Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2022

Theo chân thợ vào rừng U Minh Hạ bắt những tổ ong 'khổng lồ' - VTC News


Những tổ ong khổng lồ trong rừng U Minh Hạ (Cà Mau) chứa đầy mật ngọt được người thợ gác kèo khéo léo bắt mang về. Mật ong rừng U Minh Hạ (Cà Mau) lâu nay nổi tiếng về chất lượng, những tổ ong rừng "khổng lồ" cũng khiến nhiều người ngỡ ngàng.
<!>


Chia sẻ với VTC News, nhiều thợ kèo cho hay, lúc đầu dân vùng này chỉ biết lấy mật ong từ những tổ ong có sẵn trong rừng.


Lâu dần, bằng những kinh nghiệm dân gian, người dân để ý thấy ong thường làm tổ trên những cành cây và những nơi rậm rạp. Từ đó, họ nghĩ ra cách gác kèo để ong về xây tổ. Dần dần nghề gác kèo ong ra đời và phổ biến khắp U Minh Hạ.


Anh Huỳnh Vũ Hoàng (40 tuổi, ngụ huyện U Minh) là người có 24 năm “làm nhà" cho ong ở cho biết, người gác kèo ong phải vận dụng tất cả những kinh nghiệm, kỹ năng để đẽo gọt cây kèo và chọn vị thế hợp lý (còn gọi là trảng) sao cho thu hút đàn ong về xây tổ.


“Kèo ong có thể được làm từ cây cau, cây bình bát… nhưng tôi thường chọn cây bình bát, do cây nhanh khô, vỏ cây ít mủ nên tỷ lệ gác kèo thường đạt 40 - 50% so với các cây khác. Nơi chọn trảng để gác kèo ong phải rộng, thoáng và phải có ánh nắng len lỏi vào thân kèo”, anh Hoàng chia sẻ.


Hướng kèo gác phải dốc để có tỷ lệ mật được nhiều hơn, nếu gác kèo ngang thì lượng mật thu về không cao. Sau khi gác kèo, thời gian ong xây tổ đến thời điểm thu hoạch khoảng 15 - 20 ngày.


Để chuẩn bị đi “ăn ong” (lấy mật ong), anh Hoàng mang theo dao, bó đuốc và đội mũ lưới xuống tận cổ để tránh bị ong tấn công.


Khi đến gần tổ ong, anh Hoàng đốt đuốc cuốn bằng xơ dừa rồi quơ qua quơ lại, khói tỏa ra khiến những con ong bay ra khỏi tổ.


Theo anh Hoàng, khi đi “ăn ong” không bôi dầu, xịt thuốc chống côn trùng vì điều này sẽ gây ảnh hưởng đến ong. Khi bị ong đốt cũng không được hoảng sợ mà giết chúng mà chỉ cần dùng tay đuổi nhẹ chúng đi. Bởi khi một con ong bị giết thì cả đàn sẽ ngay lập tức tấn công.


Những người “ăn ong” chuyên nghiệp họ không lấy hết phần tổ ong mà chỉ cắt khoảng 3/4 hoặc 4/5 tổ ong (tùy vào tổ lớn hoặc nhỏ) để ong có thể tiếp tục xây tổ trên nền tổ được cắt đi.


“Tôi đã lấy mật tổ này 4 lần rồi. Hôm nay có khách nên quyết định mang toàn bộ tổ ong về cho mọi người chiêm ngưỡng”, ông Hoàng nói.


Tổ ong được vận chuyển từ trong rừng về bằng vỏ lãi.


Nhiều người thích thú khi lần đầu tiên được tận tay sờ tổ ong lớn chứa đầy mật ngọt ở rừng U Minh.


Tổ ong sau khi được thu hoạch mang về có nhiều thành phẩm như mật ong, sáp ong, ong non, phấn ong. Mật ong rừng U Minh Hạ hiện là một trong những đặc sản trứ danh của Cà Mau.

Không có nhận xét nào: