Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 26 tháng 6, 2021

17 công trình nổi tiếng thế giới bị Trung Quốc 'đạo nhái' không thương tiếc - https://soha.vn


Tuy là những công trình kiến trúc nổi tiếng thế giới, là niềm tự hào của người dân tại đất nước họ nhưng nay tất cả dường như đều được làm nhái tại Trung Quốc. Vào ngày 17/8 vừa qua, Trung Quốc đã khai trương cây cầu mới tên Thái Hồng Tiên Thủ ở khu du lịch Cổ Khê Tinh Hà thuộc huyện Vưu Khê, thành phố Tam Minh, tỉnh Phúc Kiến. Cầu Thái Hồng Tiên Thủ mang ý nghĩa “bàn tay thần nâng đỡ cầu vồng” và ngay khi vừa mới khai trương, nó đã lập tức được nhận kỷ lục Guinness cho thiết kế “Điêu khắc tạo hình tay Phật lớn nhất thế giới”.
<!>
Cầu Thái Hồng Tiên Thủ nhanh chóng trở thành địa điểm check-in hot và trở thành niềm kiêu hãnh của người dân nơi đây nhưng cây cầu đồng thời cũng gây xôn xao MXH Việt Nam vì vẻ bề ngoài của nó lại trông hao hao giống Cầu Vàng ở Đà Nẵng. Thậm chí, nhiều cư dân mạng Việt Nam còn cho rằng cầu Thái Hồng Tiên Thủ của Trung Quốc là bản “fake 1” của Cầu Vàng Việt Nam.

Ý tưởng xây dựng cầu Thái Hồng Tiên Thủ được bắt đầu từ đâu, có lấy từ Cầu Vàng Việt Nam hay không thì chưa rõ nhưng đã có khá nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng thế giới bị Trung Quốc “đạo nhái” không thương tiếc.

Đền Parthenon thờ thần Athena, được xây dựng vào thế kỷ 5 trước Công nguyên ở Acropolis là công trình xây dựng nổi tiếng nhất còn lại của Hy Lạp cổ đại và được ca ngợi là thành tựu của kiến trúc Hy Lạp nhưng nay cũng có mặt ở thành phố Lan Châu, tỉnh Cam Túc với kích thước như thật.

Thị trấn Tianducheng tại Hàng Châu, Chiết Giang là "kinh đô Paris nhái" giữa lòng Trung Quốc. Cả thị trấn được xây dựng để tái hiện kinh đô Paris hoa lệ của nước Pháp và tại đây có hẳn một Tháp Eiffel nhưng chỉ bằng 1/3 kích thước của tháp Eiffel thật ở Pháp.

Ở Tianducheng thậm chí còn có Khải hoàn môn riêng, giống hệt phiên bản thật.

Cầu Tháp London "nhái" được xây dựng ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc còn to gấp đôi phiên bản thật với chiều cao khoảng 40m, có 4 tòa tháp. Trong khi đó, cầu "xịn" ở Anh chỉ có 2 tòa tháp. Tổng chi phí cho cầu Tháp London "nhái" ước tính lên tới 11,44 triệu USD.

Tháp nghiêng Pisa của Italia cũng là một trong những công trình kiến trúc nổi tiếng thế giới bị Trung Quốc đạo nhái. Tuy nhiên, tháp nghiêng Pisa của Trung Quốc phải có 4 dây kéo để giữ độ nghiêng cho tháp.

Thị trấn Phụ Tân, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc cũng có một bản sao của nhà hát Opera House nổi tiếng của Australia. Tuy nhiên, so với bản gốc thì "người anh em" này của nhà hát Opera House trông có vẻ giống như một tượng đài hơn.

Một góc của thành phố Huyền Châu, tỉnh Quảng Châu được xây dựng giống hệt với thị trấn Hallstatt nổi tiếng của Áo.

Khu đô thị Manhattan New York, Mỹ cũng được "copy-paste" qua thành phố Thiên Tân, Trung Quốc. Được biết, để xây dựng bản sao của đô thị Manhattan, một ngôi làng đánh cá từ thế kỷ 15 đã bị san phẳng. Dự kiến, những công trình như trường Juilliard, tháp Rockefeller và trung tâm Lincoln sẽ có mặt ở đây khi dự án hoàn tất vào năm 2019 nhưng tính đến thời điểm hiện tại, việc xây dựng đã bị bỏ dở và Thiên Tân vẫn là một "thành phố ma".

Nhà thờ Ronchamp của Pháp cũng được tái hiện tại thành phố Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam nhưng công trình đạo nhái này đã phải dỡ bỏ sau phản ứng dữ dội từ hội Le Corbusier của kiến trúc sư nổi tiếng người Thuỵ Sĩ Charles-Édouard Jeanneret - người đã thiết kế Ronchamp bản gốc.

Bản sao với kích thước chuẩn của tượng Nhân sư lớn Giza tại tỉnh Hà Bắc. Tuy nhiên, so với bản gốc ở Ai Cập, màu sắc và cảnh quan xung quanh bức tượng lại hoàn toàn khác biệt.

"Cung điện Taj Mahal" tại thành phố Hohhot, thuộc Nội Mông có vẻ không hùng vĩ và nguy nga như bản gốc ở Ấn Độ.

Điện Kremlin của Moscow, Nga cũng nằm ngay giữa lòng Bắc Kinh. Khu phức hợp này lấy 2 màu vàng, trắng làm chủ đạo và đây là cơ quan hành chính của quận Môn Đầu Câu, nằm ở nội thành Bắc Kinh. Được biết, Trung Quốc đã bỏ ra 3,5 triệu USD để xây công trình này.

Bản sao kiến trúc nổi tiếng thế giới đấu trường La Mã của Italia cũng là một phần trong công viên giải trí khá đắt tiền tại Macau, Trung Quốc. Công trình này lấy vốn đầu tư từ địa phương, bao gồm cả một sòng bạc lớn.

Kim tự tháp kính Louvre được xây theo yêu cầu của Tổng thống Pháp François Mitterrand vào năm 1983 nay cũng được "bê sang" tỉnh Trùng Khánh, Trung Quốc.

Đền Karnak linh thiêng của Ai Cập được "làm nhái" tại một công viên bỏ hoang ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc. Quy mô và độ chi tiết của công trình này không kém gì ngôi đền thật.

Nhà Trắng của Mỹ cũng không thoát khỏi tình trạng đạo nhái. Nhà Trắng này được xây dựng vào năm 2013 tại thành phố Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang nhưng tới năm 2014, nó đã bị phá bỏ sau khi chính quyền địa phương nhận định công trình xa hoa này vi phạm quy hoạch.
Trung Quốc cũng không ngần ngại “bê” những pho tượng Moai ở Chile về Bắc Kinh.

Không có nhận xét nào: