Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 17 tháng 10, 2020

Bản tin ngày Thứ bảy 17 tháng 10 năm 2020 - Hà Trung Liêm


 TS Nguyễn Ngọc Chu - Những sai lầm mang tính nguyên tắc trong biên soạn sách giáo khoa mới

16+/10/2020

https://drive.google.com/file/d/1HGyt27NZ3VmTFCmMAYMQRO9DjzN9z5bk/view?usp=sharing

Những điều viết dưới đây là đề cập chung cho các bộ sách giáo khoa (SGK) mới, chứ không chỉ riêng cho “Cánh Diều” hay “Kết nối trí thức với cuộc sống”; và liên quan đến tất cả cả các môn, chứ không riêng gì Tiếng Việt hay Toán.

Mục đích bài viết không phải để chỉ trích cá nhân hay bộ SGK cụ thể, mà là để rút kinh nghiệm cho tương lai, mong có được các bộ sách giáo khoa mới tốt hơn. Tốt hơn theo năm phương diện:

HOANG PHÍ BỘ NHỚ TRẺ EM

Các tác giả soạn SGK Toán 1 vì muốn cung cấp cho học sinh nhiều thí dụ, với những hình vẽ nhiều màu sắc hấp dẫn tuổi thơ, mà vô tình đã phạm sai lầm là đã hoang phí bộ nhớ và thời gian của trẻ nhỏ.

Bộ nhớ của mỗi người có hạn. Chứa điều này thì thôi chứa điều khác. Bộ óc của trẻ em lớp Một còn trắng tinh, thông tin lần đầu sẽ được lưu giữ khó quên. Nên phải đưa những thông tin quý, cần thiết, nhớ mãi cả cuộc đời vào bộ nhớ của các em. Nhưng các nhà soạn SGK Toán 1 đưa cả hàng ngàn hình vẽ với nhiều màu sắc của cả 200 trang sách, chỉ để dạy phép cộng trừ cho đến số 100, trải dài trong suốt 105 tiết học, không tính thời gian làm bài tập thêm ở nhà, hỏi có phí phạm bộ nhớ và thời gian của các em không? Hỏi có bao nhiêu hình vẽ đó hữu ích cho cuộc đời sau này của các em? Hỏi sau 50 năm có bao nhiêu hình vẽ đó còn lưu giữ trong trí nhớ của các em? Những bức tranh vô thưởng vô phạt đó không thể lưu giữ trong trí nhớ của các em, vì nó phải nhường chỗ để lưu giữ thông tin hữu ích khác.

<!>

 Nguyễn – Nhìn lại một thời  Quốc Văn Giáo Khoa Thư

17/10/2020

https://drive.google.com/file/d/1b3s_sidE2kWZnAcrOm-Ck159ohQSn9wn/view?usp=sharing

Khoảng thập niên 1990-2000, nhà xuất bản Trẻ đã làm một việc có ý nghĩa là cho in lại mấy quyển Quốc văn Giáo khoa thư xưa, song tiếc một điều là chúng không gợi lại được nhiều kỷ niệm ở những người trên dưới lớp tuổi “xưa nay hiếm”, vì hình thức trình bày hoàn toàn khác lạ: giấy trắng, láng (xưa giấy đen, dày) nên hình ảnh không trung thực so với hình ảnh ngày xưa, cách xếp đặt, bố trí các trang rất khác…

Về sau một số người sống ngoài nước đã cố thể hiện hình ảnh cũ của Quốc văn Giáo khoa thư bằng các file pdf, rất trung thực so với sách cũ, song tiếc rằng quan điểm chính trị của những người có quyền ở Việt Nam đã khiến cho những tài liệu học tập có giá trị của thế hệ 1930-1950 không còn phổ biến được nữa.

64 người chết và mất tích do mưa lũ tại các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên

Hoàng Minh

17/10/2020

https://drive.google.com/file/d/13W0x7IK1YPOG2Ifigy7P4QqaWABSNDHB/view?usp=sharing

Thống kê từ cơ quan chức năng, hiện có 60 người chết và 4 người mất tích trong đợt mưa lũ kéo dài tại các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.

Mưa lũ trong những ngày qua đã khiến:

60 người thiệt mạng, tăng 5 người so với hôm 15/10: Quảng Bình 2, Quảng Trị 16 (tăng 3 người), Thừa Thiên Huế 22, Quảng Nam 11 (tăng 2 người), Đà Nẵng 3, Quảng Ngãi 1, Gia Lai 1, Đắk Lắk 1, Lâm Đồng 1, Kon Tum 2.

4 người mất tích: Quảng Trị 2, Đà Nẵng 1, Gia Lai 1.

Điểm tin thế giới ngày Thứ bảy 17 tháng 10 năm 2020

Võ Thái Hà tóm lược

https://drive.google.com/file/d/183NewcVAdjXj0pYWK_pE5gvIKqfvUzsi/view?usp=sharing

Nguyễn Tường Tuấn - Trận Chiến Sinh Tử

14/10/2020

https://drive.google.com/file/d/1jGEjfLdOWxipyoRL7Jwav--ZR-T8tpku/view?usp=sharing

NGÔI SAO SÁNG TRONG BÓNG ĐÊM - Đề cử Thẩm phán Amy Coney Barrett vào Tối cao Pháp viện là một quyết định thông minh và sáng suốt của Tổng thống Donald Trump. Học thức cao, uyên bác, thông minh và tự tin, đó là tất cả những gì chúng ta quan sát về bà Barrett qua phiên điều trần.

Căn phòng điều trần Thượng viện, phê chuẩn Thẩm phán Amy Coney Barrett, Thứ hai 12/10/20, chia ra làm hai bên: Cộng hoà và Dân chủ. Phía đảng Dân chủ, khung cảnh giống như một gian hàng bán tranh. Sau lưng các Thượng nghị sĩ (TNS) đủ mọi hình ảnh cá nhân, lớn nhỏ nhìn hoa cả mắt, và chẳng ai còn nhớ câu chuyện liên quan đến những người trong ảnh đó là gì!

Hunter Biden cùng cộng sự đã giúp ĐCS Trung Quốc kết nối với Nhà Trắng như thế nào?

Du Miên

Theo Breitbart

17/10/2020

https://drive.google.com/file/d/1Ar5Pu39DvDldmdJqVaMe4wRnnXHDNBSf/view?usp=sharing

Những email được tiết lộ mới nhất cho thấy, Hunter Biden và các cộng sự đã lợi dụng mối quan hệ với chính quyền Obama-Biden để sắp xếp các cuộc gặp riêng giữa những ông trùm giàu có nước ngoài với cấp lãnh đạo cao nhất của Nhà Trắng. Đặc biệt, những email này không hề liên quan gì đến vụ bê bối email của Hunter Biden mà New York Post theo đuổi gần đây.

Bảo Khôi – Jio gã khổng lồ công nghệ của thế giới tương lai?

16/10/2020

https://drive.google.com/file/d/17DHZMlxUmWGltGqdmBhYXYGVjdMnMmTK/view?usp=sharing

Từ khi tung ra Jio năm 2016, tập đoàn Reliance đã trở thành công ty địa phương duy nhất đủ sức địch lại những gã khổng lồ công nghệ Mỹ tại thị trường Ấn Độ (Bloomberg)

Trong khi cả thế giới vẫn khốn khổ vì đại dịch COVID-19, Jio - một ‘gã khổng lồ” công nghệ của Ấn Độ - đã lù lù xuất hiện, bước ra thế giới với đầy đủ tiềm năng một vị thế khác, trên trường quốc tế. Tất cả bắt đầu từ khi Facebook ký một thỏa thuận đầu tư trị giá 5,7 tỷ USD đổi lấy 9,99% cổ phần trong Jio Platforms, công ty công nghệ thuộc tập đoàn Reliance Industries của tỷ phú châu Á Mukesh Ambani.

Không bỗng dưng người Quản lý chiến dịch của Joe Biden lo lắng: Cuộc đua chức Tổng thống đã "sát nút”...

Đông Bắc

17/10/2020

https://drive.google.com/file/d/13zapqYfZqnY5yZmH-6STPYyw_5_5mnID/view?usp=sharing

Mặc dù nhiều người thăm dò ý kiến và tin tức giả mạo đang tuyên bố cựu phó Tổng thống Joe Biden là người được yêu thích nhất để đánh bại Tổng thống Trump trong cuộc bầu cử vào ngày 3/11. Tuy nhiên, không dưng mà người quản lý chiến dịch tranh cử của Joe Biden lại cảnh báo: Cuộc đua sát nút giữa hai người đàn ông.

Khủng hoảng ở Hồng Kông hay khủng hoảng nội bộ chính trị Trung Quốc ?

Minh Anh RFI

15/10/2020

https://drive.google.com/file/d/1mpFmqaut24Hldnanyn_vQqLmdY3sHKIj/view?usp=sharing

Trong vấn đề Đài Loan, giới bình luận Nhật Bản đều cho rằng một khi Hồng Kông được đặt dưới kiểm soát, rồi sẽ đến lượt Đài Loan. Nhưng với những ý đồ gì và sẽ có những rủi ro gì khi quyết tâm thực hiện ? Những câu hỏi này dẫn đến một thắc mắc khác : Ai thật sự cầm quyền ở Bắc Kinh ?

Để giải đáp, Narusghige Michishita, phó chủ tịch Viện Nghiên cứu chính trị Quốc gia đưa ra những so sánh Trung Quốc hiện nay với Nhật Bản của những năm 1930. Ông ghi nhận sự hiện hữu của một luồng hiếu chiến và hoang tưởng tự đại tại Trung Quốc. Thế nên có câu hỏi khác : Phải chăng Tập Cận Bình là một lãnh đạo hay chỉ là một tên nô lệ ?

Người Mỹ coi TQ là “kẻ thù số 1”

Trung Kiên – Thoibao.de (tổng hợp)

16/10/2020

https://drive.google.com/file/d/1BPFszChnYtakm_7mBYJOHJbXtpqTP_43/view?usp=sharing

Cuộc khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) cho thấy 54% người Mỹ xem Trung Quốc là quốc gia đặt ra thách thức lớn nhất đối với Hoa Kỳ (Nga đứng thứ hai với tỷ lệ 22%).

Đây là kết quả cuộc khảo sát của CSIS có trụ sở ở thủ đô Washington được công bố ngày 13/10 trong bản báo cáo có tựa đề “Định hình tương lai chính sách của Mỹ với Trung Quốc“.

Pháp thúc đẩy chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương, Trung Quốc trong tầm nhắm

Trọng Nghĩa

16/10/2020

https://drive.google.com/file/d/1v-HcST74MClkmkib7RfNv6SRUT_64kIt/view?usp=sharing

Ngay từ năm 2018, ít lâu sau khi nhậm chức, nhân chuyến đi thị sát vùng lãnh thổ Nouvelle-Calédonie và công du nước Úc, tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã loan báo một chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương mới. Từ một khái niệm chung chung, chiến lược này ngày càng có da có thịt, và bước tiến cụ thể mới nhất là sự kiện ngày hôm qua, 15/10/2020, đại sứ Pháp đầu tiên phụ trách vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương đã chính thức nhận nhiệm vụ.

Nguồn Bản tin ngày Thứ bảy 17 tháng 10 năm 2020

https://diemnhan.blogspot.com/2020/10/ban-tin-ngay-thu-bay-17-thang-10-nam.html

Không có nhận xét nào: