Nhìn Ra Bốn Phương

Những thành phố “đáng sống” nhất Việt Nam

Thành phố biển Đà Nẵng

Đà Nẵng là thành phố đã tạo nên thương hiệu và bản sắc riêng của mình trên nhiều lĩnh vực trong suốt những năm vừa qua. Nhiều ý kiến cho rằng, Đà Nẵng là nơi đáng sống vì môi trường trong sạch, ít ô nhiễm, các mô hình dịch vụ đa dạng phong phú, mức sống dễ chịu, cơ sở hạ tầng ổn định. Ít có thành phố du lịch nào trên cả nước, khách tới thăm có thể thoải mái tản bộ trên hè phố mà không bị “bủa vây” bởi đội ngũ “cò mồi”.
Bà Nà Hill được đầu tư xây dựng và trở thành điểm du lịch lý tưởng ở Đà Nẵng
Bà Nà Hill được đầu tư xây dựng và trở thành điểm du lịch lý tưởng ở Đà Nẵng
Năm 2011, Đà Nẵng khẳng định thương hiệu của mình khi giành giải thưởng của ASEAN trao tặng dành cho “Thành phố bền vững về môi trường”. Đây là danh hiệu đáng tự hào của nhân dân Đà Nẵng mà không phải nơi nào cũng có được.
Làng đá mỹ nghệ non nước ở Đà Nẵng
Làng đá mỹ nghệ non nước ở Đà Nẵng
Thiên nhiên nơi đây đặc biệt ưu đãi và dành cho thành phố bên sông Hàn nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Nhắc tới Đà Nẵng, hàng loạt những địa danh du lịch nức tiếng khiến bạn không thể làm ngơ. Du khách sẽ được trải nghiệm cảm giác “lên rừng, xuống biển” khi tới thăm bán đảo Sơn Trà – nơi cách trung tâm thành phố khoảng 10 km; tới thăm núi Bà Nà với khu sinh thái phong phú cách mực nước biển chừng gần 1500m hay tới những làng nghề cổ như làng chiếu Cẩm Nê, làng cổ Túy Loan, làng đá mỹ nghệ Non Nước...
Thành phố Đà Lạt
Nhắc tới Đà Lạt, người ta thường nghĩ tới thành phố cao nguyên của ngàn hoa. Nhưng khi đặt chân tới đây, du khách sẽ cảm nhận được nhiều ấn tượng khó quên. Nằm trên cao nguyên Lâm Viên, Đà Lạt từ lâu đã trở thành thiên đường du lịch hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước. Nơi đây được ví như máy điều hòa nhiệt độ khổng lồ chạy quanh năm với nền nhiệt ôn hòa. Nhiệt độ trung bình trong năm chỉ dao động trong khoảng trên dưới 20 độ C nên rất thích hợp làm nơi nghỉ dưỡng.
Đà Lạt mộng mơ hiện lên trong sương sớm
 Đà Lạt mộng mơ hiện lên trong sương sớm
Với cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, Đà Lạt còn được biết tới với nhiều mỹ danh như “thành phố sương mù”, “thành phố tình yêu”, “thành phố của rừng thông”... Chẳng thế mà nơi đây thường xuyên là địa điểm được các đoàn làm phim lựa chọn để ghi hình những thước phim lãng mạn.
Những con đường ngập màu vàng óng của hoa dã quỳ.
Những con đường ngập màu vàng óng của hoa dã quỳ.
Đà Lạt quyến rũ du khách bằng những thảm thực vật phong phú: rừng thông xanh mướt, màu vàng của hoa cúc quỳ, màu đỏ của những vườn hồng nhung được chăm sóc tỷ mỷ, những vườn hoa Mimosa đua nhau khoe sắc... Tất cả hòa trộn hoàn hảo để biến nơi đây thành một thảm hoa đa sắc. Đến với Đà Lạt, bạn như lạc vào thế giới thiên nhiên kỳ ảo.
Bên cạnh vẻ đẹp tự nhiên, thành phố này còn nổi tiếng với những công trình in đậm lối kiến trúc Pháp sang trọng, quý phái. Đến nay, Đà Lạt còn lưu giữ và duy trì hàng trăm những ngôi biệt thự cổ. Nhiều người còn ví von đây chính là “Paris thu nhỏ” của vùng Tây Nguyên.
Thành phố Nha Trang
Thành phố Nha Trang là “cái nôi” du lịch lớn của cả nước với nhiều địa danh nổi tiếng cùng điều kiện tự nhiên đặc biệt ưu đãi. Nằm tại vị trí trung tâm tỉnh Khánh Hòa, Nha Trang còn được mệnh danh là “hòn ngọc viễn đông” khi sở hữu hàng loạt những bãi tắm đẹp, những con đường rộng thoáng, các khu biệt thự ẩn mình trong rừng cây.
Vịnh Nha Trang
Vịnh Nha Trang
Bờ biển Nha Trang với những bãi cát trắng phau trải dài hòa cùng màu xanh ngắt nước biển, bầu trời và sắc vàng óng của nắng biển chói chang. Lộng lẫy về cảnh sắc, Nha Trang còn hấp dẫn bởi khí hậu biểu ấm và tràn ngập nắng gió quanh năm. Từ tháng 6/2003, vịnh Nha Trang đã có mặt trong “Câu lạc bộ những vịnh đẹp nhất trên thế giới”. Vịnh có diện tích trên 500 km2, gồm 19 hòn đảo lớn nhỏ trong đó lớn nhất là đảo Hòn Tre. Đây là hình mẫu tự nhiên hiếm có và phong phú mà không phải nơi nào cũng có được khi quy tụ đầy đủ các yếu tố nhưng đầm, núi non, hải đảo, đồng ruộng, làng xóm...
Vinpear – niềm tự hào của thành phố biển Nha Trang
Vinpearl – niềm tự hào của thành phố biển Nha Trang
Có rất nhiều điểm du lịch hấp dẫn ở Nha Trang mà du khách không nên bỏ lỡ như quần thể đá Hòn Chồng, thiên đường du lịch Vinpearl, đảo Hòn Mun... Là thành phố biển năng động, tràn đầy nhựa sống, Nha Trang hiện lên trong mắt khách du lịch với đầy đủ mọi ấn tượng tốt đẹp cho dù chỉ tới đây một lần.
Thành phố Vũng Tàu
Nằm trong khu vực vùng Đông Nam Bộ, thành phố Vũng Tàu thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa lớn. Nằm trên bán đảo cùng tên, nơi đây cách thành phố Hồ Chí Minh 125 km về phía Đông Nam với 42 km bờ biển bao quanh. Nơi đây có các cánh rừng nguyên sinh, sông hồ, biển bao bọc tạo nên một nền khí hậu ôn hòa và là điểm du lịch lý tưởng của khu vực phía Nam 
Thành phố Vũng Tàu
 Thành phố Vũng Tàu

Với đường bờ biển dài là lợi thế để Vũng Tàu sở hữu nhiều bãi tắm đẹp và tạo nên nguồn thu du lịch cho thành phố. Tới đây, du khách có thể tham quan và tắm biển ở cả hai Bãi Trước và Bãi Sau. Ngoài ra, một số điểm du lịch nổi tiếng ở đây cũng không nên bỏ lỡ như chùa Thích Ca Phật Đài, tượng Chúa Ki-tô, Bạch dinh, Linh Sơn cổ tự hay ngọn hải đăng nằm trên đỉnh núi Nhỏ.

Thứ Sáu, 26 tháng 9, 2014

Vượt Qua Số Phận - Truyện của Phương Hoa


Tôi có bà bạn thân tên Na, chơi với nhau từ ngày xửa ngày xưa ở Nha Trang. Dạo gần đây, mỗi lần gọi cho tôi Na thường kể về chuyện tình cảm của cô cháu gái con người em ruột giầu có của bà, với một cậu du học sinh từ Việt Nam qua Texas, học chương trình sau đại học tại "University of Houston Clear Lake."
Nhờ bà bạn Na, tôi biết được toàn bộ “chuyện tình nhiều tập” gay cấn này.

Trọng là con của cặp vợ chồng nghèo ở một làng quê gần núi ngoài miền Trung. Cha Trọng trước kia là thầy giáo Tiểu Học, vừa tốt nghiệp đi dạy ở một thị trấn nhỏ được một thời gian thì đến tháng Ba, 75 tình hình chiến sự sôi động, thầy trò phải bỏ trường mà chạy. Trong một trận pháo kích, ông giáo bị thương gãy chân được mấy người lính Bảo An cứu giúp đưa vào bệnh viện. Các bác sĩ chưa kịp điều trị cho ông thì vội lo di tản theo quân đội Việt Nam Cộng Hòa vào Sài Gòn. Bị bỏ nằm bơ vơ ở bệnh viện một thời gian dài, nên cái chân ông giáo bị nhiễm trùng và về sau phải cưa đi cưa lại mấy lần, đến lần sau cùng thì đã cụt lên đến đầu gối.
Khi vết thương của cái chân cụt đã lành, vợ chồng ông giáo trở về quê. Với chút vốn liếng dành dụm được lúc đi dạy học, hai người sửa lại ngôi nhà từ đường đã bị bom đạn cày sập để ở. Vợ chồng làm ruộng, nuôi heo, và làm thêm nghề đan lờ bán cho người ta bắt cá. Nhà từ đường của ông bà để lại tọa lạc trên khu vườn rất rộng. Nhưng từ khi vô hợp tác xã, chính quyền đã lấy bớt đất chia cho người khác cất nhà. Nhờ nhà Trọng có năm nhân khẩu nên diện tích cũng còn thong thả để cất chuồng heo và trồng rau ăn. Khi các con lớn thêm một chút, thấy cuộc sống cơ cực bần hàn, đầu tắt mặt tối mà vẫn không đủ ăn, mẹ Trọng bèn giao mấy sào ruộng tiêu chuẩn và con heo nái cho người chồng cụt giò và mấy đứa con ở nhà chăm sóc, bà theo người ta vào Sài Gòn bán vé số kiếm tiền.
Hai đứa con gái lớn và thằng út là Trọng, hàng ngày ngoài giờ học về nhà phụ cha làm ruộng, lo cho đàn heo con, và đi mua tre về đan lờ bán. Chắc chiu dành dụm, lâu lâu bà giáo mang tiền về thăm chồng con vài hôm rồi lại đi tiếp. Dù nghèo, vợ chồng ông giáo vẫn quyết tâm cho con ăn học. Thật may mắn, cả ba đứa con đều học giỏi.
Khi Trọng lên cấp hai là lúc cậu đã bắt đầu biết suy nghĩ. Nhìn cha bước chân khó nhọc, thì thọt trên chiếc nạng gỗ mà vẫn ráng bê thức ăn cho heo, cậu bé thương cha lắm. Một lần Trọng đi học về thấy cha bị con heo nái hám ăn hất té lăn cù, vì không kịp đổ thùng
thức ăn vào máng. Nạng văng một nơi người lăn một ngả. Sau khi giúp ông đứng dậy,
Trọng ra đứng núp trong bụi chuối khóc đến sưng cả mắt. Cậu không dám để cha thấy sợ ông buồn. Lần khác, cha Trọng ngồi đan lờ, kẹp cái lờ giữa hai chân và bị những chiếc nan tre bén nhọn trượt ra, đâm vào vết thương cũ trên cái đầu gối cụt. Máu chảy dầm dề, sau đó nhiễm trùng làm ông rất đau đớn phải đi bệnh viện.
Từ đó cậu bé tự hứa với lòng sẽ học thật giỏi để mai sau giúp đỡ cha mẹ. Và Trọng đã học hành xuất sắc trong suốt những năm Trung Học, dù hàng ngày sau khi đi học về phải phụ hai chị giúp cha lo ruộng đất và việc nhà. Trọng vốn rất mê vi tính. Cậu dành dụm số tiền ít ỏi mẹ chia cho mấy chị em chi phí sách vở, thường xuyên vào cái quán net đầu làng, tự mày mò tìm học và thông thạo hết các "ngỏ ngách" của máy computer.
Rồi Trọng thi đậu đại học, là một trong ba thí sinh có số điểm cao nhất, ngành Công Nghệ Thông Tin, và được nhận một số học bỗng. Khi vào Sài Gòn học, nhìn mẹ thân hình còm cõi, quần áo bạc phơ, đầu đội chiếc nón lá rách tả tơi, hàng ngày lặn lội lang thang dưới nắng Sài Gòn để bán vé số, Trọng đau lòng lắm. Cậu nhất định không cho mẹ đi bán nữa, mà buộc bà phải về quê để giúp gia đình. Chi phí cho việc học để cậu tự lo lấy. Trọng tìm mọi cách làm thêm, đi dạy kèm, sửa máy vi tính, để có đủ tiền học phí.
Vừa học vừa làm vất vả, nhưng nhờ cố gắng không ngừng, Trọng đã lần nữa tốt nghiệp đại học hạng "top three" và xin được việc làm rất tốt cho một công ty ngoại quốc. Từ đó cậu dành dụm phụ giúp gia đình và lo đám cưới cho hai cô chị khi họ lấy chồng.
Nhưng Trọng không dừng lại ở đó. Sau khi giúp cha mẹ ổn định, và nhận thấy chương trình du học nước ngoài đang trên đà phát triển, Trọng mơ ước được đi du học Hoa Kỳ. Vừa đi làm vừa dệt ước mơ, cuối cùng dịp may đến khi Trọng xin được cái học bỗng sang Mỹ du học sau đại học, diện tu nghiệp, với năm mươi phần trăm học phí.
Được học bỗng thì mừng, nhưng về chi phí thì phải làm sao đây? Năm mươi phần trăm học phí cũng không phải là nhỏ đối với gia đình nghèo như cha mẹ Trọng. Trọng về nói với gia đình và họ cũng chưa biết tính sao. Thật là may, gặp dịp địa phương lên kế hoạch mở con đường nhựa dẫn đến khu công nghiệp trong vùng, ngang qua nhà Trọng. Mọi người xôn xao, vì giá những lô đất dọc theo con đường tự nhiên tăng lên vùn vụt, dù con đường vẫn còn trong dự án.
Ông giáo bèn họp vợ con lại bàn tính. Ông muốn bán nhà và lô đất vườn để lấy tiền cho Trọng đi du học. Mẹ Trọng là người phản đối đầu tiên. Bà dãy nảy lên:
- Không được đâu! Đây là nhà từ đường của ông bà để lại, bán đi mang tội chết!
- Thời buổi này còn kể chi việc ấy đâu bà! Ông buồn bã nói. - Đến đất mồ đất mả ông bà mình mà người ta còn vào cất nhà ở kia kìa. Bây giờ phải hy sinh để con nó ăn học thành tài, sau này nó mua lại chỗ khác cất lên, ông bà chắc cũng vui mà hoan hỉ. Mình cứ e ngại nọ kia, túm tụm lại đây thì tương lai con làm sao? Được học bổng du học Mỹ không phải dễ, bây giờ không đi thì uổng lắm!
Trọng cũng không chịu vì cảm thấy có lỗi với ông bà. Không phải là ông giáo chẳng đau lòng. Nhưng vì muốn lo cho tương lai của con, ông phải cắn răng thuyết phục vợ con:
- "Còn rừng còn củi," ông nói. Sau này con thành tài, ra đi làm sẽ có tiền cất lại nhà từ đường đâu có muộn. Ba nghĩ là ông bà cũng vui lòng khi thấy con thành đạt.
Cuối cùng, cả nhà đồng ý bán hai phần ba miếng đất, kèm theo ngôi nhà, còn chừa lại một phần. Vậy là Trọng mang số vốn độc nhất của gia đình đi Mỹ học, sau khi cất một căn nhà ngói nhỏ xíu gần bên nhà cũ cho cha mẹ ở.
Đến Mỹ vào trường, ngoài việc chăm chỉ học để giữ học bỗng, Trọng còn kiếm việc làm thêm để phụ vào chi tiêu. Trọng học rất giỏi, tính tình lại hiền lành, thường giúp đỡ bạn bè nên được các bạn học sinh người Mỹ gốc Việt thương mến. Họ giúp giới thiệu việc làm thêm cho Trọng, đi sửa máy vi tính cho bà con người Việt, cuối tuần đi làm ở chợ cá giúp cắt cá cho người ta, và làm bồi bàn mấy ngày vào buổi tối. Bảy ngày trong tuần không có ngày nào cậu rảnh. Trọng lại càng bận rộn hơn khi được nhận vào làm "Work Study" trong trường. Cậu luôn bị thiếu ngủ. Những lúc ngồi ngoài cửa lớp chờ đến giờ vào học, Trọng thường tranh thủ chợp mắt. Bạn bè cùng lớp thương tình nên để ý gọi dùm, nếu không thì có lẽ cậu đã đánh một giấc cho tới khi tan học.
Trọng là một thanh niên đẹp trai, học giỏi, nhưng vì nghèo nên cậu chẳng dám đua đòi, tham gia các cuộc vui cùng những du học sinh khác. Tuy cố thu mình trước chúng bạn, có lẽ duyên nợ đẩy đưa, sau một thời gian học ở đây, Trọng quen với Leana, cô bạn học khác ngành đã cùng ngồi chung mấy lớp.
Leana nhỏ thua Trọng bốn tuổi, đang học năm thứ hai ngành Business. Cô bé xinh xắn dễ thương nhưng tính tình lại rất ngổ ngáo bướng bỉnh. Là con út của nhà giàu, cô thường muốn gì được nấy. Sinh trưởng và lớn lên ở Mỹ, Leana nói tiếng Anh lưu loát và tiếng Việt chỉ bập bẹ khi nào cô thích. Thường thì ít khi Leana nói tiếng Việt, trừ khi cô cần tâm sự với bà bác Na, nhưng nói xen tiếng Anh lẫn tiếng Việt. Cô tự xưng cô là "người Mỹ," không bắt buột phải học một ngôn ngữ nào khác, nếu có ai đó trong gia đình chỉ trích sao cô không nói tiếng Việt. Lớn lên từ High School, lại biết mình có nhan sắc, nhiều chàng trai đeo đuổi, Leana hành xử ngông nghênh, nghịch ngợm chọc phá mọi người. Cho đến khi gặp Trọng.
Câu chuyện lần đầu tiên Leana và Trọng gặp nhau cũng thật đầy thú vị. Hôm đó Leana đang trên đường đến lớp Xã Hội Học. Vai mang cặp, cô vừa đi vừa nhún nhẩy theo nhịp điệu một bài hát của "Weird Al" Yankovic từ chiếc máy ghi âm nhỏ xíu đeo tai. Trong lúc vội vàng hấp tấp vì đã gần đến giờ vào lớp, Leana không nhìn thấy Trọng đang ngồi tựa vách tường lim dim ngủ gật. Và cô bé đã vấp vào cậu. Trọng giật mình mở mắt, cũng vừa lúc thấy cô gái ngã chúi tới phía trước. May mắn nhờ chụp vào cái trụ xi măng nên cô không bị té. Lỗi tại mình, nhưng với bản tính ngang ngược, Leana giận dữ quay lại sừng sộ với Trọng:
-Hey! "What the hell are you doin here?" Này! Anh đang làm cái quái gì ở đây thế?
Trọng nhìn lên, tỉnh ngủ khi thấy cô bé đang "phùng má trợn mắt" đứng trước mặt. Dù đang giận, cô ta trông vẫn rất xinh. Mái tóc ngang vai hung hung đỏ, chiếc váy Jean ngắn củn cởn, áo thun trắng sát nách hở cổ hở lưng, trước ngực có in chữ "I Love Nerds." Trọng tưởng cô là người nước ngoài. Cậu lắc đầu, rồi cũng đáp lại bằng tiếng Anh:
- "I do... nothing!" Tôi đâu có làm gì? Rồi cậu nhìn vào mắt cô bé, cười cười giọng trêu chọc: - Là cô đá vào tôi đấy chứ! Sao lại đi...bắt nạt "nạn nhân" của mình nhỉ!
Ai ngờ nụ cười rất có duyên với lúm đồng tiền cùng ánh mắt tinh quái của "anh chàng ngủ gục" đã làm cho Leana đỏ mặt lúng túng. Không biết "chui đi ngả nào," cô tiếp tục gân cổ nạt nộ:
- "Don t look at me that way!" Không được nhìn tôi cái kiểu ấy!
- Ô hay! Cô cũng nhìn tôi đó kìa! Trọng vẫn cười cười khi thấy thái độ của cô bé: - Nếu cô không nhìn tôi, sao cô lại thấy tôi nhìn cô chứ! Vậy thì mình huề nghe...
Leana tức tối trợn mắt, định cho cái anh chàng lém lỉnh này một trận, nhưng cô chưa kịp mở miệng thì giáo sư đã đến. Hai người phải theo chân ông thầy vào lớp. Vì không còn chỗ, hai "kẻ thù" bắt buộc phải ngồi cạnh nhau.
Không ngờ sau lần đó, hai đứa vẫn... thích ngồi cạnh nhau.
Leana chú ý nhiều hơn đến chàng sinh viên Việt hiền lành hay ngồi ngủ gật trước cửa lớp. Cô bé thường giúp đánh thức Trọng dậy. Chỉ một thời gian sau khi làm bạn với Trọng, tính tình Leana xoay chuyển một cách không ngờ. Tình yêu đã làm thay đổi cô gái cứng đầu này. Mỗi lần có bài toán khó, Leana mang đến nhà ăn của trường nhờ Trọng giúp. Trọng cũng cố gắng dành chút thì giờ rảnh ít oi của cậu để đi dạo quanh hồ Clear Lake của trường với Leana và tâm sự cùng nhau. Cậu kể hết cho Leana nghe mọi thứ về bản thân cậu, về gia đình, không một chút gì dấu diếm. Và điều này càng làm cho trái tim cô bé thổn thức thêm.
Dù nói tiếng Anh cũng khá, từ khi Trọng biết Leana là người Việt Nam cậu chỉ trả lời tiếng Việt khi nói chuyện với Leana, để giúp cô. Từ một cô bé chỉ nói tiếng Anh, Leana tập nói tiếng Việt nhiều hơn, dần dần lưu loát hơn. Trọng còn dạy tiếng Việt cho cô. Và rồi cô có thể trao đổi email qua lại với Trọng bằng tiếng Việt.

Tính cách Leana thay đổi "180 độ," ăn mặc không còn hở rốn hở lưng, hành xử thì nói năng từ tốn lễ phép. Bạn bè, gia đình đều ngạc nhiên khi thấy Leana bỗng dưng trở thành một cô gái Việt dịu dàng. Họ càng không thể tin nổi khi nghe cô đọc và viết được tiếng Việt.
Trọng ở trọ share chung một phòng ngủ với người bạn du sinh khác trong nhà một người Việt gần trường. Lần nọ Trọng đi cắt cá rủi bị con dao rớt trúng ngón chân cái. Vết cắt khá sâu, nhưng cậu ráng chịu đau, vẫn tiếp tục đi học, đi làm bình thường. Đến chừng vết thương nhiễm trùng, cậu bị sốt, nằm mê man trong phòng không ai hay biết. Leana thấy Trọng vắng mặt, cô gọi cậu chẳng được nên vội tìm đến nhà trọ rồi phát hiện ra tình trạng của Trọng và đưa đi bác sĩ. Từ đó cô bé quen bà chủ nhà và đến chơi thường xuyên.
Thấy Trọng đi làm vất vả mà ăn uống kham khổ, phần lớn là ăn mì gói, Leana lên mạng học cách nấu thức ăn Việt Nam rồi mua đồ đạc đem đến nhà trọ nhờ bà chủ nhà chỉ thêm để cô nấu. Bà ấy cũng rất thích cô bé. Nhiều lần đi học đi làm về, Trọng thấy đồ ăn để sẵn tươm tất trên bàn. Bà chủ nói Leana đã đem đến cùng bà nấu nướng. Trọng rất cảm động và càng yêu Leana hết mực. Tuy nhiên, biết cảnh gia đình mình không tương xứng với người yêu, Trọng kêu cô hãy chờ cậu tạo dựng sự nghiệp rồi hãy tính.
Nhưng dù thương chiều cô út đến cỡ nào, mẹ Leana cũng đã nổi trận lôi đình khi biết cô con gái cưng đã yêu "một thằng du học sinh nghèo kiết xác". Bố Leana rất thương cô con gái út và chỉ mong cô được hạnh phúc. Nhưng khổ nổi, dù ngoài đường ông là nhân vật chính hái ra tiền, về nhà ông lại thuộc vào hàng... thứ yếu nên chẳng làm gì được để giúp con gái.
Sau khi tốt nghiệp Thạc Sĩ, Trọng xin làm full-time thời hạn một năm cho một hảng computer trong thành phố, nơi trước đây cậu từng làm thực tập (Internship), với mức lương cũng khá. Vì mãi ưu tư về việc cha mẹ bán nhà của ông bà cho mình đi học, Trọng muốn đi làm một thời gian dành tiền gửi về giúp gia đình, trước khi trở lại trường học tiếp bậc Tiến Sĩ. Cha mẹ Trọng rất mừng, nhưng không dám tiêu xài số tiền của con cho. Họ cất để dành, dần dần có đủ tiền và họ đã cất lại được ngôi nhà từ đường ba tầng trên toàn diện tích của mảnh đất nhỏ còn lại. Hình chụp gửi qua, Trọng rất vui vì đã giảm được mặc cảm có tội với ông bà.
Sau một năm, khi hảng đồng ý ký lại hợp đồng làm việc lần thứ nhì, cậu xin công ty giảm bớt giờ làm để trở lại trường học.
Leana thấy cha mẹ Trọng nhà cửa đàng hoàng, cô cũng mừng và hy vọng chuyện của hai người sẽ tiến triển khá hơn. Tuy nhiên, mẹ Leana sau một thời gian cấm cản cô không được, đã gọi điện thoại trực tiếp "xài xể" Trọng bằng những lời lẽ khó nghe. Dù rất yêu Leana, nhưng sự khinh miệt của mẹ cô làm cho Trọng tự ái và dè dặt. Cậu bắt đầu tìm cách tránh né Leana.
Việc Trọng né tránh đã làm cho cô bé nổi khùng. Leana bỗng trở lại bản tính nổi loạn thường ngày. Máu độc lập của tuổi trẻ Mỹ trổi dậy. Muốn phản đối mẹ, sau khi tốt nghiệp đại học, Leana rủ Trọng dọn ra ngoài ở chung. Nhưng vì Trọng chưa quen với cái kiểu "quỳnh liều" này, cộng với bản tính tự trọng của chàng thanh niên Việt từ sự giáo dục của cha, nên cậu nhất quyết từ chối. Trọng muốn mẹ Leana phải chấp nhận cậu một cách "tâm phục khẩu phục" chứ không phải bằng cách đặt trước "một sự đã rồi."
Nhưng với tính tình bướng bỉnh, Leana đâu dễ chịu nghe lời. Một hôm nhân lúc Trọng đi làm, cô bé đi thuê nhà rồi đùng đùng đem xe đến nhà trọ dọn hết đồ đạc của cậu đem về để hai đứa sống chung. Trọng về, cậu tỏ vẻ không bằng lòng, và đến dọn đồ trở lại nhà trọ. Cậu không muốn bị mẹ Leana xem thường, cho là cậu "dụ dỗ" cô như bà đã từng nói.
Và Leana đã vô cùng giận dữ. Cô điên tiết nói với bà bác Na là sẽ "không thèm nhìn mặt" Trọng nữa. Lần đó Na đã gọi cho tôi, than thở:
- Sau khi thằng Trọng dọn đồ về lại nhà trọ, con bé đã nổi điên dọn ra ngoài ở luôn. Na nói trong nghẹn ngào. Tội nghiệp! Nó khóc tu tu như bị ma làm! Thú thật mình nghe thế vừa thương mà cũng vừa nể phục thằng bé ấy lắm mụ ạ. Nó là du học sinh, đây là cơ hội tốt để nó kết hôn với cái Thùy, lấy thẻ xanh và ở lại hợp pháp. Thế mà nó đã từ chối. Thằng bé tốt thế mà mụ em lại còn chê! Rõ là đồ ngốc!
Thời gian sau đó, tôi không nghe bà bạn "tâu báo" gì nữa nên rồi tôi cũng quên đi "câu chuyện dài nhiều tập" của cô cháu cưng bà ấy.
Nhưng rồi bỗng một ngày Chúa Nhật, tôi vừa đi chợ trời về thì có điện thoại.
- Mình vừa đi Texas dự đám cưới cái Thùy về, mệt bỏ xừ đi ấy! Giọng Na hớn hở: -Nhưng vui quá nên điện cho mụ đây!
- Wow! Vậy sao? Tôi cũng thấy vui lây. Như vậy cuối cùng thì chuyện tình này cũng đã có kết thúc tốt đẹp. Tôi thầm mừng cho đôi trẻ. Nhưng sao mà hay vậy? Chẳng phải trước đây bà kể mẹ Thùy cương quyết từ chối chấp nhận cậu du học sinh ấy sao? Có phải là nhờ vào bàn tay...phù thủy của bà không? Tôi chọc.

- Không phải đâu! Là cái Thùy đấy! Tôi mỉm cười. Vẫn là "cái Thùy." Cô cháu tên
Leana mà tôi chưa bao giờ nghe bà bạn một lần gọi cô bé bằng cái tên Mỹ ấy. Rồi Na cười ha hả bên tai tôi, cái kiểu cười sảng khoái vô cùng tận của một người vừa trút đi cái gánh nặng trên vai. Con bé giở trò ăn vạ, mụ ạ!
- Ăn vạ? Tôi kêu lên, không hiểu.
- Ối giời! Con bé đáo để lăm mụ ạ! Na nói xong lại thích thú cười tiếp. - Nó thấy làm cách nào cũng không thuyết phục được cái thằng người yêu lẫn mẹ nó nên nó bèn giở cái thuật ăn vạ của nó ra, cái thuật mà từ nhỏ nó vẫn làm...ha...ha...ha...
- Nghĩa là thế nào? Tôi nôn nóng hỏi.
- Nó vờ uống thuốc ngủ tự tử...
- Trời! Tôi kêu lên.
- Phải! Không hiểu nó học cái kiểu ăn vạ ấy ở đâu. Na lại cười vang, rồi bắt đầu kể một hơi. Trong cơn vui, bà đã không dùng chữ "mình mình đầu đầu" gì ráo trọi để nói với tôi như thường ngày, mà bà xưng "tôi" tuốt luốt: - Tôi biết nó chưa bao giờ xem phim Tàu mà, hì hì hì. Sau khi thằng bồ nó dọn đi và hai đứa giận nhau, nó giận luôn mẹ nó. Thế là nó lập kế, giả vờ uống thuốc ngủ tự vận, rồi nhờ đứa bạn gái gọi cho mẹ nó, cho thằng Trọng. Chao ơi! Bọn họ hãi đến vãi ra quần đấy mụ ạ! Chỉ tức là con nhãi ấy lại chẳng nói cho tôi biết, làm tôi cũng mất cả hồn vía. Sau này tôi trách nó thì nó cười khì ra. Mụ nghĩ có tức không kia chứ! Nó nói sợ tôi không giữ được bí mật...
Tôi bật cười. Con cháu đã hiểu quá rõ tính tình của bà bác. Nghe câu chuyện khá là ly kỳ thú vị, tôi tiếp tục "khảo tra" Na. Ai nói tôi sao quá tò mò, tôi xin chịu. Mỗi lần nghe thông tin hay câu chuyện hấp dẫn là tôi hay truy hỏi "cho tới bến" mới thôi. Cuối cùng tôi mới vỡ lẽ ra, vì tính tình bà bạn Na của tôi "trớt quớt," đơn giản hiền hòa, không sâu sắc, nên mới cười vui hỉ hả cho cái kết quả này. Chứ thật ra thì sự việc "ăn vạ" của cô cháu rất là nghiêm trọng, không đáng cười chút nào. Tôi nghe Na kể mà giật cả mình.
Lúc ban đầu, Leana đã bị khủng hoảng đến mức định tự tử thật. Sau khi Trọng dọn đồ về lại nhà trọ rồi đi làm, Leana đến gặp bà chủ nhà để than vãn, để "mắng vốn" kiếm đồng minh vì bà ấy rất thích cô. Và cô bị "shock" khi thấy Trọng khóa phòng cậu lại trước khi đi làm. Từ nhỏ đến lớn vì gia đình hết mực cưng chìu, cô bé chưa bao giờ một lần bị thất vọng. Đã từng quen với cái cách món đồ nào cô thích là phải có cho bằng được, bây giờ "món đồ" người yêu này khước từ cô, mà nguyên do là từ người mẹ trước đây luôn chìu chuộng cô hết mình, làm sao mà cô không bị khích động. Tính tình nóng nảy lại trong lúc quá tuyệt vọng, Leana không còn thiết sống nữa. Cô quyết phải đi mua thuốc ngủ về để...chết. Từ nhà trọ, Leana phóng lên xe lái chạy như bay, trước con mắt kinh ngạc của bà chủ nhà.
Mua thuốc về, Leana ngồi viết một lá thư tuyệt mạng để lại cho cha mẹ. Lần đầu tiên
trong đời Leana viết thư tay bằng tiếng Việt. Có lẽ vì nghĩ đó là lúc...sắp từ giã cõi đời, nên Leana đã "trở về nguồn," dùng thứ tiếng Việt trong tâm thức của cô để viết thư. Trong thư Leana cho biết không thể nào sống mà không có Trọng trong cuộc đời. Cô kể cho mẹ những đức tính tốt của người yêu, hiền lành, thông minh, chịu khó, có ý chí tiến thân, yêu cô hết mực, mà tại sao mẹ lại từ chối Trọng. Không ngờ càng viết cô càng mủi lòng, càng nhớ đến Trọng. Nước mắt cô rơi đầm đìa, ướt đẫm lá thư. Và khi niềm đau cùng nỗi nhớ về Trọng dâng cao, Leana chợt nhận ra mình không thể nào chết được. Thế là cô vụt tỉnh. Cái bản tính tinh ranh cố hữu lại trở về. Cô gọi Tina đứa bạn thân nhất đến cùng nhau tính kế.
Kết quả của "độc chiêu ăn vạ" ngoạn mục này là Trọng "ăn" một cái ticket vượt đèn đỏ. Dù bị cảnh sát hú còi cách bệnh viện đến mấy block đường, cậu vẫn không hề hay biết vì mãi suy nghĩ đến sự an nguy của người yêu, nên họ đã phải rượt đến tận cổng bệnh viện. Sau khi nghe Trọng trình bày sự việc, người cảnh sát thông cảm chỉ cho giấy phạt vượt đèn đỏ, không truy tố anh về cái tội "không chấp hành lệnh của nhân viên công lực."
Mẹ Leana thì khóc đến ngất đi khi đọc lá thư "tuyệt mạng" bằng tiếng Việt nhiều lỗi chính tả nhưng đẫm nước mắt của đứa con út bà hết mực cưng chìu. Bà đã nhận ra sai lầm của mình, suýt chút nữa thì mất đứa con bỡi những thành kiến lỗi thời "môn đăng hộ đối." Khi Trọng đọc thư, cậu cũng đã bật khóc vì nhận ra tình yêu vô bờ bến của Leana.
Thật là... hú hồn cho mẹ Leana. Tôi thầm nghĩ. Nếu cô bé không nghĩ lại vào giờ chót thì giờ này bà làm sao sống nổi.
Đám cưới Leana cũng là lần đầu tiên Na gặp mặt cậu cháu rể mà bà ấy hằng bênh vực.
- Ối giời ơi! Thằng bé đẹp giai ra phết mụ ạ! Na nói. -Thảo nào mà con bé chẳng chết sống vì thằng ấy! Giọng Na sôi nổi, xen lẫn tự hào. Tôi hiểu, là dù gì bà ấy cũng đã từng có công lớn, nhiều lần thuyết phục người em gái khó tính của bà cho cuộc hôn nhân này.
Rộn rã trong niềm vui, Na kể về lễ cưới của Leana và Trọng. Sau khi mẹ Leana đồng ý, Trọng báo về cho cha mẹ. Mới đầu mẹ Trọng có chút không vui, vì bà nghe Trọng phải rửa tội theo Công Giáo cùng gia đình Leana. Nhưng ông giáo là người hiểu biết, ông đã thuyết phục bà. "Gia đình mình từ trước đến nay không theo đạo nào, bây giờ thằng con có một nơi làm chỗ dựa tinh thần thì cũng tốt," ông nói.
Trước đám cưới, Trọng gửi tiền về dặn cha mẹ cũng phải mở tiệc bên Việt Nam trong ngày ấy và mời họ hàng đến chia vui. Cậu muốn làm rạng rỡ gia đình để báo hiếu, đền đáp công ơn cha mẹ, cho họ có thể ngẩng cao đầu nhìn dòng họ, bạn bè. Vì Trọng biết, từ khi bán ngôi nhà từ đường cho cậu đi du học, cha mẹ cậu rất đau lòng không dám nhìn ai. Bây giờ nhà cửa cũng đã đàng hoàng, việc học hành, sự nghiệp của Trọng đang tiến triển rất tốt, lại chuẩn bị kết hôn, nên cậu muốn bà con đến chung vui cùng cha mẹ.
Trước khi tiệc rượu "dinner" bắt đầu, qua hệ thống internet Skype, hai họ từ nửa vòng trái đất cùng nhau trò chuyện râm ran như pháo nổ. Nhà trai từ Việt Nam đã chứng kiến quang cảnh buổi tiệc ở nhà hàng, rực rỡ với bàn ghế trắng tinh thắt nơ đỏ lóe, cả một rừng hoa trang trí, cái bánh cưới "nhà lầu" nhiều tầng không đếm xuể, và dàn nhạc thật qui mô trên sân khấu. Nhà gái từ Mỹ cũng nhìn rõ cha mẹ Trọng ăn mặc chỉnh tề, họ hàng đông đủ, bàn tiệc tươm tất. Đặc biệt, sau khi cho xem toàn cảnh buổi tiệc trong nhà, cô chị của Trọng còn bê cái laptop đi vòng vòng ra bên ngoài để cho mọi người chiêm ngưỡng ngôi nhà tổ mới, ba tầng của gia đình Trọng. Tuy khuôn viên ngôi nhà thì nhỏ, nhưng chiều dài rất sâu, và được thiết kế hoàn mỹ, đẹp uy nghi với những họa tiết trang trí bắt mắt bên ngoài, và cao ngất ngưởng. Là ngôi nhà cao nhất của đoạn đường này.
Và nụ cười của mẹ Leana hôm ấy rộng đến tận mang tai. Bà là người cười nhiều hơn ai hết trong bữa tiệc cưới, bạn tôi kể. Bà ấy hãnh diện cũng phải. Cậu con rể nghèo mà bà từng ghét bỏ đã cố gắng một cách phi thường để vượt qua số phận. Cuối cùng, bà cũng nhận ra Trọng là chàng thanh niên lý tưởng cho con gái bà.
Bẵng đi một thời gian, tôi không còn nghe bà bạn Na gọi điện thoại "kể lể" về "cái Thùy" của bà nữa. Cho đến một hôm tôi cảm thấy nhớ nên tự động gọi cho bà. Thì ra Na đang bận rộn thu xếp nhà cửa, chuẩn bị dọn về Texas nghỉ hưu. Cô cháu Leana Thùy hiện mang thai đứa con đầu lòng và đang đi làm cho một ngân hàng lớn trong thành phố. Còn cậu cháu rể du học sinh Trọng Đỗ của bà thì đã vào làm việc chính thức cho hãng "Tietronix Software, Inc" ở Texas, một hãng computer hợp đồng với NASA, và đồng thời anh cũng đang chuẩn bị để hoàn thành luận án Tiến sĩ trong mùa hè đến.


Phương Hoa 

Những bức hoạ của các Danh hoạ Thế giới



Các bức họa nổi tiếng của những họa sỹ lừng danh thế giới chắc chắn sẽ đem lại cảm giác thăng hoa, thanh tao và tinh tế, không chút dung tục cho người thưởng ngoạn.



























Thứ Năm, 25 tháng 9, 2014

Chuyện tình cô Y sĩ Công an (Cựu Nữ Sinh Gia Long) - Truyện Chu Tất Tiến


Chu Tất Tiến

(Tất cả các nhân vật trong truyện đều mang tên thật, trừ Cô Đại úy Y sĩ Công an)
Ngày tôi gặp lại Dung ở Bệnh Viện Chợ Rẫy, cô giật mình, lùi lại như nhìn thấy một bóng ma. Khuôn mặt cô tái hẳn đi, cặp môi xinh xinh cong lên, như định thốt lên một tiếng kêu. Chừng vài giây sau, cô định thần lại, nhìn tôi với cặp mắt sâu thẳm. Trên chiếc áo choàng trắng của Bệnh viện, và giữa luồng ánh sáng của những ngọn đèn trần, làn DA trắng tinh của cô hình như trong hơn và mịn màng hơn.
Tôi cười nhẹ nhàng :
- Chào Dung ! Dung vẫn khỏe chứ ?
Dung không trả lời tôi. Cô vẫn nhìn chăm chăm vào mắt tôi. Một lúc sau, lâu lắm, cô mới thốt lên lời. Giọng cô vẫn nhỏ nhẹ như xưa :
- Anh mới được về hả ?
Tôi gật đầu và mỉm cười. Nhìn dáng Dung trong chiếc áo choàng trắng tinh ấy, tôi lại bồi hồi nhớ lại những ngày xưa, không, không xưa lắm, mới có hơn ba năm thôi, Dung cũng mặc chiếc áo trắng ấy, mà hồn tôi rộn rã, bừng bừng, như muốn bốc cháy.
***
Năm ấy, tôi vừa được chuyển trại về K.30 (*). Thật Ra, trước khi đổi sang K.30, tôi ở Đội 3, nhà 12, K.4. chỉ cách nhà cũ của tôi một lớp hàng rào mỏng. K.30, là trạm Y Tế của cải tạo, nơi điều trị các người tù bị bệnh nặng, trong đó có Nhạc sĩ N.V.Đ và Bác sĩ T.T.A, tác giả loạt bài nổi tiếng trước 1975 “Lương Tâm của Người Thầy Thuốc”. Nhạc sĩ N.V.Đ thì đã bị sưng tất cả các khớp xương tay và chân, không đi đứng được. Mỗi khi ông muốn đi từ nơi này sang nơi khác, phải nhờ anh em cõng. Bác sĩ T.T.A. bị bệnh “Đi cầu không người lái”, nghĩa là khi nào ông chuyển bụng, thì tất cả chất thải cứ tự nhiên toát Ra ngoài vì hậu môn ông không còn khả năng khép kín. Ông phải dùng một nùi giẻ bện lại, và đóng nút như đóng nút chai, nhưng vẫn không thể kềm được khi ông quá mắc. Chỗ nằm của ông hôi thối kinh khủng, ông không thể múc nước tắm một mình và cũng vì đã lớn tuổi, lại yếu, nên không làm vệ sinh Chung quanh giường của mình. Thỉnh thoảng, Bác sĩ Khánh và tôi phải dựng ông đứng dậy, múc nước tắm cho ông và dội giường ông cho trôi phân đi. Ngoài hai nhân vật đặc biệt này là các bệnh nhân kinh niên mãn tính. Tôi nhớ có một anh mới phát giác bị phong cùi qua những mảng đen đặc trên mông, vài anh ho Lao, một anh bị bệnh vẩy-nến rất nặng. Khi anh vẩy-nến tắm, anh trần truồng ngồi cạnh cái giếng, múc nước dội một mình, vì lúc anh bước chầm chậm Ra giếng, là anh em bỏ vô nhà hết, không AI dám tắm Chung với anh, một khối thịt đỏ ửng từ đầu xuống chân, nứt nẻ ngang dọc, ở những khe nứt đó, nước vàng chẩy Ra nhễ nhãi.
Khu K.30 có 4 dẫy nhà, hình chữ W, không kể nhà bếp. Ba dẫy hình chữ U dành cho bệnh nhân. Dẫy giữa chia làm hai. Một đầu là tủ thuốc chứa đầy Xuyên Tâm Liên, phòng khám bệnh, và nơi “giao ban” của các y, Bác sĩ Quân y cũ chịu trách nhiệm chăm sóc các bệnh nhân với một Đại Úy Y Sĩ Công An của trại tù. Hai phần ba của dẫy này là chỗ ngủ của các Y, Bác sĩ và ba người chúng tôi, làm các việc linh tinh, như chẻ củi, gánh nước, phụ bếp, và giúp các bệnh nhân tất cả mọi việc mà Y, Bác sĩ không làm. Lúc tôi tới trại, đã có khoảng hơn 10 bác sĩ, một Nha sĩ, một phụ tá Nha sĩ. Trong số các Bác sĩ điều trị, có Bác sĩ Đàm, Y sĩ trưởng Sư đoàn 18, và một vị Bác sĩ già, nguyên là Y Sĩ của Cố Tổng Thống Diệm, sau này thành Thượng Nghị Sĩ. Mỗi buổi sáng, tất cả các Y, Bác sĩ, nhân viên của K. 30 phải ngồi trên đầu giường của mình và “giao ban” với tay Công An Y Sĩ Trưởng của trại tù, một chức vụ rất lớn, chỉ thua Quản Đốc trại tù, mà có phần hơn, vì anh này chịu trách nhiệm về sức khỏe của toàn thể 5 trại K. tù và tất cả các công an coi trại. Anh at ngồi vào chiếc bàn độc nhất trong phòng, nghe các y sĩ điều trị báo cáo tình hình bệnh nhân và cứu xét đề nghị xin chuyển bệnh nhân ra Bệnh Viện ngoài nếu cần cấp cứu. Tuy chức nghiệp chỉ là Y sĩ, có trình độ như Y tá và đôi khi còn thấp hơn Y tá của chế độ cũ, nhưng anh này có toàn quyền quyết định trên vấn đề Y khoa của các Bác sĩ, cũng như có quyền ký giấy cho tù nhân được ra trại dựa trên tình trạng sức khỏe. Tôi nhớ có một bệnh nhân, xuất huyết nội, được các Bác sĩ đề nghị cho ra ngoài cấp cứu gấp, nhưng tay Y sĩ ỷ mình tốt nghiệp Liên Xô, cứ cho là bệnh trĩ, không cần đi đâu, chỉ cho uống thuốc giảm đau, nên bệnh nhân đã chết sau hai ngày quằn quại. Buổi giao ban kế tiếp, anh Y sĩ này chỉ nói có một câu đơn giản :
- Thôi, kỳ này ta mắc khuyết điểm. Kỳ sau khắc phục !
Thế là một mạng người ra đi, một Sĩ quan chết trong tức tưởi chỉ vì sự phán quyết ấu trĩ của một tay Y tá. Chúng tôi chia phiên ngồi canh xác anh bạn, vì có mấy anh bạn nhát ma, nên tôi nhận luôn ca đêm, từ 12 giờ đến 3 giờ sáng. Trong căn phòng trống lạnh, tôi ngồi cạnh xác anh, bên ngọn đèn dầu leo lét, tay phải luôn xua xịt lũ chuột cống cứ nhào lên định cắn chân tay người chết. Không sợ ma nhưng nước mắt tôi chảy lưng tròng, uất hận cái tên Y sĩ ngu xuẩn kia, cho dù hắn không trực tiếp cầm súng bắn anh em, nhưng cái chết lãng xẹt vì sự ngu xuẩn đó cũng là một điều đáng căm thù. Cho đến một ngày, đời tôi có những đổi thay kịch liệt.
Một buổi sáng chờ đợi giao ban mãi không thấy bóng áo vàng của tay Đại Úy cao cao kia, anh em ngồi chờ, bàn tán mông lung. “Có lẽ hắn bị thượng mã phong, chết mẹ nó đêm qua rồi !”, bác sĩ Đ. nói đùa. Tất cả hùa theo, cười ầm ĩ.
Khoảng nửa tiếng sau, bất ngờ nghe bên ngoài có tiếng xôn xao của các anh em trong hai trại bên cạnh, nhóm chúng tôi đứng hẳn dậy, nhìn ra phía cổng vào và bất ngờ nhận thấy người đang tiến tới chỗ giao ban là hai cô công an áo vàng. Một cô cao, một cô thấp. Cô cao trông lạnh lùng, nghiêm khắc trong khi cô thấp đeo kính trắng có vẻ hiền hơn.
Đang nhớn nhác nhìn ra, chúng tôi không kịp đứng nghiêm lại khi cô cao tới trước bậc thềm, và bước vào trong một cách nhanh nhẹn. Nhìn thấy dáng bộ chúng tôi lu bu, cô cao muốn tỏ uy quyền, nên cảnh cáo liền bằng một giọng Nam Kỳ đặc :


- Các anh đứng trật tự lại. Anh nào báo cáo thì báo cáo đi !
Nghe giọng oai nghiêm của cô, Bác Sĩ Đông là trưởng nhóm Y sĩ, vội đứng nghiêm và lập bập báo cáo :
- Thưa cô…
Vừa nghe xong hai tiếng “Thưa cô”, cô cao chỉnh liền :
- Anh nói cái gì ? Ai cho anh gọi tôi bằng “cô” ? Từ nay, các anh phải “thưa Cán bộ”. Nghe rõ chưa ? Tôi là Đại Úy Dung, Y sĩ trưởng của trại cải tạo này. Tôi thay thế Đại Úy X. đi công tác xa.
Và, chỉ tay về phía cô thấp, cô Đại Úy giới thiệu :
- Còn đây là Y Sĩ Phụng, phụ tá của tôi.
Anh Đông, người Nam, vốn tính hiền hòa, nên khi bị “chỉnh” thì hơi run :
- Dạ, thưa Cán Bộ, vâng !
Người Y sĩ Công an kia nhìn thẳng vào anh Đông, kiêu kỳ :
- Anh tên gì ?
Anh Đông lúng túng thấy rõ :
- Thưa Cán bộ, tôi là Trương Đông, trưởng nhóm chuyên khoa ở đây.
Cô cán bộ nhìn lướt qua từng người trong nhóm với cặp mắt vẫn lạnh lùng :
- Còn các anh kia, từng người báo cáo đi !
Lần lượt, các Y sĩ và ba tên phục vụ chúng tôi báo cáo tên họ. Nghe qua hết một lần, cô Y sĩ cho tất cả ngồi xuống và bắt đầu nghe báo cáo tình hình từng bệnh nhân, trong khi cô Phụng vẫn đứng gần bên, nhìn chúng tôi một cách lạnh lùng.
Nghe xong phần báo cáo, hai cô ra lệnh cho tất cả các Y sĩ hướng dẫn đến từng giường bệnh nhân, hỏi qua tình trạng sức khỏe từng người và ghi ghi chép chép trong sổ tay của các cô. Thái độ của các cô vẫn hoàn toàn băng giá nhưng đã đột nhiên thay đổi khi tới giường của anh nhạc sĩ Đại Tá N.V.Đ. Nhìn thấy anh ngồi trên giường với hai đầu gối co rút lại, những khớp ngón tay đã sưng to, và cả thân thể gầy ốm, trơ xương, nhưng ánh mắt vẫn hiên ngang, nhìn thẳng vào cô Cán bộ Công an với một vẻ thách thức, cô Dung bất ngờ chớp mắt lia lịa. Cô hỏi anh, với giọng xúc động :
- Phải anh là tác giả của các bài Chiều Mưa Biên Giới và Hải Ngoại Thương Ca ?
Người nhạc sĩ tài hoa hơi mím môi, trả lời :
- Phải !
Cả cô Dung và cô Phụng đều mất đi vẻ lạnh lùng. Hai cô liếc nhìn nhau một thoáng rồi cùng quay lại nhìn người Nhạc sĩ. Chừng một phút sau, cô Dung nhìn toán người đi theo sau, nói nhỏ :
- Thôi, đi !
Rồi không cần kiểm tra tiếp nữa, cô bảo nhóm Y sĩ tiếp tục làm việc, còn hai cô ra về. Trên đường đi ra cổng, bóng hai cô chập sát vào nhau, thì thầm.
Bọn chúng tôi ở lại, ồn ào, tán phét. Chúng tôi cùng cho rằng hai cô người Sàigòn, từng nghe nhạc của nhạc sĩ N.V.Đ. nên dù cho là Công an, nhưng vẫn chưa quên hết những mộng mơ của những cô gái áo trắng ngày ấy. Tôi quay lại với anh Đ., cười cười :
- Anh Đ. ơi ! Thế là anh sẽ về sớm hơn anh em đấy ! Anh cứ tin em đi !
Anh Đ. chỉ hơi nhếch môi, thái độ thận trọng cố hữu của anh :
- Không biết đâu, em ạ !
Tôi vẫn cười :
- Em biết chắc mà ! “Cán bộ” mới nhìn thấy anh là run rồi ! Nhất định sẽ ký giấy cho anh về sớm !
Anh Đ. vẫn lắc đầu, không có vẻ lạc quan một chút nào :
- Anh cũng biết mà ! Cấp bậc của anh to quá, khó lắm ! Dầu cho người ta có nể mình, nhưng còn cấp trên. Đâu dễ, em !
(Điều anh nhận xét “đâu dễ” rất đúng. Cho dù có sự can thiệp của cô Dung để đưa anh ra Bệnh viện ngoài đến ba lần, trở đi trở lại mãi đến vài năm sau, anh mới được tha về.)
Còn nhóm chúng tôi, lúc đầu thấy nữ Cán bộ đến quản lý, thì cũng là lạ, nhưng vẫn cứ đề phòng từ lời nói đến cử chỉ, không để cho ai có dịp “đì” mình, nhất là phái nữ. Mỗi ngày, hai cô đều đến một lượt, nghe báo cáo, rồi đi qua từng giường bệnh, xem biểu đồ tiến triển của bệnh nhân, mà quyết định cho ra ngoài điều trị. Khoảng một tháng sau, không thấy cô Phụng đến nữa, chỉ còn mình cô Dung. Thái độ của cô dần dần cởi mở hơn, không còn hằn học như ngày đầu nữa. Giọng nói của cô cũng dễ nghe. Anh em cũng vui vẻ hơn khi thấy cô không khó khăn như tay Đại Úy trước, hễ thấy ai trở bệnh nặng là cho xe díp tới chở ra Bệnh viện bên ngoài ngay. Dĩ nhiên, anh N.V.Đ được ưu tiên ra ngoài ngay. Mỗi lần như vậy, cô ngồi bên cạnh tài xế, dĩ nhiên là một Công an. Bệnh nhân nằm cáng, được đặt song song với chiều dài của xe, anh Y sĩ trực tiếp coi bệnh nhân thì cầm hồ sơ, đi theo, ngồi bên cạnh một tay Công an khác. Những lần ra ngoài như vậy, người sung sướng nhất là vị Y sĩ trực tiếp coi bệnh, đứng chờ sẵn, khi nghe thấy cô ra lệnh :
- Anh Nhân, lên xe đi với tôi !
Hoặc anh Phượng, anh Khánh, anh Lộc, tùy theo bệnh nhân nằm nhà nào thì vị Y sĩ trực nhà đó được đi. Đã nhiều năm quanh quẩn trong tù, chỉ nhìn thấy Công an hay Bộ đội, nay được ra ngoài, hít thở chút không khí tự do, được nhìn thấy “người ta”, thì anh nào cũng thích. Lũ chúng tôi thèm quá chừng, nhưng chỉ biết đứng nhìn bạn mình lên xe.

Ngay cả anh Đào, Nha sĩ, cũng ngẩn ngơ. Rồi chiếc xe chầm chậm lăn bánh qua khỏi những hàng rào kẽm gai chi chít…

Từ những ngày ấy, liên hệ của các anh Y sĩ với cô Dung có phần nhẹ nhàng hơn. Cô không cau có, không ra lệnh như ngày đầu, mà chỉ trao đổi trong phần chuyên môn. Những gì cô không hiểu, cô hỏi với sự kính nể, không như anh chàng Đại úy trước. Còn tôi, chả cần lưu tâm đến cô, vì với phận sự một anh hộ lý, một chàng bổ củi, gánh nước, tôi chẳng có lý do gì lại gần cô. Cứ sau giờ giao ban, tôi đi một mạch ra giếng, gánh đầy nước vào các thùng đựng nước để nấu cơm, rồi làm mọi công việc linh tinh khác. Tôi cứ ngỡ đời tôi rồi tàn tàn như thế cho đến mãn kiếp vì không hy vọng có ngày về cho đến một hôm…
Sau khi làm đủ công việc hàng ngày xong, tôi lôi cây đàn Ghita ra ngồi bậc cửa, dạo vài cung nhạc và tự dưng trong lòng buồn bã, nhớ về người vợ hiền đang cực nhọc nơi nào, tôi hát luôn một bài Trịnh Công Sơn. “Vai em gầy guộc nhỏ, như cánh vạc về chốn xa xôi…” Hát tới câu này, hồn tôi chùng xuống, tôi lặp đi lặp lại hai ba lần. Nước mắt tôi lãng đãng rơi xuống. Vài giọt rớt trên phím đàn. Nhìn thấy giọt nước làm nhòe thân đàn, tôi lấy ngón tay cố chùi cho khô, rồi đột nhiên linh cảm thấy có ai đang nhìn mình, tôi vội ngước lên và thấy Dung đang đứng đó tự hồi nào. Chắc Dung đã nhìn tôi vừa hát vừa khóc. Cô sững người giây lát và chừng như thấy mình có thái độ sai lầm với một tên tù, Dung vội quầy quả bước đi. Tôi cũng bối rối, một phần vì sự ướt lệ của mình, một phần vì tôi đang ở trần, chỉ mặc mỗi cái quần xà loỏn để làm việc.
Ngày hôm sau, khi giao ban, tôi ngồi tránh xa chỗ cô, và không liếc cô một lần. Hình như cô cũng gượng gạo hơn mọi ngày, nên chỉ nói qua loa rồi dọt mất. Thời gian trôi qua, sự việc hôm đó cũng nguôi ngoai. Rồi Tết đến. Theo chỉ thị của cô, anh em phải trang hoàng lại chỗ làm việc cho ra vẻ Tết. Biết tôi có khiếu trang trí, mấy anh y sĩ năn nỉ tôi làm sao cho đẹp. Nổi hứng, tôi đi xin một cái vỏ dừa khô, cưa làm hai, rồi tẩn mẩn dùng dao làm bằng kẽm gai, khắc nổi bên ngoài vỏ dừa hình một Ngư Nhân bơi trong một hồ sen. Tôi lấy một cái nắp sắt, cắm mấy cái đầu đinh ngược lên, rồi đốt bao nylông cho nhỏ xuống đầy cái nắp thành một ổ cắm hoa, bỏ trong vỏ dừa. Sau đó, ra ngoài kiếm mấy bông hoa rau muống, hoa dừa, và lá rau dền, tôi cắm một bình hoa tròn trịa, để trên bàn của cô. Còn trên tường, tôi kiếm giấy nâu đen, cuốn lại thành một cành hoa mai, dán lên tường, sau đó dán thêm vài cánh mai vàng giả, và viết vài chữ thảo “Chúc mừng năm mới” bên cạnh. Thế là phòng họp tự nhiên biến thành… Tết ! Được anh em khen ngợi, lòng tôi cũng vui vui, nhưng không rộn ràng bằng khi cô đến. Nhìn thấy bình cắm hoa đơn sơ nhưng rất lạ, cô cầm lên, hơi thất sắc, hỏi :
- Anh nào làm thế ?
Anh Đông chỉ tay vào tôi ngồi ở cuối hàng. Cô nhìn tôi một lúc lâu, rồi nhìn lên tường, và quay xuống tôi, nói vỏn vẹn hai chữ :
- Đẹp lắm !
Sau đó, cô ngồi ngắm nghía bình hoa mãi đến quên cả tinh thần buổi họp. Anh Đông phải nhắc “Thưa Cán bộ...”, cô mới giật mình, trở lại trao đổi với các anh Y sĩ. Trước khi đứng dậy, đi về, cô còn liếc tôi một lần rồi mới xoay chân.
Dung vừa ra khỏi cổng, anh Nhân cười hí hí :
- Thế là Tiến chết rồi nhé ! Cô để ý rồi, là chỉ có mất mạng thôi !
Cả nhóm cười ồn ào. Tôi chỉ biết nhún vai, cười theo. Trong lòng tự nhiên xôn xao giây phút. Hình ảnh nguời con gái Nam Kỳ, (lúc ấy tự nhiên tôi quên mất cô là Đại Úy Công An), có cặp mắt lá răm, làm tôi vương vấn. Nhưng chỉ trong một vài phút, chợt nhớ đến vợ hiền, con thơ, tôi lắc đầu, xua đuổi mấy tư tưởng hắc ám đi và tiếp tục công việc của mình, như không có gì xẩy ra. Nhưng thực tế, có chuyện xẩy ra. Ngày kế tiếp, sau buổi họp, cô gọi nhỏ anh Đông lại, nói chi đó, rồi đưa cho anh ta một gói quà. Cô vừa bước ra, anh Đông nói ầm lên :
- Lại đây ! Lại đây ! Xem cô tặng quà cho anh Tiến này !
Tất cả xô lại. Trong tay anh Đông là một cuốn vở mới tinh, mấy cây bút chì mầu, và bút Bic, loại quà rất hiếm trong giai đoạn đó. Anh Đông giơ cao món quà và nói :
- Những cái này là cô tặng cho anh Tiến. Không ai được đụng tới.
Anh nói đùa :
- Ai đụng tới quà của anh Tiến là vô “con-nếch” (1) ngồi ngay !
Mọi người cười ầm ĩ. Anh Nhân lại nhắc lại :
- Chết Tiến rồi ! Chết Tiến rồi ! Ông liệu hồn đấy !
Trong nhóm các Y sĩ ở Bệnh xá, Bác sĩ Nhân và tôi là thân nhau nhất. Hai thằng ăn cơm chung với nhau, chiều chiều sau khi ăn cơm, hai thằng hay thả bộ vòng quanh trại, tâm sự vụn. Tụi tôi hợp nhau không chỉ vì tính nết mà còn vì tình đồng môn nữa. Nhân học trên tôi một lớp, và cũng ở nội trú Đắc Lộ trước khi vào Y khoa. Tối hôm ấy, như thường lệ, hai thằng vừa đi vòng vòng vừa nói chuyện. Nhân nửa đùa nửa thật, hỏi tôi:
- Lỡ ra, em mê ông, cho ông về sớm, bắt ông lấy, thì ông tính sao ?
Tôi cười hinh hích, đùa lại :
- Thì lượm luôn, chứ sao ?
Nhân hỏi tới :
- Còn vợ con thì sao ?
Tôi khựng lại, hết đùa :
- Nói vậy chứ không phải vậy ! Làm sao lấy vợ Công an Cộng sản ? Giỡn mặt với tử thần à ?
Hai thằng cười phá lên. Tưởng đùa cho vui. Làm gì có chuyện ái tình với người Cộng Sản !
Mà, nếu tôi đừng đùa thêm nữa, thì chắc câu chuyện cũng không tiến xa hơn. Nhìn cuốn tập Dung tặng và mớ bút chì mầu, tôi không biết xử dụng vào chuyện gì cả. Tự nhiên, Nhân nẩy ra ý nghĩ táo bạo, bảo tôi :
- Ê, sao ông không vẽ cho cô một vài bức tranh, cho cô chết luôn !
Tôi gật gật :


- Có lý ! Có lý !
Hôm sau, khi ngồi bên dưới nghe Dung trao đổi với các bạn, tôi ngồi ngắm Dung và vẽ lia lịa, nhưng có thay đổi. Tóc cô Công An thì ngắn, tôi cho bay lượn lung tung. Áo Dung là bộ quân phục mầu vàng dợn, tôi biến thành áo dài, cho em đi hết lên đồi, lại xuống bờ hồ, rồi thông, rồi hoa, Dung trong cuốn vở của tôi là một thiếu nữ Sàigòn, một mẫu người của thời đại 75 mà các Họa sĩ khác hay vẽ trên các tập nhạc, các cuốn báo tuổi thơ. Tôi vẽ được khoảng 20 tờ, thì lẳng lặng để trên bàn của Dung, trước giờ giao ban. Khi em bước vào, thấy cuốn tập đã cho tôi lúc trước thì ngạc nhiên, không mỉm cười chào ai như lệ thường mà mở luôn ra xem. Càng xem, cặp mắt Dung càng mở lớn. Một nụ cười Mona Lisa nở trên môi. Dung coi tới coi lui mấy lần, rồi mới đặt xuống, hỏi cho có lệ :
- Anh Đông, ai vẽ vậy ?
Anh Đông lấy tay chỉ về phía sau :
- Thưa cô, anh Tiến đó ạ !
(Buổi đầu tiên, Dung bắt mọi người phải gọi cô bằng hai chữ “Cán Bộ”, nhưng dần dần, quen thuộc rồi, cô cũng chẳng bắt bẻ, khi có người quên mà gọi bằng chữ “cô”. Từ đó, anh em quen luôn, cứ gọi bằng “cô”.)
Dung mỉm cười, nhìn xuống chỗ tôi, nói nhỏ vừa đủ nghe :
- Cám ơn anh.
Khi Dung về rồi, cả nhóm xúm lại bàn tán râm ran, vui cười thỏa thích, nhưng không ai đoán được chuyện gì sẽ xẩy ra.
Chuyện xẩy ra lại ngoài ý tưởng tượng của mọi người.
Vài ngày sau, Bác sĩ T.T.A. trở bệnh nặng, Dung quyết định cứu ông bằng cách cho ông ra bệnh viện ngoài. Đợi cho tôi đặt ông vào cáng xong, Nhân lẳng lặng bước tới, tay ôm xấp hồ sơ bệnh lý, chờ cô nói một câu là leo lên xe, vì Bác sĩ T.T.A. là bệnh nhân do anh trông coi. Bất ngờ, cô nói với Nhân :
- Anh Nhân ở lại. Anh Tiến đi với tôi !
Nhân chưng hửng, lúng túng giao tập hồ sơ cho tôi, rồi lui lại. Tôi cũng ú ớ, nhưng nhìn vào mắt Dung, thấy đó là một quyết định không thể thay đổi, tôi vừa mừng vừa run, dợm bước lên phía sau cùng với tay Công an trẻ, như mọi lần Nhân vẫn ngồi thế. Lại bất ngờ nữa, cô ra lệnh :
- Anh Tiến ngồi trên này với tôi !
Tôi hồi hộp chờ Dung ngồi vào ghế xong, mới dám ké né ngồi xuống bên cạnh chiếc ghế xe díp vừa đủ cho một bộ mông. Dung xích vô phía trong rồi lôi tôi ngồi sát vào cô và nói :
- Anh ngồi như thế, thì xe vừa chạy là đã té nhào !
Không còn cách nào hơn, tôi ngồi sát vào Dung. Hai cặp mông như dính với nhau trong lòng chiếc ghế. Xe mở máy chạy. Tôi nhìn liếc từ trước ra sau. Tay tài xế cùng với tay Công an bảo vệ đều mở trừng mắt nhìn tôi, như muốn ăn tươi nuốt sống, nhưng chắc chúng sợ, không dám hó hé, vì Dung là người coi như có quyền thế nhất ở trại này. Ai dám nói hỗn khi biết rằng mình sẽ có ngày mắc bệnh…
Trong khi xe còn trong vòng trại, hàng trăm cặp mắt nhìn theo, ngạc nhiên thấy tôi ngồi như ôm lấy cô Đại Úy Y Sĩ trên chiếc díp… Mà hình như có ôm thật, vì chỗ chật quá, nếu tôi không ôm lấy cô, thì nhất định khi xe cua trái phải, tôi sẽ văng ra khỏi xe ngay. Thật ra, cả hai đứa đều phải bám vào nhau cho khỏi ngã ra ngoài, vì chỉ có một tay Dung là nắm lấy khúc dây bảo vệ đính vào phía trên cửa, còn tay kia thì Dung ôm ngang hông tôi, còn tôi thì tay trái vòng ra sau lưng của Dung, ôm chặt, còn tay phải thì đặt lên đùi Dung…
Gió ơi là gió ! Gió thiên nhiên ! Gió Tự do ! Lần đầu tiên trong mấy năm trời tù ngục, tôi được ôm sát một người thiếu nữ, không cần biết là Công an hay người thường, chỉ cần biết là mùi hương từ thân thể em ngột ngạt mũi tôi, gió thổi tóc em mơn man mặt tôi, mỗi khi xe thắng gấp, môi tôi muốn đụng vào má em, gò má hồng hồng con gái… Thân thể hai đứa như áp lấy nhau. Tôi thì không dám mở miệng trong tình huống như vậy, còn Dung cũng không nói gì nhiều, em đang thưởng thức giây phút êm đềm đó. Chỉ một vài lời trao đổi ngắn ngủi, nhất là có tới bốn cặp mắt, bốn cái tai đang hướng về chúng tôi, những cặp mắt cú vọ của hai tên Công an, một tên tài xế và một tên an ninh.
Chừng khoảng nửa giờ sau, đến cửa Bệnh viện, tôi thở ra và cố ngồi dang ra một chút. Xe ngừng lại trước cửa cấp cứu. Một vài cô Y tá bước ra, đón bệnh. Tôi xuống trước, bước ra phía sau để chuẩn bị bế Bác Sĩ A. sang giường bệnh. Bất ngờ, khi tôi vừa cúi xuống, thò tay vào dưới lưng và mông người bệnh để nhấc ông lên, cái nút bịt hậu môn của ông bật ra… Một dòng phân nóng đầy máu mủ phóng vào mắt mũi, đầu tóc tôi… Kinh hoàng ! Trong một thoáng, tôi chới với, suýt nữa thì ném ông xuống đất, nhưng vì đã quen với dơ dáy của tù ngục, nên chỉ vài giây sau, tôi bình tĩnh bế ông lên và đặt ông vào chiếc giường của Bệnh viện. Đắp chăn cho ông xong, tôi quay lại thấy mấy cô Y tá đang đứng mở to mắt kinh hãi nhìn đầu tóc tôi dàn dụa phân, máu, và mủ. Phân đầy mắt, máu đầy tai, mủ nghẹt lỗ mũi. Tôi vẫn tỉnh bơ hỏi chỗ để rửa mặt. Hai ba cô ú ớ chỉ cho tôi cái vòi nước máy gần đó. Tôi tàn tàn bước đi trong ánh mắt thương cảm của Dung. Em đứng nhìn tôi ngơ ngẩn. Thái độ tự tin của tôi chắc làm tim em rung động thêm một nhịp. Bài hát họ Trịnh, những bức tranh tôi vẽ cho em, chiếc bình hoa tự chế đã làm cho trái tim khô của cô Công an đập sai nhịp, nhưng cảnh “người hùng” bình tĩnh bế bệnh nhân đi tỉnh bơ trong phân và máu mủ đầy người làm cho em hoàn toàn khuất phục. Có lẽ lúc đó, hình ảnh tôi tràn ngập trái tim em khiến em quên hết sự cách biệt cực kỳ giữa một Công an Cộng Sản và một anh tù thuộc chế độ cũ. Và từ đó, một xáo trộn mới đã đẩy đưa cô tới một quyết định quan trọng vô cùng, thay đổi toàn bộ cuộc đời cô... Nhưng chuyện đó, để sau sẽ kể tiếp.
Rửa ráy tay chân, đầu tóc, và quần áo xong, tôi ngồi ngoài trời, hong người cho khô và chờ em. Mãi không thấy em ra, tôi bước vào phòng khám bệnh, ngồi chờ. Vừa lúc đó, một phụ nữ trẻ tiến đến bàn Bác sĩ chẩn bệnh, cởi nút áo ra và xin Bác sĩ tìm cách gắn giùm núm vú vào, vì mới bị ông chồng ghen cắn gần đứt. Núm vú vẫn còn tòng teng chưa rơi xuống. Ông Bác sĩ lắc đầu, cười, và viết giấy cho người kém may này vào phòng trong, chờ khâu lại. Tôi đang nín cười vì cảnh tượng tức cười của người phụ nữ trẻ đưa bầu vú no tròn cho ông Bác Sĩ xem, thì em bước ra, thấy cảnh ấy, em cũng cười hích hích rồi ra dấu cho tôi rời đi. Đã tưởng là sẽ về trại ngay, nào ngờ em nói với tay Công an tài xế của em đưa tôi vào chợ chính của Thị xã ! Tới cửa chợ Biên Hòa, em chờ tôi bước xuống, rồi quay lại nói với hai tên Công an bảo vệ của em :
- Các đồng chí đi đâu thì đi, khoảng 1 tiếng đồng hồ nữa thì quay lại đón tôi !
Trời ! Một tên tù được đi với cô Đại Úy Y Sĩ Công An em vào trong lồng chợ. Hai tay Công an thì ở lại, coi xe ! Tôi run run đi cạnh em, bộ quần áo trây di “ngụy” của tôi sóng vai cùng với áo vàng và quân hàm Đại úy làm hầu như cả chợ xôn xao. Nhưng em cũng tỉnh bơ, dắt tôi, vâng, em nắm tay tôi bước lại quầy bán đường, đậu và mua cho tôi mấy kí đường, mấy kí đậu. Vào thời gian đó, đậu, đường với người tù là vàng, là ngọc, còn da thịt đàn bà là chăn, là gối trên chốn thiên đình. Tôi như hoa mắt đi, không nói được lời nào, trong khi em kể tôi nghe đủ thứ chuyện. Em kể cho tôi nghe, em vốn là Nữ sinh Gia Long, gia đình em là dạng “nằm vùng”, ba em là Bí thư đảng ủy. Vừa học xong Tú Tài 1, em theo lời ba má và anh chị, bỏ vào bưng, hoạt động trong hệ thống Y tế. Em đươc đi học Y tế dưới sự hướng dẫn của một Bác sĩ Công an tốt nghiệp Liên Xô, sau 75, em trở lại Thành phố, học thêm Y tá rồi làm Công an, được thăng lên làm Y sĩ. Em cứ kể, tôi cứ nghe, thỉnh thoảng chỉ chen vào một lời. “Vâng, thưa chị !”
Em nhăn mặt :
- Sao anh cứ gọi em bằng “chị” ? Em không thích tiếng đó đâu !
Tôi ú ớ :
- Vâng, chị, à… cô...
Em nguýt tôi một cái muốn xiêu đình, đổ quán :
- Không được gọi bằng cô luôn !
Tôi nín lặng, không trả lời. Chừng như thấy bắt bí tôi như vậy đã đủ, em hát nho nhỏ cho tôi nghe về những bản nhạc vàng hồi ấy, em coi trên đời này không có ai, chỉ có em và tôi. Em nói về nhạc sĩ N.V.Đ và những bản nhạc mà em mê mẩn. Em bảo em đã làm mọi phương cách cho anh Đ. về sớm, nhưng vì lon lá của anh to quá, tới mức Đại Tá lận, nên cấp trên còn chần chừ ! Ngày cuối trước 30 tháng Tư, anh Đ. còn là Phụ Tá Tổng Tham Mưu Trưởng ! Khó cho em lắm, nhưng em sẽ cố. Vì em cùng với lũ bạn em ở Gia Long là những người mê nhạc anh Đ. nên em thuộc mấy bài tủ và thỉnh thoảng, bây giờ, vẫn lén hát một mình.
Trong khi em nói, thì người tôi như bay bay. Một phần vì từ lâu quá rồi, tôi không được thấy.. người ta, không thấy ông già, bà cả, không thấy thiếu nữ ngồi bán bánh bên chợ, không thấy trẻ em cầm mẹt bánh, kẹo chào mời, không thấy nhà cửa, không thấy gió Tự Do, nên người lâng lâng. Một phần nữa là với sức trai nửa chừng xuân, còn xung động dữ dội, nên khi đi sát cạnh một thiếu nữ tươi nở, giọng nói ngọt ngào, mơn man bên má, trí tưởng tôi cũng lượn bay mây gió. Tôi quên cả hình ảnh vợ, con, quên thân phận tù đầy, quên tất cả. Mãi cho đến khi em bảo nhỏ tôi “Mình phải về !”, tôi mới sực nhìn lại bộ quần áo tù của mình mà thở dài.
Trên đường về, cũng lại hai thân thể áp sát nhau, nhưng em hay quay sang tôi nhiều hơn làm bộ ngực em đụng chạm nhiều lần vào tay tôi nóng bỏng. Hình như tình yêu làm em không còn biết e ngại hai cặp mắt cú vọ đàng sau của tay Công an bảo vệ…
Lúc về trại, xuống xe, là đuôi mắt dõi theo nhau mãi. Bạn bè rú lên cười khi thấy tôi đi lãng đãng vào trại, hai chân như không chạm đất.
Anh Đ. chỉ tay vào tôi, nói rất to :
- Coi kìa ! Chu Tất Tiến đang ngất ngư con tầu đi !
Tôi cười mím chi, chẵng biết nói gì ! Vì có gì đâu để nói !
Một tuần lễ qua đi, tôi dần dần quên Dung vì làm việc liên tu bất tận. Bất ngờ, một buổi trưa, tay Công an trẻ, quản giáo của chúng tôi, bước vào, gọi tôi, nói một câu ngắn gọn :
- Anh Tiến lên gặp chị Dung có việc !
Tôi ngớ ngẩn :
- Gặp ở đâu ?
Tay công an nhún vai :
- Cứ đi ra ngoài cổng gác, báo cáo với anh trực là lên gặp Cán Bộ Dung, rồi đi thẳng mãi, tới ngã ba, quẹo phải, đi một hồi, thấy một căn nhà, chung quanh có vườn trồng chuối thì quẹo vào.
Tôi gật đầu và bước vào trong mặc quần áo. Tay quản giáo chờ tôi ở cổng, dặn thêm lần nữa :
- Nhớ hễ gặp rào cản thì cứ nói là gặp cán bộ Dung thì người ta cho đi !
Nói xong, hắn bỏ đi, không thèm nhìn lại. Anh Đ. kéo tay tôi lại, cười hí hí :
- Phen này, có bị mất trinh, thì nhớ tường trình sự việc, nghe chưa !
Tôi ráng cười không thành tiếng, mà lòng hồi hộp kinh khủng. Làm đúng như lời tay quản giáo dặn, tới chỗ nào có rào cản, là tôi chỉ cần nói mấy chữ thần chú “Cán bộ Dung” kia, là lập tức cổng mở ra ngay, không có một lời thắc mắc. Tên của em nghe vang lừng trong trại rồi. Thật tình, tôi không sợ bị kẹt, mà chỉ sợ chính mình ! Đầu óc tôi làm việc mâu thuẫn như điên giữa hai tên Thiện và Ác. Tên Thiện cho biết là lên gặp em là chỉ để nói chuyện ái tình. Mà nói chuyện ái tình giữa một chàng trai ba mươi mấy với một em xấp xỉ ba mươi trong một môi trường khép kín, thì nhất định là phải tới mục hai thân thể xáp vào nhau… Như thế, thì tôi phản bội vợ tôi mất rồi. Không lẽ lại bỏ bê người đã mấy năm chịu đựng khốn khổ, thăm nuôi tôi? Không được! Nhưng, ngược lại, tên Ác bảo tôi rằng đây là cơ hội hiếm có để tôi có thể được tha về ! Ở tù “Mút chỉ cà tha”, tự do không có, chả biết lúc nào bị “bụp”. Lấy vợ là Đại úy Y Sĩ Công An thì như mặc áo có “Hộ tâm Kính” bảo vệ rồi, chả đứa nào dám đụng chạm đến mình trong xã hội này ! Nhào dô ! Em lại đẹp, lại nõn nường, thân thể nóng bỏng của em làm cho bất cứ tên đàn ông nào cũng phải chẩy nước dãi, em lại chả đòi hỏi điều kiện chi… Nhào dô ! Như thế, hai tên Thiện và Ác ở hai vai cứ đánh nhau linh tinh làm tôi mệt nhoài.
Đến chỗ có một căn nhà ba gian, nằm giữa một hàng rào cây trái bao quanh, tôi gần như run bắn người. Phen này chắc chết quá ! Thoát không nổi ái tình rồi ! Tôi lập bập đi vào truớc cửa. Từ trong nhà, trông thấy tôi, Dung nhanh nhẹn bước ra ngay. Trời ơi là trời ! Chân tôi như nhũn ra, tim tôi đập mạnh như trống làng, mắt tôi muốn hoa lên. Dung mặc áo choàng Bệnh viện trắng xóa, đứng ngay bậc cửa. Ngay phía bên kia tường là một khung cửa sổ mở rộng.
Ánh sáng ban trưa chiếu thẳng từ cánh cửa đó vào người Dung, xuyên qua hết, để cho tôi nhìn thấy Dung không mặc đồ lót. Nguyên vẹn thân thể của Dung hiện rõ từng nét, như một thân hình Venus đang hiện diện ngay trước mắt tôi, đẹp không thể tả. Bộ ngực no tròn căng lên dưới áo. Và cặp mông cũng căng tròn, bụng, và cặp chân xuôi nét…Ôi ! Tôi run rẩy, chân bước không tới. Dung cười cười :
- Vào đi, anh ! Đừng để ai thấy anh đứng ngoài !
Lời mời mọc này còn làm tôi nổi gai ốc lên nữa. Tôi lập cập bước vào trong. Căn nhà đơn giản, chẳng có gì ngoài một chiếc giường đôi, trải chiếu hoa, một tấm chăn để ngay ngắn trên đầu, một cái bàn gỗ làm việc, với gương lược. Một cái tủ đựng đồ dựng cuối phòng. Một kệ đựng sách. Vài chiếc ghế đẩu. Thế thôi. Không có hình “Bác”. Không có khẩu hiệu, cờ quạt gì cả. Dung chỉ chiếc ghế đẩu cạnh giường, mỉm cười :
- Anh ngồi đi !
Tôi lắp bắp :
- Chị... chị... Dung bảo tôi làm gì ?
Vẫn nụ cười bí hiểm của Venus, Dung hỏi lại :
- Anh muốn làm gì ?
Tôi đứng lên, đi lanh quanh, không biết làm gì, đành tới kệ sách :
- Dung... đọc những sách này ư ?
Dung tiến lại gần tôi, đứng ngay sau lưng. Bộ ngực Dung nhọn hoắt áp vào lưng tôi. Hơi thở em nóng bỏng. Dung không nói không rằng, chỉ với tay lấy một cuốn sách trước mắt tôi, làm cho ngực em áp mạnh vào người tôi hơn. Tự nhiên, tôi hốt hoảng, xoay lưng lại, đi vội ra phía sau. Nhìn thấy có một lu nước và một cái gáo, tôi múc vội một gáo, dội ào lên đầu. Cơn nóng trong người của một thanh niên cường tráng hừng hực như một núi lửa. Người tôi căng cứng. Tôi ngước mắt lên trời, cầu Chúa ! Lạy Chúa ! Cứu con với ! Lạy Chúa ! Cứu con với ! Con sắp chết rồi ! Con sắp phạm tội rồi ! Con chịu hết nổi ! Không còn vợ, không có con, chỉ có ái tình đang sôi sục trong con ! Cứu con với ! Ngài ơi !
Trong lúc tôi lầm bầm cầu nguyện, Dung đứng nhìn tôi, khúc khích cười. Em gọi tôi :
- Đừng đứng đấy, anh ! Lên nhà ! Tụi nó thấy...
Dù biết rằng nhà em ở một chỗ xa đường, và không có tên nào dám láng cháng lại gần nhà Cán bộ Dung, tôi vẫn run run bước lên rồi đi lanh quanh, né em. Dung cứ đi theo tôi như bóng với hình, như mèo vờn chuột. Tôi không dám nhìn em, nhìn thân thể em nõn nà, nóng bỏng. Tôi sợ tôi phản bội vợ con. sợ tôi đưa tay ra, kéo Dung lại, không phải kéo, mà là giật, là ném, là ôm chầm, là ghì lấy, là môi chạm môi, da đụng da… Trời ơi ! Chúa ơi !
Một lúc lâu sau, dùng hết sức tàn, tôi mới dám nhìn em, thều thào như người sắp chết :
- Dung… Dung… cho tôi về nhe ! Anh em đang chờ !
Nói một câu vô ý nghĩa như vậy mà cũng làm Dung cười. Nhưng dường như muốn cho cá cắn câu sâu hơn, Dung thả cho tôi về.
Tôi lại lập cập đi lạc vào đúng trại Công an. Hai ba tên nhào ra, hỏi cung, giữ tôi lại một lúc, rồi cũng cho đi.
Về tới cổng trại, báo cáo cảnh vệ xong, vào đến nơi là một băng bạn bè ập tới, sờ soạng, hỏi thăm ríu rít, rồi cười ầm ĩ. Tôi chỉ cười trừ và lăn lên giường. Muốn xỉu ! Bác sĩ Nhân gào to :
- Anh em ơi ! Tiến nó mất trinh rồi !
Tôi cười không nổi…
Một tuần sau, em lại cho người gọi tôi lên nữa. Lần này, tôi chuẩn bị sẵn. Vừa vào tới nơi là tôi ra luôn phía sau, cười cười - Để tôi kéo nước giếng cho Dung tắm..
Nói giỡn cho em vui, nhưng tôi kéo nước thục mạng, nhất định không lên nhà. Em đứng nhìn tôi, thở dài thườn thượt cho đến khi tôi đòi về.
Trò chơi mèo chuột này không thể kéo dài. Trận chiến giữa Ông Thiện và ông Ác đã chấm dứt, với ông Ác thua mềm. Tôi quyết định dứt khoát. Tôi không thể là kẻ phản bội ! Lần sau, em cho người đưa giấy xuống, viết ngắn gọn : “Anh phải lên ngay. Có chuyện cần giải quyết.”
Đọc xong thư, tôi thẫn thờ, phen này Dung nhất định hiến thân cho tôi, và nếu tôi lên, tôi nhất định sẽ chiều theo ý Dung, nhưng ngược lại, tôi nghiến răng trả lời tay Công an đưa thư :
- Nhờ anh nói lại với Cán Bộ Dung, hôm nay có vài bệnh nhân cần săn sóc đặc biệt. Ngày khác, tôi xin lên làm việc.
Thế là tôi thắng. Dung thua. Em giận. Giận điên người ! Một tên tù cải tạo có là quái gì mà dám chống lại cả một mời mọc ngon lành như vậy. Làm tàng ! Phách ! Lối ! Em không thèm đến giao ban nữa. Mặc cho bệnh nhân chết rấp đi ! Mấy anh Y sĩ cuống lên, gửi hết thông điệp này đến thông điệp khác qua tay quản giáo, mời cô xuống gấp, không có anh em đang nguy hiểm. Mãi rồi Dung mới tàn tàn xuống, mà xuống không đúng giờ. Không may cho em, vừa bước vào trại bệnh, lại gặp ngay tôi đang đứng săn sóc bệnh nhân. Em giật mình, mở lớn mắt nhìn tôi, rồi bước lùi ra sân, không chẩn bệnh nữa ! Nhân, bác sĩ trực, hốt hoảng. Nếu Dung bỏ về, thì người bệnh sẽ chết ! Tôi cũng hoảng, chạy một mạch vòng ra đằng trước, chặn Dung lại :
- Dung !
Tôi gọi khẩn cấp. Em lờ đi, không nghe. Tôi gọi lần thứ hai :
- Dung ! Cho …anh nói !
Nghe tiếng “anh”, Dung mới chịu đứng lại, nhưng không nhìn tôi. Không lẽ lại quay mặt em lại giữa chốn đông người, lỡ em trở mặt, kêu lính nhốt mình thì đời tàn, tôi cứ nhìn vào lưng Dung, nói một mạch :
- Dung, dù sao đi nữa, anh cũng cám ơn Dung. Nhưng có nhiều chuyện không thể nói được trong lúc này. Chỉ xin Dung từ bi, giúp cho anh bạn ra ngoài trị bệnh, không có thì anh ấy chết mất. Anh cám ơn Dung vô cùng.
Dung đứng cắn môi suy nghĩ một lúc rồi ra lệnh :
- Anh Nhân, đi với tôi, đưa người bệnh ra ngoài.
Rồi Dung đi thẳng, vẫn không nhìn tôi một lần.
Giây phút đó, là giây phút cuối cùng tôi còn gặp Dung. Em bẽ bàng, em giận tôi kinh hoàng. Em chỉ thỉnh thoảng đến, khi có lời cầu cứu, và khi đến, thì đứng ở cổng trại, không bước vào.
Tôi chỉ cười thầm. Cám ơn Chúa, cho con an toàn xa lộ. Những tưởng không còn thấy chữ Dung trong tôi nữa. Bất ngờ, vài tháng sau, khi đang đứng làm than, anh em gọi tôi rối rít :
- Ra đây ! Ra đây ! Trời đất ơi ! Thế là hết rồi nhé !
Tôi chạy vội ra để nhìn thấy một chiếc Corolla trắng chạy tàn tàn trên con đường cạnh trại tù. Trên xe là Dung và người tài xế là Th., một Thiếu tá, Kỹ sư công binh, vừa mới được thả ra hai ngày trước một cách đột ngột ! Bạn bè cười ầm :
- Cái tên kia ! Sao dám ngồi vào chỗ của Tiến hả ?
Anh Đ. vỗ vai tôi, hát ghẹo :
- Thôi là hết, em đi đường em… ha ha ha…
Tôi không nói chi, chỉ cười.
Hôm sau nữa, thấy tay thiếu tá Th. mang hòm xiểng đi vào trại, trình diện trạm gác xong, là lê đồ đi đâu đó, chắc là kiếm chỗ ở. Anh ta lấy được em, được thả về, và được làm công nhân viên ngay trong trại tù! Lòng tôi hơi đau, tiêng tiếc, nhưng rồi tự an ủi. Tái Ông thất mã, chưa chắc ai hên ai xui. Tôi biết Dung vì muốn trả thù tôi, đã khều tay Th. này, lấy cho bõ ghét !
Đúng như câu “Tái Ông được ngựa, chưa chắc đã là Hên”. Một thời gian sau, không thấy dáng em, mà một cô khác đến tiếp quản. Th. cũng không thấy nữa. Đột nhiên, một chiều, đứng dựa hàng rào nói chõ qua bên kia là bên đi lao động ở Tống Lê Chân mới về, tôi được một anh bạn kể cho tôi nghe một chuyện không thể tưởng tượng được. Đang cuốc đất, bạn tôi thấy ngay anh Trung Tá Công An, Quản Lý Trại Giam của chúng tôi, cũng đang cuốc đất như tù ở bên kia hàng rào tù hình sự! Không tin nổi mắt mình, một số bạn chạy ra, hỏi thăm. Anh Trung Tá, trưởng trại tù bây giờ cũng là Tù nhân, cười cười :
- Có chi là lạ ! Đời mà !
Sau đó, qua mấy gói thuốc ba số Năm đưa cho tay Công an quản giáo, mới được biết là chỉ vì chịu chơi, nhận làm chứng cho đám cưới của Dung và Th., một tù cải tạo, mà anh Trung Tá này bị lột lon, đi tù chung với đám hình sự ! Còn Dung, bị mất Đảng tịch, mất lon Đại Úy, mất chức vụ Y sĩ, bị tống về bệnh viện Chợ Rẫy, làm y tá thường ! Tay Th., chấp nhận bỏ vợ hai con để lấy cô công an thất tình, cũng mất việc ngay, bây giờ chắc đang đạp xích lô ná thở !
Tôi buồn cho Dung, buồn cho một mối tình điên, nhưng cũng cảm phục em, đã chấp nhận chơi là chơi hết mình, không biết sợ !
Ngay sau khi được thả về, đầu năm 1981, tôi đi tìm em ở Bệnh viện Chợ Rẫy. Hỏi thăm tên Dung, ai cũng biết. Lên lầu, tôi vào phòng trực, nhắn cho gặp cô Dung. Vài phút sau, Dung bước vào. Vừa nhìn thấy tôi, em giật mình, lùi lại, mắt mở to như thấy ma…Trong tấm áo choàng trắng, tôi thấy rõ cô nữ sinh Gia Long run rẩy.
Tôi cười nhẹ, hỏi thăm Dung vài câu. Em chỉ trả lời vắn tắt, nhưng mắt em càng lúc càng sâu thăm thẳm. Tôi hỏi địa chỉ.


Em cho ngay và nói nhỏ :
- Anh tới trước 7 giờ tối.
Buổi tối, tôi đến khu Nguyễn Tri Phương, tìm mãi mới thấy nhà em. Gõ cửa, em ra mở ngay, vẫn đôi mắt làm tôi xao xuyến. Tôi giơ tay bắt tay Dung, em nắm lấy, không muốn buông. Nếu không có hai đứa nhỏ líu tíu chạy ra, có lẽ bàn tay Dung còn nằm trong tay tôi mãi. Chỉ vào hai đứa nhỏ, tôi cười :
- Con của bố Th. phải không ?
Dung không gật, không lắc, chỉ nhìn. Sao mà mắt em sâu hơn tất cả các cặp mắt mà tôi đã gặp. Mắt em chứa cả triệu câu nói, câu hờn, câu trách, câu buồn thảm, thương đau. Nhìn cảnh nhà em, tôi đoán cũng không khá. Vợ y tá, chồng đạp xích lô, có chi mà giầu nổi.
Trong câu chuyện, Dung chỉ trách tôi có mỗi một câu :
- Anh độc ác quá ! Em... thù anh !
Tôi cúi xuống, nói nhỏ :
- Tôi... Anh... xin lỗi Dung ! Mình gặp nhau quá trễ.
Hai đứa nhìn nhau im lặng. Một giọt nước mắt chợt lăn ra từ khóe mắt em. Lòng tôi bồi hồi, xao xuyến, cũng như ngày xưa, chỉ muốn ôm chầm em vào lòng, muốn hôn lên cặp môi căng mọng kia... để trả nợ em, trả mối ân tình sâu đậm của em, cũng vì tôi mà đời Dung tàn tạ. Nhưng tay tôi vẫn cứng khô. Tôi không thể làm gì hơn, ngoài một câu nói vô nghĩa :
- Dung, đừng khóc. Tôi... Anh…
Biết là càng ngồi, nỗi buồn càng sâu, tôi đứng dậy, đi về. Dung không tiễn tôi, chỉ có đôi mắt lá dăm theo tôi đến mãi cuối đường. Trời hôm đó không mưa mà áo tôi ướt đẫm.

Chu Tất Tiến.