Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 23 tháng 10, 2021

Hiểu biết thêm với GS Huỳnh Chiếu Đẳng


Kính thưa quí bạn
Hôm nay xin góp mặt cùng các bạn vài email góp ý của bằng hữu về Tôn và Tông, về tên đường ở Mỹ tho về sách xưa

1. Lý do viết Tông thành Tôn

2. Chinh Phụ Ngâm và Chinh Phu Ngâm

3. Giới thiệu ảnh Việt Nam ngày xưa khá hiếm

4. Tên con đường ở Mỹ tho

HCD 23-Oct-2021
<!>
(Theo qui ước xưa nay chữ tím là của hcd tôi viết vào, còn chữ xanh két hay chữ đen nghiêng hay đứng là trích email của người khác)

From: Trankiemdoan <trankie doan@ gmail.com>
Sent: 21 October 2021 7:57 CH


Cc: …

Subject: Re: TÔNG VÀ TÔN
Thưa anh Huỳnh Chiếu Đẳng,

Được một thư email của anh là vui được một ngày. Cái vui rất nhân văn và tri (không có dấu sắc) thức.
Xin kính gửi kèm đây tài liệu chút ít về chữ TÔN và TÔNG
Cảm ơn anh và chúc mọi điều đều tốt đẹp.

Kính
Đoàn

2.3. Chữ 宗 này trước thời triều Nguyễn (家阮, 1802-1945) vẫn đọc là “tông”.

Vị Hoàng đế thứ ba của vương triều Nguyễn là Thiệu Trị (紹治, trị vì 1841-1847) có tên húy là Nguyễn Phúc Miên Tông (阮福綿宗, 1807-1847), khi qua đời được truy tôn miếu hiệu là Hiến Tổ 憲祖. Chính vì kiêng huý tên vua nên chữ 宗 phải đọc là “tôn”.
3. Từ đó trở đi, từ “tông” phải kiêng và thay bằng “tôn”
- Khi nhắc đến vương hiệu các vị vua thời trước, nhất loạt đổi, thành ra ta có Lý Thánh Tôn, Trần Nhân Tôn, Lê Hiển Tôn…
- Ngay khi phải nhắc đến vương hiệu các vị vua Trung Quốc cũng đổi, mặc dù chính quốc người ta vẫn giữ nguyên, chỉ ta mới có Đường Thái Tôn, Tống Nhân Tôn…
- Một số thuật ngữ phải đổi: “tông giáo” thành ra “tôn giáo”.

HCD: Cám ơn anh Trần Kiêm Đoàn. Té ra là vì sợ phạm húy.

From: Chinh Nguyen <duyc nh@ tmail.com>
Date: 10/21/21 7:24 PM (GMT-08:00)


Subject: Re: [quanvenduong] Hoi ve Mytho, ve ten duong, tin thu hoi thuoc xuong mau
Chào lão hunh,

Tôn là vì ngày xưa dưới triều Nguyễn kiêng huý tên vua Thiệu Trị (hoàng tử Miên Tông) nên trong sách vở Tông 宗 phải đổi thành Tôn 尊. Tông Thất đổi thành Tôn Thất. Không những đổi cách đọc mà còn đổi luôn cả chữ lấy Tôn thay cho Tông. Đọc sách sử đời Nguyễn mình còn phải thuộc luôn các chữ huý chẳng hạn Thì đổi thành Thần hay Thời, Ngô Thì Nhậm thành Ngô Thời Nhiệm vì Thì và Nhậm đều là tên của vua Tự Đức. Ngọ Thì (giờ Ngọ) thì đổi thành Ngọ Thần (nhưng vẫn phải hiểu là giờ Ngọ). Trọng huý thì đổi chữ, khinh huý thì viết khác đi, lôi thôi lắm. Đọc sách sử Tàu thì mình lại phải biết tên huý bên Tàu, thật khổ ghê? Vua mình viết thư gửi sang Tàu mà không kiêng huý của họ là lôi thôi ngay. Ngày xưa đi thi phạm huý có khi còn bị tội nữa, nhẹ thì trượt vỏ chuối.

ndc

HCD: Cám ơn anh Chính, vậy là rõ ràng.

From: danh nguyen <nguyen ngdanh@ yahoo.com>
Date: 10/21/21 9:48 PM (GMT-08:00)


Subject: Re: [quanvenduong] Hoi ve Mytho, ve ten duong, tin thu hoi thuoc xuong mau

Anh Đẳng thân kính,
Về việc Lê thánh Tôn hay Tông, bác sĩ - bác sỹ, nước Mỹ - nước Mĩ v.v. tôi có ý nghĩ như sau. Bên "thắng cuộc" họ muốn xoá sạch văn hoá ngôn ngữ của Viet Nam Cộng Hoà, mặt khác họ muốn "sáng tạo" cho ra vẽ "đỉnh cao trí tuệ". Từ năm 1975 đến nay, họ sáng tạo không biết bao nhiêu từ ngữ mới lạ và kiểu viết quái đản. Xưa mình viết "thỉnh thoảng" nay họ viết "thi thoảng" rồi thì: giải phóng mặt bằng, triều cường, ùn tắc v.v. nghe nhức cái đầu. Xưa kia tôi dạy môn Kim văn, nay đọc và nghe họ viết/nói mà tức anh ách trong lòng.

Kính chúc anh và gia quyến an vui.
Danh.

HCD: Cám ơn anh Danh.
-------------

From: giadich duong <giadi uong@ gmail.com>
Sent: 22 October 2021 8:43 SA

To: HuynhChieuDang <huy017@gmail.com>

Subject: Nhờ vả
Hi sư huynh.

Lâu lắm mới kính thăm hỏi han vì có chiện phải nhờ huynh giúp . Lời đầu thương chúc huynh và gia đình vạn an và hạnh phúc , Đệ nhớ lâu lắm xưa rùi có đọc đâu đó một bản văn , trong đó có trưng dẫn vài đoạn nói là bản đối thi xướng họa với quyển CHINH PHỤ NGÂM là cuốn CHINH PHU NGÂM là những lời của kẻ chinh phu chốn biên thùy / đối đáp với chinh phụ nơi quê phụ nhà. Và họ nói còn một bản luu trữ trong thư viện bên Pháp (hong nhớ TV nào hic). Nếu huynh có thể tìm và đem về Quán Ven Đường lưu trữ thì quá tốt cho đẹ và lớp trẻ mai sau .
--- Thâm tạ đẹ xú tiểu tử còn gọi là Lão Ô Quy Lạc hoa Phi, cũng là giadichduong.

HCD: Biệt danh của anh hay quá.
Thưa anh, nếu anh nhớ được tên đúng và tên tác giả thì tôi dễ tìm và chôm hơn. Thật ra thì sách trong Quán Ven Đường đểu là “public domain” tức là nằm trong nhóm của chung của bá tánh, không còn giữ bản quyển.

Tôi hiện có một quyển xưa ghi là “Chinh Phu Ngâm Khúc” (lời của người chinh phu).



Ghi chú: Không phải Chinh Phụ Ngâm (Đoàn Thị Điểm_Đặng Trần Côn)
Mà là Chinh Phu (không có dấu nặng) Ngam Khuc của Nguyễn Văn Chiểu

Ngoài ra còn ba bốn quyển Chinh Phụ Ngâm, có cả quyển in chữ Nôm, và quyển song ngữ in chữ Nôm và chữ Quốc ngữ nơi đây.


---------

From: pham xuan hy <xhpha 003@ hoo.fr>
Sent: 23 October 2021 1:46 SA


Subject: Re: xin goi lại thư mời như một báo tin

Thưa giáo sư huỳnh chiếu đẳng

Tôi là Phạm Xuân Hy bạn với anh Sâm và là người thường vào Quán Ven Đường của giáo sư để tìm đọc những sách cổ và hiếm có ,nên nhân dịp này tôi xin đa tạ giáo sư rất nhiều,mong nhận đuộc những thư tiếp của giáo sư về sau này;
Phạm Xuân Hy

HCD: Cám ơn anh Hy, tôi vừa ghi tên anh vào mailing list MTC (Quán Ven Đường). Nhân đây báo tin vho71i anh và các bằng hữu là tôi tình cờ “vớ” được trong vài Thư Viện và trường Đại Học Pháp một số sách của các tác giả Việt Nam mình nộp “lưu chiểu”, sách giải trí nhất thời cũng có, mà sách tham khảo lâu đài cũng nhiều, sẽ post lên dần dần. Ngoài ra tôi cũng “vớ” được từ những nơi nầy hàng ngàn hình ảnh Việt Nam ngày xưa với đủ mọi để tài, từ ảnh du lịch đến ảnh về ăn mặc, sinh hoạt , tôn giáo, …nhiều ảnh rất rõ nét. Tôi sẽ lập thêm trang “Hình Ảnh Ngày Xưa” để bà con vào download về để dành.
Vừa post thử 200 tấm nơi đây:



From: Phuong Nguyen <merrynphuong12@yahoo.com>
Date: 10/22/21 1:31 AM (GMT-08:00)

To: Huy017 <huy017@juno.com>

Subject: Về việc: [quanvenduong] Hoi ve Mytho, ve ten duong, tin thu hoi thuoc xuong mau

Kính thưa Thầy và quí tiền bối,

Em là thành viên của group, là người con của đất Mỹ Tho, hiện đang sống ở Saigon sau năm 75. Em thuộc thế hệ 5X nên nhiều thông tin không rõ lắm, phải hỏi thêm bạn bè còn đang sống ở MT.

Con đường lịch sử mà chú Khương Hữu Điểu hỏi, trước đây có tên là Trần Quốc Tuấn, chạy dài từ bến bắc Rạch Miễu đến, qua khỏi bồn binh, qua chợ Thạnh Trị.

Đến khi vợ chồng vị Tỉnh Trưởng Định Tường là Nguyễn Trung Long chết vì xe bị giựt mìn thì đường Trần Quốc Tuấn chia làm hai đoạn: từ bồn binh về phía chợ Thạnh Trị, tên đường vẫn giữ như cũ, còn từ bồn binh đến bến bắc thì đổi là đường Ông Bà Nguyễn Trung Long.
Sau năm 1975, đường này đổi tên Nam Kỳ Khởi Nghĩa.

Con đường từ bồn binh đến bến bắc, đi qua theo thứ tự:

1. ngã ba đường Ngô Quyền. Nếu đi vào đường Ngô Quyền thì gặp trường Nữ Trung Học Lê Ngọc Hân, có nhà Tỉnh Trưởng kế bên. Đối diện là chùa Phật Ân.
2. ngã ba đường Lê Đại Hành. Trên đoạn đường này có trường Nữ tiểu học, đối diện là trường tư thục Thủ Khoa. Bên hông trường Nữ tiểu học và nằm trên đường Lê Đại Hành là trường trung học bán công Thiên Hộ Dương.
3. ngã ba đường Thủ Khoa Huân (tên mới là Đinh Bộ Lĩnh). Góc đường có chùa Bảo Quốc. Chạy thẳng Thủ Khoa Huân gặp Bệnh viện 3 dã chiến có vòm cung ở chân tường, giống kiến trúc Pháp, chạy tiếp nữa là đến Cầu Quay.
4. ngã tư, quẹo phải là đường Lý Thường Kiệt, nhà bà Thiệu ở góc đường; còn quẹo trái là đường Rạch Gầm. Trước 75, con đường này chỉ có một tên là Lý Thường Kiệt, sau 75, thì chia làm 2 đoạn.
Thời tụi em, chỉ biết là nhà ông Năm Thưởng, ba vợ TT Thiệu, trước khi xây lại kiểu bê tông, là một ngôi nhà gỗ cổ kính, chứ không thấy có tiệm thuốc bắc.
5. ngã tư, quẹo trái là đường Gia Long (tên mới đường 30/4); quẹo phải là đường Ngô Tùng Châu (tên mới là Lê thị Hồng Gấm), hết đường là cầu Bình Đức.

Góc phải ngày xưa là trường Cầu Bắc, kho bia BGI; nay là nhà Văn Hoá tỉnh Tiền Giang.
Ở cuối đường NKKN, ngày trước có tiệm thuốc bắc của người Hoa, ngày nay không còn nữa vì con cháu không theo nghề; kế bên là quán hủ tíu chay Bồ Đề. Chủ quán này ban đầu thuê phía trước để mở quán, sau làm ăn khấm khá, mua luôn 3 căn liền kề. Có thể quán hủ tíu chay này xưa kia là tiệm vàng Khương Hữu.
Đoạn đường này, thời tụi em không biết có Pharmacy Nguyễn Văn Khánh. Chỉ biết ở MT có 2 pharmacy nổi tiếng là: Lâm Danh Mộc ở đường Lê Lợi (đối diện nhà thương Ông Trực) và 1 pharmacy ở bên kia Cầu Quay mà không nhớ tên.

Tên đường và địa danh thay đổi rất nhiều qua các thời kỳ. Tuổi thơ của em đi sau chú Khương Điểu nhiều năm, rồi sau đó lên SG sinh sống, nên không biết rõ một số nơi chú đề cập. Hy vọng đúng được 70%.
Mong rằng các anh chị, cô chú bổ sung thêm để làm phong phú lịch sử quê hương Mỹ Tho của mình.

Trân trọng.
Phượng

HCD: Cám ơn em Phượng. Xin post lên đây cho bà con nào cần thì tham khảo.
Tôi nhớ trước 1975 tên con đường anh Khương Hữu Điểu hỏi là Lý Thường Kiệt, ngày xưa còn đường rầy xe lữa thì nó không nối vào con đường nầy, khi dẹp đường rầy (chạy giữa hai giếng nước) thì con đường mới kéo dài qua khỏi hai giếng nước.

From: Dang Pham <pcd ng@ gmail.com>
Sent: 21 October 2021 9:19 CH


Subject: Re: [quanvenduong] Hoi ve Mytho, ve ten duong, tin thu hoi thuoc xuong mau
Thưa Thầy,có lẽ đó là đường Lãnh binh Cẩn là con đường nhỏ song song với đường Trưng Trắc đi ngang qua khám lớn Mỹ Tho..

HCD: Cám ơn em Danh.




ve chuyen Ton va Tong, Chinh Phu Ngam, hinh VN ngay xua.doc

image001.gif

image002.jpg

  • 15.6kB

Không có nhận xét nào: