Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 12 tháng 4, 2023

ĐIỂM TIN 12/4/2023 - ĐHL


Hơn 30 nghị sĩ IPAC đưa ra tuyên bố đáp trả vị tổng thống thân Bắc kinh Nhận xét của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron rằng “Châu Âu không nên là chư hầu của Mỹ vì xung đột giữa Đài Loan và Trung Quốc” vẫn đang cháy lan khắp thế giới. Liên minh liên nghị viện về chính sách Trung Quốc đã đưa ra một tuyên bố chung vào ngày 11/4, nhấn mạnh rằng ông Macron không đại diện cho châu Âu và tiếng nói của người dân Đài Loan cần được tôn trọng. Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền được công bố vào ngày 10/4, tổng thống Pháp Macron nói: “Câu hỏi mà người châu Âu phải đối mặt là: Việc đẩy nhanh (khủng hoảng) Đài Loan có lợi cho chúng ta không? Không hề. Điều tồi tệ hơn là người châu Âu nghĩ rằng họ nên theo đuổi vấn đề này, điều chỉnh bản thân theo nhiệp điệu của Mỹ và phản ứng thái quá của Trung Quốc”.
<!>
Đáp lại, hơn 30 nghị sĩ từ Liên minh liên nghị viện về Trung Quốc (IPAC) đã đưa ra tuyên bố chung vào ngày 11/4, nhấn mạnh rằng những nhận xét liên quan đến Đài Loan của ông Macron không đại diện cho châu Âu và cố gắng hết sức để bảo đảm lập trường hung hăng của Bắc Kinh đối với Đài Loan sẽ nhận được phản ứng thù địch từ cộng đồng quốc tế.

Tuyên bố cho thấy các thành viên IPAC vô cùng thất vọng trước nhận xét của ông Macron, đặc biệt là câu nói “Châu Âu nên tránh bị lôi kéo vào các cuộc xung đột không thuộc về chúng ta – đây rõ ràng là đề cập đến căng thẳng ở eo biển Đài Loan”.

Tuyên bố chung nhấn mạnh rằng, bài phát biểu của ông Macron ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảm xúc của các nghị sĩ Châu Âu và thậm chí cả thế giới. Hơn 30 thành viên của IPAC “được thống nhất bởi niềm tin rằng phải chống lại bất kỳ nỗ lực đơn phương nào nhằm thay đổi hiện trạng và tiếng nói dân chủ của người dân Đài Loan phải được tôn trọng”.

Hơn 30 người ký chung đến từ 15 quốc gia trên thế giới, trong đó có Olivier Cadic và Andre Gattolin, là hai phó chủ tịch Ủy ban Đối ngoại và Quốc phòng của Thượng viện Pháp, và ông Joar Forssell, Nghị sĩ Đảng Tự do của Thụy Điển cùng nhiều nghị sĩ khác.

Sự hoang mang và bất mãn của nghị sĩ các nước về những nhận xét được coi là “thân Trung Quốc, công kích Mỹ, bán đứng châu Âu và coi thường Đài Loan” của ông vẫn đang lan rộng. Họ cho rằng những nhận xét đó của ông không chỉ làm tổn thương Mỹ, mà còn gây nguy hiểm cho sự ổn định ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, chia rẽ châu Âu.

Bài bình luận của tờ The Wall Street Journal cũng chỉ trích ông Macron: “Không ai muốn xảy ra khủng hoảng Đài Loan, nhưng để tránh nó, bạn cần có sự răn đe đáng tin cậy… Những bình luận vô ích của ông ấy sẽ làm suy yếu Mỹ và việc phương Tây răn đe Trung Quốc”.

Có lẽ người thẳng thắn nhất là ông Chris Smith, Chủ tịch Ủy ban Điều hành Quốc hội về Trung Quốc (CECC) của Mỹ, ông chỉ trích bài phát biểu của Macron là “dường như phản bội Đài Loan dân chủ” và kêu gọi xem xét lại quan hệ Mỹ-Pháp.

Thượng nghị sĩ Mỹ Marco Rubio cũng đăng một video lên tài khoản mạng xã hội của mình, đặt câu hỏi liệu ông Macron có đại diện cho Châu Âu không? Nếu phát biểu của ông thay mặt cho Châu Âu, Mỹ nên rút quân khỏi Châu Âu. Hiện tại Mỹ có hơn 60.000 quân đóng tại Châu Âu, phân bố ở hơn chục quốc gia, về cơ bản là bao trùm khắp các cường quốc nổi tiếng ở Châu Âu, chỉ có duy nhất Pháp là không có Mỹ đóng quân.

Các đảng Châu Âu chỉ trích ông Macron đánh mất vai trò lãnh đạo Châu Âu

Ông Oleksandr Merezhko, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Ukraine, chỉ ra rằng trong cuộc phỏng vấn, Tổng thống Macron đã sử dụng cụm từ “cuộc khủng hoảng Ukraine” trong tuyên truyền chính trị của Nga và Trung Quốc, chứ không phải từ “chiến tranh”.

Ông đã tweet rằng đó không phải là một “cuộc khủng hoảng” mà là một cuộc chiến tranh của Nga xâm lược Ukraine. Khi đưa ra tuyên bố như vậy, ông Macron đã làm giảm uy tín của nước Pháp.

Hoa Kỳ hỗ trợ quân sự cho Ukraine trong Chiến tranh Nga-Ukraine và bảo vệ an ninh Châu Âu. Thái độ của các nước Đông Âu đối với Hoa Kỳ và liên minh xuyên Đại Tây Dương rõ ràng rất khác với ông Macron.

Ông Stanislaw Zaryn, phát ngôn viên của Cục An ninh Nội bộ Ba Lan, cho biết liên minh NATO phải đoàn kết trong cuộc chiến chống lại các mối đe dọa và thách thức trong tương lai. Nếu Châu Âu đọ sức với Hoa Kỳ, đây sẽ là một ngõ cụt.

Bà Sari Arho Havren, cố vấn Đại sứ quán Phần Lan tại Bỉ, chỉ trích rằng ông Macron không có quyền đại diện cho cả EU. EU không cần Trung Quốc như trước, ngoại trừ Pháp (và Đức), những quốc gia không đại diện cho các nước Châu Âu khác.

Ông Reinhard Butikofer, trưởng phái đoàn Nghị viện Châu Âu về quan hệ với Trung Quốc, chỉ trích rằng kết quả chuyến thăm Trung Quốc của ông Macron tồi tệ hơn dự kiến, và hoàn toàn là một thảm họa… Lập trường của bản thân về Trung Quốc và Đài Loan đã khiến ông Macron mất đi vai trò là nhà lãnh đạo của Châu Âu.

Canada cam kết viện trợ quân sự mới cho Ukraine, trừng phạt Nga


Thủ tướng Justin Trudeau cho biết sau cuộc gặp với Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal ở Toronto rằng, Canada hôm thứ Ba (11/4) đã áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với cuộc xâm lược của Nga ở Ukraine và cam kết hỗ trợ quân sự mới cho Kyiv.

Cụ thể, Canada sẽ gửi 21.000 súng trường tấn công, 38 súng máy và 2,4 triệu viên đạn tới Ukraine, đồng thời áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với 14 cá nhân và 34 tổ chức của Nga, bao gồm cả các mục tiêu an ninh có liên quan đến Tập đoàn Wagner, Thủ tướng Trudeau cho biết.

“Chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine mọi thứ cần thiết trong thời gian cần thiết,” ông nói.

Canada đã cam kết hỗ trợ tài chính, quân sự, nhân đạo và các hỗ trợ khác trị giá hơn 8 tỷ đô la Canada cho Ukraine kể từ tháng 1 năm 2022, ngay trước cuộc xâm lược vào cuối tháng 2.

Canada cũng đang áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với 9 thực thể có liên quan đến lĩnh vực tài chính của Belarus để gây áp lực hơn nữa cho “những người hỗ trợ ở Belarus” của Nga, ông Trudeau cho biết

Mike Pompeo: Mỹ nên làm mọi thứ có thể để giúp Đài Loan


Cựu Ngoại trưởng Mỹ Mike Pomepeo hôm thứ Hai (10/4) đã nói trên Fox News rằng Mỹ nên làm mọi thứ chúng ta có thể để giúp Đài Loan, gồm cả việc điều động quân đội tới đó.

Trao đổi trên Fox News, ông Pompeo cho hay: “Quý vị phải thuyết phục Đảng Cộng sản Trung Quốc rằng thực sự có tổn thất với cách hành xử xấu”.

Ông Pompeo cũng nói rằng phía Trung Quốc coi việc Nga chiếm Ukraine hay Mỹ từ bỏ Afghanistan là sự nhân nhượng và sẽ “đặt sinh mạng người Mỹ vào rủi ro“.

Người dẫn chương trình Fox News Sandra Smith nhắc đến việc Thượng nghị sĩ Lindsey Graham đã từng nói rằng ông để mở việc sử dụng quân đội Mỹ để bảo vệ Đài Loan vì đó là lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ. Sau đó, nhà báo này hỏi ông Pompeo có đồng quan điểm với ông Graham.

Cựu ngoại trưởng Mỹ đáp rằng: “Chúng ta thường nghĩ về Đài Loan một cách tách biệt. Hãy nghĩ về điều này. Nhật Bản gần như chắc chắn sẽ can dự nếu Đài Loan bị xâm lược. Cũng vậy, chúng ta có điều khoản đảm bảo an ninh để hỗ trợ Đài Loan, Điều 5 trong hiệp ước của NATO cung cấp cho Đài Loan những công cụ để đảm bảo chắc chắn ngày [mà họ bị xâm lược] sẽ không bao giờ xảy ra. Chúng tôi đã làm điều đó trong 4 năm. Nhưng nếu không còn lựa chọn nào khác và buộc phải quyết định, thì Mỹ phải làm tất cả để bảo vệ Đài Loan, Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc”.

Ông Smith nói: “Như vậy là rõ ràng, ông đồng tình với quan điểm đó”. Ông Pompeo đáp: “Vâng, chúng ta nên làm mọi thứ chúng ta có thể”.

Phát biểu của ông Pompeo đến vào thời điểm Trung Quốc vừa kết thúc cuộc tập trận 3 ngày từ 8/4 – 10/4 quanh đảo Đài Loan, trong đó có màn diễn tập mô phỏng phong tỏa đảo quốc dân chủ cả đường biển và đường không.

Trung Quốc trước nay luôn coi Đài Loan là một tỉnh ngoài khơi xa của họ và ngày nào đó sẽ được sáp nhập vào đại lục, kể cả bằng vũ lực nếu cần. Đài Loan phản đối tuyên bố này và họ muốn giữ nguyên trạng hòa binh trên Eo biển Đài Loan.

Dân Đài Loan đổ xô mua phù hiệu chú gấu được ví với ông Tập bị đấm méo mặt


uộc lực lượng không quân của họ đang đeo.

Các miếng vá mô tả một con gấu đen Formosan (hay gấu đen Đài Loan) đang đấm chú gấu hoạt hình nổi tiếng Winnie the Pooh, đại diện cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Huy hiệu giờ đây đã trở thành biểu tượng cho sự phản kháng của hòn đảo đối với các cuộc tập trận của Trung Quốc.

Hôm thứ Bảy, Trung Quốc bắt đầu ba ngày diễn tập quân sự xung quanh quốc đảo khi hàng chục máy bay vượt qua đường trung tuyến nhạy cảm của eo biển Đài Loan.

Điều này xảy ra một ngày sau khi tổng thống của hòn đảo, bà Thái Anh Văn trở về sau chuyến thăm ngắn tới Hoa Kỳ, nơi bà gặp Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Kevin McCarthy bất chấp những lời cảnh báo của Bắc Kinh.

Các nhà kiểm duyệt Trung Quốc từ lâu đã nhắm mục tiêu vào các hình ảnh và từ ngữ chỉ Winnie the Pooh, do đã có nhiều hình ảnh trên internet so sánh chú gấu hoạt hình với tổng bí thư ĐCSTQ vì họ khá giống nhau ở vẻ bề ngoài.

Chiếc phù hiệu do Alec Hsu thiết kế cho thấy một con gấu đen Formosan giận dữ cầm cờ Đài Loan và đấm Winnie the Pooh, cùng với dòng chữ “Cuộc tranh giành!”

Gấu đen Formosan được coi là biểu tượng của bản sắc Đài Loan và đại diện cho tên trước đây của hòn đảo – Formosa.

Ông Hsu đã bán các phù hiệu tại cửa hàng của mình từ năm ngoái, nhưng số lượng đặt hàng đã tăng đột biến sau khi hãng thông tấn quân sự của Đài Loan hôm thứ Bảy đăng một bức ảnh về chiếc phù hiệu gắn trên cánh tay của một phi công đang kiểm tra chiến đấu cơ.

Khách hàng đổ xô đi mua các phù hiệu bao gồm từ các sĩ quan quân đội đến cư dân từ khắp nơi trên đảo.

Ông Hsu nói: “Tôi muốn nâng cao tinh thần của quân đội thông qua việc thiết kế bản phù hiệu này”.

Chiếc phù hiệu đã thu hút nhiều người hâm mộ, bao gồm cả cơ quan ngoại giao của Đài Loan tại Hoa Kỳ.

Vào thứ Hai, cơ quan này đã đăng trên Twitter rằng: “Chúng tôi có thể kiếm được một bản như thế ở đâu! Đảm bảo nó sẽ bán chạy nhất!”


Lực lượng không quân của Đài Loan nói với Reuters rằng mặc dù họ không “đặc biệt khuyến khích” các thành viên của mình gắn phù hiệu, vốn không phải là một phần của đồng phục, nhưng họ “sẽ duy trì thái độ cởi mở” với bất cứ điều gì làm tăng tinh thần của các binh sĩ.

Vụ rò rỉ thông tin của Ngũ Giác Đài: Mỹ tìm cách hàn gắn quan hệ với đồng minh chủ chốt


Hoa Kỳ đang cố gắng hàn gắn các rào cản với các đồng minh chủ chốt, sau khi các tài liệu Ngũ Giác Đài bị rò rỉ cho thấy Washington đã theo dõi các quốc gia thân thiện, bao gồm cả Hàn Quốc và Israel.

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, Lloyd Austin, đã nói chuyện với người đồng cấp Hàn Quốc hôm thứ Ba, ngày 11/4, khi các quan chức ở Seoul bác bỏ khả năng văn phòng tổng thống có thể là nguồn rò rỉ về việc Hàn Quốc bán vũ khí cho Mỹ.

Việc tiết lộ tài liệu tuyệt mật thể hiện sự vi phạm an ninh quốc gia tồi tệ nhất của Washington trong nhiều năm và bao gồm các chi tiết về việc Ukraina thiếu đạn dược và các phương pháp thu thập thông tin tình báo của Hoa Kỳ được sử dụng để chống lại Nga.

Các tài liệu chưa được xác minh, bao gồm một số tài liệu về các cuộc thảo luận nội bộ giữa các quan chức an ninh hàng đầu của Hàn Quốc, tuyên bố rằng Seoul lo ngại rằng đạn pháo dành cho Mỹ cuối cùng có thể tìm đường đến Ukraina.

Khả năng vũ khí của Hàn Quốc có thể được sử dụng bởi Ukraina sẽ là một vấn đề sâu sắc đối với tổng thống Yoon Suk Yeol, vì nó sẽ vi phạm chính sách lâu đời của đất nước – được đa số cử tri ủng hộ – không xuất khẩu vũ khí cho các quốc gia có chiến tranh.

Tuy nhiên, vào thứ Ba, các quan chức Hàn Quốc cho biết tính xác thực của các tài liệu rò rỉ chưa được xác nhận độc lập.

Kim Tae-hyo, phó cố vấn an ninh quốc gia của Hàn Quốc, tuyên bố rằng thông tin được cho là thu thập được từ các cuộc thảo luận nội bộ là “không đúng sự thật” và đã bị “sửa đổi”.

Ông Kim nói với các phóng viên: “Hai nước có cùng đánh giá – rằng phần lớn thông tin tiết lộ đã bị thay đổi”.

Tài liệu không đề ngày tháng, nói rằng Hàn Quốc đã đồng ý bán đạn pháo để giúp Mỹ bổ sung kho dự trữ nhưng Washington sẽ chuyển hướng đạn pháo sang Ukraina.

Ông Kim nhấn mạnh rằng suy đoán rằng Mỹ đang do thám Hàn Quốc – một đồng minh quan trọng và là nơi đồn trú của 28.500 quân Mỹ – sẽ không làm tổn hại đến quan hệ song phương. Ông nhấn mạnh: “Mỹ là quốc gia có năng lực tình báo tốt nhất thế giới và kể từ khi tổng thống Yoon Seok-ryul nhậm chức, chúng tôi đã chia sẻ thông tin tình báo trong hầu hết mọi lĩnh vực”.

Một số nhà phân tích cho rằng vụ rò rỉ hơn 100 tài liệu quốc phòng tuyệt mật của Mỹ có thể chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm”, cảnh báo rằng Mỹ có thể gặp nhiều tổn hại hơn đối với danh tiếng và mối quan hệ với các đồng minh.

Không có nhận xét nào: