Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 11 tháng 8, 2018

Bản Tin Cuối Tuần của TB Thằng Mõ San Jose

Đau lòng quá: Bà mẹ Việt tự thiêu ở Vallejo, Bắc California, chết cùng hai con gái song sinh! 
https://i2.wp.com/www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2018/08/Vallejo-081018.jpg?resize=696%2C592&ssl=1
Bà Mau Dao cùng hai đứa con gái. (Hình: KGO-TV)
 VALLEJO, California (AP) — Cảnh sát vùng Bắc California cho hay một phụ nữ tự thiêu và đã thiệt mạng cùng hai đứa con gái song sinh 14 tuổi bên trong căn nhà của ba mẹ con hồi cuối tuần qua.
<!>
Đại úy Lee Horton thuộc sở cảnh sát thành phố Vallejo, nằm về phía Bắc của vịnh San Francisco, hôm Thứ Năm 9 Tháng Tám cho báo chí hay rằng vụ tự thiêu của bà Mau Dao, 47 tuổi, cũng khiến cho đứa con gái 11 tuổi của bà bị thương.
https://i0.wp.com/www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2018/08/Vallejo-2-081018.jpg?resize=696%2C396&ssl=1
Căn nhà nơi xảy ra vụ tự thiêu. (Hình: KGO-TV)
 Giới hữu trách nói rằng đứa con 11 tuổi của bà Mau Dao chạy khỏi căn nhà bốc cháy hồi sáng sớm Chủ Nhật tuần qua và cầu cứu một cảnh sát viên đang đi tuần ngang qua.
Giới hữu trách nói rằng lính cứu hỏa sau đó mang được người phụ nữ và hai con gái, tên Trinh và Trâm Trần, ra khỏi căn nhà. Nhưng một đứa con chết trong nhà. Bà mẹ và đứa con thứ nhì chết tại bệnh viện.Đứa con gái 11 tuổi của bà Mau Dao cũng bị thương nhưng không trầm trọng. Hiện đứa con này đang sống với cha, theo tin cảnh sát.Phát ngôn viên Horton nói cảnh sát coi đây là vụ tự tử dẫn đến hai vụ sát nhân. (V.Giang)
Năm nay tạm ngưng: Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh kỳ 12 dời đến Hè 2019!
https://i0.wp.com/www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2018/08/DNHCamOnAnh.jpg?resize=696%2C466&ssl=1
Đại nhạc hội Cám ơn Anh kỳ 6. (Hình minh họa: Linh Nguyễn/Người Việt)
 Linh Nguyễn/Người Việt
GARDEN GROVE, California (NV) – Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh kỳ 12 tổ chức tại Nam California có thể dời đến Hè 2019 và các thành viên Hội HO Cứu Trợ Thương Phế Binh và Quả Phụ VNCH còn đang bàn thảo nội bộ trước khi gửi thông báo chính thức ra cộng đồng.
Nói chuyện với phóng viên Người Việt qua điện thoại vào chiều Thứ Năm, ngày 9 Tháng Tám, bà Nguyễn Thanh Thủy, hội trưởng Hội HO Cứu Trợ Thương Phế Binh và Quả Phụ VNCH, cho biết: “Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh kỳ 12 lẽ ra phải tổ chức rồi, nhưng chúng tôi muốn hoàn chỉnh thành phần nhân sự mới, trước khi tổ chức Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh kỳ 12 tại Nam California như thường lệ.”“Lý do đơn giản chỉ có như thế. Hiện tại chúng tôi còn chờ ý kiến của vài người trong ban chấp hành, trước khi gởi ra thông cáo báo chí chính thức. Tuy nhiên, chúng tôi đã họp để quyết định dời thời gian tổ chức Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh kỳ 12 đến Mùa Hè 2019. Ngày giờ chính xác sẽ được thông báo sau,” bà Thủy giải thích thêm.
Bà Thủy cũng cho biết mọi thủ tục hành chánh để yểm trợ đại nhạc hội cũng sẽ không có gì thay đổi.“Xin đồng hương thông cảm, chúng tôi mới nhận công việc, các tình nguyện viên mới cũng cần thời gian học hỏi để chuẩn bị cho chu đáo,” bà nói.
Được biết trong phiên họp nội bộ năm ngoái, sau khi hội trưởng lúc bấy giờ là cố Trung Tá Nguyễn Thị Hạnh Nhơn qua đời, bà Nguyễn Thanh Thủy, khi ấy là phó hội trưởng ngoại vụ, được bầu làm tân hội trưởng, nhiệm kỳ hai năm (30 Tháng Giêng, 2018 đến 30 Tháng Giêng, 2020). (Linh Nguyễn)
 Thêm một vị sao băng: Cựu Trung Tướng Phạm Xuân Chiểu qua đời, thọ 98 tuổi
https://i1.wp.com/www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2018/08/PhamXuanChieu.jpg?resize=696%2C928&ssl=1
Cố Trung Tướng Phạm Xuân Chiểu. (Hình: Lược Sử Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa)
 GEITHERSBURG, Maryland (NV) – Cựu Trung Tướng Phạm Xuân Chiểu, từng là tham mưu trưởng Liên Quân Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, qua đời ngày 7 Tháng Tám, 2018, tại tiểu bang Maryland, hưởng thọ 98 tuổi, theo Cáo Phó của gia đình đăng tại nhà quàn Robert A. Humphrey Funeral Home/Bethesda-Chevy Chase Inc. tại thành phố Bethesda, Maryland. Ông là cư dân thành phố Geithersburg, Maryland.
Ông qua đời, để lại phu nhân là bà Nguyễn Lệ Hà, và ba người con trai, năm người con gái, một dưỡng nam, và các cháu nội, ngoại.Linh cữu được quàn tại Humphrey Funeral Home, thành phố Bethesda, Maryland. Theo cáo phó, tang lễ sẽ được cử hành vào lúc 10 giờ sáng Thứ Ba, 14 Tháng Tám, và hỏa táng lúc 1 giờ trưa.
Theo cuốn Lược Sử Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa của Trần Ngọc Thống – Hồ Đắc Huân – Lê Đình Thụy, Trung Tướng Phạm Xuân Chiểu sinh Tháng Mười Một, 1920, tại Ninh Bình.
Theo Wikipedia, ông học trung học đệ nhất và đệ nhị cấp tại Ninh Bình và Nam Định. Năm 1941, ông tốt nghiệp trung học phổ thông chương trình Pháp với văn bằng Tú Tài toàn phần. Sau đó ông lên Hà Nội thi vào đại học và đã học đến năm thứ hai Đại Học Y Khoa Hà Nội. Năm 1946, ông theo học khóa 4 Trường Võ Bị Lục Quân Trần Quốc Tuấn tại Chapa, Lào Kay. Hai năm sau, ông là tham mưu trưởng Quân Đội Phụ Lực Quân Giáo Phái Phát Diệm, và được trưng dụng vào Quân Đội Quốc Gia Việt Nam với cấp bậc đại úy.
Năm 1952-1953 ông du học lớp tham mưu tại trường Tham Mưu Paris, Pháp. Năm 1954 ông được thăng cấp thiếu tá tiểu đoàn trưởng Tiểu Đoàn 18 Việt Nam. Một năm sau, ông được thăng cấp trung tá tham mưu trưởng Đệ Nhất Quân Khu Nam Việt do Đại Tá Trần Văn Minh làm tư lệnh. Ngày 8 Tháng Mười Hai, 1956, ông lên chức đại tá tổng giám đốc Cảnh Sát Công An, thay thế Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Lễ được cử làm chỉ huy trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung.
Ngày 27 Tháng Hai, 1957, ông được vinh thăng thiếu tướng. Ngày 7 Tháng Ba năm sau, ông bàn giao chức vụ tổng giám đốc Cảnh Sát Công An lại cho Thiếu Tướng Nguyễn Văn Là. Ngày 15 Tháng Tám, 1958, ông làm tham mưu trưởng Liên Quân tại Bộ Tổng Tham Mưu.
Khoảng giữa Tháng Sáu, 1960, ông bàn giao chức vụ tham mưu trưởng Liên Quân lại cho Thiếu Tướng Nguyễn Khánh. Cuối Tháng Chín, ông đảm nhận chức vụ chỉ huy trưởng Đại Học Quân Sự (tiền thân của Trường Chỉ Huy Tham Mưu). Sau đó, ông tham gia cuộc đảo chánh ngày 1 Tháng Mười Một, 1963, do Trung Tướng Dương Văn Minh cầm đầu. Ngày hôm sau ông được vinh thăng trung tướng. Ngày 3 Tháng Mười Một, ông là ủy viên An Ninh Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng do Trung Tướng Dương Văn Minh làm chủ tịch.
Ngày 30 Tháng Giêng, 1964, ông là Đệ Tam Phó Chủ Tịch Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng do Trung Tướng Nguyễn Khánh làm chủ tịch.
Ngày 17 Tháng Hai, 1965, ông là chủ tịch Hội Đồng Quốc Gia Lập Pháp với 20 thành viên. Sau ông là đại sứ VNCH tại Nam Hàn, trước khi giải ngũ. Sau ngày 30 Tháng Tư, 1975, ông định cư tại Rockville, Maryland, Hoa Kỳ. (L.N.)
 Được thả về nhà, nhưng Huỳnh Thục Vy chính thức bị khởi tố, quản thúc, cấm xuất cảnh
Nhà hoạt động Huỳnh Thục Vy. Facebook Nguyen Van Dai
Nhà hoạt động Huỳnh Thục Vy. Facebook Nguyen Van DaHôm 10/8, nhà hoạt động Huỳnh Thục Vy cho biết bà chính thức bị khởi tố với cáo buộc ‘xúc phạm quốc kỳ,’ bị quản thúc tại gia và cấm xuất cảnh.Trong tin nhắn gửi cho VOA, bà Thục Vy nói đã về nhà sau một ngày làm việc với chính quyền địa phương về việc bà xịt sơn lên cờ vào năm ngoái.
Sau khi bị Công an Thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk khám nhà, thu giữ tang vật và giải đi hôm 9/8, bà viết trên Facebook: “Ngay trong ngày hôm qua, Bộ công an đã chỉ đạo trực tiếp cho Công an Đăk Lăk khởi tố Huỳnh Thục Vy về hành vi xịt sơn. Họ đã áp dụng biện pháp ngăn chặn là “cấm ra khỏi nơi cư trú” và “hoãn xuất cảnh.”Nữ blogger 33 tuổi nói rằng: “Xịt sơn lên cờ là một phần của quyền tự do biểu đạt của công dân theo luật quốc tế.”
Trả lời hãng tin AFP, bà Vy nói bà kiên định con đường tranh đấu cho nền dân chủ trước những tiếng nói bất đồng thường xuyên bị đàn áp ở quốc gia độc đảng.“Cờ đỏ sao vàng là biểu tượng của chế độc quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, chuyên vi phạm nhân quyền và lạm dụng dân chủ.”
Bà cho AFP biết rằng bà bị chính quyền quản thúc tại gia, hoãn xuất cảnh đến ngày 9/10 để phục vụ cho việc điều tra với cáo buộc “xúc phạm quốc kỳ” (theo điều 279 của Bộ Luật hình sự năm 1999). ​Ông Lê Khánh Duy, chồng của Thục Vy cho VOA biết sáng hôm 9/8 hàng chục công an ập vào nhà họ đọc lệnh khám xét khẩn cấp và lục lọi lấy đồ đạc trong nhà như laptop, máy ảnh, điện thoại, quần áo…Ông Duy nói công an mượn vụ án này để bịt miệng các tiếng nói chỉ trích chính quyền và phản kháng Trung Quốc:“Gần đây Vy và tôi, cũng như nhiều người khác, có lên tiếng phản đối về Dự luật Đặc khu và vấn đề Trung Quốc ở Việt Nam. Chúng tôi có tham gia giăng biểu ngữ chống dự luật này và chống Trung Quốc. Tôi nghĩ là họ mượn vụ án này để khống chế, đàn áp và răn đe tinh thần chống Trung Quốc.”
Nữ blogger hiện có con nhỏ mới 22 tháng tuổi. Công an không tiến hành biện pháp tạm giam bị can ngay mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác, cụ thể trong trường hợp này là quản thúc tại gia và cấm xuất cảnh.Ngay sau khi có thông tin blogger Huỳnh Thục Vy bị bắt giữ, Tổ Chức Ân xá Quốc tế kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do cho bà Vy ngay lập tức và vô điều kiện.Bà Clare Algar, Giám đốc Chương trình Toàn cầu của Ân xá quốc tế, nói hôm 9/8: “Vụ bắt giữ này không gì khác hơn vì động cơ chính trị muốn bịt miệng một trong những tiếng nói cổ vũ mạnh mẽ nhất cho nhân quyền tại Việt Nam.”
Phái đoàn ngoại giao Hoa Kỳ do Trợ lý Ngoại trưởng Virginia Bennett (thứ ba, bên phải) dẫn đầu gặp gỡ các nhà tranh đấu Việt Nam, trong đó có bà Huỳnh Thục Vy tại Sài Gòn, ngày 24/5/2017. (Facebook Huỳnh Thục Vy)
Phái đoàn ngoại giao Hoa Kỳ do Trợ lý Ngoại trưởng Virginia Bennett (thứ ba, bên phải) dẫn đầu gặp gỡ các nhà tranh đấu Việt Nam, trong đó có bà Huỳnh Thục Vy tại Sài Gòn, ngày 24/5/2017. (Facebook Huỳnh Thục Vy)
 Theo truyền thông Việt Nam, hành vi xúc phạm Quốc kỳ là “nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến sự tôn nghiêm, thiêng liêng của quốc gia, dân tộc,” có thể bị phạt tù đến 3 năm.
Luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài hôm 10/8 chia sẻ trên Facebook: “Xúc phạm quốc kỳ là hành vi tác động trực tiếp vào quốc kỳ để thông qua đó làm tổn thương đến danh dự quốc gia, chứ không nhằm làm tổn thương đến một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân nào.”
Luật sư Đài nói thêm rằng cơ quan điều tra Việt Nam phải chứng minh được việc Huỳnh Thục Vy thực hiện hành vi xịt cờ có mục đích xúc phạm đến danh dự quốc gia, còn nếu hành động xịt sơn lên quốc kỳ là do bức xúc cá nhân nhằm phản đối Đảng cộng sản Việt Nam, không có mục đích xúc phạm đến danh dự quốc gia, thì bà Huỳnh Thục Vy không vi phạm điều 276 Bộ luật hình sự 1999. Từ năm 2011, Uỷ ban Nhân quyền LHQ đã khuyến nghị rằng các quốc gia cần phải loại bỏ việc hình sự hoá các hành vi thiếu tôn trọng hay xúc phạm quốc kỳ.
 Trăm năm trồng người XHCN: “Nổi tiếng sắc dân trộm cắp nhất!” Nhật bắt thêm 3 người Việt trong đường dây ăn cắp đồ quy mô!
Cửa hàng bán đồ ở khu trung tâm Tokyo, Nhật Bản. Trộm cắp trong các siêu thị và cửa hàng là hành vi phạm pháp phổ biến nhất của người Việt ở Nhật vào năm ngoái, theo Kyodo News.
Cửa hàng bán đồ ở khu trung tâm Tokyo, Nhật Bản. Trộm cắp trong các siêu thị và cửa hàng là hành vi phạm pháp phổ biến nhất của người Việt ở Nhật vào năm ngoái, theo Kyodo News.Cảnh sát Nhật đã đột nhập và bắt giữ ba người Việt Nam bị tình nghi thuộc một đường dây ăn cắp 1.700 mặt hàng bị phát hiện tàng trữ tại một căn hộ ở thành phố Kawaguchi.
VNExpress dẫn nguồn tin của Sankei cho biết một trong ba người Việt bị bắt là Pham Trong Ha, 26 tuổi. Hai người Việt còn lại chưa rõ danh tính.Kho hàng ăn cắp lớn của nhóm người Việt bị phát hiện có 300 sản phẩm là thuốc và mỹ phẩm. Số hàng này dường như do nhiều nhóm người Việt ăn cắp và đưa đến căn hộ của Ha tập kết trước khi vận chuyển về Việt Nam tiêu thụ, theo VNExpress.
Ha bị cảnh sát bắt giữ theo lời khai của một đồng hương từng tham gia một vụ trộm đồ vào tháng 5 và bị cảnh sát quận Ishikawa bắt giữ. Người này thú nhận rằng hầu hết các đồ tàng trữ trong căn hộ của mình là đồ ăn cắp, theo bản tin của Sankei ra ngày 6/8.Đầu năm nay, Nhật cũng đã khởi tố ba người mang quốc tịch Việt Nam về tội ăn cắp đồ. Những người này thực hiện hơn 100 vụ ăn cắp tại các tỉnh Ibaraki, Kyoto và Nara.
Năm ngoái, một viên chức thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam bị cảnh sát Nhật Bản tạm giữ vì bị tình nghi ăn cắp đồ trong một siêu thị ở Nhật.Kyodo News hồi tháng 4 dẫn số liệu của cảnh sát Nhật Bản cho biết người Việt đứng đầu về số vụ phạm pháp ở nước này. Các công dân Việt Nam đã gây ra 5.140 vụ phạm pháp trong năm 2017, tăng từ 3.177 vụ trong năm 2016 và chiếm 30% tổng số vụ phạm pháp mà người nước ngoài là thủ phạm.
Trộm cắp trong các siêu thị và cửa hàng là hành vi phạm pháp phổ biến nhất của người Việt với hơn 2.000 vụ được ghi nhận vào năm ngoái. Hiện có khoảng 260.000 người Việt Nam sống ở Nhật Bản chưa có thẻ thường trú, tăng 6 lần so với năm 2008.
 Tin Quốc Tế
 Nga: Chế Tài của Mỹ Là Bất Hợp Pháp 
(Hình AFP: Ngoại Trưởng Nga Sergueï Lavrov loan báo việc trục xuất một số nhà ngoại giao Mỹ tại Mạc Tư Khoa, ngày 29/3/2018, sau phản ứng tương tự của Mỹ trong vụ đầu độc cựu diệp viên Nga Sergei Skripal.)

MOSCOW (VOA) - Ðài Tiếng Nói Hoa Kỳ trích thuật tin của thông tấn xã Reuters cho hay hôm 9/8/2018, Nga lên án vòng chế tài mới của Mỹ là bất hợp pháp và loan báo đã bắt đầu cứu xét những biện pháp trả đũa. Tin Mỹ tăng chế tài Nga đã đẩy đồng Rúp xuống thấp nhất trong vòng 2 năm, vì những lo ngại là Mạc Tư Khoa bị lâm vào cơn lốc chế tài không bao giờ chấm dứt.
Bộ Ngoại Giao Mỹ hôm 8/8 tuyên bố sẽ áp đặt những chế tài mới vào cuối tháng này sau khi xác định là Mạc Tư Khoa đã sử dụng chất độc thần kinh chống lại cựu điệp viên hai mang Nga Sergei Skripal và con gái ông, Yulia, tại Anh. Mạc Tư Khoa phủ nhận trách nhiệm.

Ðiện Cẩm Linh nói các chế tài của Mỹ là bất hợp pháp, thiếu thân thiện và rằng hành động của Mỹ đi ngược với “bầu không khí xây dựng” trong cuộc gặp giữa ông Putin và ông Trump tại Helsinki hồi tháng Sáu.
 Bộ Ngoại Giao Nga nói Mạc Tư Khoa bắt đầu cứu xét các biện pháp chế tài trả đũa tương xứng.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Nga Maria Zakharova nói Mạc Tư Khoa chưa nhận được yêu cầu chính thức nào của Mỹ mở cửa các địa điểm một thời có liên hệ đến vũ khí hóa học để thanh sát.
 Phát ngôn viên Tổng Thống Nga, ông Dmitri Peskov chỉ trích quyết định của Hoa Kỳ liên kết các chế tài với trường hợp chất độc thần kinh ở Anh, một sự kiện mà Ðiện Cẩm Linh từ lâu cho rằng là một âm mưu của phương Tây để làm tổn hai uy tín của Nga và tạo cớ để chế tài thêm nữa.

Ông Skripal là một cựu Đại tá của Cơ quan tình báo GRU của Nga. Ông và người con gái 33 tuổi được phát giác bất tỉnh tại thành phố Salisbury, miền Nam nước Anh, vào tháng Ba năm nay. Điều tra cho thấy trước đó, chất độc thần kinh Novichok dạng lỏng đã được bôi vào cửa chính nhà ông.

 Pháp và Ý Ðại Lợi Cạnh Tranh Về Giải Pháp Chính Trị Cho Libya

media
(Hình REUTERS/Darrin Zammit Lupi: Thủ Tướng Ý Ðại Lợi Giuseppe Conte họp báo tại trụ sở NATO ở Brussels, thủ đô của Bỉ, ngày 12/7/2018.)

ROMA (VNC) - Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) đưa tin cho hay vào hôm 8/8/2018, Thủ Tướng Ý Ðại Lợi Giuseppe Conte cho rằng không nhất thiết phải yêu cầu Libya tổ chức bầu cử ngay trong năm nay. Tuyên bố này được đưa ra trong bối cảnh nước Pháp đang vận động để chính quyền Libya tiến hành bầu cử vào tháng 12 tới đây nhằm ổn định và thống nhất đất nước.

Phát biểu với các nhà báo tại thủ đô Roma vào hôm 8/8, Thủ Tướng Ý Ðại Lợi giải thích rằng lợi ích thiết yếu của nước ông là ổn định tình hình Libya sao cho có thể tổ chức được các cuộc bầu cử với tất cả những bảo đảm cần thiết. Theo ông, không cần phải “vội vàng”, và cuộc bầu cử không nhất thiết phải diễn ra ngay “ngày mai, hay vào tháng 11 hoặc 12”.
Trước đó, một nữ phát ngôn viên của chính phủ Pháp nói rằng Paris muốn bám sát lộ trình đã được thống nhất vào tháng Năm dự trù một cuộc bầu cử vào cuối năm nay, đúng như Ngoại Trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian từng cho biết vào tuần trước.

Thoe ghi nhận của hãng tin Pháp AFP, Roma và Paris đang cạnh tranh nhau để gây ảnh hưởng ở Libya, một quốc gia bị chia rẽ từ năm 2014 đến nay, giữa một trung tâm quyền lực xoay quanh thủ đô Tripoli và thế lực khác ở Cyrenaica, ở miền Đông Libya.
Ý Ðại Lợi có quan hệ chặt chẽ với chính quyền ở Tripoli, và là nước phương Tây duy nhất mở lại Tòa Đại sứ tại thủ đô Libya, nơi đặt một chính phủ chuyển tiếp được thành lập dưới sự trung gian hòa giải của Liên Hiệp Quốc.

Pháp thì được cho là gần gũi hơn với Khalifa Haftar, một lãnh đạo quân sự đã đi theo một chính phủ đặt trụ sở tại miền Đông Libya, cạnh tranh với chính quyền trung ương.Tổng Thống Emmanuel Macron đã tổ chức một hội nghị vào tháng Năm vừa qua, và khi ấy, các phe đối lập Libya đã đồng ý làm việc tích cực với Liên Hiệp Quốc để tổ chức bầu cử vào ngày 10 tháng 12.

Sau khi đi du lịch đến Hoa Thịnh Ðốn vào tháng Bảy, Thủ Tướng Ý Ðại Lợi Conte cho biết ông sẽ tổ chức một hội nghị khác có thể diễn ra vào tháng 11. Ý tưởng này được sự tán thành của Donald Trump.
  
Tòa Án Tối Cao Venezuela Ra Lệnh Bắt Cựu Chủ Tịch Quốc Hội

media
(Hình REUTERS/Ricardo Rojas: Ông Julio Borges, cựu Chủ Tịch Quốc hội Venezuela, nói chuyện với báo giới, ở Santo Domingon, Cộng Hòa Dominican, 31/1/2018.)

CARACAS (VNC) - Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) đưa tin cho hay hôm 8/8/2018, Tối cao Pháp viện Venezuela đã ra lệnh bắt giữ ông Julio Borges, một trong những lãnh đạo phe đối lập và là cựu Chủ Tịch Quốc hội, vì cáo buộc mưu toan ám sát Tổng Thống Nicolas Maduro bằng thiết bị bay không người điều khiển (drone) chứa chất nổ thứ Bảy tuần trước.

Ông Julio Borges đang sống lưu vong tại Bogota, thủ đô Colombia, không trả lời hãng tin Reuters. Ông bị cáo buộc trong bối cảnh chiến dịch trấn áp đối lập.
Trước đó vào ngày thứ Ba (7/8), Dân biểu Juan Requesens, cựu lãnh tụ phong trào phản kháng của sinh viên, tố cáo Tổng Thống trước Quốc hội: “Rất nhiều người anh em của chúng tôi phải sống lưu vong, số khác đã về với đất vì bị sát hại, bị ông Nicolas sát hại (…). Hôm nay tôi có thể phát biểu trước quý vị, nhưng ngày mai thì không biết được”.

Không chờ đến hôm sau, ngay tối đó ông Requesens đã bị tình báo Venezuela bắt giữ, và chính quyền đến hôm 8/8 mới xác nhận việc này.

Phe đối lập Venezuela lo ngại chính quyền lợi dụng vụ ám sát hụt ông Nicolas Maduro để tung ra một đợt đàn áp mới. Công tố viên trưởng Tarak Saab hôm 8/8 loan báo có 19 người liên can đến vụ tấn công trên, trong đó có 6 người đã bị bắt giam. Ông Saab không cho biết danh tính của các nghi can, cũng không đáp ứng yêu cầu cung cấp thêm thông tin.
Chính quyền Venezuela nói rằng hai thiết bị bay không người điều khiển mang theo chất nổ đã được phóng lên chiều thứ Bảy (4/8), khi ông Nicolas Maduro đang tham dự buổi lễ kỷ niệm ngày thành lập Vệ binh Quốc gia tại trung tâm Caracas. Chiếc đầu tiên bị lực lượng an ninh bắn hạ, chiếc thứ hai rơi xuống một tòa nhà.

Theo ông Maduro, phe cực hữu Venezuela có liên can đến vụ tấn công. Có 11 người được huấn luyện ở biên giới Colombia, và những người tài trợ cho “âm mưu ám sát” này ở Bogota và Florida đã hứa hẹn 50 triệu Mỹ kim, để đổi lấy sinh mạng của Tổng Thống Venezuela.

 Ấn Độ, Mảnh Đất Màu Mỡ của Ikea

HYDERABAD (VNC) - Báo La Croix ra ngày 9/8/2018 đưa độc giả đến Hyderabad miền Nam Ấn Độ. Đây là nơi nhà cung cấp đồ nội thất Ikea khai trương cửa hàng đầu tiên. Hãng Thụy Điển dự trù sẽ mở 25 cửa hàng tại quốc gia Nam Á này trước năm 2025.

Mumbai, Bangalore hay thủ đô Tân Ðề Ly là những địa điểm đầy hứa hẹn. Trước mắt, cửa hiệu đầu tiên ở Hyderabad trải rộng trên diện tích 37.000 mét vuông, tuyển dụng 850 nhân viên để phục vụ 7 triệu khách hàng mỗi năm. Chưa kể là hiệu ăn của Ikea tại đây có đến 1.000 chỗ ngồi.
Vậy Hyderabad, thuộc tiểu bang Telangana, có những lợi thế nào để trở thành bệ phóng cho Ikea bắt rễ vào Ấn Độ? Chuyên gia kinh tế Jean-Joseph Boillot, được báo La Croix trích dẫn, giải thích: tiểu bang này đã nới lỏng bộ luật ngoại quốc đầu tư, đã xây dựng cả một hệ thống giao thông hiện đại từ hơn hai thập niên qua. Đây cũng là nơi mà mức lương trung bình có thể cao hơn đến 20 lần so với lương trung bình ở Ấn Độ. Hyderabad là “điểm then chốt để Ikea chinh phục tầng lớp trung lưu Ấn Độ”, chiếm từ 10 cho đến 30% dân số của cả nước.

Ikea hiện đang có trên 400 cửa hàng tại 49 quốc gia. Doanh thu năm 2017 lên tới 37 tỉ Euro. Đức, Mỹ, Pháp là ba thị trường lớn nhất của tập đoàn này. Ikea đã chen chân vào Trung Quốc.

 Úc Ðại Lợi Tước Quốc Tịch 5 Người Bị Cáo Buộc Khủng Bố

(Hình REUTERS: Bộ Trưởng Nội Vụ Úc Ðại Lợi Peter Dutton phát biểu tại phiên khai mạc Hội nghị Chống Khủng bố tổ chức tại Sydney, ngày 17/3/2018.)

CANBERRA (VOA) - Ngày 10/8/2018, đài Tiếng Nói Hoa Kỳ đưa tin cho hay Úc Ðại Lợi vừa tước quốc tịch của 5 người song tịch vì có liên hệ đến tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS).

Bộ Trưởng Nội Vụ Peter Dutton loan báo quyết định vào ngày thứ Năm (9/8) tại thủ đô Canberra, nhưng không cung cấp lý lịch của 5 cựu công dân Úc Ðại Lợi này. Các hãng tin Úc Ðại Lợi nói những người này trong độ tuổi 20 và 30 và đã chiến đấu bên cạnh Nhà nước Hồi Giáo tại Iraq và Syria.
Trong những năm gần đây, Úc Ðại Lợi đã tu chính Luật quốc tịch, vì quan ngại về những công dân Úc Ðại Lợi trở về sau khi chiến đấu ở ngoại quốc cùng với những tổ chức khủng bố.

Người song tịch đầu tiên bị tước quốc tịch Úc Ðại Lợi là Khaled Sharrouf. Sharrouf rời Úc Ðại Lợi đến Syria vào năm 2013. Sharrouf có quốc tịch Lebanon, người gây sốc cho thế giới vào năm 2014 khi đưa lên truyền thông xã hội bức ảnh đứa con trai nhỏ tuổi cầm cái đầu bị cắt rời của một binh sĩ Syria.

 Bắc Hàn-Hoa Kỳ: Lớp Sơn Bề Ngoài Đã Vỡ

media
(Hình Susan Walsh/Pool via Reuters/File Photo: Tổng Thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong Un (trái) tại khách sạn Capella Hotel, đảo Sentosa, Tân Gia Ba, ngày 12/6/2018.)

HOA THỊNH ÐỐN (VNC) - Báo Le Figaro ra ngày 9/8/2018 nói đến “Hồi kết của tuần trăng mật Mỹ- Bắc Hàn?”.

“Vết sơn bên ngoài, sớm muộn gì cũng có vết rạn chân chim”, báo Le Figaro mở đầu bài báo mang tựa đề “Hoa Thịnh Ðốn hết kiên nhẫn với Bình Nhưỡng” như trên. Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton cách nay 2 hôm phải nhìn nhận rằng, đến nay, Bắc Hàn “ không đưa ra các biện pháp cần thiết để giải trừ nguyên tử”. Ông nói thêm tới nay Hoa Kỳ vẫn duy trì các biện pháp trừng phạt chế độ Kim Jong Un. Lời lẽ này thể hiện một thực tế phũ phàng: “Donald Trump bị đánh lừa” như một nhà báo của tờ Washington Post ghi nhận.

Theo cơ quan tình báo Mỹ và một báo cáo của Liên Hiệp Quốc, Bình Nhưỡng chưa đình chỉ chương trình nguyên tử và phi đạn-đạn đạo, Bắc Hàn tiếp tục vi phạm lệnh cấm vận quốc tế.

Tuy nhiên, báo Le Figaro đánh giá từ sau thượng đỉnh Kim-Trump tại Tân Gia Ba, Bắc Kinh đã bán dầu hỏa trở lại cho nước láng giềng sát cạnh, du khách Trung Quốc đông đảo hơn chung quanh khu vực phía Nam sông Áp Lục, con sông chia cách Trung Quốc với Bắc Hàn. Bắc Hàn xuất cảng lao động trở lại sang Nga và Trung Quốc, đến nỗi mà Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo phải lên tiếng kêu gọi Mạc Tư Khoa tôn trọng Nghị quyết 2375 của Liên Hiệp Quốc.
Đối thoại giữa Ngoại Trưởng Pompeo với các giới chức lãnh đạo ở Bình Nhưỡng không được như Hoa Thịnh Ðốn mong muốn.

Báo Le Figaro cho rằng còn quá sớm để kết luận tiến trình phi nguyên tử hóa Bắc Hàn một lần nữa thất bại, nhưng quả thực đây là “một công trình dài hơi”. Tờ báo mượn lời 2 chuyên gia thuộc Viện nghiên cứu Brookings Institution của Mỹ để kết luận: “Muốn đàm phán thì cần có những lá chủ bài trong tay. Tổng Thống Trump tại thượng đỉnh Tân Gia Ba đã thả tất cả những con bài đó, xem cuộc gặp này là một màn trình diễn, thay vì một cơ hội để đặt nền tảng cho các cuộc thương lượng nhằm phi nguyên tử hóa Bắc Hàn”.


 Tán Gia Bại Sản Vì Cho Vay Trên Mạng

BEIJING (VNC) - Trang kinh tế của báo Le Figaro ra ngày 9/8/2018 chú ý đến hoàn cảnh của “hàng triệu người Trung Quốc khánh tận vì cho vay trên mạng”.

Cuối tháng 6/2018, Giám đốc điều hành trang mạng Tangxiaoseng bị bắt, 500 triệu Euro do tổ chức này “quản lý” đã bốc hơi. Một đám đông tụ tập trước đồn cảnh sát ở Thượng Hải đòi được bồi thường và họ đã bị công an tống lên xe đưa đi nơi khác.

Một phụ nữ 47 tuổi nói với phóng viên của báo Le Figaro bà đã mất 45.000 Euro. Như rất nhiều các nạn nhân khác, bà từng được cho ăn bánh vẽ, với hứa hẹn 12% tiền lãi, tức là với mức lời cao gấp bốn lần so với của ngân hàng.

Từ đầu tháng 7/2018 Trung Quốc đóng cửa khoảng 160 website tín dụng hoạt động theo kiểu peer to peer, tức là giữa các tư nhân cho nhau vay tiền. Gần 4 triệu chủ nợ trắng tay; 150 tỉ Euro không cánh mà bay. Khoảng một chục ngàn nạn nhân các vụ cho vay trên mạng này kêu gọi chính quyền can thiệp. Bắc Kinh im lặng.

 Trận Động Đất Mạnh Thứ Ba Trên Đảo Lombok, Số Người Chết Lên Hơn 300

(Hình AFP: Nhân viên cấp cứu tìm kiếm nạn nhân trong nhà cửa đổ sập sau trận động đất trên đảo Lombok, Nam Dương.)

LOMBOK (VOA) - Ðài Tiếng Nói Hoa Kỳ trích thuật tin của hãng thông tấn AP cho hay hôm 9/8/2018, Đảo Lombok của Nam Dương rung động trong trận động đất lớn lần thứ ba trong vòng chưa đầy một tuần. Số người thiệt mạng ghi nhận được trong các trận động đất mạnh vừa qua nay đã hơn 300 người.
Cơn dư chấn mạnh 5,9 độ Richter khiến cư dân hoảng sợ, làm nhiều người bị thương, gây thiệt hại nhà cửa, và sạt lở đất. Cơ quan Địa chất của Nam Dương cho biết tâm của cơn địa chấn nằm ở phía Tây-Bắc của đảo và không có khả năng gây ra sóng thần.

Phát ngôn viên của Cơ quan Thiên tai Quốc gia Sutopo Purwo Nugroho cho biết các cơn dư chấn đã làm “nhiều người chấn thương”.
media
(Hình RFI/REUTERS/Beawiharta: Các nhân viên cấp cứu vẫn tìm kiếm các nạn nhân tại một ngôi đền bị phá sập do động đất ngày 5/8/2018, ở Pemenang, Lombok, Nam Dương. Ảnh chụp ngày 8/8/2018.)

Các giới chức Nam Dương cho hay số người chết trong trận động đất 7,0 độ Richter hôm Chủ Nhật (5/8) đã tăng lên 319 người. Con số người thiệt mạng được đưa ra sau một cuộc họp liên ngành để phối kiểm các số liệu khác nhau được các văn phòng khác nhau báo cáo.

Ông Nguroho cho biết số người chết sẽ tiếp tục tăng vì một số người vẫn bị chôn vùi trong nhà cửa đổ sập mà các nhân viên cấp cứu vẫn đang nỗ lực tìm kiếm.

Theo bản cập nhật mới nhất của cơ quan thiên tai, gần 68.000 ngôi nhà bị hư hại hoặc bị phá hủy trong trận động đất hôm 5/8 và 270.000 người đang trong trình trạng màn trời chiếu đất.

Trận động đất hôm 29/7 trên đảo Lombok đã làm 16 người thiệt mạng.


Vỡ Đập Thủy Điện, Lào Nhẽ Ra Tránh Được Tai Họa

VIENTIANE (VNC) - Trên tờ Le Monde ra ngày 9/8/2018, nhà báo Bruno Philippe trở lại với thảm họa vỡ đập thủy điện Xe Pian-Xe Namnoi tại Lào, một tai họa “có thể tránh khỏi”.

Hơn hai tuần sau vụ vỡ đập, một ngàn người vẫn bặt vô am tín, nhưng chính quyền vẫn bám vào hai con số chính thức: 31 người tử vong và 130 người mất tích. Vụ vỡ đập hôm 23 tháng Bảy là tai nạn nghiêm trọng đầu tiên và sẽ còn những thảm hỏa khác nữa đe dọa dân Lào.
Sự kiện vừa qua phơi bày ra ánh sáng những sai lầm trong chính sách năng lượng của Lào. Nhà cầm quyền Vạn Tượng muốn biến đất nước khép kín này thành “bình điện của Đông Nam Á”. 51 đập thủy điện đã hoàn tất, 46 đập khác đang được xây thêm. Đại đa số các công trình ấy đều có bàn tay Trung Quốc. Thế nhưng, đập Xe Pian-Xe Namnoi là một chương trình hợp tác giữa chính phủ Lào, với hai đối tác Nam Hàn và một của Thái Lan.

Phản ứng đầu tiên của Vạn Tượng là đổ lỗi cho “mưa lũ” gây ra tai nạn, nhưng giả thuyết này đã lập tức bị các chuyên gia bác bỏ. Họ chứng minh rằng, công trình xây dựng đập với chất lượng quá tồi cộng thêm với việc quản lý nước trong các bể chứa quá kém cỏi đã gây ra thảm họa.

Nói cách khác, vụ vỡ đập vừa qua là do lỗi của con người gây nên, mà điều đó nhẽ ra có thể tránh được. Thêm một thiếu sót nghiêm trọng thứ ba, là khi xây đập, không ai quan tâm đến việc lắp đặt một hệ thống báo động, để dân làng kịp di tản. Tại sao dân cư trong vùng không được thông báo cho dù đã phát giác vết nứt tại đập? Báo chí ở Vạn Tượng không được tự do đưa tin, nhưng trên các trang mạng xã hội ở Lào, đây đang là chủ đề nóng bỏng.
  
Thái Lan: Một Nhà Sư Hoàn Tục Lãnh Án 114 Năm Tù Vì Gian Lận

media
(Hình Dailynews/via REUTERS: Wirapol Sukphol, nhà sư Thái Lan hoàn tục, tới Tòa hình sự, ở Vọng Các, thủ đô của Thái Lan, ngày 9/8/2018.)

BANGKOK (VNC) - Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) đưa tin cho hay một nhà sư Thái Lan hoàn tục, bị dẫn độ từ Hoa Kỳ về năm 2017, hôm 9/8/2018 đã bị kết án 114 năm tù vì tội gian lận và rửa tiền.

Nhà sư Wiraphon Sukphon (39 tuổi), pháp danh là Luang Pu Nen Kham, bị tòa tuyên phạt vì tội rửa tiền, gian lận, vi phạm luật an ninh mạng vì quyên góp trên internet. Nhà sư này còn bị buộc phải bồi thường 28,6 triệu Baht (tương đương 743.000 Euro) cho 29 mạnh thường quân đã khởi kiện.

Tuy vậy theo luật pháp Thái Lan, bị cáo sẽ không ở tù quá 20 năm. Ngoài ra, Wiraphon còn bị cáo buộc hãm hiếp trẻ vị thành niên, nhưng riêng vụ này tòa sẽ tuyên án vào tháng 10 tới.

Cách sống xa hoa của nhà sư Wiraphon Sukphon tương phản hẳn với giáo lý tránh “tham sân si” của nhà Phật: cảnh sát đã tịch thu 24 triệu Baht (620.000 Euro), ba chiếc xe hơi trong đó có xe sang Porsche và Mercedes-Benz, một chiếc mô tô Harley-Davidson. Và tấm ảnh nhà sư này trong một chiếc máy bay riêng, đeo kính mát hàng hiệu, túi xách Louis Vuitton bên cạnh, đã được phổ biến trên mạng xã hội năm 2013.

Wiraphon bỏ trốn sang Mỹ năm 2013 khi cảnh sát bắt đầu điều tra về ông ta, và bị bắt tháng 7/2017 sau khi Hoa Kỳ cho dẫn độ về Thái Lan.

Khoảng 95% dân số Thái Lan là Phật tử ngoan đạo, tỉ lệ này thuộc loại cao nhất thế giới, và cả nước có khoảng 300.000 nhà sư. Tuy nhiên trong những năm gần đây, giới tăng lữ lại thường chiếm trang nhất các báo vì những vụ sử dụng ma túy, say xỉn, cá cược, quan hệ với gái mại dâm, tham nhũng.

Trong một tin khác, 3 cầu thủ nhỏ tuổi cùng với huấn luyện viên đội bóng Heo Rừng được giải cứu khỏi hang động Tham Luang cách đây 4 tuần, hôm 8/8 đã được cấp quốc tịch Thái Lan. Cả bốn người đều vô tổ quốc, và nếu không được nhập tịch, họ không có quyền lợi gì thậm chí không được ra khỏi Chiang Rai nơi đang sinh sống lâu nay.

Theo International Observatory on Statelessness, hiện có khoảng 3,5 triệu người tại Thái Lan không có quốc tịch. Những người này không có quyền đi bầu, không được mua đất, làm việc ở một số nơi và không được tự do di chuyển sang các địa phương khác.

 Chiến Tranh Thương Mại Mỹ-Trung Leo Thang

media
(Hình REUTERS/Jason Lee/File Photo: Với đậu tương nhập từ Mỹ, nhà máy Lương Hữu, Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, tinh chế dầu thực phẩm. Ảnh chụp ngày 4/7/2018.)

BEIJING (VNC) - Sau khi Hoa Kỳ loan báo sẽ đánh thuế đợt hai ở mức 25% lên 16 tỉ Mỹ kim hàng Trung Quốc kể từ ngày 23/8, hôm 8/8/2018, Bắc Kinh đã trả đũa ngay với việc áp đặt mức thuế tương đương, với cùng trị giá hàng và cùng một ngày áp dụng. Từ Bắc Kinh, thủ đô của Trung Quốc, thông tín viên Heike Schmidt của đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) tường trình:

Bắc Kinh vẫn trung thành với nguyên tắc ăn miếng trả miếng. Xe hơi, xe vận tải, than đá, khí đốt và xăng dầu, thậm chí kim loại phế liệu… tất cả là 333 mặt hàng sẽ bị đánh thuế 25% kể từ ngày 23/8.

Thêm một lần nữa phát ngôn viên Bộ Thương Mại lại biện minh: Trung Quốc buộc lòng phải có biện pháp trả đũa để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình, và đả kích các hành động hoàn toàn phi lý của Hoa Kỳ.

Nhưng nếu Bắc Kinh đánh trả từng đòn một, trên thực tế, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới không chiến đấu với vũ khí tương xứng, và sự leo thang sắp tới sẽ đạt đến giới hạn. Bởi vì Trung Quốc nhập cảng 130 tỉ Mỹ kim hàng Mỹ, trong khi Hoa Kỳ mua hàng của Trung Quốc gấp bốn lần.

Dù vậy, báo chí Nhà nước vẫn nói rằng Trung Quốc chẳng việc gì phải lo ngại, đưa ra lý lẽ: tăng trưởng vẫn vững vàng vì tiêu thụ nội địa giờ đây tăng đến 58%, và không còn lệ thuộc vào Hoa Kỳ”.

Hồi đầu tuần, Nhân Dân Nhật Báo mỉa mai ông Donald Trump đã tổ chức một “vụ đánh nhau trên đường phố”, còn hôm 9/8, báo China Daily viết rằng Hoa Kỳ chứng tỏ “lối suy nghĩ kiểu mafia” khi tiếp tục áp thuế hải quan lên hàng Trung Quốc.

 California: Các Vụ Hỏa Hoạn Có Thể Gây Thiệt Hại ở Mức Kỷ Lục

media
(Hình REUTERS/Fred Greaves: Máy bay rải nước khống chế cháy rừng gần Lakeport, California, Hoa Kỳ, ngày 2/8/2018.)

CALIFORNIA (VNC) - Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) trích thuật tin của thông tấn xã Reuters cho hay hôm 8/8/2018, cơ quan khí tượng Mỹ cho biết trong ngày 9/8, lực lượng cứu hỏa tại California sẽ phải đương đầu với những đợt gió mạnh và nhiệt độ cao và tình trạng này sẽ còn kéo dài cho tới thứ Bẩy (11/8).

Từ nhiều ngày qua, khoảng 4.000 lính cứu hỏa đã được huy động để cầm cự và khống chế trận hỏa họa Mendocino Complex.
 Diện tích bị Mendocino thiêu rụi lớn hơn cả trận hỏa hoạn Thomas, xẩy ra hồi tháng 12/2017 cũng tại California. Từ cuối tháng Bẩy vừa qua, tiểu bang này đã phải hứng chịu hai trận hỏa hoạn khác là Carr và Ferguson.

Hàng loạt các vụ hỏa hoạn liên tiếp gây ra nhiều thiệt hại ước tính lên đến hàng trăm triệu Mỹ kim.
 Theo thẩm định của trường Đại học Santa Barbara, California, các hãng bảo hiểm đã phải chi ra 1,8 tỉ Mỹ kim sau hỏa hoạn Thomas. Đó là chưa kể đến các hoạt động của lính cứu hỏa trong cùng thời kỳ đó tốn kém 177 triệu Mỹ kim.

Tính cho đến tối 8/8, mức độ tàn phá của hỏa hoạn Mendocino đã lớn hơn rất nhiều hỏa hoạn Thomas. Hơn 300 ngàn hecta rừng và 119 ngôi nhà bị thiêu hủy. Cơ quan phòng chống hỏa hoạn California - CallFire, cho rằng hỏa hoạn đã tàn phá dữ dội hơn do khí hậu thay đổi tại California: ẩm ướt vào mùa Đông và rất khô vào mùa Hè.
 Còn tại Úc Ðại Lợi, hạn hán nghiêm trọng đe dọa hoạt động kinh tế của nhiều nơi, đặc biệt là ở tiểu New South Wales. Tại đây, trong tháng Bẩy, lượng nước mưa chỉ là 10 milimetre. Tình trạng này còn kéo dài cho đến tháng 11. Chính quyền đã đưa ra nhiều biện pháp hạn chế dùng nước như tắm không được quá 3 phút, mỗi tuần chỉ được chạy máy giặt quần áo 2 lần. Vì không có nước để tưới cỏ, một số trang trại đã phải giảm bớt số lượng đàn gia súc. Nhiều nhà chăn nuôi đang đứng trước nguy cơ phá sản trong lúc tỷ lệ tự tử trong lĩnh vực này đạt mức cao nhất trên toàn quốc.


Tin Việt Nam
 Cựu Đại Sứ Mỹ Tại Việt Nam: Luật An Ninh Mạng Mới Sẽ Cản Đà Tăng Trưởng Kinh Tế

(Hình tư liệu: Giáo sư Đặng Hữu và các chuyên gia kêu gọi Quốc hội Việt Nam sửa một số điều trước khi thông qua Dự luật An ninh mạng, 5/6/2018.)

HOA THỊNH ÐỐN (VOA) - Ngày 9/8/2018, đài Tiếng Nói Hoa Kỳ đưa tin cho hay cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam David Shear nói rằng luật an ninh mạng mới được Quốc hội Việt Nam thông qua là một bước lùi lớn – sẽ làm tổn thương các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam.
 Trong một bài viết đăng trên trang mạng tờ The National Interest, ông David Shear nói luật An ninh mạng mới của Việt Nam sẽ biến nước này thành một thành trì bị cô lập ngay giữa lúc các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cần tiếp cận thị trường và kỹ thuật toàn cầu”.

Tháng Năm năm 2017, chính phủ Hà Nội ban hành một chỉ thị đầy tham vọng - được gọi là Chỉ thị 16, để dẫn dắt đất nước qua cái gọi là cuộc cách mạng công nghiệp lần 4 (4IR), giúp Việt Nam cải thiện khả năng cạnh tranh bằng cách tận dụng kỹ thuật số và truyền thông xã hội, thương mại điện tử vv.. và tránh nguy cơ Việt Nam bị tụt hậu.

Tuy nhiên, chỉ thị này thiết lập các quy định cấm truy cập các nội dung internet được coi là có thể trở thành một mối đe dọa đối với nhà nước hoặc xã hội Việt Nam. Luật mới còn đòi hỏi các công ty ngoại quốc cung cấp dịch vụ ICT cho người tiêu dùng Việt Nam phải thiết lập văn phòng đại diện tại Việt Nam, và phải lưu trữ các dữ liệu của người sử dụng mạng Việt Nam trong lãnh thổ Việt Nam.

(Hình AP: Ông David Shear, cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, hiện là Phụ tá Bộ Trưởng Quốc Phòng đặc trách Á Châu-Thái Bình Dương.)

Ông David Shear, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam từ 2011-2014, khuyến cáo:

“Cách mạng công nghiệp đòi hỏi các doanh nghiệp phải thu thập và phân tích các dữ liệu nhiều hơn để duy trì tính cạnh tranh, dùng truyền thông xã hội, thương mại điện tử và kỹ thuật điện toán đám mây để tăng năng suất”.
Ông Shear nói những quy định nghiêm ngặt sẽ cản trở việc tiếp cận các nguồn dữ liệu và dịch vụ kỹ thuật đám mây tốt nhất mà thế giới có thể cung cấp. Hệ quả là Việt Nam sẽ chịu thiệt thòi một cách vô lý, “tác động tiêu cực đáng kể tới nền kinh tế quốc gia”.

Cựu Đại sứ David Shear trích dẫn một phúc trình năm 2014 của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Chính trị Âu Châu (ECIPE) ước lượng rằng các biện pháp quy định phải nội địa hóa hoàn toàn các dữ liệu sẽ làm giảm đà tăng trưởng GDP của Việt Nam khoảng 1,7% mỗi năm, đồng thời có thể giảm đầu tư trong nước khoảng 3,1%.

Năm 2017, Việt Nam đạt tăng trưởng GDP 6,8%, một phần là nhờ sự năng động của nền kinh tế Internet và đầu tư trực tiếp ngoại quốc. Đại sứ Shear khuyến cáo nếu Việt Nam hạn chế các luồng dữ liệu toàn cầu thì cũng sẽ tự đẩy mình ra khỏi sự phát triển toàn cầu.

 Tư Gia Nhà Hoạt Động Nguyễn Lân Thắng Bị Quấy Nhiễu

(Hình do RFA edit: Nhà hoạt động Nguyễn Lân Thắng (phải) và màn hình điện thoại quay cảnh nhóm người đến quấy nhiễu hôm 8/8/2018.)

HÀ NỘI (RFA) - Ðài Á Châu Tự Do đưa tin cho hay vào chiều ngày 8/8/2018, khoảng 5 người tự xưng là thương binh đem loa công suất lớn đến trước nhà ông Nguyễn Lân Thắng, một nhà hoạt động và blogger ở Hà Nội, ca hát và kêu gọi ông Thắng ra ngoài nói chuyện vì cho rằng ông này “phản cách mạng”. 
Khi xảy ra sự việc, ông Nguyễn Lân Thắng không có mặt ở nhà, nhưng sau đó được vợ và hàng xóm thuật lại tình hình đã diễn ra. Ông Nguyễn Lân Thắng trình bày những điều được thuật cũng như xem qua camera:

“Khi tôi đang đi trên đường, hàng xóm gọi điện báo có một nhóm tự xưng là thương binh đến la hét ầm ĩ, gây mất trật tự. Tôi xem qua camera thì thấy có ít nhất 4 người. Họ mang loa, đài đến làm mất trật tự trước nhà tôi. Hàng xóm góp ý nhưng họ vẫn tiếp tục. 
Vợ tôi có gọi điện thoại cho Công an Khu Vực, họ nói họ sẽ đến nhưng rồi không thấy đến. Sau khi làm ầm ỉ thì họ đi mua thịt vịt về và trải chiếu ngồi nhậu.

Đến lúc chừng 7 giờ thì họ gọi báo cáo cho ai đó đã hoàn thành nhiệm vụ. Họ nhắn với hàng xóm của tôi là vì nhiệm vụ phải làm và ngày mai lại đến”. 
Đây không phải là lần đầu nhà hoạt động Nguyễn Lân Thắng bị tấn công, đe dọa bởi những người lạ mặt mà theo ông này “có quyền nghi ngờ công an đứng đằng sau”.

Năm 2015, một nhóm người đã đến đổ mắm tôm vào nhà blogger Nguyễn Lân Thắng để phản đối việc ông đã nhạo báng hình tượng lãnh tụ Hồ Chí Minh. 
Ông Nguyễn Lân Thắng là thành viên nhóm No-U FC, một câu lạc bộ bóng đá có chủ trương chống đường chữ U do Trung Quốc vẽ ra phi pháp ở Biển Đông.

Ông cũng là một blogger và có những bài đăng trên trang blog của Đài Á Châu Tự Do (RFA).

 Người Dân Quảng Ngãi Chặn Xe Chở Rác Không Cho Vào Nhà Máy Giải Quyết Chất Thải

(Hình dansahuynh: Người dân thay nhau ngày đêm túc trực ngăn chặn đường vào nhà máy giải quyết rác.)

QUẢNG NGÃI (RFA) - Ðài Á Châu Tự Do đưa tin cho hay rác tồn đọng bốc mùi hôi thối gây ô nhiễm tại huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, sau khi hàng trăm người dân tại xã Phổ Thạch, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, từ ngày 29/7 đến 9/8 dùng chướng ngại vật chặn xe chở rác không cho vào nhà máy giải quyết chất thải rắn sinh hoạt.

Người dân chặn xe rác vì cho rằng nhà máy giải quyết rác gây ô nhiễm và đặt không đúng vị trí. Người dân yêu cầu nhà máy phải chuyển đến nơi khác cách xa khu vực dân cư hoặc chuyển các gia đình dân đến khu tái định cư, nếu nhà máy hoạt động thì chỉ được thu gom rác tại xã Phổ Thạch.

Vào ngày 7/8, Chủ Tịch Ủy ban Nhân dân huyện Đức Phổ đã đối thoại trực tiếp với người dân để mong muốn đưa nhà máy giải quyết chất thải rắn sinh hoạt huyện Đức Phổ vào hoạt động trở lại. Theo truyền thông trong nước, sau buổi đối thoại, vào ngày 9/8 người dân vẫn tiếp tục chặn xe chở rác vào nhà máy.

Thông tấn xã Việt Nam loan tin hôm 9 tháng Tám cho biết thống kê một ngày huyện Đức Phổ thải ra ngoài khoảng 25 tấn chất thải rắn sinh hoạt. Nhưng qua 12 ngày kể từ ngày 29/7 nay, đã có khoảng 300 tấn rác bị tồn đọng tại các khu dân cư.

Khách Du Lịch Việt Nam Bị Câu Lưu Khi Thực Hiện Nghi Thức Tôn Giáo Trong Công Viên Angkor

(Hình Screen capture: Hướng dẫn viên du lịch đang tranh cãi với bảo vệ, sau khi du khách Việt Nam bị cản trở việc thực hiện nghi thức tôn giáo trong Công viên Khảo cổ Angkor.)

SIEM REAP (RFA) - Một nhóm khách du lịch Việt Nam và hướng dẫn viên người Cam Bốt đã bị giữ lại để thẩm vấn hôm thứ Tư (8/8/2018), sau khi họ thực hiện nghi thức tôn giáo bị cấm trong Công viên Khảo cổ Angkor ở Siem Reap.

Tờ Phnom Penh Post đưa tin này 1 ngày sau đó. Theo đoạn video đăng tải trên Facebook, các nhân viên an ninh đã tạm dừng buổi lễ bên trong đền Angkor Wat sau một cuộc tranh cãi giữa các viên chức công viên và hướng dẫn viên. 
Đoạn clip cho thấy hướng dẫn viên tranh cãi do bênh vực đoàn khách của mình, nói rằng họ chỉ đang thực hiện niềm tin của họ, và bảo vệ không có quyền ngăn chặn họ.

Phát ngôn viên Long Kosal của công viên cho biết hành động này bị cấm vì nhóm không được phép của các cơ quan chức trách trực thuộc công viên này. 
Theo lời ông Long Kosal, trước khi thực hiện bất kỳ nghi thức nào trong đền thờ, phải có sự cho phép của chính quyền. Không chỉ ở Đền Angkor Wat mà còn ở bất kỳ ngôi đền nào khác. Ông nói thêm các viên chức tìm hiểu tất cả sự kiện trước khi cho phép.

Đại diện công viên cho biết những người vi phạm không bị những hình phạt nghiêm trọng nhưng họ sẽ bị theo dõi khi họ đi bất cứ đâu.

 Nhiều Sai Phạm Trong Việc Sử Dụng Vốn ODA

(Hình AFP: Một công trình xây dựng dang dở ở Đà Nẵng.)

HÀ NỘI (RFA) - Việc sử dụng vốn đầu tư không hoàn lại ODA giai đoạn 2011-2016 mắc nhiều sai phạm cần được điều tra làm rõ trách nhiệm của cơ quan chức năng. 
Đây là đề nghị mà Đoàn Giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu ra trong phiên họp về việc quản lý sử dụng vốn vay ngoại quốc giai đoạn 2011-2016 diễn ra vào chiều ngày 9/8/2018.

Theo đó trong giai đoạn này đã có 319 Hiệp định được ký kết với hơn 33,6 tỉ Mỹ kim. Trong số này, phần chi cho các dự án không có khả năng hoàn vốn chiến 65%. Bình quân trong cả giai đoạn, vốn ODA và ưu đãi ngoại quốc chiếm 37,6% tổng chi đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước. 
Tuy nhiên Đoàn giám sát cho biết còn nhiều sai phạm trong việc sử dụng vốn ODA như tình trạng đội vốn hơn nhiều so với dự toán ban đầu như dự án phát triển cảng quốc tế Cái Mép-Thị Vải tăng hơn 8000 tỉ đồng, dự án Nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn 1 tăng hơn 10.000 tỉ đồng, dự án xây dựng đường cao tốc Nội Bài-Lào Cai cũng đội vốn hơn 10.000 tỉ đồng,…. Bên cạnh đó, chất lượng nhiều dự án không đạt yêu cầu. Có dự án bị lạc hậu về kỹ thuật, một số dự án chậm tiến độ.

Đoàn Giám sát của Quốc hội còn yêu cầu Chính phủ cho tạm dừng những dự án chưa thực hiện nhưng chưa xác định rõ hiệu quả. Đối với các dự án đang thực hiện cần đánh giá nửa giai đoạn. Còn với những dự án đã xong, cần đánh giá toàn diện hiệu quả thực tế của dự án.

 Việt Nam Không Muốn Có Thêm Ngân Hàng Hoàn Toàn Vốn Ngoại Quốc

(Hình REUTERS: Standard Chartered Bank là một trong số hơn 10 ngân hàng 100% vốn ngoại quốc hiện đang hoạt động ở Việt Nam. Phó Thủ Tướng Vương Đình Huệ cho biết Việt Nam có thể sẽ không cấp phép thêm cho ngân hàng có hoàn toàn vốn ngoại quốc vào Việt Nam.)

HÀ NỘI (RFA) - Ngày 9/8/2018, đài Á Châu Tự Do trích thuật tin của truyền thông trong nước cho hay theo Phó Thủ Tướng Vương Đình Huệ, Việt Nam sẽ hết sức hạn chế hoặc có thể ngừng cấp thêm giấy phép cho ngân hàng hoàn toàn do ngoại quốc sở hữu. 
Truyền thông trong nước trích lời Phó Thủ Tướng Huệ nói hôm 8/8 tại Diễn đàn M&A Việt Nam 2018 về mua bán và sát nhập doanh nghiệp: “Sắp tới đây, Chính phủ sẽ hạn chế hoặc không cấp thêm giấy phép cho ngân hàng 100% vốn ngoại quốc”.
 Tuy nhiên, cũng theo ông Huệ, Việt Nam khuyến khích các ngân hàng ngoại quốc mua các ngân hàng thương mại yếu kém trở thành 100% vốn ngoại quốc tại Việt Nam.
 Chính phủ Việt Nam sẽ bán và chuyển giao những ngân hàng yếu kém hoặc đang trong tình trạng đặc biệt như ngân hàng Xây dựng, GP Bank, Oceanbank, theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn.

Ngân hàng Xây dựng đã bị bán cho Ngân hàng Trung ương với giá 0 đồng năm 2015 sau vụ bê bối tham nhũng hơn 6.000 tỉ đồng. Hôm 6/8, 46 viên chức của ngân hàng này đã bị đưa ra xét xử và bị kết án hàng chục năm tù giam.
 Việt Nam đang tìm cách tái cơ cấu ngành ngân hàng sau một loạt những vụ bê bối về quản lý yếu kém và cho vay không đúng luật vào đầu những năm 2010, theo thông tấn xã Reuters.

Hiện đang có nhiều ngân hàng ngoại quốc quan tâm tới các thương vụ M&A (mua bán và sát nhập doanh nghiệp) nói trên, theo Phó Thủ Tướng Huệ cho biết hôm 8/8.
 Hiện có khoảng 10 ngân hàng hoàn toàn vốn ngoại quốc đã được cấp phép và đang hoạt động ở Việt Nam, trong đó có HSBC Vietnam, Standard Chartered Vietnam, Hong Leong Vietnam, CIMB Vietnam, theo thông tin từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được thông tấn xã Reuters trích dẫn.

 Vũ Nhôm và Những Người Liên Quan Bị Khởi Tố Thêm Tội Danh

(Hình REUTERS: Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ nhôm) trước tòa tại Hà Nội hôm 30/7/2018.)

HÀ NỘI (RFA) - Ðài Á Châu Tự Do trích thuật tin của truyền thông trong nước cho hay Vũ ‘Nhôm’ cùng 4 người liên quan khác bị Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công An) ra quyết định khởi tố về cáo buộc ‘trốn thuế’ khi mua bán đất công sản.

Truyền thông trong nước vào ngày 9/8/2018 loan tin cho biết 4 người liên quan gồm các ông Nguyễn Công Lang (nguyên Giám đốc Công ty quản lý nhà Đà Nẵng), ông Phan Ngọc Thạch (nguyên Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Du lịch Đà Nẵng), ông Trần Phi (nguyên Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Xuất-nhập cảng Đà Nẵng), và ông Huỳnh Tấn Lộc (Tổng Giám đốc Công ty Kỹ thuật phẩm Đà Nẵng.)
 Vào ngày 8/8, Cơ quan Cảnh sát điều tra chính thức khởi tố Vũ ‘nhôm’ và 4 nhân vật trên với cáo buộc “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”, quy định tại Điều 219 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Bản tin của các báo trong nước cho biết Bộ Công An trong ngày 9/8 cũng tiến hành áp dụng lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú và khám xét chỗ ở của 4 nhân vật vừa nêu. Việc khám xét chỗ ở của 4 nhân vật trên được nói nhằm phục vụ điều tra liên quan đến các hành vi ‘lợi dụng chính sách để trục lợi, trốn thuế, gây thất thu cho ngân sách’ khi mua bán nhà công sản ở Đà Nẵng của Vũ ‘nhôm’, tức Phan Văn Anh Vũ.
 Hôm 30/7, ông Phan Văn Anh Vũ đã bị Tòa án Nhân dân Hà Nội tuyên 9 năm tù giam với cáo buộc ‘Cố ý làm lộ bí mật nhà nước’ trong một phiên xử kín.

Trước đó vào ngày 24 tháng Bảy, một số lãnh đạo thành phố Đà Nẵng phát biểu rằng Vũ “nhôm” còn phải hầu tòa hai lần nữa các với tội danh “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và tội “trốn thuế” khi mua bán nhà đất công sản.
 Cũng liên quan đến sự việc Vũ Nhôm, vào tháng Tư vừa qua, Bộ Công An CSVN đã ra quyết định khởi tố và cấm đi khỏi nơi cư trú đối với 5 cựu viên chức thành phố Đà Nẵng. Trong đó có hai cựu Chủ Tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Đà Nẵng là ông Văn Hữu Chiến và ông Trần Văn Minh, riêng ông Trần Văn Minh bị bắt tạm giam.

Vũ Nhôm là biệt danh của ông Phan Văn Anh Vũ, sinh năm 1975, từng là Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Bắc Nam 79 ở Đà Nẵng và Công ty Cổ Phần Nova 97 ở Sài Gòn. Ông được cho biết có hàm Thượng tá công an. 
Cuối tháng 12 năm 2017, Tân Gia Ba xác nhận có bắt giữ ông Phan Văn Anh Vũ vì vi phạm Luật Di Trú của nước này; sang đến đầu tháng Một ông bị Tân Gia Ba trả về Việt Nam.

Tập Đoàn Nhà Nước Trung Quốc ‘Đóng Vai Trò Lớn’ ở Biển Đông

BEIJING (VOA) - Ngày 9/8/2018, đài Tiếng Nói Hoa Kỳ trích thuật tin của thông tấn xã Reuters cho hay các tập đoàn nhà nước của Trung Quốc đang đóng vai trò ngày càng lớn nhằm khẳng định chủ quyền của Bắc Kinh ở Biển Đông, và có thể sẽ củng cố vị trí thống trị của mình trong những năm tới, theo nội dung một nghiên cứu. 
Nghiên cứu của học giả Xue Gong được Viện ISEAS Yusof Ishak ở Tân Gia Ba công bố cho thấy sự tham gia của các tập đoàn nhà nước Trung Quốc trong việc phát triển cơ sở hạ tầng, du lịch cũng như dầu khí và khí đốt tại một số khu vực tranh chấp với nhiều nước.

Thông tấn xã Reuters dẫn lời một số chuyên gia và các nhà ngoại giao trong khu vực nhận định rằng sự hiện diện về thương mại có thể làm phức tạp thêm bất kỳ một giải pháp mang tính khu vực nào trong tương lai nếu Bắc Kinh bảo vệ về mặt chính trị và quân sự đối với các công ty mà họ khuyến khích tham gia ở Biển Đông.

Ông Ian Storey, một chuyên gia về Biển Đông tại ISEAS, nói rằng “Bắc Kinh đang khuyến khích các công ty đóng vai trò lớn ở Biển Đông”. 
Hãng tin này cũng nói rằng Bộ Ngoại Giao Trung Quốc không phản hồi ngay trước đề nghị phỏng vấn. 
Trong khi chỉ ra khó khăn tiếp cận thông tin về tài chánh, nghiên cứu cho rằng việc xây đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông tiêu tốn nhiều tỉ Mỹ kim.
 Nghiên cứu dẫn các ước tính của truyền thông nhà nước cho biết rằng chỉ riêng việc xây đảo Chữ Thập, nơi hiện có phi đạo dài 3 cây số và các cơ sở quân sự, đã tiêu tốn khoảng 11 tỉ Mỹ kim.

Kể từ khi tuyến đường biển tới Hoàng Sa được khai trương, theo thông tấn xã Reuters, hơn 70 ngàn du khách đã đến quần đảo này.
 Trong khi đó, khoảng 680 chuyến bay thương mại đã đáp xuống phi đạo mở rộng ở Đảo Phú Lâm.

Không có nhận xét nào: