Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 19 tháng 5, 2022

TÔI MUỐN CHẾT THAY CHO MỘT NGƯỜI - Bùi Thịnh


Trong trại tù Đức Quốc Xã ở Ba Lan vào năm 1941, có 3 tù nhân vượt ngục ở khám 14. Karl Fritzsch, tên tổng giám thị trại tù lên tiếng: - Những tên vượt ngục chưa tìm thấy. 10 người khác phải chết thay. Lần thứ hai sẽ phải là 20 người. Sau đó y đưa tay chỉ: - Tên này. Lập tức Palitsch, cộng sự viên của y ghi số đó vào sổ tử, vì ở trại Oswiecim tù nhân được tiêu biểu bằng con số. Mặt tái mét, các tù nhân lần lượt bước ra khỏi hàng. Fritsch tiếp tục chọn: - Tên này, tên kia, tên kia nữa… Bây giờ đủ 10 người rồi, 10 tù nhân sẽ chết thay cho những kẻ vượt ngục. 
<!>
Trong số họ, có một người còn trẻ, lúc bước ra khỏi hàng đã thốt ra một câu làm cho những người chung quanh phải chú ý:

- Ôi! Vợ dại con thơ của tôi, từ đây tôi sẽ không được gặp lại bao giờ nữa!

Mười tử tội được lệnh tiến về khám tử, khám số 13. 
Giữa lúc không ngờ, một người rẽ đám đông đi ra. Mọi người bỡ ngỡ. Có tiếng xì xèo qua các hàng:
- Cha Kolbe! Cha Maximilian Kolbe đấy!
Fritsch giật mình, y sờ khẩu súng lục đeo sau lưng, lùi lại một bước đề phòng và hô to:
- Đứng lại! Đồ con lợn Ba Lan!
Cha Kolbe không chuyển động, cha đứng đối diện với y, nét mặt bình tĩnh, đôi môi nhẹ nở nụ cười:
- Tôi muốn chết thay cho 1 trong 10 người này.
Bỡ ngỡ, Fritsch nhìn cha. Con người ấy giờ đây như bị thôi miên trước cái nhìn thấu suốt của cha Kolbe.
Fritsch hỏi:
- Tại sao?
Đấy là câu hỏi tò mò. Trong đầu cha chợt nảy ra một ý nghĩ để nắm lấy thắng lợi. Theo luật tập trung trong trại tù Đức Quốc Xã thì các người già yếu phải thanh toán trước, nên cha trả lời:
- Tôi già yếu, đời tôi vô dụng.
- Mày muốn chết cho ai?
- Cho người có vợ dại con thơ.
Vừa nói, cha vừa chỉ vào trung sĩ Francois Gajowniczek trẻ tuổi.
Trước cử chỉ anh hùng ấy, máu độc ác của Fritsch dịu đi nhường chỗ cho tính tò mò. Y muốn tìm hiểu cha Kolbe:
- Ông là ai?
- Tôi là linh mục Công giáo.
Cha không nói mình là một tu sĩ dòng Phanxicô, hay là vị sáng lập Đạo binh Đức Mẹ mà chỉ nói tôi là linh mục Công giáo. Cha thích danh hiệu đó vì linh mục là môi giới giữa trời và đất, vì linh mục nắm trong tay kho tàng quí báu: Đức tin KiTô, những ai trong lúc nguy nan sau cùng đều cần có linh mục giúp đỡ.

Cha Kolbe chờ đợi. Nét mặt cha tươi vui khác thường. Mặt trời đang lặn dần và tỏa ra màu vàng đỏ. Và cha là nhân vật duy nhất của giờ phút lịch sử ấy.
Sau cùng, Fritsch khàn khàn nói:
- Được, đi với chúng!
Từ giây phút ấy, người ta thấy Fritsch trầm lặng, không nguyền rủa và thóa mạ như trước nữa. Cha Kolbe nhẹ nhàng mấp máy môi cầu nguyện cho những người chịu chết với cha, cho những ai còn sống, nhất là cho Fritsch.

Palitsch cầm sổ lấy bút xóa một số và thay vào bằng con số khác, con số của cha Kolbe: 16.670. Chàng thanh niên mà tên vừa được xóa khỏi sổ tử tù, vui như điên. Anh có cảm tưởng mình vừa được sinh ra lần nữa.
Fritsch ra lệnh đưa cha Kolbe cùng 9 người khác trong hầm ngầm để răn đe việc trốn trại. Sau hai tuần bị bỏ đói bỏ khát, chỉ còn cha Kolbe sống sót. Chiều 14.8.1941, cha Kolbe bị tiêm liều Phenol kết liễu cuộc đời trong trại giam. Thi thể của cha được hỏa táng ngày 15.8.1941, nhằm ngày Lễ Đức Mẹ Lên Trời.
Ngày 10.10.1982, cha Maximilian Kolbe đã được phong Hiển thánh bởi Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, và có sự hiện diện của trung sĩ Francois Gajwniczek, người được cứu sống bởi ngài.
Còn tổng giám thị Karl Fritzsch, để tránh bị trả thù nên đã tự sát ngày 2.5.1945 ở tầng hầm của căn nhà tại số 42 Sächsische Strasse ở Berlin.

Bài và ảnh: BÙI THỊNH (NKYN)

Không có nhận xét nào: