Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 20 tháng 4, 2021

Bản tin ngày Thứ ba 20 tháng 4 năm 2021 - Hà Trung Liêm

Sông Trà -  "Hộ chiếu vaccine” liệu có chắc ăn?

20/4/2021

https://drive.google.com/file/d/1PB_Bs7Aghb66oPGor_P81l4QufAMZYN3/view?usp=sharing

Làm sao tin chắc sẽ đón được khách nước ngoài theo đúng như tính toán của ngành du lịch Việt Nam?

Canh bạc mạo hiểm

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bất ngờ bùng phát rất mạnh ở Campuchia, Thái Lan, thì nếu Việt Nam mở cửa thị trường du lịch nước ngoài, liệu có là canh bạc mạo hiểm?

Dự kiến Việt Nam sẽ mở lại hoạt động du lịch quốc tế, thời gian bắt đầu từ tháng 7 đến 9-2021. Tỉnh Quảng Nam – quê nhà của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc là nơi được thí điểm đón khách du lịch quốc tế.

<!>

Lee Nguyen  - Sống ở Việt Nam muốn biết chuyện Việt Nam?

Thử đọc báo cáo nhân quyền của Bộ Ngoại giao Mỹ

40 trang báo cáo gói gọn các vấn đề nghiêm trọng của tình hình nhân quyền Việt Nam.

20/04/2021

https://drive.google.com/file/d/1KXkphIjtjMJ4mHN_3nKlXRQRAZUXad-7/view?usp=sharing

Tháng 3/2021, Bộ Ngoại giao Mỹ đệ trình báo cáo thường niên về tình hình nhân quyền của hơn 200 quốc gia trong năm 2020 lên Quốc hội. Trong đó có báo cáo về tình hình Việt Nam.

Bản báo cáo hơn 40 trang giống như một bức tranh thu nhỏ về các vấn đề tồn tại trong xã hội Việt Nam. Trong đó, Bộ Ngoại giao Mỹ ghi nhận rằng chính quyền Việt Nam đã có những hành vi vi phạm nhân quyền nghiêm trọng trong năm 2020. Các hành vi này bao gồm giết người tùy tiện hoặc bất hợp pháp; tra tấn, bắt và giam giữ tùy tiện; xâm phạm các quyền riêng tư; cấm cản việc thực hành tự do ngôn luận, tự do báo chí và tự do Internet, trong đó có việc tùy tiện bắt giữ và xét xử những người chỉ trích chính quyền.

Mặc Lâm – Văn  học tâng bốc

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều – nạn nhân của một nền văn học tâng bốc

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2012-08-05

https://drive.google.com/file/d/1zkugStolp5YXVtI-zvJjyt5G5LZkrIkN/view?usp=sharing

Chương trình Văn Học Nghệ Thuật hôm nay Mặc Lâm trình bày sự kiện một nhà thơ tài năng nhưng khi thơ của ông được đem ra tâng bốc lại trở thành một thảm họa cho chính nhà thơ và sự kiện này nói lên khá nhiều sinh hoạt hiện nay của Hội Nhà văn Việt Nam.

Thanh Niên, ngày 28 tháng 6 vừa qua Viện Văn học Việt Nam đã tổ chức một buổi hội thảo với chủ đề “Tọa đàm thơ hiện đại và Nguyễn Quang Thiều”. Cuộc hội thảo này có gần 30 bài tham luận được đóng góp với các bài viết về “thơ hiện đại Việt Nam” trong đó khá nhiều bài bàn về thơ Nguyễn Quang Thiều.

Lộ liễu, sáo rỗng

Một buổi hội thảo văn học như vậy thật cần thiết cho sinh hoạt văn chương. Nếu tổ chức nghiêm túc sẽ tạo cơ hội cho các nhà phê bình lý luận văn học và người sáng tác có cơ hội gặp gỡ và trao đổi kinh nghiệm, quan điểm cũng như khuynh hướng sáng tác đương đại để cỗ xe văn học không bị lạc lối. Tuy nhiên vấn đề đáng quan ngại ở đây là người viết tham luận tỏ ra non tay trong việc khen thơ của Nguyễn Quang Thiều mặc dù ông là nhà thơ từng có những bài thơ hay trong sự ngiệp sáng tác.

Những ‘món nợ’ của một tân Phó Đề Đốc

Mạnh Kim

27/09/2019

https://drive.google.com/file/d/1CfIhtIA5RY8Rl5ba-16oonG5uo_EcMlM/view?usp=sharing

Bài báo của tác giả Tom McCarthy trên The Daily Oklahoman đề ngày 20-5-1975 với hình cậu thiếu niên Nguyễn Từ Huấn ở trang nhất có nhắc đến chi tiết cậu thiếu niên Từ Huấn có khả năng trở thành nghệ sĩ violin. Tuy nhiên, tên tuổi ông Huấn sau này được vinh danh không phải trên sân khấu giao hưởng. Ông khoác áo nhà binh. Con đường binh nghiệp đã giúp ông trở thành người Mỹ gốc Việt đầu tiên đạt đến cấp bậc Phó Đề đốc Hải quân Hoa Kỳ…

Năm 1981, sáu năm sau khi đến Mỹ cùng hàng trăm người Việt Nam tỵ nạn khác sau ngày 30-4-1975, ông Nguyễn Từ Huấn tốt nghiệp Đại học Okahoma State với bằng cử nhân điện cơ. Không dừng lại, ông lấy tiếp các bằng thạc sĩ tại ba đại học: Đại học Southern Methodist, Đại học Purdue và Đại học Carnegie Mellon (hạng tối ưu) chuyên ngành kỹ thuật thông tin. Sau đó, ông làm việc cho một cơ quan thuộc Bộ Quốc phòng, thuộc bộ phận thiết kế các hệ thống điều khiển điện tử trên chiến đấu cơ.

Việt Nam : Operation Babylift, Chuyện Bây Giờ Mới Kể

Ban Tu Thư TVVN

April 17, 2021

https://drive.google.com/file/d/1H84ctkBQ-OuGjPg6EqIc5jx0gl5Lz8Qe/view?usp=sharing

Trong những ngày đầu tháng 4 năm 1975, Sài Gòn có quá nhiều biến cố: dòng người di tản từ cao nguyên, từ miền Trung dồn dập đổ về thủ đô trong khi quân đội VNCH ngày càng co cụm để bảo vệ Sài Gòn trước làn sóng tràn ngập của lực lượng miền Bắc. Người ta hầu như chỉ nghĩ đến bản thân và gia đình của mình trước đại họa đất nước nên có rất ít người chú ý đến một tin thuộc loại “chấn động” (shock news) nếu như trong thời bình.

Chuẩn tướng Lý Tòng Bá : “Có một căn bệnh”

Tháng Tư 18, 2021 by Phan Ba

https://drive.google.com/file/d/1iq0veZGPIhKs0_04zJSDsKO5HxbV5vYR/view?usp=sharing

Tôi sinh năm 1931 tại miền Nam Việt Nam. Tốt nghiệp võ bị Đà Lạt, trở thành sĩ quan quân đội kể từ 1952. Với cấp bực thiếu úy, tôi đã phục vụ một năm tại vùng châu thổ sông Hồng.

Năm 1975, tôi là chuẩn tướng Tư lệnh Sư đoàn 25 Quân đội Việt Nam Cộng Hòa tại Củ Chi. Trước, tôi từng là Tư lệnh Thiết giáp. Kể từ cuối năm 1974, tôi được yêu cầu chỉ huy Sư đoàn 25. Tôi đã điều động sư đoàn này trong thời gian năm tháng. Khi xảy cuộc tấn công Ban Mê Thuột, tôi đang hành quân bình định tại vùng Bắc Tây Ninh. Tại đây chúng tôi đã bị lực lượng Cộng sản cố cầm chân.

Khi nghe tin cao nguyên triệt thoái, tôi biết việc này sẽ gây vấn đề lớn. Tôi tưởng sau đó quân đội sẽ củng cố lực lượng quay vòng trở lại, hoặc sẽ thiết lập một chiến tuyến tại một địa điểm nào. Nhưng không có chuyện gì. Không quay trở lại. Cũng chẳng đánh chác. Tôi không rõ việc gì đã xảy ra như vậy.

Vật liệu xây dựng thay thế trong Bài toán kinh tế – xã hội – môi trường của Việt Nam

Tô Văn Trường, Nguyễn Lương Hải Khôi

19 Tháng Tư, 2021

https://drive.google.com/file/d/1RZWhGam1MtQpB7Uglh-FZGwGGc_PbEcF/view?usp=sharing

Việt Nam hiện đang rơi vào một vấn nạn là việc khai thác cát tự nhiên diễn ra một cách ồ ạt, lộn xộn, dữ dội, nhiều khi bất chấp pháp luật, gây ra biết bao hệ lụy cho tài nguyên, môi trường và an sinh xã hội.

Hiện tượng này xảy ra do nhu cầu cát xây dựng cho các công trình dân dụng, kinh tế, giao thông… ngày càng nhiều. Theo “Global Sandstone Aggregate” Việt Nam hiện là một trong những nước có nhu cầu cát xây dựng lớn nhất trên thế giới.

Di Tản Khỏi Sài Gòn Cuối Tháng 4 Năm 1975: Chiến Dịch      Frequent Wind

Lâm Vĩnh Thế

https://drive.google.com/file/d/17mbCJPnSW6YQubqx3cLZwQpS87iFzjwT/view?usp=sharing

Người Việt Nam đã sống tại Miền Nam, dưới chính quyền Việt Nam Cộng Hòa (VNCH), chắc không ai có thể quên được ngày 30-4-1975, ngày kết thúc cuộc Chiến Tranh Việt Nam, một cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn dưới sự chỉ đạo cua các thế lực quốc tế trong thời gian Chiến Tranh Lạnh giữa hai khối Cộng Sản và Thế Giới Tự Do. Bài viết này cố gắng ghi lại diễn tiến của chiến dịch Frequent Wind mà người Mỹ đã thực hiện để di tản các công dân Mỹ và một số người Việt Nam ra khỏi Sài Gòn vào hai ngày cuối tháng 4-1975.

Tình Hình Tại Việt Nam Cuối Tháng 4-1975

Điểm tin thế giới ngày Thứ ba 20 tháng 4 năm 2021

Võ Thái Hà tóm lược

https://drive.google.com/file/d/1pS36zr-NWo8vrSJXQ3T6wHMdYB8gq5c4/view?usp=sharing

Nguồn Bản tin ngày Thứ ba 20 tháng 4 năm 2021

https://diemnhan.blogspot.com/2021/04/ban-tin-ngay-thu-ba-20-thang-4-nam-2021.html 

Không có nhận xét nào: