Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Sáu, 14 tháng 4, 2023

Giới Thiệu Vài Sinh Hoạt Tưởng Niệm Tháng Tư Đen tại Bắc Cali và Kính Chuyển Tin Nóng Thế Giới và Việt Nam Theo Dòng Thời Sự - Lê Văn Hải


Tưởng Niệm Tháng Tư Đen Năm Nay, Tại Thành Phố San Jose Có Gì Lạ
-Hầu như việc tổ chức ngày 30 Tháng Tư hàng năm, là công tác của Cộng Đồng, để tránh đụng chạm, đè lên nhau, Liên Hội đã từ chối mọi sự cộng tác. Nhưng năm nay thì hơi khác Liên Hội Cựu Quân Nhân Việt Nam Cộng Hòa Bắc Cali, đã nhận đảm nhiệm, thực hiện Lễ Thượng Kỳ tại Kỳ Đài thành phố. (City Hall) với Khối Quốc Kỳ Việt-Mỹ, do Binh Chủng Mũ Nâu, Biệt Động Quân đảm trách và kêu gọi các CQN VNCH tại Bắc Cali tham dự
<!>
Chào cờ xong, cờ VNCH sẽ được hạ xuống trong thế “Rũ!” tưởng niệm và sẽ được tung bay trước Tòa Thị Chính, nguy nga, cao vút, 18 tầng lầu, của Thành Phố, (nơi có người Việt Nam định cư trong một thành phố, đông nhất Hải ngoại, trên 1 trăm 30 ngàn!) suốt tuần lễ tưởng niệm Tháng Tư Đen!

Thực hiện nghi lễ này, vì thể theo lời yêu cầu của Các Em, Các Cháu, Thanh Niên, Thiếu Nữ, Việt Nam trong tổ chức “Round Table”, muốn nhìn thấy những hình Ảnh Ông Cha Anh, những người Lính VNCH, đã một thời hy sinh, chiến đấu bảo vệ Miền Nam tự do, no ấm trên 20 năm, trước khi Đất Nước lọt vào tay “kẻ ác!” là Đảng CSVN.

Nên đã có nhã ý mời Quý Cha Chú, trong Quân Đội, cử hành giúp nghi thức trang trọng trong ngày đau thương này.

Tuy nhiên, mới đầu thành phố cấp giấy phép chấp nhận lúc 2 giờ chiều, nhưng theo truyền thống, lễ chào cờ thường vào buổi sáng, (qua chiều thì hạ cờ!)

Nên Chiến hữu Mũ Đỏ Bùi Định, của Liên Hội, đã giao thiệp với thành phố, cuối cùng thành phố chấp nhận, đổi giờ vào buổi sáng! (Giờ chính thức đang sắp xếp, nên xin được loan báo sau.)

Như vậy, năm nay, là năm đầu tiên, Liên Hội CQN đảm trách lễ chào cờ, đúng vào ngày Chủ Nhật, 30 tháng 4/2023.

Điềm đặc biệt này, là điềm báo trước: “những người Lính già, xa quê hương” có hy vọng, sẽ nhìn thấy lá Cờ Vàng, sẽ lại phất phới bay trên Quê Hương yêu dấu, trước khi…nhắm mắt! Thỏa lòng mong ước “Anh vẫn mơ một ngày nào!”

Mong lắm thay!

*Sau đây là vài hình ảnh Lễ Chào Cờ Đầu Năm và Ngày Quân Lực, (được chấm từ hình thức, đến nội dung hay nhất tại hải ngoại nhiều lần!) do Liên Hội CQN Bắc Cali tổ chức hàng năm, liên tục, biết bao nhiêu năm qua.









*Liên Hội CQN VNCH Bắc Cali, nơi quy tụ trên, dưới 20 đoàn thể Quân Đội, gồm đủ mọi Quân Binh Chủng, trong tình “huynh đệ chi binh”, đã bắt tay, chung vai hoạt động “sống chết có nhau!” trên 30 năm nay. Tình Lính như một chất keo! khó có đoàn thể nào, đoàn kết và bền vững như thế! Dù đầu ai giờ cũng bạc trắng, nhưng còn tinh thần vẫn còn nguyên vẹn “Anh không chết đâu Anh!”



Chiều Nhạc Đấu Tranh và Tưởng Niệm 48 Năm Tháng Tư Đen! (1975-2023


Kính thưa Quý vị,

Bằng giây phút này 48 năm về trước, cả đất nước Việt Nam yêu dấu rơi vào tay Cộng Sản! 30 tháng 4 năm 1975, mãi mãi là vết thương đau đớn trong lòng hàng triệu, triệu, người dân trong nước và ngoài nước. Vết hằn đau thương, mãi mãi không bao giờ lành!

“Bên chiến thắng” là phe ác, chỉ biết quyền lợi của mình, của Đảng, (còn Đảng, còn Mình!) nên gần nửa thế kỷ qua, đã đưa dân tộc Việt xuống tận đáy bùn đen, và còn có nguy cơ trước mắt, mất nước vào tay ngoại bang!

Ngày nào khi quê hương chưa có tự do dân chủ, ngày ấy, vẫn còn là Tháng Tư đau thương! Người Việt vẫn còn trách nhiệm đấu tranh, để quê hương chóng có sự thay đổi. Để tương lai Việt Nam được tươi sáng hơn, sánh vai với những quốc gia văn minh trên thế giới hiện nay.

Ngày nào quê hương, phải không còn bóng ma Cộng sản! ngày ấy, bình minh hạnh phúc, tự do, mới lại thực sự trở về trên quê hương yêu dấu của chúng ta!

Trong mục đích nhớ lại niềm đau này, kính mời những trái tim còn thổn thức “theo mệnh nước nổi trôi!” cùng tham dự:

Chiều Nhạc Đấu Tranh và Tưởng Niệm 48 Tháng Tư Đen!
Do Hội Truyền Thông Bắc Cali Tổ Chức
Lúc 3 giờ chiều Chủ nhật, ngày 23 tháng 4 năm 2023.
Tại Quán cà phê Lover, số 1855 Aborn Rd, San Jose, Ca 95121.
*Đây là buổi Nhạc Đấu Tranh và Tưởng Niệm truyền thống, mỗi Tháng Tư về, hàng chục năm nay, do người Lính LVH và Bạn Hữu văn nghệ thực hiện.
Đặc biệt năm nay, do Hội Truyền Thông Người Việt Bắc Cali đứng ra Tổ Chức.

*Với những giọng ca truyền cảm, những nhạc phẩm đau thương, khóc cho quê hương đặc sắc nhất, Vùng Thung Lũng Hoa Vàng và những giọng ca Anh Chị Em nghệ sĩ độc đáo không ngờ của Hội.
*Nhiều người đánh giá Buổi Ca Nhạc Đấu Tranh và Tưởng Niệm Tháng Tư Đen hàng năm, luôn luôn đặc biệt nhất, độc đáo, ý nghĩa nhất, đưa hồn người nghe, trở lại giây phút hấp hối của một Miền Nam Tự do, trước khi lọc vào tay kẻ ác! Vào mỗi Mùa Đau Thương, Đen Tối nhất của Đất Nước.
*Đặc biệt là nước giải khát, được quán phục vụ, hoàn toàn miễn phí! vào cửa tự do!
Hội Truyền Thông Người Việt Bắc Cali và Quý Nghệ Sĩ Thân Hữu

Trân trọng kính mời


Lễ Giỗ Kỵ Cho Quân Dân Cán Chính và Đồng Hương VNCH


Cộng Sản Dạy Tôi Những Điều Đối Trá Về 30 Tháng Tư

(Kim Trần)


(Tác giả còn rất trẻ, mới qua Mỹ định cư, học ngành sư phạm tại Cal State, sau đây là tâm sự của cô, về ngày 30 tháng Tư.)
*
Sáu năm trước...
Mười tám năm sau khi ra đời tôi mới tìm ra câu trả lời cho điều thắc mắc tôi đã mang trong lòng từ lúc còn bé "cộng sản là gì"".

Tôi đã khóc khi biết được sự thật. Nhắc đến, tôi không sao quên được ánh mắt sửng sốt của cô giáo dạy lớp tiếng Việt ở Golden West College dành cho tôi, khi đọc bài viết thi học kỳ một với đề bài "hãy viết lên cảm xúc của em về ngày 30 tháng 4".
Là một học trò giỏi mới từ Việt Nam sang định cư tại Mỹ, tôi đã mỉm cười thích thú khi đọc đề bài, cắm cúi viết đầy cả hai trang giấy, dù cô chỉ yêu cầu một trang. Tôi là người đầu tiên nộp bài, hồi hộp chờ đợi kết quả...

Cô giáo có vẻ giật mình, nhăn mặt và xúc động mạnh khi đọc bài tôi, gọi tôi lên và hỏi "ai dạy em như thế hả? "Tại sao em lại viết văn tuyên truyền như thế!".
Thật sự lúc đó tôi không hiểu cô nói gì, chỉ biết tôi đã cố gắng dùng lời lẽ tốt đẹp nhất, nói lên cảm giác hân hoan, vui sướng của tôi về 30 tháng 4- "ngày đại thắng" của dân tộc Việt Nam, tôi đã ca ngợi Bác Hồ và miêu tả sự “hoành tráng” của ngày vui mừng thắng lợi của đảng cộng sản Việt Nam. Tôi đứng như bất động, không hiểu tại sao cô giáo lại tỏ thái độ như thế. Tôi rụt rè trả lời "Em viết sai làm sao hả cô" Em được học làm sao, viết vậy thôi...". Cô nhìn tôi khẽ lắc đầu và bảo tôi về bàn.

Sau đó cô giáo mở cuốn băng DVD của trung tâm Asia "Hành Trình Tìm Tự Do" cho cả lớp xem. Bước xuống bàn tôi, cô giáo nói "Em coi xong cuốn băng này, sẽ hiểu tại sao cô lại có thái độ, không được vui lúc nãy".
Tôi lặng lẽ xem, những giọt nước mắt của tôi không phải chỉ vì xúc động, mà là nỗi đau khi lần đầu biết được sự thật đau lòng: tôi, thành viên của cả một thế hệ trẻ thanh niên Việt Nam hôm nay-và nhiều thế hệ sau này nữa-, đã và đang bị nhồi sọ bởi một thứ giáo dục hoàn toàn là dối trá bao nhiêu năm nay, mà không hề hay biết gì.

Khi tôi được sinh ra, miền Nam đã trải qua nhiều năm bị đặt dưới ách toàn trị của chế độ độc tài. Những bậc phụ huynh trong các gia đình, sau khi từng lãnh nhiều biện pháp hà khắc của chế độ mới, đã buộc phải giả câm, giả điếc. Vì cực nhọc mưu sinh, và cũng vì an ninh của chính con cái mình, hầu hết không thể vạch rõ cho con em biết, mọi thứ dối trá mà con em họ phải học trong trường lớp và sách vở tô hồng chế độ, đánh bóng lãnh tụ, dối trá những điều không có!

Trong hoàn cảnh trên đây, đầu óc non nớt của cô bé con là tôi, khi rời quê nhà tới được nước Mỹ, vẫn ngây thơ tin vào những điều dối trá mình từng học.
Tôi đã xem những kẻ tôi tớ cho một chủ nghĩa ngoại lai, mang đủ thứ mưu ma chước quỉ của chúng về tàn phá đất nước, là cha già, là anh hùng dân tộc. Chính cái chế độ kỳ dị ấy, đã đầy ải hành hạ đồng bào tôi, gia đình tôi.

Bao nhiêu năm đã trôi qua, trên từng mái tóc nhuốm bạc của những người dân tị nạn kể từ ngày mất Sài Gòn và miền Nam, thủ đô và đất nước thân yêu Việt Nam, với tôi giờ nổi đau ấy dường như mới xảy ra hôm qua.

Qua cuốn DVD ấy, tôi biết được số lượng người Việt, hàng trăm ngàn, đã bỏ xác trên biển Đông, trong tay hải tặc đã không thể nào thống kê hết. Những trái tim tan nát sau những chuyến hải hành vô định trên biển Đông trùng trùng gió bão. Những bà mẹ quỳ lạy những tên hải tặc xin tha cho đứa con gái mười tám tuổi ốm o bịnh hoạn. Những giọt nước mắt và những lời van xin của mẹ không làm lay động tâm hồn của những người không chút lương tâm. Tiếng niệm Phật, lời cầu kinh lúc đấy không ai nghe thấy vì lúc đó không Chúa cũng chẳng có Phật, chỉ có những thân thể trần truồng máu me nhầy nhụa, những tiếng rên của những con người bất hạnh mà số phận của họ lúc ấy như "ngàn cân treo sợi tóc". Trong đói khát lo âu, cuối cùng đến được trại tị nạn, thì trại đã chính thức đóng cửa, hay vì họ bị trục xuất trở lại Việt Nam Lần đầu tiên biết được lịch sử chuyến vượt biên hãi hùng ấy, cùng vô số những cái chết thương tâm, lòng tôi dấy lên một nổi đau khó tả.

Tôi nhớ lại,
... Cảm giác vui mừng và hân hoan đến thế nào, khi đứng lên bục vinh dự nhận giải thưởng giải nhì môn văn học toàn quốc năm học lớp 9 ở Việt Nam. Tôi đã dùng hết mọi chữ nghĩa hào nhoáng tôi, đã học trong văn chương, để viết lên bài văn gần như hoàn chỉnh nhất trong đời, về đề tài "Ca ngợi hình ảnh Bác Hồ trong văn học Việt Nam."

Tôi đã viết rằng chủ tịch Hồ Chí Minh là một anh hùng giải phóng dân tộc, là bậc cha đáng kính của dân tộc Việt Nam, là biểu tượng của truyền thống kiên cường bất khuất trong lịch sử dựng nước và giữ nước, là tấm gương sáng của mọi tầng lớp, rằng ông là người thầy vĩ đại của nền cách mạng Việt Nam...
Bây giờ nhớ lại, trong tôi hình như có cảm giác mình bị xúc phạm và lừa gạt nặng nề. Tôi căm ghét những lời hoa văn dối trá ngày nào tôi viết.

Tôi lật lại từng trang của quyển tập Lịch Sử thời trung học ngày nào, lúc còn ở Việt Nam, được mang tận đây để làm kỷ niệm. Những dòng chữ nắn nót vẫn còn đậm mực ghi lại ngày 30 tháng 4 năm 1975 của bọn cộng sản, đã lấy máu dân tô thắm lá cờ mừng chiến thắng.

Chúng miêu tả lại:
“... Sáng 30 tháng 4, dọc theo xa lộ Biên Hòa Sài Gòn bô đội ta tiến qua ào ạt theo một mục tiêu: Trung Tâm Sài Gòn. Tiếng súng, đạn pháo nổ vang, khói đen bao trùm. Những loạt đạn yếu ớt của "bọn ngụy quân ngoan cố" không lọt qua xe tăng của lữ đoàn 203 nhắm thẳng vào mục tiêu bắn rất đanh. "Bọn địch" hoảng sợ, tiếng súng của chúng câm bặt.

“... Bước qua đường Hồng Thập Tự, đội hình xe tăng của ta rẽ bên phải theo đại lộ Thống Nhất" Dinh Độc Lập kia kìa "Các chiến sĩ trong xe tăng reo lên, mắt vẫn chăm chú nhìn vào mục tiêu. Chúng tôi nhìn thấy toàn cảnh phủ tổng thống uy quyền. Lính ngụy quần áo rằn ri chạy nháo nhác tiếng đại bác, tiếng súng vang lên nhắm thẳng vào mục tiêu mà bắn.

“... Chúng tôi bất chấp lửa đạn, đổ ra đường hò reo chào đón bộ đội, bám theo xe tăng la hò "Hồ Chí Minh muôn năm, Cộng Sản muôn năm, bộ đội giải phóng muôn năm. Những giờ phút đó, dọc các dãy phố, cả một rừng cờ đỏ sao vàng mọc lên chào mừng chiến thắng.

“... Lịch sử 30 tháng 4 mãi mãi ghi lại câu tuyên bố đầu hàng của đại tướng Dương Văn Minh: "Tôi đại tướng Dương Văn Minh, Tổng Thống chính quyền Sài Gòn, xin đầu hàng vô điều kiện quân giải phóng. Tôi kêu gọi chính quyền Sàigòn, từ Trung Ương đến địa phương, bỏ vũ khí đầu hàng Quân Giải Phóng!"

“... Đây là cuộc chiến tranh cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng miền Nam khỏi đế quốc xâm lược, khỏi ách kìm hãm của Mỹ Ngụy và bè lũ ngụy quyền tai sai; rằng đây là cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thiêng liêng của dân tộc Viêt Nam...”

Cứ cái giọng hợm hĩnh ấy, sách vở giáo khoa của Cộng sản cho tới bây giờ, vẫn tiếp tục nhồi nhét vào đầu những người tuổi trẻ biết bao điều dối trá.
Cô giáo đầu tiên của tôi dạy lớp tiếng Việt ở Golden West College, đã nhận xét rất đúng. Bi kịch lớn của dân tộc Việt Nam là kẻ không đáng thắng, đã thắng! Sau khi đã làm tốn biết bao nhiêu xương máu của nhân dân, kẻ ác thắng trận đã tiêu hủy luôn chế độ dân chủ, tự do đa nguyên đa đảng và một nền kinh tế thị trường đã từng tồn tại ở miền Nam Việt Nam trước 75. Hậu quả là gần nửa thế kỷ sau, hôm nay đây đất nước Việt Nam, đang phải từng bước đi lại ngay đúng con đường ấy.

Từ sau bài học về ngày 30 tháng Tư từ những năm trước, bản thân tôi sau khi tỉnh ngộ, đã tự tìm hiểu thêm khi nhìn lại tình hình Việt Nam hiện nay:
- Nhân dân bị lãnh đạo bởi một chế độ độc tài, phủ nhận tự do của người dân, thành lập nên chính sách chà đạp quyền căn bản nhất của con người."
- Cho tới nay, hàng trăm, hàng ngàn tù nhân chính trị tù nhân tôn giáo giờ vẫn còn bị giam cầm trong những điều kiện vô cùng khốn khó. Cộng sản đã bắt bớ những người phát biểu bất đồng ý kiến thặm chí trên mạng internet. Đã không ít người âm thầm đấu tranh cho nền dân chủ nước nhà nhưng đã mấy ai thoát khỏi vòng kiểm soát. Tiêu biểu năm qua có ông TQH vì tội theo dõi thảo luận dân chủ trên internet, kỹ sư công chánh Bạch Ngọc Dương về tội ký tên trong bản Tuyên Ngôn Tự Do Dân Chủ Việt Nam, ông Vũ Hoàng Hải, cô Đoan Trang, bị đánh đập dã man vì đã ủng hộ bản tuyên ngôn tự do dân chủ. Danh sách những người như thế còn rất nhiều...

- Tất cả các tôn giáo buộc phải ghi danh với nhà cầm quyền Việt Nam xin phép hoạt động. Hàng trăm đơn xin hoạt động bị khước từ thẳng thừng, bị hoãn hoặc trả lại. Năm ngoái, công an cộng sản đã đột nhập nhà thờ của hội thánh Menonite, đập phá mặt tiền của nhà thờ.
- Công nhân Việt Nam không được thành lập các công đoàn tự trị, không có quyền tự do hội họp, đạo luật số 34 ngăn cấm tụ họp đông đảo nơi họp hội của nhà nước, của đảng, hội nghị quốc tế. Bạn tôi kể lại, năm ngoái trong khi tổng thống Mỹ đến thăm Hà Nội, cảnh sát đã hốt hết trẻ em sống bên lề đường và những người dân không nhà cửa nhốt vào trung tâm cải huấn, nhiều người trong số họ đã bị đánh đập, bỏ mặc cho đói khát bệnh hoạn và không có ngày về.

- Người dân không được bảo vệ trươc pháp luật, cảnh sát có quyền bắt bớ, cầm tù bất cứ kẻ nào có tình nghi không cần lý do. Hàng trăm tù nhân tôn giáo, tù nhân chính trị đang bị giam cầm trong tù với điều kiện sống vô cùng khó khăn, có người bị đanh đập, hành hạ, tra tấn bằng điện giật.
- Đảng cộng sản Việt Nam giới hạn quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và cả tự do hội họp. Người dân không có quyền tự do ngôn luận, hàng ngàn sinh hoạt văn hóa thông tin bị cấm đoán, truyền thông bị kiểm duyệt, không cho phép báo chí đối lập hoạt động. Bác sĩ Phạm Hồng Sơn đã bị lãnh án 7 năm tù một ví dụ điển hình. Cộng sản Việt Nam còn kiểm duyệt mạng lưới internet, ngăn chặn website có nội dung chính trị, kiểm soát emails.

- Việt Nam nằm trong danh sách những quốc gia về tệ nạn mua bán tình dục, nô lệ tình dục. Bọn mất hết tính người, thậm chí đã mua bán trao đổi trẻ em trên internet và qua đường dây mua bán mại dâm, buôn người qua các nước lân cận.

Lời kết,
Dù đã bao nhiêu năm trôi qua nhưng đối với những người dân tị nạn Việt Nam, nỗi đau ấy dù dã nhẹ hơn, nhưng mãi mãi còn đọng lại dấu vết như một vết sẹo lớn, ghi nhớ vết thương ngày nào.

Tôi biết có nhiều người đã hỏi bản thân mình: có nên tha thứ cho kẻ thù không? Có thể nào quên đi dĩ vãng không?" Câu trả lời là: không thể quên! nhưng tôi nghĩ chúng ta có thể buông thả bớt những nổi niềm đau khổ ra khỏi tâm tư, để trái tim của những người dân tị nạn bớt nhức nhói, quá khứ của ngày quốc hận năm nào chúng ta không cần phải quên, bởi vì không ai có thể quên được, mà chúng ta nên ghi chép lại trong lịch sử, lưu truyền lại cho thế hệ sau. Quá khứ cho ta những bài học lịch sử nhân loại và nhờ có những bài học này, người đời sau như tôi có thể học hỏi kinh nghiệm sống, hiểu rõ hơn về lịch sử dân tộc và những gì thế hệ trước đã phải trải qua, để chuyển hóa tích cực tranh đấu cho tự do, dân chủ, cho đất nước tương lai. Có một điều tôi muốn nêu lên, dù 30 tháng 4 đã trở thành ngày của lịch sử đau thương và thù hận, nhưng tôi nghĩ, chúng ta nên ghi nhớ, nhiều hơn căm thù bởi vì lòng hận thù, dẫu sao cũng sẽ khơi dậy mãi trong lòng nỗi đau không bao giờ chấm dứt.

Tôi mong đất nước Việt Nam mình một ngày được tự do dân chủ toàn diện, như một bài diễn văn tuyên thệ nhận chức lần hai, tổng thống Mỹ đã nói "tự do, theo đúng nghĩa, phải được toàn dân chọn lựa, hy sinh để bảo vệ, và luôn được luật pháp tôn trọng. Quyền lợi của những sắc tộc thiểu số, cũng phải được bảo vệ... Mục đích của chúng ta là giúp cho mọi người cất lên tiếng nói của chính mình, đạt được tự do cho mình, theo phương cách của mình!"


Tin Quốc Tế Đó Đây

Tổng Thống Mỹ Bắt Đầu Chuyến Công Du 4 Ngày Tại Bắc Ái Nhĩ Lan

-Tối ngày 11/4/2023, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đến Bắc Ái Nhĩ Lan, chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 25 năm Thỏa thuận “Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh”, được ký ở Belfast, ngày 10/4/1998. Đây cũng là chuyến thăm đảo quốc đầu tiên kể từ khi ông Biden, có gốc gác xứ Ái Nhĩ Lan, nhậm chức Tổng thống Mỹ.

Hành trình 4 ngày của nguyên thủ Mỹ bắt đầu từ Belfast. Tại đây, người tiền nhiệm Bill Clinton đã tham gia các cuộc đàm phán nhằm chấm dứt cuộc nội chiến. Thông tín viên đài RFI Laura Taouchanov tại Dublin tường thuật:

“Sáng nay, Tổng thống Mỹ được Thủ tướng Anh Rishi Sunak đón tiếp và sau đó, ông có cuộc hội đàm với các chính đảng lớn trong một bối cảnh nhiều căng thẳng. Việc chia sẻ quyền lực được dự kiến thông qua thỏa thuận hòa bình đã không được bảo đảm từ một năm qua do những bất đồng có liên quan đến Brexit.

Sau chặng chính trị, chủ nhân Tòa Bạch Ốc sẽ vượt biên giới, tới Cộng hòa Ái Nhĩ Lan, một chặng du lịch mang tính cá nhân hơn và ông dự tính gặp lại họ hàng thân thích trong gia đình ở quận Louth. Chính ở đó mà tổ tiên của ông đã bỏ chạy sang Mỹ trong những năm 1840 vào lúc xảy ra nạn đói lớn.

Thứ Năm, Joe Biden sẽ dành cả ngày ở Dublin. Ông sẽ có hai cuộc gặp, với Tổng thống và Thủ tướng Ái Nhĩ Lan nhằm thảo luận các biện pháp thắt chặt quan hệ giữa hai nước.

Và thứ Sáu, ngày trở về với cội nguồn, lần này ở Ballina, phía Tây Cộng hòa Ái Nhĩ Lan. Joe Biden sẽ có bài diễn văn trước thánh đường được xây từ 27.000 viên gạch do ông cụ tổ của ông bán. Chính với số tiền này mà tổ tiên của ông đã có thể cùng với gia đình chạy sang Tân Thế Giới cũng nhằm chạy thoát nạn đói”.


Nga Ra Luật Mới Để Dễ Tuyển Quân Và Kiểm Soát Trốn Lính

-Hôm 11/4/2023, Quốc hội Nga đã thông qua một Dự luật cho phép gởi giấy gọi nhập ngũ hoặc lệnh tuyển quân bằng thư điện tử, một biện pháp sẽ khiến việc trốn nhập ngũ trở nên khó khăn hơn.

Từ Mạc Tư Khoa, thông tín viên Anissa El Jabri của Đài RFI giải thích:

“Dự luật bao gồm 59 trang sửa đổi và chỉ mất hai giờ giữa lần thảo luận và bỏ phiếu đầu tiên, lần thứ hai và thứ ba, một tốc độ nhanh bất thường đến nỗi một số Dân biểu Cộng sản, điều hiếm có, đã phàn nàn là chưa kịp đọc hết các nội dung trước khi bỏ phiếu. Trong mọi trường hợp, văn bản mới này chỉ còn trải qua hai bước nữa, trong đó, bước sau cùng là Tổng thống Vladimir Putin ký công bố để có hiệu lực.

Giấy gọi nhập ngũ bắt buộc hay lệnh huy động sẽ được gởi bằng thư điện tử vào tài khoản hành chính cá nhân của mỗi công dân Nga. Ngay khi ban chỉ huy quân sự địa phương bấm nút gởi, thì không còn ngả nào để rời khỏi đất nước.
Không hồi đáp giấy triệu tập trong vòng 20 ngày, đối tượng sẽ bị cảnh cáo và hạn chế nhiều quyền công dân: Không thể lái xe, không vay được tiền, không lập được doanh nghiệp, hay như bán, cho thuê và thậm chí chuyển nhượng căn nhà là điều không thể.

Bước kế tiếp là tiến hành thủ tục tố tụng. Những ai cứng đầu có nguy cơ lãnh đến 5 năm tù giam”.


Tình Báo Mỹ Nghi Ngờ Về Khả Năng Phản Công Của Quân Đội Ukraine

-Cơ quan tình báo Mỹ đã tỏ nghi ngờ về khả năng phản công của quân đội Ukraine, cho rằng lực lượng của Kyiv sẽ chỉ giành lại được rất ít lãnh thổ, theo các thông tin báo chí và theo các tài liệu mật mà hãng tin AFP đã có thể tham khảo được hôm 11/4/2023.

Các tài liệu nói trên nằm trong số những tài liệu mật bị rò rỉ và được đăng trên mạng, theo tiết lộ hôm thứ Năm (6/4) vừa qua của nhật báo Mỹ The New York Times.
Theo dự kiến, vào mùa Xuân, lực lượng Ukraine sẽ phản công quân Nga. Kyiv khẳng định đã huấn luyện các đơn vị tấn công và đã tích trữ đủ đạn dược, đồng thời đã nhận được nhiều xe tăng và đại pháo từ các đồng minh phương Tây. Nhưng theo tờ Washington Post, một tài liệu của tình báo Mỹ, được xếp vào loại bí mật quốc phòng, nhận định là do khả năng phòng thủ vững chắc của quân Nga và do những yếu kém của phía Ukraine về huấn luyện và dự trữ đạn dược, quân đội Ukraine khó mà đạt được những bước tiến và rất có thể sẽ chịu nhiều thiệt hại khi phản công.

Một tài liệu mật khác, mà hãng tin AFP tham khảo được, nêu chi tiết về tình trạng đáng lo ngại của hệ thống phòng không Ukraine hiện giờ. Cho tới nay, hệ thống phòng không này vẫn đóng vai trò thiết yếu trong việc chống lại các vụ oanh kích của quân Nga, khiến Nga không thể kiểm soát được không phận Ukraine. Theo tài liệu nói trên, 89% hệ thống phòng không tầm trung và tầm xa của Ukraine là gồm các hệ thống phi đạn có từ thời Liên Xô và có thể Ukraine sắp tới đây sẽ hết phi đạn. Tài liệu kết luận rằng khả năng của Kyiv duy trì hệ thống phòng không tầm trung để bảo vệ các chiến tuyến “sẽ bị triệt tiêu hoàn toàn từ đây đến ngày 23/05”.
Theo thông tấn xã AFP, các bản chụp những tài liệu mật bị rò rỉ đã được phát giác trên các mạng Twitter, Telegram, Discord và các mạng khác trong những ngày gần đây, một số có thể đã xuất hiện trên mạng trong suốt nhiều tuần trước khi báo chí chú ý đến.

Hôm thứ Hai vừa qua, Ngũ Giác Đài cho rằng việc rò rỉ các tài liệu mật lần này gây “một nguy cơ rất nghiêm trọng” đối với an ninh quốc gia của Hoa Kỳ.
Về tình hình chiến sự, theo hãng tin AFP, dư luận ở Ukraine hôm nay rất phẫn nộ sau khi một video mới chiếu cảnh lính Nga dùng dao cắt đầu một tù binh Ukraine được phổ biến. Tổng thống Volodymyr Zelensky lên án một tội ác mới của “những con quái vật Nga”. Ngoại trưởng Ukraine, ông Dmytro Kouleba thì cho là Nga còn dã man hơn cả tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS). Cơ quan tình báo Ukraine thông báo đã mở điều tra về “tội ác chiến tranh” mới của quân Nga, và nhất là xác định danh tính của tù binh bị giết.

Phái bộ Liên Hiệp Quốc ở Kyiv cho biết họ rất “kinh hoàng” trước những hình ảnh này, yêu cầu phải mở điều tra. Về phía Nga, Ðiện Cẩm Linh đề nghị kiểm tra tính xác thực của video, mà hiện chưa biết là quay ở đâu và vào lúc nào.


Hoa Kỳ Trấn An Đồng Minh Sau Vụ Rò Rỉ Tin Mật Quân Sự

-Chính quyền Mỹ đang nỗ lực trấn an các đồng minh sau vụ “rò rỉ tin tức quân sự mật”, liên quan đến cuộc chiến tranh tại Ukraine, cách nay gần một tuần. Đối tượng trấn an trước hết là Kyiv. Hôm 11/4/2023, Bộ trưởng Quốc phòng và Ngoại Giao hai nước đã trao đổi về chủ đề này.
Theo hãng thông tấn AP, Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin khẳng định với người đồng cấp Ukraine, Oleksiï Reznikov là vụ rò rỉ sẽ không ảnh hưởng nhiều đến kế hoạch phản công mùa Xuân của Ukraine. Theo ông, “chỉ có Tổng thống Zelensky và ban lãnh đạo của ông ấy mới thực sự biết toàn bộ chi tiết của kế hoạch phản công”.

Trên Twitter, Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba cho biết, trong cuộc điện đàm hôm qua, “Ngoại trưởng Anthony Blinken đã tái khẳng định sự hỗ trợ vững chắc của Hoa Kỳ và cực lực bác bỏ mọi nỗ lực gây nghi ngờ về khả năng giành chiến thắng của Ukraine trên chiến trường “.
Theo hãng tin Mỹ AP, từ cuối tuần qua cho đến nay, các lãnh đạo quân sự Mỹ đã liên lạc với nhiều đồng minh để trấn an. Ngoài Ukraine, giới chức Mỹ đã trao đổi với nhiều đồng minh khác, trong đó có Nam Hàn. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ hôm qua thảo luận với người đồng cấp Nam Hàn, Lee Jong-sup. AP dẫn lời Phó Giám đốc an ninh quốc gia Nam Hàn, Kim Tae-hyo, theo đó, hai Bộ trưởng đã đồng ý rằng liên minh giữa hai nước sẽ không bị ảnh hưởng bởi vụ rò rỉ thông tin này.

Vụ rò rỉ tin tài liệu mật của Mỹ liên quan đến chiến tranh tại Ukraine rộ trên truyền thông trong bối cảnh cuộc họp của nhóm hơn 50 quốc gia hỗ trợ quân sự cho Ukraine sẽ diễn ra vào tuần tới. Hoa Kỳ chắc chắn sẽ phải đối mặt với nhiều chất vấn của đồng minh nhân dịp này. Tuy nhiên, một viên chức quốc phòng cấp cao Mỹ xin ẩn danh nói với AP, vụ rò rỉ tài liệu có thể không ảnh hưởng nhiều đến cuộc họp và quyết tâm tiếp tục hỗ trợ quân sự cho Ukraine.

Theo ông Ben Barry, thành viên Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS), có trụ sở tại Luân Đôn, việc nhiều thông tin mật bị rò rỉ nói trên cho thấy tình trạng “thiếu hụt phi đạn phòng không, tuy có thể là điều an ủi đối với Nga, nhưng thực trạng này cũng có thể khuyến khích các đối tác của Ukraine đẩy nhanh việc cung cấp phi đạn và các hệ thống phòng không khác cho Kyiv, và Ukraine sẽ rất biết ơn vì điều này”.


Tại Hòa Lan, Tổng thống Pháp Trình Bày Quan Điểm Về Âu Châu Tự Chủ

-Trong ngày công du Hòa Lan thứ nhất, hôm 11/4/2023, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã trình bày quan điểm của ông về “chủ quyền” và “sự độc lập” của Âu Châu, trước hết về mặt “an ninh kinh tế”, điều cho phép châu lục tự quyết định tương lai của mình.

Theo đài France 24, Tổng thống Macron chỉ ra thực trạng các nền kinh tế Âu Châu hiện đang “quá phân tán”, đồng thời kêu gọi Liên Hiệp Âu Châu (EU) “hội nhập mạnh mẽ hơn”. Hội nhập để tiến đến khẳng định như một thế lực toàn cầu. Theo nguyên thủ Pháp, Liên Hiệp Âu Châu không thể để các thế lực khác đặt Âu Châu vào tình thế “không thể tự quyết định” về vận mệnh của mình.

Theo ông Emmanuel Macron, Liên Hiệp Âu Châu cần “phát triển các chính sách công nghiệp riêng của khối, đây là một giai đoạn căn bản trên con đường hướng đến mục tiêu chuyển sang nền kinh tế không sử dụng năng lượng hóa thạch”. Cùng với “các chính sách công nghiệp riêng”, Tổng thống Pháp kêu gọi Liên Hiệp Âu Châu “cố gắng xác lập” “một học thuyết toàn diện nhằm bảo vệ nền kinh tế” của khối. Tổng thống Pháp cũng phân biệt rõ: Hướng đến bảo vệ nền kinh tế Liên Hiệp Âu Châu không đồng nghĩa với việc thoái lùi trở lại “với một chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch, chuyện đã hoàn toàn lỗi thời”.

Theo thông tấn xã AFP, phát biểu của Tổng thống Pháp về “chủ quyền Âu Châu” tại The Hague đã bị gián đoạn với sự can thiệp của một số nhà hoạt động chống biến đổi khí hậu và chống cải cách hưu trí ở Pháp, có mặt trong hội trường. Những người phản đối cáo buộc Tổng thống đã sử dụng điều 49.3 của Hiến pháp để thông qua các biện pháp cải cách không được lòng dân, mà không đưa ra bỏ phiếu ở Quốc hội.


Phải Chăng Những Cựu Điệp Viên A Phú Hãn Làm Việc Cho Tình Báo Pháp Bị Bỏ Rơi?

-Các bằng chứng thu thập trong quá trình điều tra đã khẳng định điều này. Theo một cuộc điều tra chung giữa RFI, trang mạng Lighthouse Report và nhật báo Le Monde, hàng chục nhân viên tình báo A Phú Hãn từng làm việc cho các cơ quan mật vụ Pháp tại A Phú Hãn cho biết họ đã bị nước Pháp bỏ rơi sau khi Taliban trở lại cầm quyền ngày 15/8/2021.

Trong khoảng thời gian từ 2009 đến 2020, đơn vị 915 hay còn có tên gọi Shamshad, một bộ phận bí mật được cơ quan tình báo A Phú Hãn (DNS) và Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp (DGSE) phối hợp lập ra. Dường như có từ 60 đến 90 nhân viên của DNS làm việc trong đơn vị này nhằm thu thập các thông tin thiết yếu hỗ trợ DGSE làm nhiệm vụ, trong giai đoạn đầu, là bảo vệ các binh sĩ và lợi ích của Pháp, sau đó, là chống khủng bố và nổi dậy tại A Phú Hãn.

Sau khi Kabul thất thủ ngày 15/08/2021, một bộ phận các nhân viên này đã được di tản sang Pháp, ước chừng khoảng 3 chục người. Số khác có thể đã tị nạn ở Ấn Độ, Pakistan hay Iran, cho dù an ninh của họ không được bảo đảm ở những nơi đó. Một số người có thể vẫn còn ở lại A Phú Hãn, sống lẩn trốn trong nỗi lo sợ bị Taliban phát giác.

Sonia Ghezali, một nhân chứng trong cuộc điều tra cho biết.

Trong hy vọng nhỏ nhoi, có người đã tung lên mạng xã hội tin nhắn như một lời kêu gọi gửi đến chính quyền Pháp, giống như tin nhắn cho vào chai ném ra biển.

Mặc dù biết là nguy hiểm, Haroon không ngần ngại làm việc đó sau khi Taliban lên nắm quyền. Cựu điệp viên A Phú Hãn này, từng làm cho DGSE, đang sống ẩn náu ở đâu đó tại A Phú Hãn. Ông khẳng định đã không có sự lựa chọn nào khác. “Tôi đã mạo hiểm đánh cược mạng sống của mình với tin nhắn như vậy. Tôi tự nhủ hoặc tôi thoát được, hoặc tôi chết. Tôi biết mọi người sẽ thấy tin nhắn của tôi gửi đến ông Macron. Tôi hy vọng ông sẽ hồi đáp. Tôi không sợ Taliban có thấy tin nhắn của tôi hay không bởi vì tôi đã mất hết hy vọng. Tôi nghĩ có thể đó là cách để thoát ra. Thật không may tôi đã không nhận được câu trả lời”.

Một số người đồng nghiệp của anh đã rời được khỏi A Phú Hãn, như trường hợp của Zubair. Là điệp viên A Phú Hãn, làm phiên dịch cho mật vụ Pháp từ 2017 đến 2019, ông đang sống ở Ấn Độ từ gần 2 năm nay. Zubair cay đắng nói: “Khi Taliban giành chính quyền, chúng tôi đã bị bỏ rơi, nước Pháp đã không liên lạc để giúp đỡ chúng tôi. 6-7 tháng sau, có một vài đồng nghiệp của chúng tôi đã được chính quyền Pháp liên hệ để di tản. Từ đó đến nay đã có một số được nước Pháp di tản, một số khác như tôi đã bị bỏ rơi”.

Zubair đã nộp đơn xin visa vào Pháp cách nay hơn một năm nhưng đến giờ vẫn không có hồi âm.
(Tên của các nhân chứng đã được thay đổi vì lý do an ninh)


Trung Quốc Dự Trù Đóng Cửa Không Phận Phía Bắc Đài Loan

-Theo hãng tin Reuters, hôm 12/4/2023, Bộ Quốc phòng Đài Loan xác nhận Trung Quốc dự định vào tuần tới sẽ đóng cửa không phận ở một khu vực cách hòn đảo 85 dặm về phía Bắc. Theo Đài Bắc, “vùng cấm bay” này chồng lấn sang vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan.

Ban đầu Bắc Kinh dự định đóng cửa không phận ở khu vực nói trên trong 3 ngày từ 16 đến 18/4, nhưng cuối cùng rút lại chỉ còn nửa tiếng, theo các viên chức Đài Loan. Về phần bộ Giao Thông Nam Hàn, họ cho biết Trung Quốc đóng cửa không phận là do có một vật thể bị rơi từ một phi đạn đẩy phóng vệ tinh.

Thông tấn xã Reuters trích lời một viên chức cao cấp nắm rành hồ sơ này cho biết lệnh cấm bay, nếu duy trì trong ba ngày, có thể sẽ gây xáo trộn cho các chuyến bay giữa vùng Đông Bắc Á với vùng Đông Nam Á, cũng như giữa Đài Loan với Nam Hàn, Nhật Bản và vùng Bắc Mỹ.

Vùng cấm bay này sẽ được thiết lập chỉ vài ngày sau khi Trung Quốc vừa kết thúc một đợt tập trận quy mô lớn chung quanh Đài Loan, nhằm đáp trả cuộc gặp giữa Tổng thống Thái Anh Văn với Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCathy hôm thứ Tư (5/4) tuần trước khi bà ghé qua Hoa Kỳ.

Mặc dù các cuộc tập trận đã chấm dứt, Bắc Kinh vẫn duy trì nhiều chiến hạm và chiến đấu cơ chung quanh Đài Loan. Theo thông báo của Bộ Quốc phòng Đài Loan sáng nay, trong vòng 24 tiếng đồng hồ qua, họ đã phát giác 35 máy bay quân sự và 8 tàu Hải quân của Trung Quốc chung quanh hòn đảo. Trong số 35 máy bay, có 14 chiếc đã băng qua đường trung tuyến, vốn được xem là ranh giới không chính thức giữa Đài Loan và Trung Quốc, nhưng không được Bắc Kinh thừa nhận.

Hôm 12/4, phát ngôn viên Văn phòng Sự vụ Đài Loan của Trung Quốc, bà Chu Phượng Liên (Zhu Fenglian) cho rằng chính Tổng thống Thái Anh Văn đã đẩy Đài Loan vào “vùng biển đầy bão tố” sau khi gặp Chủ tịch Hạ viện Mỹ. Phát ngôn viên này còn khẳng định các cuộc tập trận chung quanh hòn đảo là “một lời cảnh cáo nghiêm khắc đối với sự thông đồng và hành động khiêu khích của các lực lượng ly khai đòi độc lập và các thế lực bên ngoài”.


Hoa Kỳ-Phi Luật Tân Lên Án Các Hành Động Khiêu Khích Của Trung Quốc ở Biển Đông

-Lần đầu tiên kể từ 7 năm qua, Hoa Kỳ và Phi Luật Tân nhóm họp Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng tại Hoa Thịnh Ðốn ngày 11/4/2023. Thông cáo chung sau cuộc họp khẳng định “lập trường chung” về các vấn đề khu vực và quốc tế, đồng thời “phản đối mạnh mẽ” hành động bành trướng, khiêu khích của Trung Quốc ở Biển Đông.

Tham dự cuộc Đối thoại 2+2 lần thứ ba là Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd J. Austin, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, cùng hai đồng cấp Phi Luật Tân, Bộ trưởng Quốc phòng Carlito Galvez và Ngoại trưởng Enrique Manalo.

Thông cáo chung Hoa Kỳ-Phi Luật Tân chỉ đích danh các “nỗ lực gần đây” Trung Quốc nhằm cản trở các hoạt động hợp pháp của Phi Luật Tân tại và xung quanh khu vực Bãi Cỏ Mây, cũng như việc các tàu dân quân biển của Trung Quốc liên tục tập trung ở một số nơi trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Phi Luật Tân, bao gồm cả các khu vực biển lân cận với Đá Khúc Giác (Iroquois Reef), Bãi cạn Sabina, Bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal), Đá Ba Đầu (Whitsun Reef),….

Hoa Kỳ-Phi Luật Tân kêu gọi Trung Quốc “tuân thủ đầy đủ Phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực năm 2016 về Biển Đông”. Hai đồng minh nhấn mạnh: Phán quyết nói trên, dựa trên Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982, có giá trị cuối cùng và ràng buộc về mặt pháp lý đối với các bên, đồng thời xác nhận quyền chủ quyền và quyền tài phán của Phi Luật Tân đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước này.

Thông cáo báo chí của Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết hai bên tái khẳng định các cam kết liên minh vững chắc theo Hiệp ước phòng thủ chung năm 1951, để tự vệ “chống lại mọi cuộc tấn công vũ trang tại Thái Bình Dương, bao gồm cả Biển Đông”. Bộ trưởng Quốc phòng hai nước cũng đã thảo luận về kế hoạch nhanh chóng đưa vào hoạt động bốn căn cứ mới mà Phi Luật Tân vừa mở cửa cho Mỹ theo Thỏa thuận Hợp tác Quốc phòng Nâng cao (EDCA), trong đó có ba căn cứ nằm ở cực Bắc đảo chính Luzon Phi Luật Tân, sát với Đài Loan. Cùng với Biển Đông, việc “duy trì hòa bình và ổn định tại eo biển Đài Loan” được hai bên khẳng định “như một yếu tố không thể thiếu đối với thịnh vượng và an ninh toàn cầu”.

Theo báo Mỹ ABC News, Trung Quốc hôm 12/4 cảnh báo một liên minh an ninh ngày càng sâu rộng giữa Hoa Kỳ và Phi Luật Tân không được làm tổn hại đến an ninh và lợi ích lãnh thổ của bất cứ nước nào, cũng như không can thiệp vào các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Phát biểu của Trung Quốc được đưa ra vào lúc Hoa Kỳ và Phi Luật Tân vừa khởi động đợt tập trận chung lớn nhất từ trước đến nay, ngoài khơi phía Bắc đảo Luzon và ở Biển Đông. Trả lời báo giới, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân (Wang Wenbin) yêu cầu: “Các cuộc tập trận như vậy không nên nhằm vào bất kỳ bên thứ ba nào”.


Liên Hiệp Quốc Lên Án Quân Đội Miến Điện Tấn Công Thường Dân

-Sáng sớm ngày 12/4/2023, Tập đoàn quân sự Miến Điện xác nhận đã tiến hành một đợt oanh kích nhằm vào một ngôi làng làm hàng chục người chết. Liên Hiệp Quốc lập tức lên án hành động “ghê rợn” này.

Ông Zaw Min Tun, phát ngôn viên tập đoàn quân sự khẳng định, đợt oanh kích diễn ra ngày 11/4, lúc 8 giờ sáng, vào lúc Lực lượng Phòng vệ Nhân dân (PDF) đang làm lễ “khai trương một văn phòng” ở làng Pazi Gyi. Cũng theo ông Zaw Min Tun trong số các nạn nhân, nhiều người mặc quân phục, vốn là những chiến binh chống đảo chính.
Quân đội Miến Điện biện minh rằng, số nạn nhân cao không chỉ do cuộc tấn công mà vì “còn có mìn do PDF cài xung quanh khu vực này”, và tuyên bố là cuộc oanh kích đã đánh trúng khu vực cất trữ thuốc súng và mìn.

Theo trang mạng The Irrawaddy, có ít nhất 50 người chết và hàng chục người khác bị thương. Nhưng con số tử vong có thể lên đến 100 người, theo một nhân viên cấp cứu của nhóm nổi dậy vũ trang nói với hãng tin Pháp AFP.
Ngay sau sự việc, Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, Volker Turk, trong thông cáo lên án quân đội Miến Điện đã phớt lờ “các nghĩa vụ pháp lý rõ ràng, bảo vệ thường dân khi tiến hành các hành động thù nghịch”. Và điều này thể hiện “sự coi thường trắng trợn các quy tắc liên quan đến luật pháp quốc tế”.

Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Mỹ bày tỏ “quan ngại sâu sắc” và chỉ trích thái độ coi thường nhân mạng của chế độ quân sự. Hoa Kỳ nhấn mạnh đến trách nhiệm của tập đoàn quân sự trong cuộc khủng hoảng chính trị và nhân đạo kinh hoàng đang hoành hành Miến Điện sau cuộc đảo chính tháng 2/2021.


Tin Việt Nam Hôm Nay
Sắc Phong Việt Nam Bị Rao Bán Trên Mạng Trung Quốc


(Hình: Sắc phong ở Tam Nông (Phú Thọ) được rao bán trên trang web của Trung Quốc.)

-Vào ngày 12/4/2023, Ủy ban Nhân dân xã Dị Nậu, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ, báo cáo bằng văn bản cho cấp trên về vụ nghi vấn các sắc phong bị mất cắp tại địa phương hồi năm 2021 đang được rao bán trên mạng ở Trung Quốc.

Mạng VTC loan tin dẫn thông tin từ Ủy ban Nhân dân xã Dị Nậu cho biết vào ngày 11/4 địa phương này ghi nhận bài viết trên tài khoản Facebook có tên Trần Ngọc Đông với nội dung “Đau xót khi sắc phong của Đền Quốc tế xã Dị Nậu, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ, bị đánh cắp năm 2021 và nhiều sắc phong khác của các làng xã Việt Nam được rao bán công khai trên mạng ở Trung Quốc”.

Bài viết còn nêu rằng trang đấu giá của Công ty Trung Quốc Thượng Hải Dương Minh đăng nội dung đấu giá các hiện vật vào ngày 22/4 với giá khởi điểm từ 2.800 đến 3.500 Nhân dân tệ, tương đương từ 10-12 triệu đồng. Một số hiện vật được mô tả là các sắc phong dưới Triều Nguyễn, Việt Nam.

Công ty Thượng Hải Dương Minh tự giới thiệu được thành lập vào năm 2014 theo chuẩn thuận của Cục Quản lý Công nghiệp & Thương mại Thượng Hải cùng Ủy ban Thương mại Thành phố Thượng Hải, Trung Quốc.


Ba Kịch Bản ‘Nóng’ Của Bang Giao Việt-Mỹ Vào Tuần Tới, Tháng Tới


(Hình: Các bỉnh bút quốc tế đặt câu hỏi: Liệu chuyến đi của Blinken có mang lại việc “nâng cấp chiến lược” cho quan hệ giữa Hoa Kỳ với một Việt Nam thân thiện với Trung Quốc?)

-Ông Joe Biden thăm Việt Nam vào tháng 5 này hoặc ông Nguyễn Phú Trọng sang Mỹ tháng 7 tới? Hay là một kịch bản thứ ba: Sẽ chẳng có chuyến thăm nào cả? Ai là người tối hậu quyết định? Ấy là ĐCSTQ, nhân tố không xa lạ – kẻ chuyên “thọc gậy bánh xe” trong những thời khắc then chốt....

(Phạm Bá Bình)

Blinken Mang Thông Điệp Gì Sang Hà Nội?

Hôm 11/4 vừa qua, báo “Chính phủ điện tử” của Việt Nam đã được phép “chạy” tít lớn: “Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken thăm Việt Nam”. Theo đó, trong chuyến công du lần này, Ngoại trưởng Blinken sẽ tới Hà Nội để thúc đẩy các cuộc thảo luận quan trọng với Việt Nam nhân dịp hai nước kỷ niệm 10 năm quan hệ Đối tác toàn diện. Dự kiến trong các cuộc gặp với các viên chức cấp cao của Việt Nam, ông Blinken sẽ trao đổi về tầm nhìn chung về một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương kết nối, thịnh vượng, hòa bình và tự cường. Bản tin khá ngắn ngủi về nội dung này kết luận: Sau khi kết thúc chuyến thăm Việt Nam, Ngoại trưởng Blinken sẽ tới Karuizawa, Nhật Bản để tham dự Hội nghị Ngoại trưởng G7 và thảo luận với những người đồng cấp về phương hướng cho một loạt vấn đề toàn cầu, bao gồm xung đột Nga-Ukraine, giải trừ vũ khí nguyên tử và không phổ biến vũ khí nguyên tử, an ninh lương thực, an ninh năng lượng và thúc đẩy tầm nhìn tích cực về một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở (FOIP). Nên nhớ, các từ khóa về “tầm nhìn Indo-Pacific”, về FOIP là húy kỵ trong từ điển ngoại giao của Hà Nội cho tới những ngày gần đây.

Bản tin trên kênh chính thống này khiến độc giả liên tưởng tới một phóng sự dài hơi khác của tờ “Tuổi Trẻ”: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhận lời mời thăm Mỹ từ Tổng thống Joe Biden”. Nhưng khác với bản tin trên báo Chính phủ, phóng sự này của “Tuổi trẻ” không chỉ dài mà còn chi tiết, đề cập đến nhiều vấn đề cả vĩ mô lẫn vi mô của quan hệ song phương.

Điều lạ lùng là trong cuộc điện đàm tối 29/3 ấy (giờ Hà Nội), thật ra ông Biden chưa đưa ra lời mời chính thức đối với ông Trọng vào một thời điểm cụ thể nào cả. Hai bên chỉ “nhắc lại lời mời thăm cấp cao lẫn nhau” mà thôi. Hai nhà lãnh đạo được nói là đã “giao các cơ quan liên quan thu xếp thời gian thích hợp”. Nghĩa là động thái “cầm đèn chạy trước xe hơi” của tờ “Tuổi Trẻ” cũng như của hàng trăm tờ báo “lề phải” của Việt Nam dịp ấy dường như được “lệnh” từ một cơ quan tối cao nào đấy. Và đây cũng là một hành vi truyền thông hiếm hoi ở trong nước, vốn thường rất thận trọng đối với các cuộc viếng thăm cấp Nguyên thủ quốc gia. Trong những trường hợp ấy, chỉ có phát ngôn viên Bộ Ngoại giao mới có quyền ra tuyên bố.

Từ ngày ông Trọng và ông Biden điện đàm cho đến khi tin về Ngoại trưởng Blinken sẽ có mặt ở Việt Nam từ 14 đến 16 tháng này, nhiều biến sự đã liên tiếp xảy ra trong bang giao Việt-Mỹ. Một dấu hiệu khá tích cực cho không khí mùa Hè này so với mùa Hè năm 2022, là mặc dầu trước chuyến thăm Hà Nội của Ngoại trưởng Mỹ, Việt Nam vẫn đón Phó Thủ tướng Nga, nhưng Hoa Thịnh Ðốn đã không cancel (hủy bỏ) chuyến thăm của ông Blinken như năm 2022 họ đã làm.

Trước khi đáp chuyên cơ sang Hà Nội lần này, Ngoại trưởng Blinken đã tháp tùng Tổng thống Biden thăm Anh và Ái Nhĩ Lan. Giới phân tích không biết chắc chắn nhưng phỏng đoán, Ngoại trưởng Blinken phải có một thông điệp gì đấy rất quan trọng từ Tổng thống, nên từ Ái Nhĩ Lan ông Blinken bay thẳng sang Hà Nội. Ngoại trưởng Blinken chưa sang đến nơi mà tin đã rò rỉ cho truyền thông quốc tế, là ông sẽ được Tổng Bí thư Trọng và Thủ tướng Chính tiếp đón, ngoài cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Sơn, tất nhiên!

Sự Phân Biệt Tế Nhị Về Khánh Tiết

Nên nhớ hồi tháng 8/2021, Phó Tổng thống Kamala Harris là quốc khách có hạng mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn không dành thời gian tiếp bà, trong khi Thủ tướng Tân Gia Ba đón, hội đàm, cùng họp báo với yếu nhân số hai này của Tòa Bạch Ốc. Nhưng lần này mọi chuyện có vẻ khác năm xưa! Các bỉnh bút quốc tế đặt câu hỏi: Liệu chuyến đi của Blinken có mang lại việc “nâng cấp chiến lược” cho quan hệ giữa Hoa Kỳ với một Việt Nam thân thiện với Trung Quốc? Chuyến đi của Blinken là một phần trong nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm “nâng cấp quan hệ ngoại giao” với Việt Nam, vốn bị do dự trong “quá trình nâng cấp”. Nguyên nhân do dự được cho là những quan ngại của Hà Nội, sợ sẽ bị Bắc Kinh phật ý. Chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ lần này có thể đặt nền móng cho chuyến thăm chính thức của Tổng thống Joe Biden. Không ngẫu nhiên, “từ bên thứ ba”, dồn dập một loạt các tín hiệu: Tờ “Thời báo hoàn cầu”, một phiên bản từ nhật báo của ĐCSTQ, ngày 9/4 vừa nhắc nhở Việt Nam: Chuyến thăm Việt Nam của Blinken “sẽ không ảnh hưởng đến chiến lược tổng thể của Hà Nội do những lo ngại cố hữu và cơ cấu”. Nếu có nâng cấp thì chỉ nên hợp tác về kinh tế, khoa học và kỹ thuật, cần tránh về Biển Đông, vì dễ rơi vào ‘cạm bẫy” của đối đầu.

Chưa hết, trong điện đàm giữa tân Thủ tướng Lý Cường (Ngày 4/4) và tân Ngoại trưởng Tần Cương (28/3) với Thủ tướng Phạm Minh Chính và Ngoại trưởng Bùi Thanh Sơn, các bên cùng nhắc lại về “tình hữu nghị truyền thống ‘vừa là đồng chí, vừa là anh em’ do Hồ Chủ tịch và Mao Chủ tịch đích thân gây dựng và dày công vun đắp” như sợ ông Chính và ông Sơn quên cam kết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Bắc Kinh, Việt Nam và Trung Quốc là hai nước Xã hội chủ nghĩa có chung vận mệnh. Những động thái liên tiếp này của Bắc Kinh càng khiến dư luận cho rằng, thông điệp của Ngoại trưởng Blinken lần này phải có gì đấy khác thường. Chuyện ông Blinken sẽ dự Lễ động thổ xây tòa Đại sứ quan Hoa Kỳ ở Quận Cầu Giấy sắp tới cũng có ý nghĩa, giống như Phó Tổng thống Harris từng chứng kiến lễ ký thỏa thuận cho thuê đất xây trụ sở Tòa Ðại sứ tại Hà Nội ngày 25/8/2021. Nhưng biến sự này chưa đủ mạnh để ông Tổng Bí thư Việt Nam cho truyền thông tiết lộ trước là sẽ nghênh tiếp ông Ngoại trưởng Hoa Kỳ.

“Chọn Một Dòng hay Để Nước Trôi?”

Phải chăng, giờ là lúc các nhà cầm quyền cao nhất của Việt Nam buộc phải quyết, không thể “bâng khuâng đứng giữa đôi giòng nước…” mãi nữa! Kinh tế Tp. HCM quý I chỉ tăng trưởng 0,7%. Hàng loạt các thành phố trực thuộc trung ương không khá hơn bao nhiêu. Trong khi đó, 50 doanh nghiệp khủng của Mỹ vừa đến Việt Nam cùng bàn với chủ nhà “dọn ổ” như thế nào để giữ chân các “đại bàng”? Cả Giáo sư Carl Thayer lẫn ông Lê Đăng Doanh, Cố vấn cao cấp cho nhiều đời Tổng Bí thư và Thủ tướng trước đây đều cho rằng, tình thế đã đến lúc hai nước nên chính thức nâng cấp quan hệ từ Đối tác toàn diện lên Đối tác chiến lược. Việc nâng cấp quan hệ sẽ “có lợi” về mọi mặt, nhất là về kinh tế và sẽ giúp “nâng cao vị thế của Việt Nam” trong lĩnh vực an ninh toàn cầu. Các bình luận không loại trừ khả năng chuyến thăm của ông Trọng tới Mỹ vào tháng 7 tới đây cũng đang được cân nhắc. Các nguồn tin ngoại giao xác nhận rằng có các kế hoạch đang được tiến hành để lãnh đạo Việt Nam thăm Hoa Thịnh Ðốn. Nguyễn Tiến Lập, một Luật sư ở Hà Nội, người chính thức là Giám đốc điều hành của công ty tư vấn kinh doanh quốc tế đầu tiên được thành lập tại Việt Nam, cho biết mối quan hệ chặt chẽ hơn sẽ giúp “tăng cường sự tin tưởng lẫn nhau về chính trị” giữa Hoa Thịnh Ðốn và Hà Nội.

Mặc dù bất kỳ sự nâng cấp quan hệ đối tác nào, dù lên “chiến lược” hay lên “chiến lược toàn diện” giữa Mỹ và Việt Nam đều khó có thể được công bố cho đến khi Tổng thống Joe Biden và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gặp nhau trực tiếp. Nhưng một Tuyên bố chung hay một Thông cáo báo chí (nếu có) khi kết thúc chuyến thăm của Ngoại trưởng Blinken có thể sẽ tiết lộ manh mối quan trọng về hướng đi của mối quan hệ song phương trong những tuần, những tháng tới đây. Vẫn có một luồng hy vọng khá mạnh mẽ trong giới quan sát, rằng, tháng 5 tới đây, Tổng thống Biden sẽ bay sang Hiroshima (Nhật Bản) tham dự Hội nghị G7. Thông điệp của ông gửi cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, qua Ngoại trưởng Blinken, nếu được đón nhận tích cực, biết đâu Tổng thống sẽ quyết định ghé qua Hà Nội để làm nên một chuyến công du lịch sử!

Cho đến nay, mọi chuyện vẫn chưa có gì là chắc chắn. Một động thái đóng cửa trên biên giới Trung-Việt, giống như vài năm gần đây – khiến hàng triệu hộ kinh doanh Việt Nam điêu đứng – không có gì loại trừ là sẽ không tái lập. Cũng như ít ai ngờ, sau khi tặng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cái Huân chương mang đầy những đầu lâu người, Trung Quốc vẫn không ngừng quấy rối các hoạt động thăm dò khí đốt của Việt Nam. Một tàu khảo sát nặng 2.600 tấn của Trung Quốc đã lai vãng trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam từ ngày 9/3/2023 cho đến ngày 25/3/2023. Cho nên ai dám chắc, ông Biden thăm Việt Nam tháng 5 hoặc ông Trọng sang Mỹ tháng 7 tới? Hay là một kịch bản thứ ba: Sẽ chẳng có chuyến thăm nào? Ai là người quyết định tối hậu? Ấy là ĐCSTQ, nếu Trung Quốc gây căng thẳng trong thời khắc then chốt đối với vận mệnh khốn khó của ĐCSVN đang vật vã với những thách thức cả về nội trị lẫn ngoại giao, thì mọi chuyện lại có thể “về lại điểm không”.


Ngoại Trưởng Mỹ Sẽ Động Thổ Tòa Đại Sứ Mới, Nêu Vấn Đề Nhân Quyền Khi Thăm Hà Nội


(Hình: Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken sẽ tham gia động thổ khu phức hợp trụ sở Tòa Ðại sứ mới của Hoa Kỳ ở Hà Nội khi đến thăm Việt Nam cuối tuần này.)

-Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken sẽ động thổ công trình xây dựng Tòa Ðại sứ mới của Hoa Kỳ ở Hà Nội khi đến thăm thủ đô Việt Nam cuối tuần này và sẽ nêu vấn đề nhân quyền khi gặp mặt các lãnh đạo Cộng sản Việt Nam, Phụ tá Bộ trưởng Ngoại giao Daniel Kritenbrink cho biết.

Ngoại trưởng Blinken đang tháp tùng Tổng thống Joe Biden tới Anh và Ái Nhĩ Lan trước khi tiếp tục với chuyến công du của riêng mình tới Việt Nam và Nhật Bản, từ ngày 14 đến 18, theo Bộ Ngoại giao Mỹ.

Thông báo về chuyến thăm của ông Blinken, Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 12/4 cho biết Ngoại trưởng Mỹ sẽ đến Hà Nội từ ngày 14 đến 16, theo lời mời của Ngoại trưởng Bùi Thanh Sơn.

“Ngoại trưởng Blinken sẽ gặp các viên chức cấp cao ở Việt Nam để tiếp tục tạo đà sau cuộc điện đàm của Tổng thống (Joe) Biden với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào cuối tháng trước”, ông Kritenbrink, hiện đặc trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương sau khi kết thúc nhiệm kỳ Ðại sứ Mỹ tại Hà Nội hồi tháng 4/2021, nói hôm 10/4 khi thông báo với phóng viên về chuyến thăm Á Châu của Ngoại trưởng Blinken.

Ông Kritenbrink, người tiếp quản chức Ðại sứ Mỹ ở Việt Nam sau ông Ted Osius và có người kế nhiệm là ông Marc Knapper, còn cho biết rằng Ngoại trưởng Blinken sẽ tham gia động thổ khu phức hợp trụ sở mới của Tòa Ðại sứ ở Hà Nội.

“Thật đáng kinh ngạc khi nghĩ rằng chưa đầy 30 năm sau khi bình thường hóa quan hệ và có Tòa Ðại sứ đầu tiên của chúng tôi ở Hà Nội năm 1995, chúng tôi giờ đây đang bắt tay vào xây dựng một biểu tượng mới tuyệt đẹp về cam kết của Hoa Kỳ đối với quan hệ đối tác và tình hữu nghị lâu dài của chúng tôi với Việt Nam”, ông Kritenbrink nói.

Cựu Ðại sứ Mỹ tại Việt Nam còn cho biết Mỹ và các đối tác Việt Nam hôm 10/4 đã ký thỏa thuận về các điều kiện xây dựng tòa Ðại sứ mới để “biến dự án được mong đợi từ lâu thành hiện thực”.

Chính phủ Mỹ và Việt Nam hồi tháng 8/2021 đã ký thỏa thuận về địa điểm xây dựng Tòa Ðại sứ mới khi Phó Tổng thống Kamala Harris tới thăm Hà Nội và chứng kiến lễ ký kết. Theo Tòa Ðại sứ Hoa Kỳ, ngân sách dành cho dự án của phía Hoa Kỳ là khoảng 1,2 tỉ Mỹ kim và khu đất được thuê 99 năm, nơi cơ quan ngoại giao mới của Hoa Kỳ sẽ được xây dựng, có diện tích 3,2 hecta.

Hiện tại Tòa Ðại sứ lớn nhất của Hoa Kỳ trên thế giới là ở thủ đô Baghdad của Iraq, trên diện tích 104 hecta với khoản đầu tư 750 triệu Mỹ kim vào năm 2012. Vào năm 2021, Hoa Kỳ cũng đã động thổ xây dựng tòa nhà phụ của Tòa Ðại sứ ở Vọng Các, thủ đô của Thái Lan, với khoản đầu tư 625 triệu Mỹ kim ngay sau khi công bố thỏa thuận xây Tòa Ðại sứ mới ở Hà Nội, cho thấy cam kết ngày càng tăng của Hoa Kỳ ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Chuyến thăm của ông Blinken sẽ diễn trong khi Hoa Kỳ và Việt Nam kỷ niệm 10 năm kể từ ngày thiết lập quan hệ đối tác toàn diện và trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Biden xem Việt Nam là một đối tác quan trọng trong chính sách tăng cường sự hiện diện của Hoa Kỳ ở khu vực nơi Trung Quốc đang ngày càng bành trướng sức mạnh.

Mặc dù không tiết lộ ông Blinken sẽ gặp gỡ những lãnh đạo nào của Cộng sản Việt Nam cuối tuần này, nhưng ông Kritenbrink cho biết Ngoại trưởng Hoa Kỳ sẽ nêu vấn đề nhân quyền trong chuyến thăm quốc gia Đông Nam Á do Đảng Cộng sản cầm quyền, mà chính phủ Mỹ cùng các tổ chức quốc tế nhiều lần chỉ trích về hồ sơ nhân quyền chưa được tốt đẹp.

“Có một số vấn đề liên quan đến nhân quyền mà tôi tin rằng Ngoại trưởng (Blinken) sẽ nêu ra”, ông Kritenbrink nói. “Đánh giá công bằng về tình hình nhân quyền ở Việt Nam, ta thấy đó là bức tranh có các mảng sáng tối lẫn lộn, bao gồm một số tiến bộ quan trọng. Nhưng tôi nghĩ, cũng có một số quan ngại đánh kể về mặt tự do ngôn luận, đặc biệt là trên mạng, và một số vấn đề liên quan đến tự do tôn giáo”.

Hôm 12/4, nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam kết án nhà hoạt động và blogger Nguyễn Lân Thắng 6 năm tù với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” mà các tổ chức nhân quyền lên án.

Báo cáo nhân quyền của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, do Ngoại trưởng Blinken công bố hôm 20/3, nêu lên các vi phạm về nhân quyền của chính quyền Việt Nam. Quốc gia Đông Nam Á cũng bị Hoa Kỳ đưa vào “Danh sách theo dõi đặc biệt” vì “vi phạm nghiêm trọng tự do tôn giáo”. Việt Nam, tuy nhiên, đã phản bác các báo cáo của Mỹ, cho rằng Việt Nam tôn trọng nhân quyền và người dân có tự do tôn giáo ở trong nước.

Trả lời câu hỏi của Nike Ching, phóng viên VOA chuyên trách Bộ Ngoại giao ở thủ đô Hoa Thịnh Ðốn, về việc liệu trường hợp của nhà báo Phạm Đoan Trang và nhà hoạt động môi trường Ngụy Thị Khanh sẽ được nêu khi ông Blinken đến thăm Việt Nam hay không, ông Kritenbrink đưa ra nhận xét rằng “đã có một xu hướng đáng lo ngại là quấy rối, bắt bớ và các bản án khắc nghiệt nhắm vào các công dân, nhà báo và nhà hoạt động ở Việt Nam chỉ vì họ thực thi quyền bày tổ quan điểm và ý kiến của mình”.

Từ kinh nghiệm của mình khi là Ðại sứ Mỹ tại Việt Nam, ông Kritenbrink cho biết ông luôn nhấn mạnh rằng lợi ích của Hoa Kỳ là hỗ trợ sự phát triển cho “một Việt Nam vững mạnh, thịnh vượng và độc lập, nhưng tất nhiên chúng tôi tin rằng Việt Nam và tất cả các nước sẽ vững mạnh hơn, thịnh vượng hơn và an ninh hơn khi Việt Nam cũng bảo đảm các quyền cơ bản của công dân”.

Theo Báo Chính phủ, ông Blinken dự kiến sẽ trao đổi về tầm nhìn chung về một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương kết nối, thịnh vượng, hòa bình và tự cường.

Mỹ hiện là thị trường xuất cảng lớn nhất của Việt Nam và quốc gia Đông Nam Á là đối tác thương mại lớn thứ 8 của Hoa Kỳ, với giá trị thương mại hai chiều lên đến hơn 100 tỉ Mỹ kim hàng năm, theo ông Kritenbrink cho biết.

“Việt Nam hiện là trung tâm của chuỗi cung ứng toàn cầu”, ông Kritenbrink nói, khi được phóng viên hỏi về việc liệu Việt Nam có được xem là sự thay thế hoàn toàn hoặc một phần cho sự phụ thuộc của Mỹ vào Trung Quốc để sản xuất hàng hóa hay không.

Ông Kritenbrink cho biết Việt Nam là đối tác đáng tin cậy của Mỹ và hầu hết các công ty lớn nhất và quan trọng nhất của Mỹ đều đã có mặt tại Việt Nam.

“Tôi tin tưởng rằng Ngoại trưởng Blinken sẽ giúp thúc đẩy mối quan hệ đối tác của chúng tôi hơn nữa trong chuyến thăm quan trọng sắp tới của ông (đến Hà Nội)”, ông Kritenbrink nói, và cho biết lý do hàng đầu cho chuyến thăm của ông Blinken là để đưa quan hệ đối tác Mỹ-Việt lên một tầm cao mới.


Cao Bằng: Chính Quyền CS Tháo Phông Bàn Thờ, Ép Tín Đồ Dương Văn Mình Bỏ Đạo!


(Hình: Bàn thờ của một gia đình theo đạo Dương Văn Mình trước và sau khi bị phá ngày 2/8/2022 ở Nà Héng, Nam Quang, Bảo Lâm, Cao Bằng.)

-Các tín đồ của tín ngưỡng có tên Dương Văn Mình ở xã Nam Quang, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng cho Ðài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) biết rằng vào ngày 5/4/2023, nhà cầm quyền địa phương cử 15 cán bộ xã vào xóm Nà Héng để phá bàn thờ và ép những người dân tộc H’mong theo đạo Dương Văn Mình ký vào giấy cam kết bỏ đạo.

Các tín đồ cho biết đoàn chính quyền đã chặn đường 7 tín đồ và ép họ ký vào bản cam kết bỏ đạo. Khi họ từ chối ký thì chính quyền được cho là đã khống chế chân tay để bôi mực và ấn vân tay của họ vào các tờ giấy cam kết này.

Các nạn nhân bao gồm ông Lý Văn Chi, ông Hoàng Văn Chạ, ông Mã Văn Chầu, ông Mã Văn Sùng, ông Đào Văn Sử và bà Đào Thị Pè.

Trao đổi với VOA, ông Lý Văn Chi thuật lại sự việc xảy ra hôm 5/4:
“…Cán bộ xã bảo dừng xe, ký cam kết…nhưng chúng tôi không nhất trí….Họ ép buộc ký…”

Ông Hoàng Văn Thành, một người đại diện và đồng thời là người thông dịch cho ông Chi do ông không rành tiếng Kinh, nói với VOA:
“Hôm đấy ông Chi đi chợ khoảng 9 giờ sáng hơn thì gia đình điện cho ông Chi bảo rằng về nhà đi vì có đoàn chính quyền đến nhà tháo dỡ phông bàn thờ. Ông Chi liền quay từ chợ về cách nhà 300m thì ông Chi gặp đoàn chính quyền, họ dừng xe ông. Họ nói ‘yêu cầu anh từ nay không treo cái phông kia nữa. Chúng tôi có bản cam kết để anh tự nguyện ký bỏ đạo, tín ngưỡng đó và không tin theo nữa. Nếu anh không nhất trí thì chúng tôi sẽ bắt buộc anh ký’”.

“Ông Chi không ký và bảo rằng ‘đó là con đường hợp với tôi’. Đoàn chính quyền cầm tay và kéo ông Chi điểm chỉ ký vào tờ cam kết. Ông Chi không chịu, ông làm rách tờ 1 thì chính quyền ép ký vào tờ 2. Sau khi kéo tay ông Chi điểm chỉ xong thì đoàn chính quyền đi về, không nói gì nữa”.

Ông Hoàng Văn Chạ, một nạn nhân khác cũng bị ép bỏ đạo, nói với VOA:
“Có một anh cầm tay trái tôi vặn về đằng sau, sau đó 5 người cầm tay của tôi điểm chỉ. Có anh trưởng công an xã đi từ bên phải bóp vào sườn của tôi”.

Khi được hỏi về việc bị chính quyền chặn đường và ép ký bỏ đạo, ông Chạ nói: “Tôi nghĩ chính quyền làm như thế là không đúng pháp luật. Ép người dân như vậy là quá đáng đối với người dân… Làm như vậy sẽ làm cho bà con hoang mang”.

Ông Chạ nói về đạo Dương Văn Mình: “Đó là một điều tốt. Khi chúng tôi lớn lên, cha mẹ chúng tôi đã theo. Chúng tôi thấy điều đó là đúng với phong tục của người H’mong và không có gì sai pháp luật. Điều đó rất tốt đối với bản thân tôi và với người H’mong theo Dương Văn Mình”.
VOA đã liên lạc chính quyền xã Nam Quang, và chính quyền huyện Bảo Lâm, kể cả Ủy ban Nhân dân tỉnh Cao Bằng, đề nghị họ cho ý kiến về các cáo buộc trên, nhưng chưa được phản hồi.

Hồi tháng 3/2023, chính quyền huyện Bảo Lâm tổ chức một hội nghị “tổng kết cao điểm 100 ngày đấu tranh xóa bỏ “tổ chức bất hợp pháp” Dương Văn Mình, ca ngợi thành tích về việc “kiềm chế, kéo giảm sâu và dần thu hẹp phạm vi ảnh hưởng của tín ngưỡng này trên địa bàn huyện”.
“Đến nay, trên địa bàn huyện không còn ‘nhà đòn’ và ‘tấm phông trắng’; 100% điểm, nhóm không tổ chức ‘Tết chung’; có 11.091/13.108 hộ đã ký cam kết (đạt 86,4%)”, đài truyền hình Cao Bằng cho biết trong một bản tin hôm 11/3.

Truyền thông địa phương cho biết đây là nỗ lực của các cấp chính quyền do Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh chỉ đạo về “đấu tranh, ngăn chặn, tiến tới xóa bỏ tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình trên địa bàn tỉnh”.

Từ Đức, ông Vũ Quốc Dụng, Giám đốc Điều Hành của tổ chức nhân quyền VETO!, nêu nhận định với VOA về việc chính quyền Việt Nam xóa bỏ đạo Dương Văn Mình:
“Hiện nay nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đang tiến hành chiến dịch xóa bỏ đạo Dương Văn Mình, một đạo đặc biệt của người dân tộc H’mong, tập trung ở 4 tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, và Tuyên Quang”.

“Chính quyền Cộng sản Việt Nam gọi đạo Dương Văn Mình là một tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình. Ban đầu Cộng sản Việt Nam gọi họ là tổ chức tôn giáo bất hợp pháp, nhưng dần dần họ bỏ chữ ‘tôn giáo’ đi để tránh việc bị cho là đàn áp tôn giáo”.

Chiến dịch xóa bỏ đạo Dương Văn Mình bắt đầu từ tháng 12/2021 khi ông Dương Văn Mình, người sáng lập, bị chết do bệnh ung thư. Nhân dịp đó, nhà cầm quyền ra tay đàn áp.
“Chiến dịch xóa bỏ này dùng các biện pháp như hăm dọa, bắt giữ, kết án tù, phá nhà bảo quản đồ tang lễ, phá các bàn thờ, bắt ký giấy cam kết bỏ đạo, cấm không được tập trung cầu nguyện vào ngày Chủ Nhật, phá các đám tang…”.


(15 tín đồ H’mong theo đạo Dương Văn Mình bị phạt hơn 38 năm tù.)

Nhận định về tính hợp pháp của các hành động cấm đoàn này, ông Dụng nói:
“Cho đến bây giờ chính quyền không có bằng chứng nào cho những lời kết tội họ, cho rằng đây là tổ chức mê tín, nhằm có các hoạt động xưng vua, hay thành lập ra các khu tự trị…Các cáo buộc đó nhà nước không chứng minh được. Tuy nhiên, nhà nước vẫn đưa ra các chính sách xóa bỏ, cấm cản”.

“Cho đến bây giờ đặc điểm của chiến dịch này là không có văn bản. Tất cả đều nói rằng họ đều làm theo cấp trên và họ tiếp tục thi hành các biện pháp rất dã man... Điều này nói lên tính chất vô pháp – không dựa vào luật pháp, không dựa vào Hiến pháp hay bất cứ đạo luật nào tại Việt Nam”, ông Dụng cho biết thêm.
Vào tháng trước, chính phủ và Bộ Công an CSVN, trực tiếp là Cục An ninh nội địa, đã đề nghị công an các tỉnh Tuyên Quang, Cao Bằng, Thái Nguyên, Bắc Kạn xây dựng các mục tiêu, lộ trình, thông qua việc huy động cả hệ thống chính trị tham gia, để “đấu tranh, xóa bỏ tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình”.

Theo luật pháp Việt Nam hiện nay, người dân có quyền theo bất kỳ tín ngưỡng, tôn giáo nào mà họ mong muốn. Pháp luật cũng không có quy định nào cấm người dân không được tham gia các tôn giáo chưa đăng ký với chính quyền, kể cả các tôn giáo mà báo chí nhà nước dán nhãn “tà đạo”.

Từ trước đến nay, chính quyền Việt Nam bác bỏ các cáo buộc vi phạm tự do tôn giáo, tín ngưỡng.
Trong một văn bản phản hồi lời đề nghị đưa ra bình luận của VOA vào tháng 11/2022, Bộ Ngoại giao Việt Nam viết: “Việt Nam luôn thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, quyền theo hoặc không theo tôn giáo của người dân, bảo đảm sự bình đẳng, không phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo, tín ngưỡng, bảo hộ hoạt động của các tổ chức tôn giáo bằng pháp luật”.


Luật Sư Đặng Đình Mạnh Không Có Mặt Theo Lệnh Triệu Tập Lần 2 Của Công An Long An


(Hình: Năm Luật sư bào chữa cho Tịnh thất Bồng Lai, từ trái qua: Trịnh Vĩnh Phúc, Đặng Đình Mạnh, Nguyễn Văn Miếng, Ngô Thị Hoàng Anh và Đào Kim Lân.)

-Luật sư Đặng Đình Mạnh, một trong năm người tham gia bào chữa cho các bị cáo trong vụ Tịnh Thất Bồng Lai, vào ngày 12/4/2023 không có mặt theo lệnh triệu tập lần thứ hai của Công an Long An.

Cơ quan Cảnh sát Điều tra thuộc Công an tỉnh Long An cho truyền thông nhà nước biết như vừa nêu. Cũng theo cơ quan Cảnh sát Điều tra, lệnh triệu tập lần thứ hai đối với Luật sư Đặng Minh Mạnh là do có tin báo tội phạm từ Cục An ninh mạng & Phòng chống tội phạm sử dụng kỹ thuật cao (A05-Bộ Công an). Tin báo cho rằng đã phát giác Luật sư Đặng Đình Mạnh có hành vi phát tán trên mạng video clip hình ảnh, bài viết bị cho có dấu hiệu lợi dụng quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền lợi hợp pháp của tổ chức, cá nhân theo Điều 331 Bộ luật Hình sự.
Trong năm Luật sư tham gia bào chữa cho các bị cáo trong vụ Tịnh Thất Bồng Lai, còn Luật sư Đào Kim Lân cũng bị tố cáo như vừa nêu.

Vào đầu tháng ba vừa qua, Công an Long An đã gửi giấy triệu tập lần thứ nhất cho cả năm Luật sư trong nhóm. Tuy nhiên, chỉ có 2 Luật sư Trịnh Vĩnh Phúc và Ngô Thị Hoàng Anh đến Công an Long An làm việc. Đến thời điểm này, theo ghi nhận của Ðài Á Châu Tự Do (RFA), không bên nào tiết lộ nội dung của buổi làm việc trên.
Luật sư Đào Kim Lân không đến làm việc theo giấy triệu tập nhưng trước đó (28/2) ông có đơn kêu cứu khẩn cấp và đơn khiếu nại gởi đến các cơ quan trung ương của Việt Nam, trong đó có Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Bộ trưởng Công an, Văn phòng Chính phủ, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Cục An ninh mạng.

Trong đơn, Luật sư Lân bày tỏ băn khoăn về tính khách quan của việc giao cho Công an Long An xem xét sự việc vì trước đó ông và bốn đồng nghiệp đã viết đơn tố cáo Công an, Viện Kiểm sát Nhân dân, và Tòa án Nhân dân tỉnh Long An có nhiều vi phạm trong quá trình tố tụng của vụ án.
Ông cũng cho rằng ông đang cư trú và làm việc tại Sài Gòn nơi ông đăng tải thông tin về vụ án Tịnh thất Bồng lai lên Facebook và Youtube, do vậy, nếu cần, thì Công an Tp. HCM mới là cơ quan có thẩm quyền xem xét liệu ông có vi phạm Điều 331 hay không.

Một tuần sau, Liên đoàn Luật sư Việt Nam và Bộ Công an trả lời đơn của Luật sư Lân. Tuy nhiên, Thanh tra Bộ Công an đã gửi lại văn bản này cho nhà chức trách tỉnh Long An để giải quyết.


PVI Tạm Ứng 1,18 Tỉ Đồng Cho Gia Đình Phi Công Vụ Máy Bay Bell 505 Rơi


(Ảnh: Doanh nghiệp bảo hiểm đã tạm ứng bồi thường cho gia đình phi công.)

-Bảo hiểm dầu khí Việt Nam (PVI) đã tạm ứng 1,18 tỉ đồng bồi thường cho gia đình phi công lái trực thăng Bell 505 chở 5 người rơi trên biển Hải Phòng-Quảng Ninh.

Cục Quản lý, Giám sát Bảo hiểm thuộc Bộ Tài chánh cho truyền thông hay tin trên trong ngày 12/4/2023, sau khi nhận được báo cáo của doanh nghiệp bảo hiểm.

Báo cáo thể hiện, PVI đã tạm ứng chi trả bồi thường cho gia đình đại tá Chu Quang Minh, phi công lái trực thăng Bell 505 với số tiền là 50.000 Mỹ kim (tương đương 1,18 tỉ đồng). Số tiền còn lại sẽ được PVI trả ngay sau khi hoàn tất các thủ tục liên quan theo quy định của Đơn bảo hiểm.

PVI cho biết hiện doanh nghiệp cung cấp các chương trình bảo hiểm cho Công ty Trực thăng miền Bắc - Tổng công ty Trực thăng Việt Nam (VNH). Trong đó, PVI cung cấp hai đơn bảo hiểm là: Đơn bảo hiểm thân trách nhiệm hàng không và bảo hiểm tai nạn cho tổ bay.

Với hành khách đi trên trực thăng, loại bảo hiểm mà VNH mua có sự khác biệt với bảo hiểm tai nạn cho phi công, được gọi là bảo hiểm trách nhiệm pháp lý của hãng trực thăng với khách hàng. Cụ thể, hãng bảo hiểm là đơn vị gián tiếp bồi thường cho hành khách. Công ty trực thăng VNH có trách nhiệm pháp lý với hành khách theo quy định của Luật Hàng không; còn bảo hiểm PVI là bên đứng ra bảo hiểm cho trách nhiệm đó của VNH.

Trước đó, ngày 5/4, máy bay trực trăng Bell 505 số hiệu VN-8650, chở năm người (gồm phi công và bốn hành khách, quốc tịch Việt Nam gồm một nam, ba nữ, trú tại Đà Nẵng), thực hiện bay du lịch ngắm cảnh vịnh Hạ Long.

Trực thăng Bell 505 sau đó mất liên lạc với đài chỉ huy tại khu vực biển thuộc địa phận xã Gia Luận, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng. Vị trí máy bay trực thăng Bell 505 gặp nạn rơi ở vịnh Trà Báu, thuộc quần đảo Cát Bà, thành phố Hải Phòng. Sự việc đã khiến phi công và bốn hành khách thiệt mạng.


Ủy Ban Âu Châu Theo Dõi Dư Lượng Thuốc Trừ Sâu Trong Bún, Phở Việt Nam


(Hình: Thị trường bún, phở, mì... sản xuất từ gạo của Việt Nam là rất lớn tại EU.)

-Trong ngày 12/4/2023, Cục Xúc tiến Thương mại thuộc Bộ Công thương cho truyền thông hay bún, phở, bánh đa (sản xuất từ gạo) được nhập cảng từ Việt Nam sẽ bị Ủy ban Âu Châu (EC) theo dõi dư lượng thuốc trừ sâu.

Cục cho biết Thương vụ Việt Nam tại Bỉ và Liên Hiệp Âu Châu (EU) cảnh báo, nếu doanh nghiệp Việt Nam không quản lý tốt dư lượng thuốc trừ sâu (hoạt chất 2-chloroethanol) trên các sản phẩm bún, phở, bánh đa sản xuất từ gạo thì không loại trừ việc EC sẽ đưa nhóm hàng này vào diện kiểm tra an toàn thực phẩm như mì ăn liền.

Cũng theo Thương vụ Việt Nam tại Bỉ, trong năm 2023, EU sẽ tập trung sửa đổi rất nhiều quy định mức dư lượng tối đa thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật tại Quy định (EC) số 396/2005 đối với các nhóm sản phẩm rau, củ, quả tươi và đông lạnh; nhóm các loại hạt, điều, cà phê, chè, nhóm sản phẩm gia vị, ngũ cốc, hạt có dầu và sản phẩm động vật trên cạn, thịt các loại, trứng sữa, mật ong….

Hôm cuối tháng 1/2023, Bộ Công thương cho biết, EU đã công bố danh sách kiểm soát an toàn thực phẩm trong sáu tháng đầu năm 2023. Theo đó, trái thanh long và mì tôm của Việt Nam khi xuất cảng vào thị trường EU tiếp tục bị kiểm tra tại cửa khẩu về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.

Thanh long và mì tôm vẫn nằm trong phụ lục II với yêu cầu chứng nhận thuốc bảo vệ thực vật của Việt Nam và tần suất kiểm tra tại cửa khẩu EU là 20%.

Sản phẩm mì tôm Việt Nam nhiều lần bị EU và một số nước khác cảnh báo do chứa hóa chất bị cấm. Hôm tháng 7 năm 2022, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) Đài Loan cho biết đã tiêu hủy một số lô hàng mì ăn liền từ Việt Nam do dư lượng ethylene oxide, một loại hóa chất bị cấm ở Đài Loàn được phát giác trong gói gia vị của gói mì hiệu JINRO RAMEM.

Cũng trong tháng 7/2022, Đức, Ba Lan, Malta đã gửi cảnh báo, thu hồi hoặc trả lại sản phẩm mì ăn liền hương vị gà, mì ăn liền hương vị cà ri, bánh phở nhập cảng từ Việt Nam do vi phạm quy định về an toàn thực phẩm của EU.


Nam Hàn Thu Hồi Sản Phẩm Ớt Việt Nam Do Dư Lượng Thuốc Trừ Sâu Vượt Chuẩn


(Hình: Ớt Việt Nam được ưa chuộng tại thị trường Nam Hàn.)

-Bộ An toàn Thực phẩm và Dược phẩm Nam Hàn ra thông báo thu hồi ớt Việt Nam do phát giác dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng tiêu chuẩn gấp 10 lần.

Ngoài thu hồi, Bộ an toàn thực phẩm Nam Hàn còn thông báo ngừng bán ớt của Việt Nam. Truyền thông nhà nước loan tin trên trong ngày 12/4/2023, theo nội dung báo cáo của Thương vụ Việt Nam tại Nam Hàn.

Sản phẩm bị thu hồi là ớt Việt Nam có năm sản xuất 2021 và 2022 được nhập cảng từ Công ty trách nhiệm hữu hạn JM Food (Gongju-si, Chungcheongnam-do) và Công ty trách nhiệm hữu hạn Thực phẩm Daelim Global (Gangseo-gu, Busan). Co., Ltd. (Gyeongsan-si, Gyeongsangbuk-do). Sản phẩm được nhập cảng dưới dạng ớt đỏ đông lạnh, sấy khô và chia nhỏ để bán tại Nam Hàn.

Phía Nam Hàn cho biết trong các sản phẩm này có phát giác chất tricyclazole, loại thuốc trừ bệnh được sử dụng chủ yếu trong canh tác lúa, vượt tiêu chuẩn cho phép.

Theo Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam, năm 2022, Việt Nam xuất cảng được khoảng 4.900 tấn ớt, với kim ngạch đạt 11,9 triệu Mỹ kim. Thị trường chính của mặt hàng này là Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nam Hàn, các nước Ả Rập, Ấn Độ và Nga.

Nam Hàn là thị trường xuất cảng lớn thứ ba của Việt Nam. Trong hai tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất cảng của Việt Nam sang Nam Hàn đạt 3,79 tỉ Mỹ kim, tăng 2,1% so với cùng kỳ năm 2022 và chiếm 7,6% kim ngạch xuất cảng cả nước. Nhóm hàng gia vị, trong đó có ớt Việt Nam được thị trường này khá ưa chuộng.


Cựu Phó Giám Đốc Công An Hà Nội Nguyễn Anh Tuấn Bị Tước Hàm Thiếu Tướng


(Hình: Cựu Phó Giám đốc Công an Hà Nội Nguyễn Anh Tuấn.)

-Cựu Phó Giám đốc Công an Hà Nội Nguyễn Anh Tuấn bị tước hàm Thiếu tướng do “môi giới hối lộ, nhận gần 43 tỉ đồng để chạy án cho 2 người trong vụ các chuyến bay giải cứu”.

Quyết định tước hàm Thiếu tướng đối với cựu Phó Giám đốc Công an Hà Nội Nguyễn Anh Tuấn do Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ký và truyền thông loan tin ngày 12/4/2023.

Ông Nguyễn Anh Tuấn bị Cơ quan An ninh Điều tra thuộc Bộ Công an kết luận nhận hơn 2,6 triệu Mỹ kim từ bà Nguyễn Thị Thanh Hằng - cựu Phó tổng Giám đốc Công ty Bluesky - để chạy cho bản thân bà Hằng và ông Lê Hồng Sơn - Tổng Giám đốc Công ty Bluesky - không bị xử phạt hình sự.

Hai người này bị cáo buộc móc nối, đưa hối lộ cho các bị can có thẩm quyền hơn 38 tỉ đồng để xin phép thực hiện 109 chuyến bay combo đưa người Việt bị kẹt ở ngoại quốc trong đợt dịch COVID-19 về nước.

Cơ quan An ninh Điều tra kết luận từ tháng 1/2022 đến tháng 12/2022, ông Nguyễn Anh Tuấn nhận lời làm trung gian và nhận tiền từ bà Nguyễn Thị Thanh Hằng rồi liên lạc với ông Hoàng Văn Hưng- Trưởng Phòng Điều tra Cục An ninh Điều tra Bộ Công an và là điều tra viên thụ lý chính vụ án “các chuyến bay giải cứu” với mục đích chạy cho bà Hằng và ông Sơn khỏi bị xử phạt hình sự.

Cơ quan An ninh Điều tra xác định ông Tuấn nhận hơn 2,6 triệu đô là từ bà Hằng; và ông Tuấn Khai đã chi tổng cộng 800.000 Mỹ kim cho ông Hoàng Văn Hưng. Hành vi nhận tiền của ông Hưng bị cho đủ yếu tố cấu thành tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Vào ngày 4/4 vừa qua, Cơ quan An ninh Điều tra thuộc Bộ Công an cho biết đã hoàn tất kết luận điều tra vụ án “các chuyến bay giải cứu” và đã chuyển hồ sơ sang Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao đề nghị truy tố 54 người về năm tội danh gồm “đưa hối lộ, nhận hối lộ, môi giới hối lộ, lợi dụng chức vụ/quyền hạn trong khi thi hành công vụ, và lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.


Vụ Án Cây Xanh Liên Quan Cựu Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung Phải Điều Tra Bổ Sung


(Hình: Ông Nguyễn Đức Chung trước tòa.)

-Vụ án nâng khống giá cây xanh tại Thủ đô Hà Nội dính líu đến cựu Chủ tịch Nguyễn Đức Chung phải điều tra bổ sung.

Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao vừa ra thông báo về việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung như vừa nêu đối với vụ án nâng khống giá cây xanh tại Hà Nội dưới thời ông Nguyễn Đức Chung, và truyền thông nhà nước loan tin ngày 12/4/2023.

Vào ngày 22/3 vừa qua, Trung tướng Tô Ân Xô - phát ngôn nhân Bộ Công an, cho biết về biện pháp khởi tố ông Nguyễn Đức Chung về tội “lợi dụng chức vụ/quyền hạn trong khi thi hành công vụ” do dính líu hoạt động nâng khống giá cây xanh trồng tại thủ đô.

Ông Chung bị kết luận đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định của Nhà nước để Công ty Sinh Thái Xanh, Công ty cây xanh Hà Nội và ông Nguyễn Tuấn Nghĩa (là các công ty, cá nhân có mối quan hệ thân thiết với ông Chung) được Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội chỉ định đặt hàng thực hiện công tác trồng cây trên địa bàn thành phố trong thời gian từ năm 2016-2018.

Cơ quan công an xác định trong quá trình thực hiện hai hợp đồng (trong số 15 hợp đồng giữa Ban duy tu các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị và Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Công viên cây xanh Hà Nội), các bị can đã nâng khống giá một số loại cây (chủ yếu là cây chà là và cây bàng lá nhỏ, trong tổng số hơn 17 loại cây theo hợp đồng), gây thiệt hại tài sản nhà nước khoảng 30 tỉ đồng.

Vụ án này xảy ra tại thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, Ban Duy tu các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị thuộc Sở Xây dựng thành phố Hà Nội, Công ty Cây xanh Hà Nội và các đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan.

Đây là vụ án thứ tư của ông Nguyễn Đức Chung. Ông Chung đang thi hành tổng cộng 12 năm tù trong ba vụ án khác bao gồm: Chiếm đoạt tài liệu mật, mua sắm chế phẩm Redoxy-3C và can thiệp đấu thầu tại Sở Kế hoạch và Ðầu tư thành phố Hà Nội.


Cựu Giám đốc Sở Giáo Dục-Đào Tạo Thanh Hóa Phạm Thị Hằng Bị Truy Tố


(Hình: Bà Phạm Thị Hằng và các đồng phạm.)

-Bà Phạm Thị Hằng, Giám đốc Sở Giáo dục-Đào tạo tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2012-11/2020, bị truy tố tội “vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” với khung hình phạt từ 10-20 năm tù.

Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao ban hành cáo trạng truy tố đối với bà Phạm Thị Hằng như vừa nêu và truyền thông nhà nước loan tin ngày 12/4/2023.

Ngoài bà Hằng, 11 người khác bị cáo buộc đồng phạm gồm các ông/bà Lê Thế Sơn, Giám đốc Công ty Sách Thanh Hoá; Nguyễn Văn Phụng, nguyên Phó Trưởng phòng Kế hoạch-Tài chánh; Lê Văn Cương, nguyên Trưởng phòng Kế hoạch-Tài chánh; Trịnh Hữu Nghĩa, nguyên Trưởng phòng Kế hoạch-Tài chánh; Bùi Trí Thức, nguyên Chuyên viên Phòng Kế hoạch-Tài chánh Sở Giáo dục-Đào tạo; Đặng Xuân Minh, Chủ tịch, Tổng Giám đốc Công ty Thẩm định giá BTC VALUE; Nguyễn Quốc Việt, Thẩm định viên Công ty BTC VALUE; Hồ Thị Sáu, Giám đốc Khối thẩm định III Công ty BTC VALUE; Nguyễn Duy Linh, Giám đốc Công ty Nam Anh; Bùi Việt Long, nguyên Phó phòng Kinh doanh Công ty Hoàng Đạo; Vũ Thị Ninh, Kế toán trưởng Công ty Sách Thanh Hóa.

Cáo trạng nêu rằng bà Phạm Thị Hằng, nguyên Giám đốc Sở Giáo dục-Đào tạo Thanh Hóa, đã thông đồng với Công ty cổ phần Thẩm định giá BTC Value và nhà thầu là Công ty cổ phần Sách-Thiết bị trường học Thanh Hóa để thực hiện nhiều hành vi vi phạm quy định của Luật Đấu thầu, gây thiệt hại tài sản cho nhà nước hơn 20 tỉ đồng; riêng bà Hằng bỏ túi 3 tỉ đồng.

Bà Hằng bị khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam cùng tám người khác ngày 16/7/2021.

Cáo trạng cho thấy các thiết bị được cấp có hiệu quả đáp ứng được chương trình dạy học lớp từ năm học 2020-2021 nhưng một số máy điện toán khởi động chậm, quá trình sử dụng đôi khi máy bị treo, số lượng không đủ 1 cái/lớp nên đa số giáo viên sử dụng máy điện toán cá nhân để dạy học.

Ngoài ra, còn những thiếu sót khác được nói như bộ chữ cái số lượng không đủ để ghép tiếng, từ trong bài học; bộ sa bàn giáo dục giao thông, bộ tranh dạy học trực quan kích thước nhỏ, khó cho việc học sinh quan sát; tivi 32 inch quá nhỏ để lắp đặt và sử dụng trên lớp học; đầu VDV, máy chiếu ít sử dụng.


Giám đốc Công Ty DCB, Người Từng Tố Cáo Tân Hiệp Phát, Bị Truy Tố Tội Lừa Đảo


(Hình: Ông Nguyễn Văn Chung lúc bị công an khám xét nhà.)

-Ông Nguyễn Văn Chung – Tổng Giám đốc Công ty đo đạc, thiết kế, xây dựng DCB, bị truy tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Viện Kiểm sát Nhân dân Tp. HCM vừa hoàn tất cáo trạng truy tố như trên và được truyền thông nhà nước loan trong ngày 12/4/2023.

Ông Chung bị cáo buộc đã ký hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất để chiếm đoạt của 43 khách hàng gần 73 tỉ đồng. Ông này đã bị bắt tạm giam từ ngày 5/3/2021.

Hiện, theo Viện Kiểm sát, ông Chung chỉ trả lại gần bốn tỉ đồng cho khách hàng, còn chiếm loạt hơn 66 tỉ đồng.

Theo cáo trạng, ông Chung đã dùng pháp nhân Công ty DCB tự lập vẽ, phân lô, ký các hợp đồng chuyển nhượng các khu đất không đủ điều kiện tách thửa để bán cho nhiều cá nhân. Ông Chung còn bị nhiều người tố cáo bán đất nền tại một số dự án ma ở quận 12. Những người tố cáo cho rằng sau khi kiểm tra thì những lô đất mua của ông Chung đều đang thuộc sở hữu của một công ty khác. Họ đòi lại tiền nhưng không được.

Tại cơ quan điều tra, ông Chung đã khai nhận hành vi phạm tội.

Trước khi bị bắt, ông Chung từng có đơn gửi Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an tố cáo bà Trần Uyên Phương (con gái của ông Trần Quý Thanh, nguyên Chủ tịch Tân Hiệp Phát) và một người khác về hành vi lừa đảo chiếm đoạt một khu đất tại quận Bình Tân, Sài Gòn.


Xuất Cảng Của Việt Nam Sang Hoa Kỳ Giảm 5,5 Tỉ Mỹ Kim Trong Quý 1

-Kim ngạch xuất cảng của Việt Nam sang thị trường lớn nhất là Hoa Kỳ giảm mạnh tới 5,5 tỉ Mỹ kim trong Quý 1/2023, tương đương giảm 21% so với cùng kỳ năm 2022.
Trang web của Tạp chí Hải quan hôm 12/4 dẫn số liệu của Tổng cục Hải quan cho biết rằng hồi tháng 3, xuất cảng sang thị trường Hoa Kỳ đạt 7,75 tỉ Mỹ kim, qua đó nâng tổng kim ngạch xuất cảng sang nền kinh tế lớn nhất trong cả quý 1 lên 20,76 tỉ Mỹ kim.

Dù vẫn duy trì vị thế thị trường xuất cảng lớn nhất của Việt Nam nhưng kim ngạch ở thị trường Hoa Kỳ giảm mạnh tới 5,5 tỉ Mỹ kim so với cùng kỳ năm 2022 - Việt Nam xuất lượng hàng sang Mỹ đạt giá trị 26,26 tỉ Mỹ kim trong Quý 1/2022 - theo tạp chí của Tổng cục Hải quan.
Tin cho hay, trong Quý 1 vừa qua, có có 6 nhóm hàng xuất cảng sang Hoa Kỳ đạt kim ngạch từ 1 tỉ Mỹ kim trở lên, dẫn đầu là, máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng với 3,98 tỉ Mỹ kim; tiếp đến là máy điện toán, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 3,55 tỉ Mỹ kim; dệt may với 3,04 tỉ Mỹ kim, điện thoại và linh kiện đạt 2,34 tỉ Mỹ kim; giày dép 1,42 tỉ Mỹ kim; gỗ và sản phẩm gỗ gần 1,4 tỉ Mỹ kim.

Theo Tạp chí Hải quan, ở chiều ngược lại, nhập cảng của Việt Nam từ thị trường Hoa Kỳ trong quý 1 đạt hơn 3 tỉ Mỹ kim, giảm hơn 400 triệu Mỹ kim, tương đương khoảng 12% so với cùng kỳ năm 2022.
Nhóm hàng nhập cảng lớn nhất là máy điện toán, sản phẩm điện tử và linh kiện với 598,7 triệu Mỹ kim; tiếp theo là đậu tương với 230,4 triệu Mỹ kim; máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng với 186,8 triệu Mỹ kim; chất dẻo nguyên liệu đạt 184,8 triệu Mỹ kim; hóa chất đạt 163,6 triệu Mỹ kim….

Như VOA tiếng Việt đã đưa tin, xuất cảng hàng Việt Nam sang Hoa Kỳ năm 2022 đạt 109,38 tỉ Mỹ kim, và đây cũng là lần đầu tiên hàng hóa xuất cảng của Việt Nam sang một thị trường đạt mốc 100 tỉ Mỹ kim.


Việt Nam và Hoa Kỳ Hợp Tác Cải Thiện Môi Trường Thương Mại


(Hình: Nhân viên Việt Nam tại một nhà máy.)

-Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), và Tổng cục Hải quan Việt Nam hôm 12/4/2023 tổng kết dự án có tên gọi “Tạo thuận lợi Thương mại” và cùng nhau điểm lại những kết quả chung đạt được kể từ bắt đầu khai triển dự án vào năm 2018.

“USAID là đối tác lâu dài của Việt Nam trong cải thiện môi trường thương mại và đầu tư tại Việt Nam”, Giám đốc Quốc gia USAID tại Việt Nam Aler Grubbs cho biết, theo Tòa Ðại sứ Hoa Kỳ.

“Những kết quả đầy ấn tượng mà dự án ‘Tạo thuận lợi Thương mại’ do USAID tài trợ đã đạt được là một ví dụ điển hình về những thành quả mà quan hệ đối tác bền chặt giữa hai nước chúng ta có thể đạt được. Chúng tôi mong muốn sẽ tiếp tục nỗ lực chung này để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ hơn nữa”.

Trong khi đó, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ được cơ quan đại diện ngoại giao của Hoa Kỳ dẫn lời cho biết rằng hỗ trợ của “Dự án Tạo thuận lợi Thương mại” do USAID tài trợ “diễn ra vào thời điểm vô cùng phù hợp, đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam thực thi Hiệp định Tạo thuận lợi Thương mại của WTO”.

“Dự án đã hỗ trợ Việt Nam thực hiện cải cách hành chính và thể chế một cách hiệu quả thông qua nhiều hoạt động, trong đó có hỗ trợ kỹ thuật để áp dụng quản lý rủi ro trong hải quan, nâng cao năng lực và phát triển quan hệ đối tác công tư hiệu quả”, ông Thọ nói, theo Tòa Ðại sứ Mỹ.

Tin cho hay, thông qua dự án “Tạo thuận lợi Thương mại” với ngân sách 21,7 triệu Mỹ kim, USAID đã hợp tác với Tổng cục Hải quan cải thiện môi trường kinh doanh của Việt Nam.

Thêm nữa, theo Tòa Ðại sứ Hoa Kỳ, USAID và Tổng cục Hải quan đã “giúp tăng cường tiếng nói của cộng đồng doanh nghiệp trong quá trình hoạch định chính sách, đơn giản hóa thủ tục hải quan và xây dựng các kế hoạch hành động nhằm giảm bớt ùn tắc tại cảng biển, như tại Cát Lái - cảng container lớn nhất của Việt Nam đã hoạt động hết công suất trước khi xảy ra đại dịch COVID-19”.

Không có nhận xét nào: