Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 20 tháng 2, 2021

Tiếng Việt từ đâu nên TÁ - Fb Lê Văn Quý

                (Hình minh hoạ)
 
Trong tiếng Việt có đơn vị tá, nghĩa là 12 cái, nhiều hơn chục, tức 10 cái. Nếu bạn lật từ điển Hán Việt ra mà tra thì hoàn toàn không thấy có chữ Hán nào với âm Hán Việt là tá mà có nghĩa là mười hai cái cả. Ngoại trừ vụ 12 can chi thì tư duy Á Đông cũng rất ít khi dùng tới hệ số đếm 12. Vậy chữ này từ đâu tới? Các bạn học tiếng Anh sẽ biết chữ dozen là đơn vị chỉ một nhóm 12 cái. Dân Anh là một dân tộc cuồng số 12, họ dùng trong đo lường, buôn bán, tiền tệ. 12 cái là 1 dozen, 12 dozens là 1 gross, 12 pence = 1 shilling (giờ thì đã bỏ đồng shilling, nên 10 pence = £1), 12 inches = 1 foot, vân vân.

<!>
Khi người Anh lập thuộc địa ở khu Quảng Đông, Hong Kong, Thượng Hải, người Tàu nhặt chữ dozen và phiên âm thành đả thần (âm Hán Việt). Từ từ thì người ta bỏ âm thần đằng sau đi và gọi tắt là đả. Chữ này truyền vào Việt Nam theo bước chân những người Hoa đi buôn. Người Quảng Đông đọc chữ đả bằng âm tá. Thế là tiếng Việt chúng ta có chữ tá.

Vốn chữ dozen là một từ gốc Latin. Bạn học tiếng Pháp sẽ biết số 12 là douze. Chữ dozen tiếng Anh có gốc từ tiếng Pháp cổ là dozaine. Chữ Latin cho số 12 là duodecim. Tóm lại, chữ “tá” trong tiếng Việt là một từ gốc Latin, đi hơi vòng vèo qua tiếng Anh tiếng Tàu rồi vào tiếng Việt. Quả là một hành trình vui tươi!
Phần đầu của ruột non trong bụng gọi là duodenum, từ tiếng Latin duodenum digitorum, nghĩa là “dài 12 khoát ngón tay”, tức là 12 lần bề rộng của ngón tay. Tiếng Tàu và Nhật gọi là thập nhị chỉ tràng, duy chỉ có tiếng Việt gọi là tá tràng.
Học thêm:
Một nơi nữa bạn có thể bắt gặp hệ số 12 trong tiếng Anh đó là cách đếm số. Sau ten (10) là eleven (11) rồi twelve (12), sau đó mới quay trở lại dùng -teen để đếm tiếp từ 13 trở đi.
Thế kỷ 17, khi khoa học phát triển vượt bậc ở Anh, Newton lập thang nhiệt độ bằng dầu lanh. Ông lấy cận dưới là nhiệt độ nước đá đang tan, cận trên là thân nhiệt trung bình của người bình thường. Rồi trong cơn cuồng số 12 của dân Anh quốc, Newton chia thang này làm 12 đơn vị, mỗi đơn vị gọi là một độ N. Dĩ nhiên do cái thang này quá bựa nên bây giờ chúng ta dùng độ C và độ F.
Từ đâu ra cái hệ số 12 này? Hệ số 12 là một trong những hệ số cổ nhất của loài người. Nếu bạn nhìn lên bàn tay bạn, dùng ngón cái để đếm đốt ngón tay của 4 ngón còn lại, bạn sẽ đếm được 12 đốt. Nhiều dân tộc phát triển hệ đếm của mình từ đây. Ngoài ra, khi con người biết nhìn lên trời trông thiên thể thì họ phát hiện ra có 12 chu kỳ mặt trăng trong một chu kỳ mặt trời, từ đó chia một năm ra thành 12 tháng.

St - Fb Le Van Quy
LỐ
Lố là chỉ số nhiều của người Miền Nam ( chỉ số đơn vị đếm ) chỉ dùng cho việc bán trái cây - bán giá cấp 1 , đơn vị tính là 10 .
Bán Lố 12 , Lố 14, Lố 16 . Có nghĩa là bán giá bán buôn của số lượng 10 trái , còn thêm 2 , 4 , 6 trái cho người mua được lời .
Tùy theo giá bán buôn từng vùng . Nhưng giá bán buôn cơ bản là Lố 12

Không có nhận xét nào: