Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 13 tháng 10, 2020

Điểm Tin Thế Giới ngày 13/10/2020 - Hoa Tự Do


 TT Trump lần đầu trở lại chiến dịch tranh cử sau Covid

Tổng thống Trump đã lần đầu tiên trở lại chiến dịch tranh cử vào thứ Hai (12/10), một tuần kể từ khi hồi phục sau khi nhiễm virus Vũ Hán.Chỉ còn khoảng 3 tuần trước khi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ chính thức diễn ra vào ngày 3/11, ông Trump đã tổ chức một cuộc vận động tranh cử tại tại Sân bay Quốc tế Orlando, Sanford, Florida. Tiếp theo ông sẽ tới các cuộc vận động tranh cử ở các bang Pennsylvania, Iowa, North Carolina và Wisconsin, theo AP.

<!>

Tổng thống Trump tiếp tục cho kết quả âm tính với Covid-19 và ông sẽ không lây bệnh cho người khác, bác sĩ Nhà Trắng Sean Conley cho biết thông tin hôm thứ Hai (12/10), Reuters đưa tin.

Belarus: Chính phủ gia tăng đàn áp người biểu tình

Bộ Nội vụ Belarus hôm thứ Hai (12/10) cho biết cảnh sát sẽ được phép sử dụng vũ khí chiến đấu để đối phó với làn sóng người biểu tình đang yêu cầu Tổng thống Alexander Lukashenko từ chức, theo Reuters.

Theo các video lan truyền trên mạng xã hội, người biểu tình Belarus tiếp tục xuống đường vào thứ Hai để yêu cầu Tổng thống Lukashenko từ chức. Họ hô vang từ “phát xít” trong khi đối mặt với lực lượng an ninh sử dụng bắn pháo sáng và bình xịt.

Âm thanh của một vụ nổ có thể được nghe thấy khi khói xám bao trùm không khí tại hiện trường. Không có báo cáo ngay lập tức về thương tích hoặc bắt giữ.

Người phát ngôn của Bộ Nội vụ Belarus sau đó xác nhận rằng cảnh sát đã sử dụng súng bắn pháo sáng và hơi cay để giải tán một cuộc biểu tình trái phép.

Mỹ muốn thúc đẩy sức mạnh của Ấn Độ trong khu vực

Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Stephen Biegun hôm thứ Hai (12/10) đã gọi Trung Quốc là “con voi trong phòng” và cho biết Washington rất muốn thúc đẩy lợi ích của Ấn Độ trên toàn khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, theo AP.

Trong chuyến thăm Ấn Độ 3 ngày, bắt đầu vào thứ Hai, ông Biegun cho biết Mỹ đang tìm cách giúp Ấn Độ thực hiện điều này mà không làm thay đổi điều mà ông gọi là “truyền thống tự chủ chiến lược mạnh mẽ và đáng tự hào của New Delhi”.

“Ấn Độ có một truyền thống mạnh mẽ và đáng tự hào về quyền tự chủ chiến lược, và chúng tôi tôn trọng điều đó. Chúng tôi không tìm cách thay đổi truyền thống của Ấn Độ”, ông nói. “Thay vào đó, chúng tôi muốn tìm cách trao quyền cho họ và thúc đẩy khả năng của Ấn Độ trong việc bảo vệ chủ quyền và nền dân chủ của mình cũng như thúc đẩy lợi ích của Ấn Độ, trên toàn khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”.

Theo hướng đó, Washington đã tăng cường bán thiết bị quân sự và chia sẻ thông tin tình báo với Ấn Độ, nhà ngoại giao số hai của Mỹ cho biết. “Tất nhiên, khi chúng ta tiến theo hướng này, có một con voi trong phòng: Trung Quốc”, ông Biegun nói, ám chỉ việc Trung Quốc sẽ tìm cách cản trở kế hoạch của Mỹ-Ấn.

Ứng viên thẩm phán Tòa án Tối cao Mỹ ra điều trần trước Thượng viện

Ủy ban Tư pháp Thượng viện Mỹ hôm 12/10 bắt đầu bốn ngày điều trần chuẩn thuận ứng viên thẩm phán Tòa án Tối cao Amy Coney Barrett do Tổng thống Trump đề cử.

Theo Reuters, phiên điều trần bắt đầu với bài phát biểu từ các thành viên Ủy ban Tư pháp Thượng viện. Ứng viên Barrett sẽ được lên tiếng sau khi cả 22 thượng nghị sĩ trong Ủy ban phát biểu.

Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Lindsey Graham, chủ tịch Ủy ban, mở đầu bằng lời tưởng nhớ cố thẩm phán Ruth Ginsburg và khẳng định bà Barrett sẽ là “người kế nhiệm xứng đáng”. Ông nói: “Đây sẽ là một tuần dài với đầy tranh cãi. Hãy thể hiện tinh thần tôn trọng. Hãy đặt ra nhiều thử thách. Hãy nhớ rằng cả thế giới đang theo dõi”.

Bà Barrett đeo khẩu trang đen, ngồi đối mặt với Ủy ban Tư pháp Thượng viện. Chồng và 7 người con của bà ngồi phía sau, tất cả cũng mang khẩu trang.

Ứng kiến Barrett dự kiến phải trả lời nhiều câu hỏi từ các thượng nghị sĩ trong suốt hai ngày, trước khi quá trình điều trần kết thúc vào ngày 15/12. Cuộc điều trần là bước then chốt trước khi Thượng viện Mỹ bỏ phiếu vào cuối tháng 10 để quyết định có bổ nhiệm bà Barrett vào vị trí thẩm phán Tòa án Tối cao Mỹ hay không.

Thượng nghị sĩ Graham cho biết đảng Cộng hòa đang nắm 53 ghế tại Thượng viện, so với 47 ghế của đảng Dân chủ, điều này khiến bà Barrett gần như chắc chắn sẽ trở thành tân thẩm phán Tòa án Tối cao.

Dịch Covid diễn biến xấu ở Séc

Chính phủ Séc đã ra lệnh đóng cửa các quán bar, nhà hàng và câu lạc bộ bắt đầu từ thứ Tư (14/10) và yêu cầu các trường học chuyển sang hình thức đào tạo từ xa nhằm hạn chế sự lây lan nhanh chóng của virus Vũ Hán, theo Reuters.

Séc đang trải qua đợt bùng phát dịch Covid mạnh nhất khi có số ca nhiễm mới tăng cao. Theo cập nhật của Worldometer, tính tới 22:56 (giờ GMT), ngày 12/10, Séc có 119.007 người nhiễm, trong đó có 1.045 người tử vong, lần lượt tăng 1.897 và 58 so với 24 giờ trước đó.

Các bệnh viện ở Séc bắt đầu rời vào trạng thái căng thẳng khi số lượng bệnh nhân đã tăng gấp đôi kể từ đầu tháng 10.

Chính phủ Séc đã tìm cách tránh lặp lại các đợt phong tỏa nghiêm ngặt được áp dụng vào mùa xuân, khiến nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái kỷ lục. Mùa hè vừa qua chứng kiến sự nới lỏng các hạn chế sau khi Séc trải qua đợt đại dịch đầu tiên với số trường hợp mắc bệnh ít hơn nhiều so với các nước láng giềng phương Tây.

EU nhất trí trừng phạt Nga vì vụ Navalny

Các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) thống nhất đề xuất được Pháp và Đức đưa ra, trong đó kêu gọi trừng phạt Nga vì vụ đầu độc lãnh đạo đối lập Alexei Navalny.

Hãng tin Reuters ngày 12/10 dẫn các nguồn tin ngoại giao cho biết: “Ngoại trưởng 27 nước thành viên Liên minh châu Âu đã ủng hộ kế hoạch của Pháp – Đức nhằm áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với những người Nga bị nghi ngờ liên quan tới vụ đầu độc nhà phê bình Điện Kremlin Alexei Navalny bằng chất độc thần kinh”.

Ông Navalny, lãnh đạo 44 tuổi của đảng Liên minh Nhân dân Nga đối lập, bất tỉnh khi đang trên chuyến bay từ Siberia đến Moskva hôm 20/8, sau đó được đưa tới Berlin để điều trị.

Bệnh viện Charite ở Berlin hôm 23/9 thông báo ông Navalny được xuất viện, cho biết ông có thể phục hồi hoàn toàn, nhưng vẫn còn quá sớm để đánh giá những tác động lâu dài có thể xảy ra.

Phía Đức tuyên bố ông Navalny bị đầu độc bằng chất độc thần kinh Novichok, hai phòng thí nghiệm độc lập tại Thụy Điển và Pháp cùng Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học sau đó cũng đưa ra kết luận tương tự. Tuy nhiên, Nga liên tục khẳng định đây là cáo buộc “vô căn cứ”.

Theo Reuters, tốc độ thúc đẩy lệnh trừng phạt này cho thấy EU đang tỏ ra cứng rắn hơn với Moskva. Tổ chức này từng mất gần một năm để thống nhất những biện pháp cấm vận nhằm vào Nga sau vụ đầu độc cựu điệp viên Sergei Skripal tại Anh hồi năm 2018.

Mỹ đang xúc tiến bán 3 hệ thống vũ khí tối tấn cho Đài Loan

Chính quyền Trump đang tiến hành kế hoạch bán ba hệ thống vũ khí tối tân cho Đài Loan, sau khi Nghị viện Mỹ đã được thông báo về thương vụ này, theo Taiwan News.

Khi căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc được kích hoạt từ cuộc thương chiến, đại dịch viêm phổi Vũ Hán, luật an ninh quốc gia Hồng Kông và các vi phạm nhân quyền ở Tân Cương, Tổng thống Trump đang muốn có lập trường cứng rắn hơn với Bắc Kinh.

Reuters trích dẫn 5 nguồn tin cho biết hôm thứ Hai (12/10) rằng Ủy ban Đối ngoại Thượng viện và Ủy ban Đối ngoại của Hạ viện đã được thông báo không chính thức rằng Bộ Ngoại giao Mỹ đã chấp thuận bán ba hệ thống vũ khí tiên tiến cho Đài Loan.

Ba hệ thống vũ khí này được cho là một phần của thỏa thuận mua bán vũ khí trị giá khoảng 7 tỷ đô la giữa Mỹ và Đài Loan.

Ba hệ thống mà Mỹ dự định bán cho quốc đảo báo gồm, thứ nhất là hệ thống phóng tên lửa trên xe tải do Lockheed Martin sản xuất, còn được gọi là Hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao (HIMARS), thứ hai là tên lửa đất đối không tầm xa do Boeing sản xuất được gọi là Tên lửa tấn công đất liền- Phản hồi mở rộng (SLAM-ER), và thứ ba là các vỏ cảm biến bên ngoài cho phi đội máy bay phản lực F-16 của Đài Loan.

Các vũ khí bổ sung có trong gói này bao gồm máy bay không người lái General Atomics MQ-9B SeaGuardian tiên tiến, tên lửa chống hạm Harpoon trên đất liền, mìn thông minh dưới nước và pháo tự hành M109A6 Paladin.

Thông báo chính thức về một thỏa thuận mua bán vũ khí như vậy cho Nghị viện Mỹ thường được đưa ra sau 30 ngày kể từ ngày thông báo không chính thức, nhưng quá trình này có thể được đẩy nhanh nếu nó nhận được sự chấp thuận rộng rãi.

Thỏa thuận vũ khí Mỹ-Đài được đưa ra vào thời điểm Bắc Kinh tăng cường áp lực quân sự mạnh mẽ lên Đài Loan với các cuộc tấn công gần như hàng ngày của các máy bay Trung Quốc vào vùng nhận dạng phòng không của hòn đảo kể từ ngày 16/9.

Trong khi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ chỉ còn ba tuần nữa sẽ diễn ra, ông Trump có thể sẽ thúc đẩy nhanh hơn việc mua bán vũ khí của Đài Loan để chứng tỏ rằng ông có quan điểm cứng rắn với chính quyền Trung Quốc hơn đối thủ đảng Dân chủ Joe Biden.

Peru: Đợi 7 tháng, một du khách Nhật đã được thăm Machu Picchu

Peru đã mở cửa trở lại di tích Machu Picchu cho một du khách Nhật Bản sau khi vị du khách này đợi gần 7 tháng để được vào thăm thành Inca, sau khi bị mắc kẹt ở nước này vì dịch Covid, theo Reuters.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa Peru Alejandro Neyra hôm thứ Hai (12/10) cho biết sau khi xem xét đơn đề nghị gửi từ giữa tháng 3 của Jesse Takayama, anh đã được cho phép thăm khu di tích.

“Anh ấy đã đến Peru với ước mơ được vào thăm [khu di tích]”, ông Neyra nói trong một cuộc họp báo trực tuyến. “Công dân Nhật Bản đã tham gia cùng với người đứng đầu khu di tích của chúng tôi, để anh ấy có thể làm điều này trước khi trở về đất nước của mình”.

Hôm thứ Bảy (10/10), Takayama cầm trên tay tấm vé vào cửa được cấp từ tháng 3 và bước vào di tích lịch sử được xây dựng từ cách đây 500 năm. Anh đã trở thành du khách đầu tiên tới thăm Machu Picchu sau 7 tháng.

“Thật là tuyệt vời! Cảm ơn các bạn!”, Takayama nói trong một đoạn video ghi hình ở Machu Picchu, sau khi kế hoạch thăm Peru trong vài ngày biến thành nhiều tháng.

Mỹ xác nhận ca tái nhiễm nCoV đầu tiên

Báo USA Today ngày 13/10 đưa tin, một thanh niên 25 tuổi ở bang Nevada đã được xác định tái nhiễm viêm phổi Vũ Hán. 

Đây là trường hợp tái nhiễm virus corona chủng mới đầu tiên được xác nhận tại Mỹ và là trường hợp thứ năm trên thế giới.

Người bệnh này được xác định dương tính với virus corona lần đầu vào tháng 4. Sau đó anh khỏi bệnh và có kết quả xét nghiệm âm tính với virus trong tháng 5. Đầu tháng 6 anh lại dương tính với virus corona và phải nhập viện điều trị.

Theo các nhà nghiên cứu, lần nhiễm bệnh thứ hai của anh có các biểu hiện triệu chứng nặng hơn lần đầu. Phiên bản Covid-19 anh mắc lần hai là có chút khác biệt so với lần thứ nhất, theo kết quả phân tích di truyền mẫu bệnh phẩm của anh này.

Mark Pandori, một nhà nghiên cứu bệnh học tại Đại học Nevada, Trường Y khoa Reno, và là tác giả một nghiên cứu về việc tái nhiễm Covid-19 thông qua trường hợp của anh này cho biết, bài học điển hình từ nghiên cứu này là ngay cả những người từng bị COVID-19 và đã khỏi cũng cần tự bảo vệ mình bằng cách đeo khẩu trang, tránh tụ tập đông người, rửa tay thường xuyên và duy trì giãn cách xã hội.

“Những người từng nhiễm rồi khỏi không phải là đã an toàn trước SARS-CoV-2”, ông Pandori nói. “Trên thực tế, nếu nhiễm lần thứ hai thì có thể còn tồi tệ hơn”.

Nghị sĩ Mỹ trình nghị quyết phế truất Chủ tịch Hạ viện

Nghị sĩ đảng Cộng hoà Doug Collins ngày 12/10 đã đưa ra một nghị quyết thúc đẩy việc phế truất Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, tuyên bố rằng bà “không đủ sức khỏe về tinh thần” để lãnh đạo Hạ viện.

Fox News trích dẫn nghị quyết nêu rõ bà Nancy Pelosi “đã dành phần lớn thời gian của Hạ viện để theo đuổi các cuộc điều tra vô căn cứ và không có kết quả” để chống lại Tổng thống Trump và chính quyền của ông, bao gồm cả việc khởi động cuộc điều tra luận tội ông vào mùa thu năm 2019.

Nghị quyết của ông Collins còn nêu rằng bà Pelosi đã “xé toạc bài phát biểu của Tổng thống Trump khi ông phát biểu vào tháng 2 trước người dân Mỹ”. 

Ngoài ra, bà Pelosi “đã đến một tiệm làm tóc đóng cửa ở San Francisco và không đeo khẩu trang, vi phạm luật của San Francisco về phòng ngừa virus corona”, sau đó “bà đã đổ lỗi cho chủ tiệm gài bẫy” bà.

Theo nghị quyết trong nhiệm kỳ của mình, bà Nancy Pelosi đã bắt đầu thể hiện sự suy giảm về thể lực tinh thần, đặt câu hỏi về khả năng của bà ấy trong việc phục vụ Hạ viện và người dân Mỹ một cách đầy đủ.

Nghị quyết của dân biểu Collins được đưa ra sau khi bà Pelosi hồi tuần trước sử dụng Tu chính án thứ 25, công bố luật để tạo ra một ủy ban cho phép Quốc hội phế truất một tổng thống, khi bà cáo buộc Tổng thống Trump đang ở “tình trạng đã thay đổi” trong quá trình điều trị viêm phổi Vũ Hán.

Trên 10 triệu cử tri Mỹ đã bỏ phiếu bầu tổng thống

Trên 10 triệu cử tri Mỹ được cho là đã hoàn thành nghĩa vụ bỏ phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống sắp tới khi chỉ còn chưa đầy 3 tuần nữa là đến Ngày Bầu cử 3/11.

Dẫn một thông báo của Dự án Bầu cử Mỹ Đại học Florida tối 12/10 (giờ địa phương), hãng tin Reuters cho biết, tổng cộng đã có hơn 10 triệu lá phiếu được bỏ tại các bang.

Dự án cho biết số phiếu bầu sớm và bỏ phiếu qua thư năm nay cao gấp nhiều lần so với cùng thời điểm năm 2016, do phần lớn người dân lo ngại sức khỏe khi đi bỏ phiếu trực tiếp trong mùa dịch.

Trong một diễn biến liên quan, Tổng thống Trump đã nối lại chiến dịch vận động tranh cử tại bang Florida vào ngày 12/10 (theo giờ Mỹ), bắt đầu cuộc đua nước rút. Dự kiến, Tổng thống Trump cùng ê kíp của mình sẽ lần lượt tới các bang Pennsylvania, Iowa và North Carolina trong các ngày tiếp theo. Hiện ứng cử viên đảng Cộng hòa 74 tuổi cùng đội ngũ vận động tranh cử của ông đang tìm cách thay đổi động lực trong cuộc đua.

FBI mở văn phòng ở Campuchia

Theo Reuters, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) sẽ thành lập một văn phòng tại Campuchia để giúp truy tìm tội phạm người Mỹ.

Văn phòng này sẽ hỗ trợ cảnh sát Campuchia trong việc bắt những đối tượng người Mỹ bị truy nã và chống khủng bố.

Trong email gửi Reuters, Đại sứ quán Mỹ tại Phnom Penh từ chối bình luận về văn phòng FBI nhưng cho biết hai cơ quan cảnh sát có mối quan hệ tốt đẹp.

Mối quan hệ giữa Campuchia và Mỹ đã trở nên nguội lạnh trong những năm gần đây. Chính phủ Campuchia đã tức giận trước những lời chỉ trích của Washington về việc giải tán đảng đối lập chính, bắt giữ nhà hoạt động và các chính trị gia đối lập.

Tuần trước, Lầu Năm Góc bày tỏ lo ngại về việc Campuchia san bằng cơ sở quốc phòng do Mỹ tài trợ nằm trong căn cứ hải quân Ream. Campuchia đã nhiều lần bác bỏ thông tin nước này có thỏa thuận bí mật với Trung Quốc, đồng minh về kinh tế và ngoại giao lớn nhất, để bố trí lực lượng tại căn cứ này.

Trung Quốc lên tiếng vụ Malaysia bắt giữ tàu cá và ngư dân

Trang Express ngày 12/10 cho biết, Trung Quốc đã lên tiếng về việc Malaysia bắt giữ 60 ngư dân cùng với sáu tàu cá nước này ở ngoài khơi bờ biển phía nam bang Johor (Malaysia) vào tuần trước.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói trong cuộc họp báo ở Bắc Kinh: “Phía Trung Quốc đã yêu cầu phía Malaysia thực hiện một cuộc điều tra công bằng theo quy định của pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các công dân Trung Quốc và luôn cập nhật cho chúng tôi những diễn biến mới nhất”.

Trung Quốc lâu nay vẫn thường gây xung đột trên biển với các nước trong khu vực. Đầu năm nay, một tàu thăm dò của Trung Quốc đã xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia, và đối đầu với một tàu thăm dò dầu khí của nước này gần vùng biển tranh chấp.

Hoa Kỳ gần đây lên tiếng cáo buộc Bắc Kinh quân sự hóa Biển Đông và đe dọa các nước láng giềng châu Á.

HOA TỰ DO
Văn diù cánh Phượng yên trăm họ
Võ thét oai Hùm dẹp bốn phương              

Không có nhận xét nào: