Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 11 tháng 2, 2020

68 NGO kêu gọi Ủy Ban Châu u không phê chuẩn thỏa thuận thương mại với Việt Nam - Thùy Dương RFI

Ủy viên thương mại châu Âu Cecilia Malmstrom, bộ trưởng Thương Mại Rumani Stefan Radu Oprea và bộ trưởng Kế Hoạch và Đầu Tư Nguyễn Chí Dũng  trong buổi lễ ký kết hiệp định EVFTA tại Hà Nội ngày 30/06/2019.
Ủy viên thương mại châu Âu Cecilia Malmstrom, bộ trưởng Thương Mại Rumani Stefan Radu Oprea và bộ trưởng Kế Hoạch và Đầu Tư Nguyễn Chí Dũng trong buổi lễ ký kết hiệp định EVFTA tại Hà Nội ngày 30/06/2019. Reuters 68 tổ chức phi chính phủ hôm qua 10/02/2020 ra tuyên bố chung kêu gọi các nghị sĩ châu Âu không phê chuẩn thỏa thuận tự do mậu dịch giữa Liên Hiệp Châu Âu với Việt Nam (EVFTA), vì tình trạng nhân quyền và quyền lao động tại Việt Nam vẫn còn « đáng lo ngại ». Theo lịch trình, trong phiên khoáng đại tại trụ sở Strasbourg vào ngày thứ Tư 12/02, các nghị sĩ châu Âu sẽ bỏ phiếu thông qua văn bản Hiệp định tự do mậu dịch giữa Liên Hiệp Châu Âu với Việt Nam. Văn bản đã được ký tại Hà Nội hồi tháng 06/2020, theo đó 99% thuế quan đánh vào hàng hóa trao đổi giữa Liên Âu và Việt Nam sẽ được xóa bỏ.
<!>
AFP cho biết 68 tổ chức phi chính phủ, trong đó có Friends of Earth, Foodwatch, Attac, Emmaus International, trong tuyên bố chung, nhận định Hiệp định tự do mậu dịch Liên Âu - Việt Nam không đáp ứng được trước « các thách thức khẩn cấp mà hiện nay Liên Hiệp Châu Âu và Việt Nam đang phải đối phó », chẳng hạn giảm bất bình đẳng, cuộc chiến chống biến đổi khí hậu … Cũng theo các tổ chức này, dưới chế độ độc đảng, không có đủ đảm bảo là chính quyền Việt Nam sẽ tôn trọng nhân quyền : « Việc trấn áp của công an và về chính trị ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nhà bảo vệ nhân quyền, môi trường và tất cả những người chỉ trích chế độ ».
Thực ra, văn bản hiệp định có nêu các quy định về điều kiện lao động, việc tôn trọng, bảo vệ môi trường và quyền sở hữu trí tuệ. Nghị Viện Châu Âu cũng nhấn mạnh : « Trong trường hợp vi phạm nhân quyền, thỏa thuận thương mại có thể sẽ bị đình chỉ ». 
Liên Hiệp Châu Âu hy vọng Nghị định sẽ cho phép củng cố vị thế của Liên Âu tại thị trường Việt Nam, quốc gia có trên 95 triệu dân. Liên Âu là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Việt Nam xuất khẩu sang châu Âu chủ yếu là linh kiện, thiết bị điện tử, hàng may mặc và thực phẩm. Giá trị trao đổi hàng hóa giữa Liên Âu và Việt Nam đạt gần 48 tỉ mỗi năm, thêm vào đó là 4 tỉ euro dịch vụ. 
Ngày 04/02/2020, một lá thư ngỏ đã được 28 tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước ký tên và gửi đến các thành viên của Liên Hiệp Châu Âu, kêu gọi hoãn ký Hiệp định tự do mậu dịch Liên Âu-Việt Nam cho đến khi chính quyền Việt Nam đáp ứng các đòi hỏi về nhân quyền.

Không có nhận xét nào: