Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2022

TIN THẾ GIỚI CẬP NHẬT :20/05 /2022 Nước Pháp có chính phủ mới


Pháp công bố thành phần chính phủ mới dưới quyền thủ tướng Elisabeth Borne. REUTERS/Charles Platiau  -  RFI
Chiều ngày 20/05/2022 phủ tổng thống Pháp công bố danh sách thành phần chính phủ mới với 27 thành viên. Nữ thủ tướng Elisabeth Borne đứng đầu nội các Trước thềm điện Elysée, chánh văn phòng phủ tổng thống Pháp, Alexis Kohler, thông báo nội các mới bao gồm 27 thành viên, trong đó có 13 phụ nữ. Theo đề xuất của thủ tướng, tổng thống Emmanuel Macron bổ nhiệm Catherine Colonna đứng đầu bộ Ngoại Giao. Bà Colonna là đại sứ Pháp tại Anh và cũng từng là bộ trưởng đặc trách châu Âu dưới thời tổng thống Jacques Chirac.
<!>
Bộ Quốc Phòng sẽ do ông Sébastien Lecornu, 35 tuổi, đương kim bộ trưởng bộ Các Vùng Lãnh Thổ Hải Ngoại, điều hành.

Các bộ Kinh Tế và Nội Vụ và Tư Pháp không đổi chủ : Bruno Le Maire tiếp tục điều hành bộ Kinh Tế và Tài Chính. Gérald Darmanin giữ nguyên chức bộ trưởng Nội Vụ và tổng thống Macron duy trì ông Eric Dupond-Moretti ở bộ Tư Pháp.

Tổng thống Macron sẽ triệu tập hội đồng bộ trưởng đặt dưới quyền thủ tướng Elisabeth Borne vào ngày Thứ Hai 23/05/2022.

Thượng Viện Mỹ thông qua gói viện trợ 40 tỷ đô la cho Ukraina


Truyền hình Thượng Viện Mỹ kết quả cuộc bỏ phiếu ngày 19/05/2022 tại Washington (Hoa Kỳ), thông qua gói viện trợ 40 tỷ đôla cho Ukraina. AP
Thanh Hà
Đúng vào lúc bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ cảnh báo xung đột Ukraina có nguy cơ kéo dài, sau cuộc bỏ phiếu tại Hạ Viện, hôm qua (19/05/2022) đến lượt Thượng Viện thông qua gói viện trợ thêm 40 tỷ đô la cho Ukraina. Cả hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa cùng ủng hộ dự luật tiếp tục hỗ trợ Ukraina đối phó với chiến tranh. Văn bản còn phải đợi tổng thống Biden phê chuẩn.

40 tỷ đô la là một số tiền lớn tương đương với GDP của cả một quốc gia như Cameroun ở châu Phi. Đây là gói viện trợ lớn thứ nhì Mỹ cấp cho Ukraina. Hãng tin Pháp AFP trích dẫn một số nguồn tin thông thạo tại Washington cho biết thêm : 6 tỷ đô la trong gói viện trợ vừa được thông qua nhằm trang bị « xe thiết giáp và tăng cường khả năng phòng thủ chống tên lửa » cho Ukraina ; 9 tỷ khác sẽ được sử dụng trong việc « bảo đảm cho các định chế dân chủ của Ukraina tiếp tục hoạt động ».

Tổng thống Joe Biden trước khi lên đường công du châu Á đã hoan nghênh quyết định của Thượng Viện, coi đây là một « thông điệp gửi đến toàn thế giới (…) cho thấy Hoa Kỳ sát cánh với người dân Ukraina ».

Song song với vế quân sự, Washington rất năng động trong lĩnh vực ngoại giao. Tổng thống Biden tiếp đồng nhiệm Phần Lan và thủ tướng Thụy Điển tại Nhà Trắng. Ông nhấn mạnh « Hoa Kỳ hoàn toàn ủng hộ »việc đón nhận thêm hai thành viên Bắc Âu này vào liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương NATO và sẽ vận động quốc hội lưỡng viện « thông qua việc mở rộng NATO đến Phần Lan và Thụy Điển càng sớm càng tốt ».

Cùng ngày 19/05/2022 tham mưu trưởng của Nga và Mỹ lần đầu tiên trao đổi qua điện thoại kể từ khi Nga đưa quân xâm chiếm Ukraina. Theo thông cáo của Lầu Năm Góc, tham mưu trưởng quân đội Hoa Kỳ, Mark Milley và lãnh đạo quân đội Nga, tướng Valery Gerasimov, đã « thảo luận về nhiều vấn đề an ninh gây lo ngại ».

G7 huy động vốn giúp Ukraina

Cũng trong nỗ lực hỗ trợ Ukraina đối mặt với chiến tranh và chuẩn bị cho công cuộc tái thiết, hôm qua bộ trưởng tài chính nhóm G7 họp tại Đức cùng với lãnh đạo ngân hàng trung ương 7 nước công nghiệp phát triển nhất thế giới khai mạc cuộc họp trong hai ngày.

Theo bản dự thảo thông cáo chung mà AFP có được, Mỹ dự trù trích xuất 7 tỷ đô la trong gói viện trợ 40 tỷ vừa được Thượng Viện Hoa Kỳ thông qua tại Washington. Đức cam kết đóng góp 1 tỷ. Toàn khối Liên Hiệp Châu Âu để ngỏ khả năng khoản hỗ trợ tài chính có thể lên tới 9 tỷ euro.

G7 bao gồm Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản và Canada.

Mỹ tố cáo Nga gây nạn đói như vũ khí


U.S. Secretary of State Antony Blinken chairs a United Nations Security Council meeting on food insecurity and conflict as U.N. Secretary General Antonio Guterres looks on at U.N. headquarters in New York City, New York, U.S., May 19, 2022 REUTERS - SHANNON STAPLETON
Anh Vũ
Trước tình hình bất ổn về lương thực ngày càng trầm trọng trên thế giới do cuộc chiến tranh tại Ukraina, hôm qua, 19/05/2022, theo đề nghị của Hoa Kỳ, Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc có cuộc họp bàn về vấn đề này. Washington và Matxcơva đổ trách nhiệm cho nhau. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken yêu cầu Nga cho giải tỏa các cảng trên biển Đen để Ukraina có thể xuất được ngũ cốc.

Từ New York, thông tín viên Carrie Nooten tường trình:

Trong lúc giá ngũ cốc tăng mạnh trên khắp thế giới thì 20 triệu tấn vẫn nằm trong các kho của Ukraina không ra khỏi nước được vì quân đội Nga đã phong tỏa các cảng ở biển Đen. Lãnh đạo Liên Hiệp Quốc, Antonio Guterres kêu gọi giải tỏa xuất khẩu. Tổ chức quốc tế này phải trả đắt gấp đôi tiền mua lương thực viện trợ cho các nước đang cần.

Ngoại trưởng Mỹ, Antony Blinken cũng kêu gọi Nga giải tỏa các cảng biển. Ông Blinken tuyên bố :

« Cung ứng lương thực cho hàng triệu người Ukraina cùng hàng triệu người khác trên thế thế giới đang gần như bị quân đội Nga giữ làm con tin.

Chính phủ Nga dường như đang nghĩ rằng việc sử dụng lương thực như là vũ khí sẽ giúp họ thực hiện được cái việc mà cuộc xâm lược hiện nay không làm được, đó là đánh sụp tinh thần người dân Ukraina. Quyết định gây nạn đói làm vũ khí này thuộc hoàn toàn trách nhiệm của Mátxcơva. »

Nga đã bác bỏ các cáo buộc trên và chỉ thẳng nguyên nhân do các trừng phạt của phương Tây.

Theo Kiev, 400 triệu người trên thế giớiđang phụ thuộc vào nguồn ngũ cốc của Ukraina. Nếu như trước khi bị xâm lược, mỗi tháng Ukraina xuất khẩu 5 tấn hạt, giờ đây nước này chỉ chuyển đi được số lượng ít hơn 5 lần.

Pháp triển khai tên lửa đời mới tại Rumani


Ảnh minh họa: Pháp thử nghiệm Hệ thống tên lửa phòng không tầm trung Mamba. © DGA Essais de missiles
Thanh Hà
Bộ tham mưu liên quân Pháp hôm 19/05/2022 thông báo đã triển khai hệ thống phòng thủ địa đối không tầm trung đời mới Mamba trên lãnh thổ Rumani, quốc gia sát cạnh với Ukraina. Quyết định này của Paris nhằm hỗ trợ một thành viên Liên Minh Bắc Đại Tây Dương NATO tăng cường khả năng tự vệ kể từ khi Nga xâm chiếm Ukraina

Đại tá Pascal Ianni, phát ngôn viên Bộ tham mưu liên quân Pháp cho biết đã huy động « cả trăm quân nhân, điều hệ thống tên lửa địa đối không Mamba » đến căn cứ không quân Mihail Kogalniceanu gần thành phố Constanta, đông nam Rumani cách không xa bán đảo Crimée của Ukraina đã bị sáp nhập vào nước Nga từ 2014.

Vẫn theo thông cáo của quân đội Pháp, Mamba là « một hệ thống phòng thủ địa đối không tầm trung », được kết nối với các hệ thống phòng không của Rumani và NATO.

Trong khuôn khổ liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương, Pháp đã khẩn cấp điều khoảng 500 lính sang Rumani từ hôm 26/02/2022, hai ngày sau khi Nga khởi động cuộc chiến tại Ukraina. Số này nằm trong chương trình của NATO đưa thêm « 4 tiểu đoàn tăng cường sự hiện diện ở sườn đông châu Âu » đóng tại Slovakia, Hungary và Bulgari.

Tháng 3/2022 bộ trưởng Quân Lực Pháp, Florence Parly, công du Rumani và trong buổi gặp gỡ các quân nhân của NATO tại căn cứ quân sự Mihail Kogalniceanu bà nhấn mạnh « Liên quân không đe dọa dọa Nga. Châu Âu không đe dọa nước Nga, không một ai đe dọa an ninh của Nga ». Nhưng NATO hoàn toàn có quyền chứng minh với Matxcơva về « sự đồng lòng khi cần bảo vệ các đồng minh của Liên Minh Quân Sự Bắc Đại Tây Dương ».

Không có nhận xét nào: