi bệnh viện của Viện Y tế Quốc gia (NIH) bên ngoài thủ đô Washington.
 Y tá Mỹ gốc Việt Nina Phạm đã xuất viện sau khi được chữa khỏi virus Ebola và đã gặp gỡ Tổng thống Barack Obama.Ông Obama trao cho cô một cái ôm tại Tòa Bạch Ốc không lâu sau khi cô rời khỏi bệnh viện của Viện Y tế Quốc gia (NIH) bên ngoài thủ đô Washington.Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Josh Earnest nói rằng Tổng thống không hề lo lắng về bất cứ nguy cơ nào khi ôm nữ y tá.Nina Phạm là y tá tại một bệnh viện ở thành phố Dallas bang Texas, nơi điều trị bệnh nhân đầu tiên được chẩn đoán nhiễm Ebola ở Mỹ. Cô nói với báo giới và những người ủng hộ trong sáng thứ Sáu rằng cô biết ơn về sự phục hồi của mình.
Bác sĩ Anthony Fauci, giám đốc Viện Dị ứng và Các bệnh truyền nhiễm, ôm cô Nina Pham khi cô chuẩn bị rời khỏi NIH.
Bác sĩ Anthony Fauci, giám đốc Viện Dị ứng và Các bệnh truyền nhiễm, ôm cô Nina Pham khi cô chuẩn bị rời khỏi NIH.

Tin Vui: Nữ y tá Mỹ gốc Việt Nina Phạm đã được chữa khỏi Ebola
http://img.vietnamplus.vn/t660/Uploaded/tngztn/2014_10_25/obama_nina_pham_white_house.jpg
Tổng thống Mỹ Barack Obama tiếp nữ y tá Nina Phạm tại Nhà Trắng sau khi cô được tuyên bố khỏi Ebola (Nguồn: AP)
Giới chức y tế bang Texas, Mỹ, thông báo nữ y tá Mỹ gốc Việt Nina Phạm đã được chữa khỏi Ebola và sẽ xuất viện trong ngày 24/10. 

Trung tâm điều trị y tế ở Bethesda, bang Maryland nơi Nina Phạm được điều trị cho biết sẽ tổ chức một buổi họp báo để thảo luận chi tiết về trường hợp của nữ y tá này vào lúc 11h30 giờ địa phương (22h30 giờ Việt Nam). 

Nina Phạm là trường hợp bị lây nhiễm virus Ebola đầu tiên trên đất Mỹ. Cô cùng nữ y tá Amber Vinson đã bị nhiễm virus Ebola trong quá trình điều trị cho bệnh nhân Thomas Duncan, người Liberia đã qua đời hôm 8/10 vừa qua tại Mỹ. Hiện Amber Vinson đang được điều trị tại bệnh viện Đại học Emory ở Atlanta.
Trong ngày 24/10, Mỹ cũng xác nhận một trường hợp nhiễm Ebola nữa là bác sĩ Craig Spencer, người trở về sau khi điều trị cho bệnh nhân Ebola ở Guinea.
Liên quan đến các nỗ lực dập dịch, ngày 24/10, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình thông báo sẽ viện trợ khoảng 82 triệu USD cho các quốc gia Tây Phi bị ảnh hưởng nặng nề bởi loại virus nguy hiểm này, bao gồm Liberia, Sierra Leone và Guinea. 
Ông Tập Cận Bình cho biết Trung Quốc sẽ viện trợ tiền mặt, vật chất đồng thời cử các chuyên gia và nhân viên y tế cũng như hỗ trợ xây dựng các trung tâm điều trị ở Liberia. 
Trước đó, cùng ngày, lãnh đạo các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí tăng khoản viện trợ cho khu vực Tây Phi lên 1 tỷ euro (1,26 tỷ USD) để đối phó với dịch bệnh Ebola.
Trong khi đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết việc thử nghiệm vắcxin phòng Ebola có thể được bắt đầu tại Tây Phi vào tháng 12 tới, sau đó hàng trăm nghìn liều vắcxin sẽ được đưa vào sử dụng rộng rãi trong nửa đầu năm 2015. 
Phát biểu sau cuộc họp giữa WHO với các quan chức, chuyên gia y tế, các quan chức chính phủ của các nước bị ảnh hưởng bởi dịch Ebola cũng như các công ty dược và các nhà tài trợ, trợ lý Tổng giám đốc WHO Marie-Paule Kieny cho biết hai loại vắcxin được thử nghiệm sắp tới là rVSV do Phòng thí nghiệm Vi sinh Quốc gia Canada phát triển và ChAd3 do hãng dược phẩm Anh GlaxoSmithKline sản xuất. Hiện rVSV đã bắt đầu được thử nghiệm tại Mỹ, và dự kiến sẽ được thử nghiệm tại Thụy Sĩ, Đức, Gabon và Kenya.
Trong khi đó, ChAd3 đang được thử nghiệm tại Mỹ, Anh và Mali, và sẽ tiếp tục được thử nghiệm tại Thụy Sĩ. Các nhân viên WHO được khuyến khích thử nghiệm loại vắcxin này. Ngoài ra, còn 5 loại vắcxin tiềm năng khác do Anh và Nga cung cấp sẽ được thử nghiệm trong những tháng đầu năm 2015. 
Số liệu mới nhất do WHO công bố cho thấy dịch Ebola đã làm 4.555 người thiệt mạng trong số 9.216 trường hợp nhiễm bệnh. Liberia, Sierra Leone, Guinea là các quốc gia Tây Phi bị ảnh hưởng nặng nề nhất của nạn dịch này./

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét