Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 15 tháng 1, 2022

Hiểu biết thêm với GS Huỳnh Chiếu Đẳng

 Kính thưa quí bạn

Hôm nay xin tới bàn cà phê ảo MTC với các bạn bằng vài chuyện thường ngày: Tin thu hồi thuốc tiểu đường nên đọc’

1. Có tới 23 lô thuốc Metformin đang bị thu hồi vì lẫn chất chất gây ung thư trong khi sản xuất.

2. Email của nhiều bằng hữu góp ý về hai chữ “đáp án”. Người xưa cũng viết ngọng luôn.

3. Tác giả cái email Thông Điệp Bịnh Viện về con Omicron không đáng tin.

4. Chuyện lớp ba trường Chùa

HCD 15-Jan-2022

<!>

Nếu các bạn không thấy hình thì nên dọc Microsoft Word attached.  

(Theo qui ước xưa nay chữ tím là của hcd tôi viết vào, còn chữ xanh két hay chữ đen nghiêng hay đứng là trích email của người khác) 

Lưu ý: Bằng hữu nào bị tiểu đường và đang uống thuốc Metformin nên lưu ý. Có tới 23 lô thuốc đang bị thu hồi vì lẫn chất chất gây ung thư trong khi sản xuất.


Nguồn tinSo far 23 lots have been recalled, per the FDA. Check your medicine cabinet: Viona Pharmaceuticals, Inc. is recalling several lots of the popular medication Metformin Hydrochloride Extended-Release … View the article. https://flip.it/fxebjh

HCD: Các bạn đọc chi tiết ở link trên

-------------------

From: Huu Nguyen <dan uu@ gmail.com>

Sent: 14 January 2022 5:48 SA

To: huy017@ hotmail.com

Subject: Re: [quanvenduong] FW: Đáp án

Đáp án, thì án là phương án tức đề tài đưa ra, do vậy, đáp án là giải pháp trả lời cho đề tài. Đây là từ thông dụng  của ngành Luật.

Envoyé de mon iPhone

HCD : Cám ơn anh Hữu, tôi thật không rành, ngày xưa tôi không thấy có chữ đáp án, (có khi tôi không biết) sau nầy thấy nó xuất hiện cùng khắp mọi nơi.

From: Trankiemdoan <tranki oan@ gmail.com>

Sent: 14 January 2022 5:50 SA

To: huy017@ juno.com

Cc: qvd <QuanVenDuong@ googlegroups.com>

Subject: Re: [quanvenduong] Đáp án

Thưa anh Huỳnh Chiếu Đẳng và quý anh chị ghé uống trà Quán Ven Đường.

Sau 1975, tiếng Việt trong nước đã xuất hiện nhiều từ đơn hay từ kép hoặc nhóm từ mới. Đứng về phương diện ngữ học thuần túy thì sự xuất hiện những danh từ mới do ngoại nhập, hội nhập, tự phát hay sáng tạo… để đáp ứng những nhu cầu chia sẻ và chuyển tải ý nghĩa mới là một sự chuyển biến tự nhiên và cần thiết phải có trong mọi hệ thống ngôn ngữ của loài người.

Tuy nhiên, sự ứng dụng những từ ngữ mới này cần phải được gạn lọc, đánh giá trên hai tiêu chuẩn: chuyên môn và tự nhiên. Các nước phương Tây Âu Mỹ có Hàn lâm viện để nghiên cứu và ứng dụng những từ mới. Tuy nhiên ở Việt Nam nghe đâu cũng có “Hàn lâm viện”, nhưng không phát huy được khả năng chuyên môn (?). Bởi vậy, rất nhiều danh từ mới xuất hiện và  được phổ biến trong đại chúng. Có từ hợp lý đúng nghĩa thì được đắc dụng. Tuy vậy, cũng có nhiều  chữ nghĩa mang tính chất hình thức sáo rỗng, đao to búa lớn nhưng thực chất chẳng có ý nghĩa gì cả. Lại có từ được dùng đi dùng lại trở thành một hiện tượng khôi hài hay “tai nạn” ngôn ngữ…

Ví dụ như danh từ ĐÁP ÁN từ miền Bắc “nhập cảnh” ồ ạt vào ngành giáo dục miền Nam từ 1975. Tuy trong hệ thống ngôn ngữ miền Nam cũng có danh từ “đáp án” được dùng từ lâu nhưng với một quy mô và nội hàm hơi khác.

Từ nguyên nghĩa nó được định nghĩa như sau:

Đáp án là phần giải đáp được chuẩn bị trước cho một vấn đề, thường là cho bài thi, đề thi.

Theo Từ điển Việt Anh - Hồ Ngọc Đức, ĐÁP ÁN được định nghĩa là:

Detailed schemed solution (answer), model solution, key (to exercises, problems…)

Hằng ngày, những hệ thống ngôn ngữ lớn trên thế giới thường có từ 01 cho đến 10 chữ  mới xuất hiện. Nhưng số từ được sống sót sau ba năm chỉ còn lại là 2%!

Hy vọng ngôn ngữ Việt Nam sẽ được phát triển ngày càng phong phú trên căn bản Dân tộc, Nhân bản và Khai phóng mà một thời nền giáo dục VNCH đã từng lấy làm phương châm, chứ không phải vì xu hướng chính trị nhất thời hay khuynh hướng dung tục hoá  tiếng nói của quần chúng.

Uống trà nói chuyện cho vui thôi.

Kính chúc quý thân hữu nhấp chén trà ngon miệng…

TK Đoàn

HCD: Cám ơn anh Trần Kiêm Đoàn đã giải thích, xin gởi bà con mình cùng đọc. 

From: Hac Tran <h,, @ gmail.com>

Date: 1/15/22 4:07 AM (GMT-08:00)

To: HuynhChieuDang <huy017@ gmail.com>

Subject: Re: Đáp án

 

”Riêng chữ đáp án thì chiu thua, tôi không hiểu “án” là gì, nên hai chữ đáp án ghép chung càng lờ mờ hơn nữa. Bằng hữu nào biết xin trả lời giúp“

Thưa anh HCD,

Trong nhà Phật có chữ “Công án”

Koan (Công án) “is a question, a story or statement which is used in Zen practice to provoke the great “doubt” or to test the student’s progress”.

Như thế, định nghĩa “đáp án là câu trả lời  hay cách giải quyết cho một câu hỏi, một vấn đề nào đó”…cỏ lẽ

không đến nỗi sai !

Kính,

Hạc

HCD: Cám ơn chị, chữ đáp án của nhà Phật thì chỉ dùng trong những trường hợp riêng biệt thí dụ trong bài giảng hay trong sách viết về Thiền Tông.
hiện nay trong nước dùng chữ “đáp án” để thay chữ nôm na “mách quế” của bà con Nam Kỳ Lục Tỉnh “câu trả lời” một cách bừa bải cùng khắp. Thay vì viết chữ Ta “câu trả lời” là thì mọi nơi mượn chữ Hán Việt viết “đáp án là”.

Xin các bạn hiểu cho rằng tôi biết chi nói nấy, tôi không phải là người chuyên môn nên nói theo những gì tôi biết, có khi sai.

 


(trang sách xưa trong Quán Ven Đường)

Trang sách trích nầy chỉ có mấy chữ mà có nhiều chuyện vui: xin kể một chuyện

Tiếng Việt coi vậy mà khó học lắm, chữ “canh gà Thọ Xương” có người hiểu lầm (vị nầy tốt nghiệp Đại Học có chức vụ cao nữa)

1. Canh gà Thọ Xương nằm rời một mình thì có thể hiểu là một món ăn nổi tiếng: canh nấu bằng thịt gà ở làng Thọ Xương, cũng tỉ như mấm tôm Gò Công, hủ tiếu Mỹ Tho.

2. Trong câu thơ nầy thì canh gà không có nghĩa ăn uống đâu, mà gà gáy văng vẳng cầm canh của làng Thọ Xương, nó đi đôi với vế đầu tiếng chuông chùa Trấn Võ.
Người xưa viết ngọng hai chữ các bạn thấy không?
“Dịp chầy”: nếu là người Nam Kỳ Lục Tỉnh ngày xưa thì chịp thua không hiểu là gì. Nhưng nay thì ai cũng biết đó là “Nhịp chày”. Tiếc là có một số các bạn ở đây là dân thành thị, không được thưởng thức nhịp chày giả gạo trong đêm thanh vắng. Trong đêm khuya êm vắng nghe hay lạ hay lùng, nhất là tiếng “cắc”  của cái chày nhịp vào tai cối: cắc cắc bum.

Nhân tiện thấy có nhóm thân hữu bàn về nghĩa của hai chữ “cà chớn” của dân Nam Kỳ, có vị đi quá xa biến nó thành chữ “cà trớn”.
Theo tôi biết dân nam Kỳ không có chữ “cà trớn” đâu. Chỉ có chữa dân cà chớn, dân cà khịa mà thôi.

 ---------------

Có cái email truyền cho nhau rất là rộng, không nói xuất xứ, không biết ai viết, có trình độc đáng nghi tôi trích chút xíu ra đây (theo tôi) các bạn nên đề phóng đừng nghe theo e mất công, e cực nhọc mà lại vô ích hay có khi tai hại hơn.

 


HCD: Tác giả tốt nghiệp Đại Học Lớp Ba Trường Làng  còn đở hơn tôi lúc nhỏ, tôi chỉ được học lớp ba trường Chùa, làng tôi không có trường học, thấy có ngôi trường chừng một hai lớp ở đầu Cá Chốt, nhưng không có thầy giáo. Tôi đi học ABC ở trong Chùa, lớp tôi được chừng ba học sinh…. Xin đọc tiếp bên dưới tấm ảnh.

 


--------------

Nhân nói về trường làng tôi kể chuyện đi học của tôi lúc còn nhò (Làng Long Hựu, tỉnh Gò Công) 

( trích - > “Thầy Mạnh và tôi” của HCD)
Xin tạm dừng chuyện thầy Mạnh và tôi ngang đây để tôi kể thêm cho quí độc giả trẻ biết hoàn cảnh của học trò ở đồng (nhà quê) như tôi thời thập niên 1940 và vì sao tôi sợ môn tiếng Pháp.

Tôi vốn là “dân ruộng chân phèn” đâu có học hành chi đâu, làng tôi ở làm gì có trường học. Cha mẹ phải cho đi học ABC tại một ngôi Chùa. Mới có năm sáu tuổi sợ ma gần chết mà bị bắt nhét vô Chùa chung quanh toàn là lùm bụi mả mồ tứ tung, học hành làm sao cho nổi.

Nhớ lại mỗi khi trời chiều thấy mây đen bao phủ chân trời là lòng hồi hợp lo âu. Số là cách Chùa một khoảng ngắn, trên đường về, có cái mả đá với hai cây dương cổ thụ thật cao, đây là nơi tôi sợ nhất, cây cao ắt có quỉ ở trên đó. Con đường trải đá đỏ từ Chùa về nhà chừng non một cây số, chung quanh là đồng ruộng, chiều tới là nhái bầu kêu ngắc nga, nghe thật thê lương. Người lớn đi một mình chắc còn thấy ơn ớn, nói chi trẻ con mới 5 tuổi như tôi.

Một chiều nọ mưa giông sấm chớp vang trời, bổng nghe tiếng nổ kinh hồn như sát bên tai. Người lớn chạy ra cửa Chùa nhìn một chút rồi vào bảo “Cây dương ở gò mả đá bị Trời đánh tét làm hai rồi, chắc Trời đánh con quỉ ở trên đó”. Nghe vậy tôi càng run, chút nửa tan học ra về, biết tính sao đây. Trường học chi mà chỉ có mình tôi là học trò, phải chi có năm ba đứa cùng về thì đở sợ biết bao nhiêu. Rồi thì cũng phải về.

Cởi cái áo ra, bó cuốn vở vào trong cái áo, mình trần dông ra khỏi Chùa, mưa rơi trên đầu. Quí độc giả trẻ không biết chớ chuyện dầm mưa với cái quần cụt chân đất là cái thú của trẻ con nhà quê như tôi. Tụi tôi coi mưa nắng như pha, sống y như cục đất. Đường vắng hoe, mưa rơi rả rít, trời âm u, mây đen kịt. Tôi vừa đi vừa chạy, nghe trống ngực đánh thình thịch vì sợ ma. Khi đến gần ngôi mả đá ven đường thì tôi nhắm mắt lại, cắm đầu chạy một mạch, càng qua nhanh càng tốt.

Ủa mà hình như có ai rượt sau tôi thì phải, tôi nghe tiếng chân ai chạy theo mà. Biết vậy nên tôi càng chạy nhanh thêm, không dám nhìn lại, không dám mở mắt. Lạ là sao tôi không té, không lọt xuống ruộng. Chạy mấy phút mà lâu như cả giờ, mở mắt ra thấy vừa qua khỏi khu mả đá, phía trước lại có bóng người đi tới, mừng ơi là mừng. Đến gần té ra là ba tôi thấy trời mưa đi đón tôi về.

Đó là hoàn cảnh học hành của trẻ con ở đồng tại Gò Công vào thập niên 1940. Đầu thập niên 50 chạy giặc lên thành phố Mytho, vì to đầu bị đẩy vô lớp Sơ Đẳng (lớp ba) trường Cầu Bắc Mytho (do thầy Nguyễn Văn Đạt làm hiệu trưởng, hiện định cư tại Little Saigon). Chữ Quốc Ngữ chưa đọc thông, nói chi chữ Tây chữ U. (< - hết trích)

----------

Đây là chuyện vui có thật về tôi và Thầy Bùi Văn Mạnh, các bạn đọc nguyên bài nơi đây :

Thầy Bùi Văn Mạnh và tôi Huỳnh Chiếu Đẳng

Microsoft DOC                            

                     



Không có nhận xét nào: