Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 5 tháng 7, 2017

Bao giờ mới hết những hình ảnh thương tâm

Be gai bi troi tay treo len xa nha: Bao gio moi het nhung hinh anh thuong tam - Anh 1
Hai ngày nay, người dân cả nước bàng hoàng và phẫn nộ trước hình ảnh một bé gái bị trói tay treo lên xà nhà. Những hình ảnh dã man và thương tâm cho thấy một thực trạng nhức nhối về tình trạng bạo hành con trẻ.
Hàng loạt vụ bạo hành trẻ em chấn động dư luận
Hình ảnh đứa trẻ bị trói, la khóc gây phẫn nộ.

Cách đây 2 ngày, một đoạn clip chỉ kéo dài hơn 30 giây thế nhưng nhiều người đã không có đủ kiên nhẫn và sức chịu đựng để xem hết. Trong đoạn clip, một đứa trẻ tầm 3-4 tuổi bị trói rồi treo lên cao ở giữa nhà, đứa trẻ liên tục giãy dụa, la khóc kêu đau khiến bất cứ ai theo dõi cũng cảm thấy xót xa.
Qua quá trình điều tra, đến chiều 25/6/2017, cơ quan công an đã xác minh được cháu bé bị bạọ hành có tên Nguyễn Lê Ngọc A (SN 31/5/2012, tại thôn 4, xã Vân Xuân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc).
Cháu Ngọc A có bố đẻ đang thụ án tù chung thân, mẹ đẻ đang thụ án 8 năm tù giam; hiện cả hai đang thụ án tù tại trại giam tỉnh Thanh Hóa.
Tại cơ quan công an, người được xác định treo cháu A lên xà nhà là Nguyễn Thị Phượng đã khai nhận hành vi ngược đãi cháu bé là có thật.
Bước đầu cơ quan chức năng xác định, do hoàn cảnh gia đình cháu không có người nuôi dưỡng, được một số gia đình quen giới thiệu nên gia đình ông Phạm Đăng Trình (SN 1971) và vợ là Nguyễn Thị Phượng (SN 1971 đều trú tại thôn 4, xã Vân Xuân, huyện Vĩnh Tường) xin về nuôi dưỡng từ ngày 14/8/2016.
Đây không phải là lần đầu tiên dư luận phẫn nộ bởi những hình ảnh trẻ bị chính người thân bạo hành dã man.
Be gai bi troi tay treo len xa nha: Bao gio moi het nhung hinh anh thuong tam - Anh 2
Hình ảnh bé gái bị bố đánh đập thâm tím người khiến ai cũng bức xúc.
Ngày 29/3, trên nhiều diễn đàn bất ngờ lan truyền hàng loạt hình ảnh một bé gái với đôi mắt trong sáng đang ngồi ở hành lang bệnh viện, với những vết thâm tím khắp cơ thể. Kèm theo đó là dòng thông tin cháu bé bị bố đánh đập, mong cơ quan chức năng vào cuộc để cứu cháu.
Theo điều tra, sự việc xảy ra tại xã Định Trung (TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc) vào ngày 28/3. Bé gái bị bố là Hoàng Văn L. (người địa phương) hành hung trong lúc say rượu.
Lãnh đạo UBND xã Định Trung cho biết, bé gái đang học lớp 4. Bố và mẹ cháu bé mới ly thân. Phát hiện ra sự việc người thân đã đưa cháu đến bệnh viện để thăm khám.
Be gai bi troi tay treo len xa nha: Bao gio moi het nhung hinh anh thuong tam - Anh 3
Nhìn vết thương trên mông cháu Long, nhiều người tỏ ra bức xúc và phẫn nộ trước hành động của người cha
Trước đó, sáng 7/10/2016, trên mạng xã hội cũng lan truyền hình ảnh một cháu bé nằm trên giường với những vết thương thâm tím ở phần mông khiến nhiều người không khỏi xót xa. Theo người đăng tải hình ảnh này, vết thương của cháu bé là do người bố có tên Tạ Văn Linh (trú tại thị trấn Hương Sơn, huyện Phú Bình, Thái Nguyên) gây ra. Danh tính của cháu bé được xác định là Tạ Văn Long (13 tuổi, con trai anh Linh).
Nhìn vết thương trên mông cháu Long, nhiều người tỏ ra bức xúc và phẫn nộ trước hành động của người cha. “Không hiểu vì sao người làm cha lại có thể đánh một đứa nhỏ ra nông nỗi này. Người ngoài nhìn còn xót xa mà bản thân là máu mủ của mình lại đành lòng như thế. Quá tội cho đứa trẻ sinh ra trong gia đình như thế", một người bình luận.
Be gai bi troi tay treo len xa nha: Bao gio moi het nhung hinh anh thuong tam - Anh 4
Bé gái 8 tuổi bị mẹ nuôi đánh gãy xương vì lời phán "không hợp tuổi" của thầy bói
Cách đây hơn 1 năm, ngày 2/4/2016, em Mạch Thu N (8 tuổi, trú tại phường Cam Giá, TP Thái Nguyên) bị mẹ nuôi đánh phải nhập viện. Được biết người mẹ nuôi của em do hiếm muộn nên cách đây 2 năm đã xin em về nuôi thế nhưng chỉ vì đi xem bói, “thầy” phán N không hợp tuổi nên bà đã thay đổi thái độ, thậm chí là đánh đập hành hạ dã man.
Em N được một người lạ đưa vào cấp cứu với tình trạng hoảng loạn với triệu chứng đau đầu, đau ngực, cơ thể xuất hiện nhiều vết bầm tím. Tại bàn chân bên phải bị gãy một xương đốt bàn thứ 5. Giấc ngủ của em cũng chẳng lành, em thường giật mình trong đêm và khóc thét trong lo lắng, sợ hãi.
Bao giờ mới hết những hình ảnh thương tâm?
Nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng bạo hành đau lòng xảy ra với các em nhỏ này, do sự suy thoái về lối sống, đạo đức của người lớn, các bậc làm cha, làm mẹ, làm thầy cô... Mà điều này, cũng bắt nguồn từ việc, các thiết chế trong xã hội, nhất là luật pháp của chúng ta không được thực thi một cách nghiêm túc.
Thêm vào đó, thực tế hiện nay, trình độ nhận thức, hiểu biết về pháp luật của một số thành phần trong xã hội còn rất kém, nhiều người làm cha mẹ không hiểu biết về quyền của trẻ em đã được pháp luật quy định và liên tục vi phạm.
Theo các chuyên gia, việc trẻ bị bạo hành có thể bị những tổn thương nghiêm trọng tới sức khỏe, thể chất. Nghiêm trọng hơn, trẻ bị bạo hành cũng dễ bị chấn thương tâm lý, tự kỷ, thậm chí mắc phải những vấn đề tâm thần. Những trường hợp trẻ bị đánh đập đều khiến cơ thể bị tổn thương nhất định. Những tổn thương này nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời có thể khiến trẻ bị tử vong.
Nghiêm trọng hơn, việc bạo hành làm trẻ mất niềm tin vào người lớn, tình yêu thương. Khi trưởng thành có thể trở nên cục súc, nóng nảy dễ có hành vi bạo lực.
Trước thực trạng đau lòng này, để ngăn chặn có hiệu quả, việc quan trọng nhất chính là công tác tuyên truyền, giáo dục cần phải được đẩy mạnh, sâu rộng, thường xuyên, liên tục, thậm chí đến từng gia đình, nhà trường, khu dân cư để họ hiểu, nhận thức rõ các quy định của pháp luật về bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
Thêm vào đó, các chế tài xử lý, khung hình phạt của chúng ta đối với các trường hợp vi phạm cần phải nghiêm minh, mang tính răn đe cao hơn nữa để mọi người khi nhìn vào đó thấy rõ, ý thức được hành động của mình.
Tuy nhiên, ở đây, cái quan trọng nhất vẫn là sự vào cuộc, chung tay, góp sức của toàn xã hội mới đạt được hiệu quả cao nhất trong việc phòng ngừa, chấm dứt các vụ việc bạo hành trẻ em có thể xảy ra trong tương lai.
K.N (th)

Không có nhận xét nào: