Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 20 tháng 4, 2021

𝑷𝒉𝒐́ 𝒕𝒐̂̉𝒏𝒈 𝒕𝒉𝒐̂́𝒏𝒈 𝑾𝒂𝒍𝒕𝒆𝒓 𝑴𝒐𝒏𝒅𝒂𝒍𝒆 𝒗𝒂̀ "𝒕𝒉𝒖𝒚𝒆̂̀𝒏 𝒏𝒉𝒂̂𝒏" 𝑽𝒊𝒆̣̂𝒕 𝑵𝒂𝒎

                    (Phó TT Mondale)
"𝐿𝑖̣𝑐ℎ 𝑠𝑢̛̉ 𝑠𝑒̃ 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑎 𝑡ℎ𝑢̛́ 𝑐ℎ𝑜 𝑐ℎ𝑢́𝑛𝑔 𝑡𝑎, 𝑛𝑒̂́𝑢 𝑐ℎ𝑢́𝑛𝑔 𝑡𝑎 𝑡ℎ𝑎̂́𝑡 𝑏𝑎̣𝑖. 𝐿𝑖̣𝑐ℎ 𝑠𝑢̛̉ 𝑠𝑒̃ 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑒̂𝑛 𝑐ℎ𝑢́𝑛𝑔 𝑡𝑎, 𝑛𝑒̂́𝑢 𝑐ℎ𝑢́𝑛𝑔 𝑡𝑎 𝑡ℎ𝑎̀𝑛ℎ 𝑐𝑜̂𝑛𝑔." Đó là câu kết luận trong bài diễn văn của ptt Mondale đọc tại hội nghị LHQ ở Geneva vào mùa hè năm 1979. Bài diễn văn này được giáo sư luật và sử gia Joel K. Goldstein đánh giá là một trong những bài diễn văn thật sự hùng hồn trong lịch sử Hoa Kỳ. Sau khi bài diễn văn kết thúc, các thành viên LHQ đã đứng lên vỗ tay hoan hô và sau đó các thành viên LHQ đã chấp thuận và bắt tay vào việc cứu giúp các "thuyền nhân" Việt Nam khốn khổ trên biển cả

<!>

Ptt Mondale đóng vai trò quan trọng nhất trong chính quyền Jimmy Carter trong việc thúc đẩy Hoa Kỳ tăng mức nhận dân tị nạn đến từ Đông Dương, thúc đẩy các thành viên LHQ chấp nhận người tị nạn Đông Dương và đóng góp nhiều hơn trong việc cứu giúp các "thuyền nhân." Thành quả là sự ra đời của Đạo Luật Người Tị Nạn 1980 ở Hoa Kỳ và sự giúp đỡ của LHQ và các thành viên trong việc cứu giúp "thuyền nhân" và tiếp nhận họ
Trước đó, số phận "thuyền nhân" Việt Nam thật bi thảm. Không có tàu của nước nào xem là có nghĩa vụ phải cứu vớt họ trên biển cả ngay cả tàu của Hoa Kỳ (dân sự lẫn quân sự). Nếu họ may mắn đến được bến bờ an toàn thì chưa chắc đã được chấp nhận. Một trong những trường hợp đó, trong hình, là bà Nguyễn Thị Yến đang bế đứa con gái bị bệnh trong lòng. Ngày 30 tháng 11 năm 1977, bà cùng 48 người khác vượt biên trên 1 chiếc thuyền đánh cá và đã tới được làng Khlong Yai cách Bangkok 220 dậm về hướng Đông Nam. Cả đoàn đã bị từ chối cho vô và chiếc thuyền đã bị kéo trở ra ngoài hải phận quốc tế
Sau khi trở thành phó tổng thống vào năm 1977, ông Mondale đã chứng kiến cuộc khủng hoảng người tị nạn Việt Nam trong vùng Đông Nam Á. Năm đó, ông thân chinh đến các trại tị nạn ở Thái Lan để thị sát và tìm hiểu. Sau đó trở lại Hoa Kỳ, ông và nhóm hợp tác với ông lên kế hoạch đề xướng tăng số người tị nạn Đông Nam Á được chấp nhận vào Hoa Kỳ, chi hàng triệu đô la viện trợ để xây cất thêm các trại chứa chấp người tị nạn ở Philipines và trong vùng Đông Nam Á. Được sự ủng hộ hết sức nhiệt tình của tổng thống Carter, chính ông Carter đã ban lệnh hành pháp buộc các tàu của Hoa Kỳ, dân sự lẫn quân sự, phải cứu vớt "thuyền nhân" lênh đênh trên biển
Trở lại bài diễn văn của ptt Mondale và cuộc họp tại Geneva vào hè 1979. Cuộc họp này đã ở trong lịch trình của tt Carter nhưng vào vài ngày trước buổi họp, ông Carter đang phải đối đầu với cuộc khủng hoảng năng lượng ngay trong nước Hoa Kỳ khi mà giá năng lượng tăng và nguồn cung ứng thì bất định. Ông Carter đã giao trách nhiệm cho ông Mondale đi Geneva. Ptt Mondale lúc đó đang bay đi vận động trong nước, nhận được tin này, ông phải hoãn lại mọi việc và sắp xếp bay thẳng tới Geneva tối hôm đó
Bài diễn văn của Mondale đã được người viết diễn văn chính cho ông là Marty Kaplan lúc đó chỉ mới 29 tuổi soạn thảo suốt đêm trong chuyến bay tới Geneva trên AF-2. Bài diễn văn mà ông Mondale đọc tại Geneva đã đánh động lòng người, đánh động tới lương tâm của các thành viên khi ông nêu ra cách đó 41 năm trước tại hội nghị quốc tế ở Evian, các thành viên đã thất bại trong việc chấp nhận người tị nạn Do Thái (ngoại trừ Dominican Republic). Nếu họ đồng ý chấp nhận người tị nạn thì hơn nửa triệu người Do Thái đã được cứu khỏi bàn tay sắt máu của Hitler sau đó
Cũng tại hội nghị này, với sự tham gia của 65 thành viên đại diện cho 65 nước, ông Mondale đã vạch ra một chương trình gồm bảy điểm để quốc tế phản ứng với cuộc khủng hoảng "thuyền nhân" Việt Nam trong đó có những điểm quan trọng như sau:
✍ Thế giới phải thúc ép Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam chấm dứt các chính sách phi nhân tính và phân biệt đối xử với dân miền Nam và phân biệt chủng tộc
✍ Những nước xung quanh trong vùng phải tiếp tục đáp ứng việc "thuyền nhân" tới xin tị nạn
✍ Các nước thứ 3 nhận người tị nạn phải cam kết tăng lên số lượng nhận người tị nạn mà Hoa Kỳ đã làm
✍ Cao Ủy Tị Nạn LHQ cần thêm nguồn tài trợ và nhân lực
✍ Kêu gọi các thành viên tăng gấp đôi viện trợ cho Cao Ủy Tị Nạn LHQ
Mondale cũng đề xuất các biện pháp để giảm bớt áp lực đối với các trại tị nạn hiện có và giúp các quốc gia nghèo hơn tái định cư người tị nạn. Ông cam kết hỗ trợ tài chính từ chính phủ Hoa Kỳ.
✍ Cuối cùng, Mondale kêu gọi các quốc gia khác làm theo sự dẫn đầu của Mỹ trong việc đưa tàu tới cứu thuyền nhân trên biển Đông

Tháng 9 năm 1979, trong chuyến viếng thăm TQ, ông Mondale đã đáp chuyến xe lửa từ Quảng Châu đi Hong Kong. Tại đây ông đã gặp 5 đại sứ Hoa Kỳ của ASEAN là Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thailand cùng với đại diện của 12 tổ chức trợ giúp người tị nạn để họp bàn về chuyện định cư người tị nạn Việt Nam ở Hong Kong (lúc đó đã lên đến 67,000 người) và trong vùng
Lịch sử quả thật đã không quên ông Mondale nhất là những gì ông đã làm cho người tị nạn Việt Nam.
𝑯𝒐𝒂 𝑲𝒚̀ đ𝒂̃ 𝒕𝒖̛̀𝒏𝒈 𝒄𝒐́ 𝒏𝒉𝒖̛̃𝒏𝒈 𝒄𝒉𝒊́𝒏𝒉 𝒕𝒓𝒊̣ 𝒈𝒊𝒂 𝒏𝒉𝒖̛ 𝒕𝒉𝒆̂́
Một mẫu chuyện nhỏ được kể lại bởi nhiếp ảnh gia nhà báo David Kennerly người đã từng là phóng viên chiến trường trong chiến tranh VN và là nhiếp ảnh gia Tòa Bạch Ốc trong chính phủ Ford
Năm 1977 tôi làm việc cho tạp chí Time và được giao trách nhiệm chụp hình ptt Mondale sau khi Carter/Mondale đánh bại sếp cũ của tôi trong đợt bầu cử cuối năm 1976. Sự thất cử quả thật là một thất bại đau đớn cho tôi. Có lẽ ông Mondale đã cảm nhận được điều đó. Sau khi tôi chụp hình xong ở văn phòng Phía Tây, ông Mondale đã kéo tôi ra phía ngoài để nói chuyện. Ông Mondale nói: tổng thống Ford là 1 người đàn ông tuyệt vời. Chúng tôi đã rất may mắn đánh bại ông ấy trong đợt bầu cử năm vừa rồi và tôi hy vọng ông ấy biết rằng tôi kính trọng và ngưỡng mộ ông ấy.
Câu nói đó đã làm tôi nghẹn ngào và kể từ đó tôi có cảm tình với ông Mondale. Ngay cả ông Carter, sau đó đã trở thành bạn thân với ông Ford

Inline image

Diễn văn tại Geneva hè năm 1979

Inline image

Bà Nguyễn Thị Yến và cô con gái đang bị bệnh

Không có nhận xét nào: